metyruoi
Active Member
TBKTSG) - Sự học của con cái luôn là mối quan tâm đặc biệt của cha mẹ. Thế nhưng nếp dạy và học trong trường phổ thông hiện nay có nhiều vấn đề gây cho cả học sinh và phụ huynh nhiều nỗi hoang mang, lo lắng, thậm chí khổ sở, nhất là vào mỗi cuối năm học, cứ như thể vào “chặng nước rút của đường đua”. Hoàn cảnh của hai bà mẹ dưới đây có chút khác biệt nhưng họ có cùng tâm trạng…
Khi con không giỏi
Bà mẹ nào lại không thích con mình học giỏi kia chứ?! Nhưng nếu ai cũng thành học giả, nhà khoa học... thì ai sẽ làm công nhân, nông dân? Thế nhưng những phong trào thi đua kéo dài triền miên từ năm này qua năm khác trong môi trường giáo dục của ta đã khiến không ít bà mẹ mang đầy nỗi niềm. Đó là các bà-mẹ-có-con-học-không-giỏi.
Một bà mẹ biết sức học của con không khá lắm (nhưng cũng không đến nỗi là trẻ chậm phát triển) đã mang con đến nhờ thầy giúp cho con nắm vững học lực căn bản, không quên nhắn gửi đừng thúc ép trẻ phải lao lực quá mức cần thiết. Nể nang, thầy nhận vào lớp dạy kèm được vài hôm, nhắm không thể đào tạo thành học sinh giỏi (theo kiểu luyện gà chọi), thầy trả về cho phụ huynh để khỏi ảnh hưởng xấu đến uy tín “lò luyện” học sinh giỏi của thầy.
Đứa trẻ hoang mang. Nó đâu quá tệ hay lười biếng gì cho cam mà bị xem là đồ bỏ. Bà mẹ tội nghiệp cũng không biết phải giải thích thế nào để con không cảm thấy tổn thương, không mất đi lòng tự tin. Lẽ nào quá khó để trẻ em cũng như người lớn hiểu rằng “không phải ai cũng học giỏi và không nhất thiết phải là học sinh giỏi” như bà cố giải thích với con mình?
Hơn ai hết, bà biết rõ khả năng, sức khỏe và sức học của con. Nhưng cứ mỗi lần nghe lời trách móc từ các thầy cô về những học sinh chưa đạt thành tích tốt trong học tập bà lại áy náy: dường như việc học của con mình đang làm ảnh hưởng đến “thành tích” chung của cả lớp. Dạo này, còn có cả những phụ huynh đưa con đến bác sĩ nhờ chứng nhận con họ học chậm để thầy cô giáo khỏi bị nhà trường khiển trách vì trong lớp có học sinh yếu! Đúng là… “chuyện lạ có thật” và đau lòng làm sao!
Chẳng phải chuyện trong một lớp học có học sinh yếu và học sinh khá giỏi là một thực tế bình thường, tồn tại hiển nhiên xưa nay, từ Đông sang Tây, từ những nước đã phát triển đến các nước đang phát triển? Vậy mà không hiểu sao những nhà quản lý giáo dục ở nước ta lại không chấp nhận, luôn thúc ép cả guồng máy chạy theo thành tích thi đua nặng về hình thức để ghi công cho người lớn mà làm khổ trẻ em như thế?!Sơn Trà (Đà Nẵng)
Con là học sinh giỏi, mẹ cũng không khỏi lo...
Con tôi học lớp 9, là học sinh giỏi - danh hiệu do nhà trường công nhận. Ấy vậy mà con bé vẫn nằng nặc đòi đi học thêm, nào Toán, nào Hóa, rồi cả Anh văn... với lý do: “Yên tâm hơn học ở trường”. Hai buổi học ở trường cộng giờ đi học thêm, cộng giờ học bài, làm bài tập ở nhà, mỗi ngày con tôi ngủ không quá năm tiếng. Có những ngày nghe đồng hồ báo thức lúc 3 giờ sáng, tôi biết con phải thức dậy học bài!
