Hướng về miền Trung mùa bão lũ

1,669
0
0

mesubim

New Member
Thanh Hóa - Nghệ An chìm trong biển nước

Lũ lụt lớn tại hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá trong mấy ngày vừa qua đã gây ra thiệt hại nặng nề. “Đến hẹn lại lên”, người dân miền Trung lại phải oằn mình chống chọi với cơn thịnh nộ của thiên nhiên...

Tại Nghệ An, huyện miền núi Con Cuông bị thiệt hại nặng nhất trong đợt mưa lũ này. Nhiều tuyến giao thông liên xã, liên thôn bị chia cắt, hơn 10 ngàn dân đang bị cô lập vì đường xá, cầu cống bị nước lũ cuốn trôi.


Hiện vẫn còn 5 xã là Môn Sơn, Bình Chuẩn, Mậu Đức, Thạch Ngàn và Đôn Phục bị nước lũ cô lập.
Lực lượng cứu hộ phải đi bộ hàng giờ đồng hồ mới đến nơi để phân phát lương thực, nước uống cho người dân.


Ông Vi Văn Kim - Phó chủ tịch UBND huyện Con Cuông cho biết: “Hiện tại, đường giao thông bị chia cắt. Chúng tôi mất thông tin liên lạc với 40 thôn, bản trong huyện.


Lực lượng cứu hộ không thể tiếp cận hầu hết các tuyến đường đến các xã vùng tả ngạn sông Lam, một số thôn bản đang thiếu nước uống, thiếu lương thực và thuốc men. Lực lượng cứu hộ đang cố gắng tiếp cận vùng lũ để cung cấp lương thực và thực phẩm cho bà con 3 bản của xã Thạch Ngàn”.


Tại Thanh Hoá, nguy cơ thiếu đói lại đe doạ người dân một số huyện. Trong đợt mưa lũ những ngày qua, Nông Cống là huyện bị thiệt hại nặng nề nhất. Nước lũ ngập trắng đồng, trên đồng ruộng, người nông dân đứng nhìn đồng lúa ngập trắng băng với khuôn mặt thất thần đầy lo lắng.

Nhiều người tiếc mồ hôi công sức đã bỏ ra nên lặn ngụp ngâm mình trên dòng nước lớn để vớt, dựng lúa đổ, mong vớt vát được chút gì đó.


Hàng trăm hộ dân cùng hàng ngàn ha lúa mùa vẫn đang bị ngập trong nước. Người nông dân lại đứng trước nỗi lo mùa đói tiếp diễn.


Chùm ảnh ngập lụt nghiêm trọng tại Nghệ An, Thanh Hóa:



Tại Nghệ An:
Đường vào xã Nam Kim (huyện Nam Đàn, Nghệ An) bị chia cắt
Nhiều ngôi nhà nằm ở phía Nam huyện Nam Đàn và huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) bị ngập
Một người dân đang cố vượt qua vùng lũ đưa cỏ vào các xóm 5, 7, 9 (xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên) làm thức ăn cho gia súc
Nước lũ chia cắt nhiều vùng ở huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn (Nghệ An)
Lực lượng công an giúp dân khắc phục hậu quả lũ
Trường học chìm trong nước lũ
Nước lũ chia cắt và tàn phá tại huỵên Con Cuông
Tại Thanh Hóa:
Nước lụt ngập trắng hơn 370 ha lúa mùa của xã Tượng Sơn, Nông Cống
Đàn ông trong làng dong thuyền đi thả lưới đánh cá trên đồng về cải thiện bữa ăn cho gia đình
Lũ qua, đói lại về
Những con đường làng bỗng trở thành...sông
Chèo thuyền cứu tế cho những hộ dân bị cô lập tại làng Kén, xã Tượng Sơn

http://www.m.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay
 
1,669
0
0

mesubim

New Member
Ðề: Hướng về miền Trung mùa bão lũ

Thanh Hóa: Hàng trăm người dân vẫn ngập chìm trong lũ


Trên địa bàn Thanh Hóa trong những ngày qua mưa đã ngớt, nhưng do nước hồ thủy lợi Yên Mỹ dâng cao nên khiến gần 60 hộ với hơn 300 nhân khẩu vẫn bị cô lập do nước lũ.



