metyruoi
Active Member
Tôi là một giáo viên. Từ khi tốt nghiệp cấp 3 tôi luôn có một trăn trở, một suy nghĩ, một câu hỏi. Đó chính là câu hỏi của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân với học sinh trong buổi khai giảng vừa rồi ở trường THPT Việt Đức: "Các em học để làm gì?". Và tôi tin chắc Phó thủ tướng đã có câu trả lời cho câu hỏi: "Dạy để làm gì?".
Tôi càng tin tưởng hơn trong dự án đổi mới giáo dục sắp tới.
Nhân tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế nước ta hiện tại chính là lao động. Lượng lao động quá lớn song không có kỹ năng ngược lại đã là một gánh nặng cho nền kinh tế. Họ đa số đã được đào tạo. Song kỹ năng còn "thấp". Tôi lấy ngay một ví dụ: tất cả những ai đọc bài này đều đã từng được đào tạo qua tiếng Anh. Nhưng ai trong số các bạn có thể giao tiếp tối thiểu bằng tiếng Anh nếu không được đào tạo ở trường ngoài quốc doanh.
Trong khi đó tiếng Anh cùng với tin học là kỹ năng không thể thiếu được trong thời kỳ hội nhập. Câu hỏi: Vì phát triển kinh tế ta có nên coi tiếng Anh như là tiếng mẹ đẻ không? (Tất nhiên vẫn sau tiếng quốc ngữ), coi tin học như Toán học hiện tại không.
Tôi nghe câu hỏi của Phó thủ tướng như hỏi với chính tôi. Học để làm gì? Hay mục đích của giáo dục là gì? Trích Nghị quyết ĐH Đảng XI: Nhiệm vụ chủ yếu: "Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực". Vậy nguồn nhân lực của chúng ta cần gì, chúng ta nhất định phải trang bị cho bằng được cái đó. Câu hỏi: Giáo dục ngoài trang bị các kỹ năng phục vụ cho tăng trưởng kinh tế còn nhiều việc khác như: đào tạo con người XHCN, tinh thần yêu nước... Giáo dục và đào tạo liệu có quá nhiều mục tiêu dẫn đến không đạt được mục tiêu nào không?
Ví dụ: Hiện tại việc giáo dục các kỹ năng thì như đã nói ở trên. Còn tinh thần yêu nước thể hiện như việc hát quốc ca, nắm được lịch sử nước nhà (mục tiêu của việc dạy Lịch sử là Tinh thần yêu nước). Có nên đặt công việc của toàn xã hội lên vai giáo dục không? (Chúng ta có thể dạy tiếng Anh, lịch sử ngay trên truyền hình, báo chí, truyện tranh... )
Giáo dục cũng có nhiều bệnh như: bệnh thành tích, bệnh tiêu cực trong thi cử, bệnh Văn bằng chứng chỉ. Có rất nhiều cách khắc phục các bệnh đó nhưng chỉ làm dịu nó đi một thời gian, phải diệt tận gốc căn bệnh. Gốc nó ở đâu hay ở chính cái mục tiêu của giáo dục.
Tôi chợt nhận ra một điều. Với mục đích không đổi, dù ta có đi con đường như thế nào, dù ta có trang hoàng, đổi mới con đường đó như thế nào thì cũng vẫn sẽ đến cái đích đó. Chúng ta chọn một cái đích khác thực tế hơn, cần thiết hơn, dù con đường đó chúng ta chưa từng đi nhưng khi đến đích chúng ta sẽ có cái mà ta mong muốn.
Tôi rất vui vì nền giáo dục nước nhà luôn nằm trong tim của Phó thủ tướng!
http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2011/09/hoc-de-lam-gi-va-day-de-lam-gi-1/
Trương Mạnh Tiến
Tôi càng tin tưởng hơn trong dự án đổi mới giáo dục sắp tới.
Nhân tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế nước ta hiện tại chính là lao động. Lượng lao động quá lớn song không có kỹ năng ngược lại đã là một gánh nặng cho nền kinh tế. Họ đa số đã được đào tạo. Song kỹ năng còn "thấp". Tôi lấy ngay một ví dụ: tất cả những ai đọc bài này đều đã từng được đào tạo qua tiếng Anh. Nhưng ai trong số các bạn có thể giao tiếp tối thiểu bằng tiếng Anh nếu không được đào tạo ở trường ngoài quốc doanh.
Trong khi đó tiếng Anh cùng với tin học là kỹ năng không thể thiếu được trong thời kỳ hội nhập. Câu hỏi: Vì phát triển kinh tế ta có nên coi tiếng Anh như là tiếng mẹ đẻ không? (Tất nhiên vẫn sau tiếng quốc ngữ), coi tin học như Toán học hiện tại không.
Tôi nghe câu hỏi của Phó thủ tướng như hỏi với chính tôi. Học để làm gì? Hay mục đích của giáo dục là gì? Trích Nghị quyết ĐH Đảng XI: Nhiệm vụ chủ yếu: "Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực". Vậy nguồn nhân lực của chúng ta cần gì, chúng ta nhất định phải trang bị cho bằng được cái đó. Câu hỏi: Giáo dục ngoài trang bị các kỹ năng phục vụ cho tăng trưởng kinh tế còn nhiều việc khác như: đào tạo con người XHCN, tinh thần yêu nước... Giáo dục và đào tạo liệu có quá nhiều mục tiêu dẫn đến không đạt được mục tiêu nào không?
Ví dụ: Hiện tại việc giáo dục các kỹ năng thì như đã nói ở trên. Còn tinh thần yêu nước thể hiện như việc hát quốc ca, nắm được lịch sử nước nhà (mục tiêu của việc dạy Lịch sử là Tinh thần yêu nước). Có nên đặt công việc của toàn xã hội lên vai giáo dục không? (Chúng ta có thể dạy tiếng Anh, lịch sử ngay trên truyền hình, báo chí, truyện tranh... )
Giáo dục cũng có nhiều bệnh như: bệnh thành tích, bệnh tiêu cực trong thi cử, bệnh Văn bằng chứng chỉ. Có rất nhiều cách khắc phục các bệnh đó nhưng chỉ làm dịu nó đi một thời gian, phải diệt tận gốc căn bệnh. Gốc nó ở đâu hay ở chính cái mục tiêu của giáo dục.
Tôi chợt nhận ra một điều. Với mục đích không đổi, dù ta có đi con đường như thế nào, dù ta có trang hoàng, đổi mới con đường đó như thế nào thì cũng vẫn sẽ đến cái đích đó. Chúng ta chọn một cái đích khác thực tế hơn, cần thiết hơn, dù con đường đó chúng ta chưa từng đi nhưng khi đến đích chúng ta sẽ có cái mà ta mong muốn.
Tôi rất vui vì nền giáo dục nước nhà luôn nằm trong tim của Phó thủ tướng!
http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2011/09/hoc-de-lam-gi-va-day-de-lam-gi-1/
Trương Mạnh Tiến