Me Minh "meo"
Active Member
http://http://nld.com.vn/20121015113751682p0c1038/ke-thu-vo-hinh-trong-thang-may.htm
Thang máy đã trở nên thông dụng trong cuộc sống hiện đại nhưng phần lớn chúng ta đều cư xử rất kỳ lạ, thậm chí còn lo lắng, sợ hãi mỗi khi bước vào “chiếc hộp biết đi” này.
Mọi người trong tư thế "phòng thủ" khi vào thang máy. Ảnh: Thinkstock
Trong các thành phố hiện đại, hầu như ngày nào nhân viên làm việc ở những tòa nhà lớn đều phải sử dụng thang máy, thậm chí dùng nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, hầu như trong trí não con người đều không hề đọng lại một chút ký ức nào về khoảng thời gian thực hiện công việc này .
Theo nghiên cứu của tiến sĩ Lee Gray ở Đại học Bắc Carolina (Mỹ), khi cánh cửa thang máy đóng lại, thời gian như “đóng băng”, mọi người trở nên bất động, các câu chuyện đang rôm rả cũng ngừng trệ.
Ông Lee Gray nói: “Thang máy là một không gian xã hội thú vị với “nghi thức” kì lạ. Mọi người cư xử rất khác thường, hầu như ai cũng cắm mặt xuống sàn, ngẩng mặt lên trần, nhìn ra cửa hay nghịch điện thoại”.
Chúng ta bước vào và thường quay mặt ngay ra cửa. Nếu có một mình, bạn tùy ý sử dụng không gian nhỏ hẹp làm của riêng. Khi có 2 người, mỗi người cố thủ ở góc riêng, thậm chí còn chọn 2 góc nằm trên đường chéo để giữ khoảng cách tối đa với người kia.
Thường khi cứ có thêm người bước vào, mọi người đã ở trong thang máy trước đó đồng loạt di chuyển vô thức để làm sao tìm được vị trí “bảo vệ” mình ở khoảng cách xa nhất với người khác.
Giải thích về hiện tượng này, Giáo sư Babette Renneberg, nhà tâm lý học lâm sàng của Đại học Tự do ở Berlin (Đức), cho hay: “Thông thường, khi gặp người khác, chúng ta thường giữ khoảng cách bằng một cánh tay với nhau. Khi bước vào một không gian nhỏ bé như thang máy, người ta có cảm giác gượng gạo và hành động khác thường, họ lẩn tránh ánh mắt của nhau. Thế nhưng, có lẽ còn có một lý do khác, đó là nỗi lo lắng mơ hồ ẩn sâu trong tiềm thức con người”.
Mặc dù chiếc thang máy gây cho nhiều người cảm giác sợ hãi nhưng theo tiến sĩ Lee Gray, trên thực tế, thang máy là hình thức di chuyển công cộng an toàn nhất, hơn các loại xe và thang cuốn.
Mỗi năm, tổng số quãng đường vận chuyển của thang máy phải vài tỉ km nhưng chẳng mấy khi sự cố xảy ra. Đó là lý do con người vẫn duy trì phương tiện này. Tuy nhiên, lời khuyên chung cho những người dùng thang máy, đó là đừng bao giờ chia sẻ nỗi sợ hãi với người đứng bên cạnh.
41 giờ mắc kẹt trong thang máy
Ông Nick White, một nhân viên văn phòng ở New York (Mỹ), giữ kỷ lục về thời gian mắc kẹt trong tháng máy khi phải ở đó gần 2 ngày.
Ông Nick White
Vào năm 2008, có một lần ông White đi vào thang máy và nhấn nút lên tầng 43. Bỗng nhiên ánh đèn trong thang máy yếu dần đi. Hốt hoảng, ông White nhấn nút báo động nhưng đáp lại chỉ là một khoảng không đầy chết chóc.
"Thời điểm mắc kẹt khổ sở trong thang máy khiến tôi bị ám ảnh về “một kẻ vô hình” đáng sợ, giống như tôi đang bị nhốt trong một nấm mồ. Không những thế, khi vào thang máy, bạn có cảm giác mất kiểm soát vì không biết nó hoạt động như thế nào. Điều đó làm bạn hoảng loạn”.
Sau khi thoát ra khỏi “chiếc hộp đen tối”, ông White không bao giờ còn dám bước vào thang máy nữa.
Đọc bài này xong, nhất là mấy chỗ tô đậm trên, em cứ tủm tỉm cười vì thấy đúng quá, vô thức, mà ai cũng giống ai. Nhân nói đến thang máy, lại phải luận bàn xa hơn 1 chút về văn hóa. Người trong chưa ra hết nhưng ngoài cứ a lô xô vào, thôi thì giờ cao điểm chả nói làm gì, nhưng chỉ 2-3 người cũng vẫn cố chen vào, người trong chưa ra - dù mình có vào cũng có thăng được ngay đâu . Rồi đến luồng in - out, vào thì phải đi bên phải mình, người ra sẽ đi bên trái mình (cũng tức là bên phải họ), giống như lưu thông xe cộ ngoài đường, vậy mà cứ đụng đầu nhau côm cốp. Lại nữa, sợ nhất là đi thang máy đầu giờ và sau giờ ăn trưa, có bác miệng ngậm tăm, răng dính đầy rau, đầy mùi hành tỏi thức ăn, cứ lô ba lô bô trong thang máy, chưa kể trăm thứ mùi khác như mồ hôi, vật dụng, .... Bên em có riêng 1 thang chỉ chở hàng và chở ... rác, em toàn đi thang này, cho nó lành .