Được biết, hồ thủy lợi Yên Mỹ được xây dựng năm 1977 thuộc công trình cấp IV, đến năm 2003 đã được đầu tư nâng cấp lên thành công trình cấp II với cao trình của hồ 20,36m. Việc nâng cao trình mực nước đã khiến số hộ vùng lòng hồ bị ảnh hưởng từ 36 hộ lên 58 hộ. Tuy nhiên, từ đó đến nay, 58 hộ dân này vẫn chưa được di dời đi nơi khác và thường phải sống chung với lũ mỗi khi mùa mưa đến.


Các địa phương bị ngập lụt đang tích cực khắc phục hậu qủa do mưa lũ gây ra


Trong các ngày từ mùng 9 - 11/9 vừa qua, trên địa bàn Thanh Hóa đã có mưa to, đặc biệt là các huyện đồng bằng ven biển phía Nam Thanh Hóa, trong đó huyện Tĩnh Gia là trên 600mm, Nông Cống trên 300mm khiến nhiều vùng bị ngập lụt, hàng nghìn ha lúa mùa và hoa màu bị thiệt hại nặng có nguy cơ mất trắng.

Việc xả lũ thiếu linh hoạt của Công ty thủy nông Sông chu, đơn vị quản lý vận hành hồ thủy lợi Yên Mỹ từ 21h ngày 9/9 đến 9h30 sáng 10/9 vừa qua là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngập lụt của một số địa phương trên địa bàn huyện Nông Cống, Tĩnh Gia.

Mặc dù mưa đã ngớt, nhưng do nước ở khu vực hạ lưu rút chậm nên hồ thủy lợi Yên Mỹ trong những ngày qua không thể tiếp tục xả lũ dù cao trình nước ở hồ đang ở mức 23,36m. Mực nước hồ dâng cao đã khiến 58 hộ dân với 350 nhân khẩu nằm trong khu vực lòng hồ thuộc các thôn: Bắc Sơn, Tây Sơn, Bình Sơn, Trung Sơn của xã Phú Sơn, huyện Tĩnh Gia sẽ còn bị cô lập.

Nhiều diện tích lúa mùa vẫn bị ngập chìm trong nước


Nước lũ dâng cao cũng đã khiến toàn bộ nhà cửa, tài sản của 58 hộ dân này bị ngập chìm trong nước, 100% diện tích lúa, hoa màu mất trắng, thức ăn, nước uống đều đã cạn kiệt. UBND huyện Tĩnh Gia cũng đã hỗ trợ 400.000đ/hộ cho 58 hộ dân ở các thôn trên của xã Phú Sơn.

Để giúp các hộ chống chọi với tình hình, chiều 15/9, lãnh đạo huyện đã cùng các ngành tiếp cận các hộ dân, hỗ trợ mỗi hộ 2 thùng nước khoáng, 2 thùng mỳ tôm. Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam cũng sẽ hỗ trợ 58 thùng quà, trị giá mỗi thùng quà là 1,5 triệu đồng. Trong ngày 16/9, các suất quà trên sẽ đến được với các hộ dân bị ngập lụt.

Chiều 15/9, Công ty thủy nông sông Chu đã cho mở một trong 3 cửa van của hồ Yên Mỹ để xả lũ nhằm giảm bớt khó khăn cho người dân vùng lòng hồ. Đến 20h cùng ngày, mực nước hồ Yên Mỹ đã rút xuống còn 21,87m và sau 3 ngày nữa nước sẽ rút xuống mức bình thường.

Vấn đề vệ sinh môi trường sau mưa lũ cần được quan tâm để phòng tránh dịch bệnh gây ra


Nhằm giúp nhân dân ổn định tình hình và phòng tránh dịch bệnh xảy ra, UBND huyện Tĩnh Gia đã giao cho Trung tâm Y tế dự phòng huyện chuẩn bị hóa chất và viên lọc nước để ngay sau khi nước rút sẽ hỗ trợ người dân Phú Sơn xử lý nước uống và vệ sinh môi trường.