Con bé là học sinh giỏi văn - danh hiệu do nhà trường công nhận. Mấy tháng trước, để chuẩn bị cho cuộc thi học sinh giỏi cấp quận, giờ ngủ của con bé giảm xuống chỉ còn ba tiếng mỗi ngày. Áp lực học hành khiến đứa trẻ ở cái tuổi ăn tuổi lớn ấy chỉ nạp nổi mỗi bữa một chén cơm! Nhìn vẻ xanh xao của con, người làm mẹ như tôi đành van nài: “Bớt học đi con ạ!”. Xót xa thay, như sợ mẹ không hài lòng, nó nói như năn nỉ: “Bạn con có đứa còn ngủ không được ... ba tiếng!”.
Trời đất! Nghe mà muốn xỉu!
Một buổi tối thấy con ngồi đờ đẫn, mắt mở không lên mà không dám đi ngủ vì chưa học xong bài để sáng mai lên lớp. Lướt qua xấp tài liệu photocopy của con, tôi đã phải nhắm mắt, hít thở sâu sau khi hiểu ra nó đang phải học thuộc lòng những bài văn mẫu! Kiềm chế cơn giận run, tôi hỏi:
- “Học sinh giỏi văn sao phải học văn mẫu thế này?” - “Cô bắt buộc, mẹ ạ!”.
- “Cô chỉ bắt buộc những bạn không tự làm nổi bài văn. Và cô sẽ không gọi học sinh giỏi văn lên trả bài văn mẫu”
- “Cô nói sẽ cho cả lớp kiểm tra bằng giấy và chấm điểm”.
Tôi chết lặng vài phút rồi đề ra giải pháp:
- “Mai mẹ sẽ xin gặp cô”
- “Đừng mẹ, không nên...!”. Rốt cuộc tôi đã không nói chuyện với cô giáo. Cái vẻ van nài của con khiến người mẹ là tôi dù cảm thấy hổ thẹn, vẫn chọn làm kẻ đớn hèn. Xã hội ta đã và đang có bao nhiêu học sinh giỏi được công nhận, từ điểm số? Và ai biết điểm số phản ánh chất lượng giáo dục chân thực đến mức nào? Các ông bố, bà mẹ có nên hoài nghi: danh hiệu học sinh giỏi của con là chứng nhận cho cách đào tạo những... con vẹt giỏi?
Khi con không giỏi
Bà mẹ nào lại không thích con mình học giỏi kia chứ?! Nhưng nếu ai cũng thành học giả, nhà khoa học... thì ai sẽ làm công nhân, nông dân? Thế nhưng những phong trào thi đua kéo dài triền miên từ năm này qua năm khác trong môi trường giáo dục của ta đã khiến không ít bà mẹ mang đầy nỗi niềm. Đó là các bà-mẹ-có-con-học-không-giỏi.
Một bà mẹ biết sức học của con không khá lắm (nhưng cũng không đến nỗi là trẻ chậm phát triển) đã mang con đến nhờ thầy giúp cho con nắm vững học lực căn bản, không quên nhắn gửi đừng thúc ép trẻ phải lao lực quá mức cần thiết. Nể nang, thầy nhận vào lớp dạy kèm được vài hôm, nhắm không thể đào tạo thành học sinh giỏi (theo kiểu luyện gà chọi), thầy trả về cho phụ huynh để khỏi ảnh hưởng xấu đến uy tín “lò luyện” học sinh giỏi của thầy.
Đứa trẻ hoang mang. Nó đâu quá tệ hay lười biếng gì cho cam mà bị xem là đồ bỏ. Bà mẹ tội nghiệp cũng không biết phải giải thích thế nào để con không cảm thấy tổn thương, không mất đi lòng tự tin. Lẽ nào quá khó để trẻ em cũng như người lớn hiểu rằng “không phải ai cũng học giỏi và không nhất thiết phải là học sinh giỏi” như bà cố giải thích với con mình?
