metyruoi
Active Member
(TP) Tại nhiều bệnh viện ở TP.HCM, mỗi bệnh nhân được bác sĩ khám chỉ trong hai phút, thậm chí 20 giây không phải là hiếm. Với kiểu khám bệnh siêu tốc đó, đã có không ít trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Chiều 22-6, trong vai một người bị đau cột sống, tôi đến Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM khám bệnh. Sau khi đăng ký và đóng tiền khám, tôi được phát số thứ tự 185 và ngồi chờ ở phòng khám cột sống B.
Một phút và 20 giây
Vừa vào đến phòng khám tôi đã nghe giọng nói khó chịu của một nữ bác sĩ khi dặn bệnh nhân: “Bà về tập cái cổ, không tập thì ráng chịu”. Rồi quay sang một phụ nữ vừa đưa mẹ vào khám nhưng thiếu thủ tục nào đó: “Bà này là mẹ cô phải không? Bà ấy không biết gì hết, cô đưa bà ấy đi theo để làm đủ thủ tục”. Tôi nhìn vào bảng tên bác sĩ thì bảng tên bị đeo quay ngược vào trong.
Đến lượt tôi, bác sĩ hỏi: “Khám bệnh gì?”. Tôi trả lời: “Em bị đau cột sống lưng”. Bác sĩ hỏi tiếp: “Làm nghề gì?”. “Dạ, kế toán”. “Cúi lưng xuống xem sao”. Tôi cúi gập hẳn lưng xuống, bà bác sĩ “ra chỉ thị” đi chụp X-quang. Tôi hỏi: “Chụp X-quang xong quay lại đây hả bác sĩ?”. “Đương nhiên”- bà ấy cụt lủn trả lời.
Khi bệnh nhân đông như thế này, nếu bác sĩ thiếu y đức thì việc khám bệnh siêu tốc rất dễ xảy ra
Hơn một giờ sau, tôi cầm kết quả chụp X-quang trở lại phòng khám thì thấy bà bác sĩ đang la một người đàn ông chừng 40 tuổi: “Chụp mới ra bệnh, không chụp là không ra bệnh đâu. Chụp đâu có ảnh hưởng, có chết gì đâu… Hiểu chưa?”.
Người đàn ông có vẻ cam chịu, chỉ biết cúi mặt nghe bà bác sĩ nói: “Bây giờ không chụp, mai mốt vào mổ tôi không cho nhập viện đâu”. Người đàn ông lẳng lặng bước ra ngoài. Lúc đó, chuông điện thoại của một phụ nữ đang ngồi đợi trong phòng khám bỗng reo lên. Người phụ nữ đứng dậy chưa kịp ra khỏi phòng, bà bác sĩ đã quát: “Ra ngoài đi, ồn ào quá”. Sau đó bà quay sang nói với nhân viên nhận sổ khám bệnh: “Tôi không khám cho bà đó đâu, để bác sĩ ngoài giờ khám”.
Đến lượt tôi đưa kết quả chụp X-quang, bà bác sĩ nhìn qua và nhận xét: “Không đến nỗi nào”, rồi cắm cúi ghi toa thuốc. Không nhận được một lời tư vấn, giải thích về bệnh tình của mình, tôi thắc mắc: “Em có bị bệnh không, bác sĩ?”.
Lúc này bà mới nói: “Bị đau do gắng sức. Đừng ngồi lâu liên tục, không ngồi chồm hổm, nhớ không? Cho thuốc này uống…”. Rồi. Xong. Về. Chưa đến một phút! Tôi bước ra phòng khám mở sổ khám bệnh thấy bác sĩ kê hàng loạt tên thuốc, dưới phần lời dặn bác sĩ viết chữ ngoằn ngoèo tới mức tôi không thể đọc nổi từ nào. Phần cuối toa thuốc ghi tên bác sĩ Trâm.
Sau đó, chúng tôi đến khám bệnh tại khoa khám theo yêu cầu của Bệnh viện Da liễu TP.HCM, tình hình cũng diễn ra tương tự. Sau một thời gian chờ đợi, khi đến lượt tôi, bác sĩ nhìn và hỏi: “Em khám gì?”, tôi trả lời: “Mặt em hay bị nổi mụn”. Cũng chẳng cần hỏi xem mặt tôi bị mụn lâu chưa, từng chữa thuốc gì, có gia đình hay chưa..., bác sĩ T.T.H.H. chỉ nói cộc lốc: “Mặt bị mụn, có sẹo”, sau đó kê toa cho tôi một loại sữa rửa mặt và bốn loại thuốc. Lời dặn duy nhất là: “Rửa mặt sáng tối, kiêng chất ngọt, béo”. Ước chừng thời gian khám mà bác sĩ H. dành cho tôi chưa đến 20 giây.