Huyện Tĩnh Gia cũng đã có công văn đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa sớm thu hồi, đền bù đất đai cho 58 hộ dân vùng lòng hồ Yên Mỹ và sớm đưa ra chủ trương, giải pháp di dời những hô dân vùng bị ảnh hưởng của lòng hồ Yên Mỹ đến nơi ở mới để ổn định cuộc sống và an tâm sản xuất.

Hiện các ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa đang chỉ đạo các địa phương tích cực cùng nhân dân vùng bị ngập lụt và thiệt hại do đợt mưa lũ vừa qua gây ra khắc phục hậu quả, ổn định đời sống và sản xuất cho người dân.

Thực hiện: / Nguồn: Dân Trí
http://docbao.com.vn/tintuc/d-16092011/bai-100118
 
1,669
0
0

mesubim

New Member
Ðề: Hướng về miền Trung mùa bão lũ

Các địa phương khẩn trương đối phó bão

Tại Quảng Trị, tính đến chiều hôm qua cơ quan chức năng đã gọi được gần 2.500 tàu đánh cá vào bờ an toàn. Tại các cụm dân cư dọc hai bên đường 14 thuộc xã Ba Lòng và Hải Phúc (H.Đakrông), lực lượng chức năng cũng di dời gần 200 hộ ở nơi thấp lũ và ven sườn núi dễ sạt lở đến nơi trú tránh an toàn.

Tại Thừa Thiên - Huế, 1.981 tàu thuyền đã vào bờ trú ẩn an toàn. Cơ quan chức năng trong tối qua đã di dời xong toàn bộ hơn 5.000 hộ gia đình từ vùng xung yếu nguy hiểm đến nơi ở an toàn. Trước đó, tối 25.9, hai vợ chồng ông Phạm Thăng và bà Nguyễn Thị Chung (trú tại tổ 3, P.Thủy Lương, TX Hương Thủy) bị lật ghe trong khi đang đi bủa lưới trên sông Đại Giang. Đến 11 giờ trưa ngày 26.9, thi thể của 2 nạn nhân vẫn chưa được tìm thấy.

Tại Quảng Nam, em Alăng Hạnh (7 tuổi) ở xã Bha Lê, H.Tây Giang theo bố, mẹ đi xúc cá dưới suối vào chiều 25.9 đã bị nước lũ cuốn trôi và mất tích. Mưa lớn đã làm cho các tuyến đường trên địa bàn H.Tây Giang, H.Nam Trà Mi sạt lở nghiêm trọng. Huyện miền núi cao Đông Giang đang khẩn trương phân phát hơn 200 tấn gạo về các xã vùng cao có nguy cơ bị cô lập. Đến trưa hôm qua, 51 tàu thuyền đánh bắt xa bờ của tỉnh đã tìm được nơi trú ẩn an toàn.
 