Thang máy đã trở nên thông dụng trong cuộc sống hiện đại nhưng phần lớn chúng ta đều cư xử rất kỳ lạ, thậm chí còn lo lắng, sợ hãi mỗi khi bước vào “chiếc hộp biết đi” này.
Mọi người trong tư thế "phòng thủ" khi vào thang máy. Ảnh: Thinkstock
Trong các thành phố hiện đại, hầu như ngày nào nhân viên làm việc ở những tòa nhà lớn đều phải sử dụng thang máy, thậm chí dùng nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, hầu như trong trí não con người đều không hề đọng lại một chút ký ức nào về khoảng thời gian thực hiện công việc này .
Theo nghiên cứu của tiến sĩ Lee Gray ở Đại học Bắc Carolina (Mỹ), khi cánh cửa thang máy đóng lại, thời gian như “đóng băng”, mọi người trở nên bất động, các câu chuyện đang rôm rả cũng ngừng trệ.
Ông Lee Gray nói: “Thang máy là một không gian xã hội thú vị với “nghi thức” kì lạ. Mọi người cư xử rất khác thường, hầu như ai cũng cắm mặt xuống sàn, ngẩng mặt lên trần, nhìn ra cửa hay nghịch điện thoại”.
Chúng ta bước vào và thường quay mặt ngay ra cửa. Nếu có một mình, bạn tùy ý sử dụng không gian nhỏ hẹp làm của riêng. Khi có 2 người, mỗi người cố thủ ở góc riêng, thậm chí còn chọn 2 góc nằm trên đường chéo để giữ khoảng cách tối đa với người kia.
Thường khi cứ có thêm người bước vào, mọi người đã ở trong thang máy trước đó đồng loạt di chuyển vô thức để làm sao tìm được vị trí “bảo vệ” mình ở khoảng cách xa nhất với người khác.
Giải thích về hiện tượng này, Giáo sư Babette Renneberg, nhà tâm lý học lâm sàng của Đại học Tự do ở Berlin (Đức), cho hay: “Thông thường, khi gặp người khác, chúng ta thường giữ khoảng cách bằng một cánh tay với nhau. Khi bước vào một không gian nhỏ bé như thang máy, người ta có cảm giác gượng gạo và hành động khác thường, họ lẩn tránh ánh mắt của nhau. Thế nhưng, có lẽ còn có một lý do khác, đó là nỗi lo lắng mơ hồ ẩn sâu trong tiềm thức con người”.
Mặc dù chiếc thang máy gây cho nhiều người cảm giác sợ hãi nhưng theo tiến sĩ Lee Gray, trên thực tế, thang máy là hình thức di chuyển công cộng an toàn nhất, hơn các loại xe và thang cuốn.
Mỗi năm, tổng số quãng đường vận chuyển của thang máy phải vài tỉ km nhưng chẳng mấy khi sự cố xảy ra. Đó là lý do con người vẫn duy trì phương tiện này. Tuy nhiên, lời khuyên chung cho những người dùng thang máy, đó là đừng bao giờ chia sẻ nỗi sợ hãi với người đứng bên cạnh.
41 giờ mắc kẹt trong thang máy
Ông Nick White, một nhân viên văn phòng ở New York (Mỹ), giữ kỷ lục về thời gian mắc kẹt trong tháng máy khi phải ở đó gần 2 ngày.
Ông Nick White
Vào năm 2008, có một lần ông White đi vào thang máy và nhấn nút lên tầng 43. Bỗng nhiên ánh đèn trong thang máy yếu dần đi. Hốt hoảng, ông White nhấn nút báo động nhưng đáp lại chỉ là một khoảng không đầy chết chóc.
"Thời điểm mắc kẹt khổ sở trong thang máy khiến tôi bị ám ảnh về “một kẻ vô hình” đáng sợ, giống như tôi đang bị nhốt trong một nấm mồ. Không những thế, khi vào thang máy, bạn có cảm giác mất kiểm soát vì không biết nó hoạt động như thế nào. Điều đó làm bạn hoảng loạn”.
Sau khi thoát ra khỏi “chiếc hộp đen tối”, ông White không bao giờ còn dám bước vào thang máy nữa.
Đọc bài này xong, nhất là mấy chỗ tô đậm trên, em cứ tủm tỉm cười vì thấy đúng quá, vô thức, mà ai cũng giống ai. Nhân nói đến thang máy, lại phải luận bàn xa hơn 1 chút về văn hóa. Người trong chưa ra hết nhưng ngoài cứ a lô xô vào, thôi thì giờ cao điểm chả nói làm gì, nhưng chỉ 2-3 người cũng vẫn cố chen vào, người trong chưa ra - dù mình có vào cũng có thăng được ngay đâu . Rồi đến luồng in - out, vào thì phải đi bên phải mình, người ra sẽ đi bên trái mình (cũng tức là bên phải họ), giống như lưu thông xe cộ ngoài đường, vậy mà cứ đụng đầu nhau côm cốp. Lại nữa, sợ nhất là đi thang máy đầu giờ và sau giờ ăn trưa, có bác miệng ngậm tăm, răng dính đầy rau, đầy mùi hành tỏi thức ăn, cứ lô ba lô bô trong thang máy, chưa kể trăm thứ mùi khác như mồ hôi, vật dụng, .... Bên em có riêng 1 thang chỉ chở hàng và chở ... rác, em toàn đi thang này, cho nó lành .