Hơn ai hết, bà biết rõ khả năng, sức khỏe và sức học của con. Nhưng cứ mỗi lần nghe lời trách móc từ các thầy cô về những học sinh chưa đạt thành tích tốt trong học tập bà lại áy náy: dường như việc học của con mình đang làm ảnh hưởng đến “thành tích” chung của cả lớp. Dạo này, còn có cả những phụ huynh đưa con đến bác sĩ nhờ chứng nhận con họ học chậm để thầy cô giáo khỏi bị nhà trường khiển trách vì trong lớp có học sinh yếu! Đúng là… “chuyện lạ có thật” và đau lòng làm sao!
Chẳng phải chuyện trong một lớp học có học sinh yếu và học sinh khá giỏi là một thực tế bình thường, tồn tại hiển nhiên xưa nay, từ Đông sang Tây, từ những nước đã phát triển đến các nước đang phát triển? Vậy mà không hiểu sao những nhà quản lý giáo dục ở nước ta lại không chấp nhận, luôn thúc ép cả guồng máy chạy theo thành tích thi đua nặng về hình thức để ghi công cho người lớn mà làm khổ trẻ em như thế?!Sơn Trà (Đà Nẵng)
Con là học sinh giỏi, mẹ cũng không khỏi lo...
Con tôi học lớp 9, là học sinh giỏi - danh hiệu do nhà trường công nhận. Ấy vậy mà con bé vẫn nằng nặc đòi đi học thêm, nào Toán, nào Hóa, rồi cả Anh văn... với lý do: “Yên tâm hơn học ở trường”. Hai buổi học ở trường cộng giờ đi học thêm, cộng giờ học bài, làm bài tập ở nhà, mỗi ngày con tôi ngủ không quá năm tiếng. Có những ngày nghe đồng hồ báo thức lúc 3 giờ sáng, tôi biết con phải thức dậy học bài!
Con bé là học sinh giỏi văn - danh hiệu do nhà trường công nhận. Mấy tháng trước, để chuẩn bị cho cuộc thi học sinh giỏi cấp quận, giờ ngủ của con bé giảm xuống chỉ còn ba tiếng mỗi ngày. Áp lực học hành khiến đứa trẻ ở cái tuổi ăn tuổi lớn ấy chỉ nạp nổi mỗi bữa một chén cơm! Nhìn vẻ xanh xao của con, người làm mẹ như tôi đành van nài: “Bớt học đi con ạ!”. Xót xa thay, như sợ mẹ không hài lòng, nó nói như năn nỉ: “Bạn con có đứa còn ngủ không được ... ba tiếng!”.
Trời đất! Nghe mà muốn xỉu!
Một buổi tối thấy con ngồi đờ đẫn, mắt mở không lên mà không dám đi ngủ vì chưa học xong bài để sáng mai lên lớp. Lướt qua xấp tài liệu photocopy của con, tôi đã phải nhắm mắt, hít thở sâu sau khi hiểu ra nó đang phải học thuộc lòng những bài văn mẫu! Kiềm chế cơn giận run, tôi hỏi:
- “Học sinh giỏi văn sao phải học văn mẫu thế này?” - “Cô bắt buộc, mẹ ạ!”.
- “Cô chỉ bắt buộc những bạn không tự làm nổi bài văn. Và cô sẽ không gọi học sinh giỏi văn lên trả bài văn mẫu”
- “Cô nói sẽ cho cả lớp kiểm tra bằng giấy và chấm điểm”.
Tôi chết lặng vài phút rồi đề ra giải pháp:
- “Mai mẹ sẽ xin gặp cô”
- “Đừng mẹ, không nên...!”. Rốt cuộc tôi đã không nói chuyện với cô giáo. Cái vẻ van nài của con khiến người mẹ là tôi dù cảm thấy hổ thẹn, vẫn chọn làm kẻ đớn hèn. Xã hội ta đã và đang có bao nhiêu học sinh giỏi được công nhận, từ điểm số? Và ai biết điểm số phản ánh chất lượng giáo dục chân thực đến mức nào? Các ông bố, bà mẹ có nên hoài nghi: danh hiệu học sinh giỏi của con là chứng nhận cho cách đào tạo những... con vẹt giỏi?