1,669
0
0

mesubim

New Member
Ðề: Hướng về miền Trung mùa bão lũ

[h=1]Miền Trung đối phó 2 cơn bão liên tiếp
[/h] [h=2]Sáng 27/9 bão Haitang mạnh cấp 8 dự kiến đổ bộ vào các tỉnh từ Quảng Bình đến Đà Nẵng, gây mưa to. Trong khi đó siêu bão Nesat đang hướng vào biển Đông và nhiều khả năng cũng đi vào khu vực miền Trung.
http://www.chiasetinhthuong.org/gl/xa-hoi/2011/09/nguoi-dan-hoi-ha-phong-chong-bao/[/h] Chiều tối 26/9, tâm bão Haitang mạnh cấp 8 chỉ còn cách bờ biển Đà Nẵng - Quảng Ngãi khoảng 200 km. Bão đang di chuyển tốc độ 10-15km mỗi giờ. Theo ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương tâm bão sẽ đổ bộ vào Quảng Bình đến Đà Nẵng trong khoảng 4 đến 10h sáng 27/9. Sau đó, bão nhanh chóng suy yếu nhưng sẽ gây mưa to trên diện rộng.
Trong khi đó một cơn bão khác là Nesat mạnh cấp 13 đang nhăm nhe vào biển Đông. Với hướng di chuyển chủ yếu là Tây, đến chiều 27/9 siêu bão Nesat sẽ đi vào bắc biển Đông, gây gió mạnh tới cấp 11. “Hiện còn quá sớm để khẳng định bão Nesat có trực tiếp ảnh hưởng đến nước ta hay không, song hoạt động của bão trên biển Đông sẽ kích thích gió mùa tây nam phát triển mạnh, gây mưa kéo dài, phức tạp”, ông Lê Thanh Hải cho biết.
Dự báo, ngày 30/9 sẽ có một đợt gió mùa đông bắc cường độ rất mạnh tràn xuống phía bắc nước ta
Cơn bão Naset đang ở phía đông của Philippines. Ảnh: Vnbaolut.com.
Người dân miền Trung đang cấp tập chuẩn bị đối phó với hai cơn bão. Khu du lịch Cửa Lò, Cửa Hội (Nghệ An), chiều 26/9 vắng tanh, các chủ kiốt du lịch đang tháo dỡ nhà cửa, mái tôn, biển hiệu để hạn chế thiệt hại. Hiện nay, dọc bờ sông Lam từ cảng Cửa Hội đến cảng Bến Thủy, tại các lạch kín, tàu bè của ngư dân Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Yên, Quảng Ngãi, Bình Định đã đậu kín mít.
Vừa tất tả neo tàu vào bờ, thuyền trưởng Nguyễn Văn An ở Quảng Ngãi lo lắng nói: “Cơn bão lần này không mạnh nhưng lại có một cơn bão tiếp theo nên chúng tôi nhanh chóng cho tàu về trú ẩn”.
Hiện hàng trăm hồ đập lớn nhỏ của Nghệ An đạt từ 70 đến 100% dung tích thiết kế. Nhiều hồ như Vực Mấu, Sông Sào đã phải vận hành xả từ 3 đến 5 đợt. Khi bão đổ bộ, gây mưa sẽ khiến cho mực nước các hồ thủy nông trên địa bàn đạt đỉnh. Tỉnh đã chỉ đạo các công ty thủy nông chủ động vận hành cống xả để đảm bảo an toàn cho hồ chứa.
Ủy ban phòng chống lụt bão tỉnh Nghệ An cho biết, trước khi bão Haitang đổ bộ, địa phương này đã kêu gọi được hơn 4.300 phương tiện tàu thuyền với hơn 19.500 lao động đang hoạt động trên biển vào bờ tìm nơi trú ẩn an toàn. Hiện có 18 phương tiện với 62 lao động đang trên đường vào bờ, không có phương tiện nào ở trong vùng nguy hiểm.
Người dân xúc những bao tải đất để chèn cửa và mái nhà. Ảnh: Văn Nguyễn.
Là tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão Haitang, từ chiều 25/9, người dân vùng ven biển các huyện như Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tích cực chồng chéo lại nhà cửa, neo đậu tàu thuyền vào các vùng lạch biển kín gió để trú ẩn. Toàn bộ 3.800 tàu thuyền của tỉnh Hà Tĩnh đã và đang tìm nơi trú ẩn an toàn.
Tỉnh chỉ đạo Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng và các huyện ven biển cấm không cho tàu thuyền ra khơi, tổ chức neo đậu, chằng chống, không để người ở lại trên thuyền, sẵn sàng sơ tán dân vùng ven biển nếu cần thiết...
Ngày 26/9, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã cho 200.000 học sinh THCS, THPT, giáo dục thường xuyên nghỉ học để giúp đỡ gia đình thu hoạch lúa chạy bão. Hiện nay, 40% lúa hè thu của tỉnh đã được thu hoạch xong, tỉnh đang chỉ đạo các địa phương nhanh chóng thu hoạch lúa để tránh bão lũ.
Tại Thừa Thiên - Huế, chiều 26/9, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết đã liên lạc với hơn 2.000 phương tiện đánh bắt thủy sản trên địa bàn tìm nơi trú bão an toàn. 4 tàu cứu hộ của Hải đội 2 đã có mặt tại cảng Thuận An sẵn sàng công tác cứu hộ cứu nạn. Tỉnh cũng đã lên kế hoạch di dời 508 hộ dân vùng cửa sông, sạt lở, thấp trũng và cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học. Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài đã thông báo hủy các chuyến bay đi và đến Huế do ảnh hưởng của mưa bão.
Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Thiện chỉ đạo hai nhà máy thủy điện Bình Điền và Hương Điền chủ động xả lũ sớm đề phòng tai họa, bảo đảm an toàn cho người dân. Chiều nay, Nhà máy thủy điện Hương Điền đã xả lũ.
Đề phòng sau bão mưa lớn gây chia cắt, Sở Công thương đã dự trữ 100 tấn gạo, 100 tấn mì ăn liền và 200.000 lít xăng dầu. Tại huyện miền núi A Lưới, ông Nguyễn Quốc Cường, Phó chủ tịch UBND huyện, cho biết đã dự trữ được 10 tấn gạo, 50.000 gói mì tôm, và 36.000 lít xăng dầu để ứng phó trong trường hợp địa bàn bị chia cắt. Sáng 27/9 huyện sẽ tiếp nhận thêm 20 tấn gạo, sẵn sàng cứu đói cho dân.

Neo đậu tàu thuyền tránh bão. Ảnh: Nguyên Khoa.
Tại Quảng Trị, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết đã kêu gọi được hơn 2.460 tàu thuyền vào nơi trú ấn an toàn, giữ liên lạc với đất liền. Tương tự tỉnh Quảng Bình tất cả tàu cá đánh bắt xa bờ và gần bờ đã được thông báo và cập cảng neo đậu an toàn.
Trên đường chạy vào đất liền tránh trú bão, nhiều tàu thuyền của ngư dân đã bị sóng đánh trôi, lênh đênh trên biển nhiều ngày.
Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Khu vực 2 (Danang MRCC) cho biết, sáng 26/9, tàu cứu nạn hàng hải đã cập cảng X50 của Hải quân Vùng 3 Đà Nẵng đưa 3 ngư dân của Thừa Thiên - Huế vào đất liền an toàn. 3 ngư dân này gặp nạn khi đang trên đường vào bờ tránh bão, máy tàu không hoạt động được, tàu trôi dạt cách bờ 2 hải lý, trên vùng biển Lăng Cô.
Ngoài ra, 2 ngư dân Đà Nẵng gặp nạn và mất tích ngày 24/9 do tàu bị sóng đánh vỡ đã may mắn bám vào các vách đá tại đảo Cù Lao Chàm. Họ đã đi nhờ một tàu cá trên đường vào tránh trú bão. Hiện 2 ngư dân được điều trị và theo dõi sức khỏe tại khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.
Trước đó, Danang MRCC nhận được tin báo, lúc 19h30 ngày 25/9, tàu trục vớt mang số hiệu Đà Nẵng với 4 lao động của Công ty trục vớt Quang Thọ (đường Trần Quang Khải, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) từ đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) về Đà Nẵng tránh bão thì bị hỏng máy và thả trôi tại vùng biển cách mũi Sơn Trà khoảng 2 hải lý.
Danang MRCC đã điều động tàu cùng 18 cán bộ ra cứu. Tuy nhiên, do sóng to, trời tối nên tàu cứu hộ không liên lạc được với thuyền trưởng và đã quay về lúc 23h35 ngày 25/9.
Do ảnh hưởng của bão Haitang, những ngày qua tỉnh Kon Tum mưa to gây bồi lấp, ngập úng trên 40 ha lúa nước tại các huyện Đăk Hà, Đăk Tô và Kon Rẫy. Nước sông dâng cao, cầu Đắc Câu ở xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà bị ngập, nhiều cầu treo trên sông Pô Kô bị sạt lở. Đường đi vào khu sản xuất Tân Cảnh - Đăk Ji Zốp của huyện Đăk Tô bị sạt lở dài khoảng 15 m, rộng 6 m.
Hiện nước trên sông Pô Kô tại Đăk Mốt, huyện Đăk Tô đã vượt mức báo động 2. Nước các sông Đăk Tờ Kan, Đăk Bla đang xấp xỉ mức báo động 2. Mực nước các hồ chứa thủy lợi như Đăk Trít, Đăk Yên, Bang Thượng, Đăk Lót… đều cao hơn cao trình xả lũ từ 0,1 m đến 4,5 m…
 
1,669
0
0

mesubim

New Member
Ðề: Hướng về miền Trung mùa bão lũ

Bão đổ bộ, miền Trung mưa to


Đi nhanh hơn dự kiến, 4h sáng nay, tâm bão Haitang đã nằm trên ven biển hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, mạnh cấp 8. Bão gây mưa rất to cho suốt các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Nam, đẩy lũ miền Trung lên nhanh.


Sớm nay trời ngớt mưa nhưng nhiều tuyến đường ở thành phố Huế bị ngập nặng. Ảnh chụp trên đường Hùng Vương. Ảnh: Nguyễn Đông

Trên đường di chuyển, bão gây gió giật cấp 7-8 ở các đảo Bạch Long Vĩ, Cồn Cổ, Lý Sơn. Các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam có mưa rất to, lượng mưa từ ngày 26/9 đến 1h sáng nay phổ biến 100-150 mm, có nơi như Nam Đông (Huế) đạt 300 mm, Thượng Nhật (Thừa Thiên - Huế) 210 mm.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, hôm nay bão sẽ đi sâu vào các tỉnh Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 16h chiều nay, tâm vùng áp thấp đã nằm trên địa phần Trung Lào.
Hoàn lưu của bão sẽ gây mưa to cho các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Nam, đẩy lũ lên nhanh. 4h sáng nay, lũ sông Kiến Giang, sông Bồ đã lên trên báo động 1, sông Hương trên báo động 2. Dự báo chiều nay, mực nước tại sông Kiến Giang sẽ lên báo động 3, mức nguy hiểm nhất; sông Bồ và Hương trên báo động 2.

Nước sông Hương sáng nay đang trên mức báo động 2. Ảnh: Nguyễn Đông

Ghi nhận của VnExpress, tại Thừa Thiên - Huế, nơi tâm bão bão đi qua, mưa to đã gây ngập nhiều tuyến đường chính của thành phố, nhiều cây bị gió mạnh quật gãy. Tại Quảng Trị, khu vực Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh tối qua có mưa lớn kèm theo lốc xoáy làm nhiều nhà dân bị tốc mái.
Đến sớm nay, tại thành phố Huế trời ngớt mưa, gió cũng không lớn. Còn tại thành phố Đông Hà (Quảng Trị) trời mưa nhỏ, lặng gió.
Các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và Quảng Bình đã lên phương án di dời hàng nghìn hộ dân sống ở vùng ven sông, ven biển. Cụ thể, tỉnh Thừa Thiên - Huế dự kiến di dời 25.130 hộ, với hơn 102.030 nhân khẩu. Trước đó sáng 26/9, tỉnh đã dời khẩn cấp 7 hộ dân tại thôn An Dương, xã Phú Thuận (Phú Vang) do nước biển làm sạt lở, đe dọa tính mạng người dân.


Tại Quảng Bình, khoảng 5.000 hộ dân ở vùng thấp trũng của hai huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh và vùng hạ lưu sông Gianh thuộc huyện Quảng Trạch, vùng sạt lở ven sông ven biển ở huyện Bố Trạch được lên phương án di dời. Ngay tối qua, huyện Bố Trạch đã di dời 130 hộ dân ở vùng có nguy cơ sạt lở thuộc xã Nhân Trạch (Bố Trạch). Tỉnh Quảng Trị cũng đã di dời khẩn cấp hơn 300 dân sống ven biển.
Cùng với phương án di dân, các địa phương cũng đã dự trữ gạo, dầu ăn, muối, mì tôm để hỗ trợ cho dân trước những diễn biến tiếp theo của bão lũ.
Ảnh hưởng của bão Haitang, các tỉnh Đông Bắc Bộ, gồm cả Hà Nội có mưa dông, riêng các tỉnh nam đồng bằng và ven biển đông bắc mưa to. Do mưa rả rích nên nền nhiệt hôm nay tại Hà Nội khá thấp, chỉ 23-28 độ C, ngày mai mưa giảm. Khoảng chiều tối 29, ngày 30/9, miền Bắc có khả năng chịu ảnh hưởng của một đợt không khí lạnh, gây mưa dông.




http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/09/bao-do-bo-mien-trung-mua-to/
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Top