Hậu quả tai hại
Chính vì cái kiểu khám bệnh, định bệnh mà tôi tận mắt chứng kiến đã đưa đến những hậu quả phũ phàng. Bà Đ.T.K.Q. (ngụ ở Xuân Lộc, Đồng Nai) đau khổ kể rằng vợ chồng bà phải đi điều trị hiếm muộn tại Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, tốn rất nhiều tiền và sau hai lần bị hư thai mới sinh được hai đứa con. Do sinh thiếu tháng nên hai bé được chuyển sang Bệnh viện Nhi Đồng (Đồng Nai) để chăm sóc.
Suốt 59 ngày hai bé nằm điều trị tại đây, gia đình không hề được các y bác sĩ tư vấn đưa trẻ đi khám mắt ở bệnh viện tuyến trên để phát hiện sớm bệnh tăng võng mạc ở trẻ sinh non. Khi đưa hai con về nhà, được những người quen góp ý, gia đình bà Q. mới tá hỏa cho hai bé nhập viện Nhi Đồng 1 TP.HCM. Các bác sĩ ở đây kết luận hai bé cùng bị mù hai mắt do đã qua giai đoạn chữa trị bằng tia laser. Nhận được đơn khiếu nại của gia đình bệnh nhân, Bệnh viện Nhi Đồng (Đồng Nai) thừa nhận thiếu sót là bác sĩ điều trị đã không giải thích cho người nhà biết ở giai đoạn từ 4-6 tuần bệnh nhi sinh non sẽ có các nguy cơ mắc bệnh tăng võng mạc.
Chị P.T.X., 24 tuổi, ngụ ở Q.12, TP.HCM, cho biết ngày 8-3 chị vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ (TP.HCM) khi bị đau bụng dữ dội vùng hố chậu phải. Tại đây bác sĩ đã chẩn đoán ban đầu chị bị “u nang buồng trứng phải”. Tuy nhiên, trong lúc phẫu thuật các bác sĩ đã cắt bỏ nang buồng trứng bên trái mà không một lời giải thích. Năm ngày sau, chị X. bị đau nhiều ở vùng hố chậu phải.
Khi đến siêu âm tại Bệnh viện Hùng Vương chị mới được biết buồng trứng phải của mình vẫn còn và đang được Bệnh viện Hùng Vương theo dõi, điều trị khối u. Hiện người phụ nữ trẻ này đang suy sụp, lo sợ nếu phải mổ lần nữa thì khả năng sinh con của chị không còn.
Một bác sĩ của Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương TP.HCM cũng nói ông từng gặp những bệnh nhân bị quên ống thông JJ (ống thông lòng niệu quản) trong người suốt 1-2 năm vì bác sĩ điều trị khi đặt ống thông JJ quên dặn bệnh nhân đến thời hạn phải trở lại bệnh viện để lấy ra. Đến khi bệnh nhân có triệu chứng đi tiểu buốt, gắt, khó chịu, phải đến bệnh viện thì “vật lạ” mới được phát hiện…
Chỉ từ tháng 4 đến tháng 5-2010, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục phản ánh về những sai sót của bác sĩ trong quá trình tiếp nhận, điều trị cho bệnh nhân. Cụ thể, một bệnh nhân tại TP.HCM bị đau ruột thừa cấp nhưng phải chạy đến bốn bệnh viện mới được tiếp nhận. Một cháu bé bị gãy tay vào cấp cứu tại Bệnh viện Q.12 nhưng êkip trực lại bảo bệnh nhân “về đi, mai vào bó bột”. Gần đây nhất là vụ bỏ quên gạc trong bụng bệnh nhân sau khi mổ tại Bệnh viện Nhân dân 115.
Không thể hành nghề như cái máy
Theo bác sĩ Vũ Trí Thanh - giảng viên Trường đại học Y dược TP.HCM, quá trình hỏi về diễn tiến bệnh của người bệnh từ xưa đến nay luôn quan trọng trong khám, chẩn đoán bệnh. Qua thăm khám (nhìn, sờ, gõ, nghe) bác sĩ sẽ phát hiện những dấu hiệu thực thể để hướng đến những chẩn đoán phân biệt, sau đó mới chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng hỗ trợ để đoán chính xác bệnh. Nếu không hỏi bệnh nhân kỹ có thể sẽ để sót bệnh và lạm dụng các xét nghiệm cận lâm sàng.
Một tình trạng khá phổ biến hiện nay trong giới bác sĩ, đặc biệt ở các bác sĩ trẻ, là ít trao đổi hỏi thăm bệnh nhân mà có xu hướng lạm dụng các phương tiện cận lâm sàng (xét nghiệm, chụp X-quang…). Khi thiếu quan hệ về mặt con người giữa bác sĩ và bệnh nhân thì bác sĩ gần giống như robot và thực hiện nghề nghiệp như một cái máy.
Bác sĩ Thanh cho rằng tình trạng quá tải của các bệnh viện hiện nay cũng là một nguyên nhân đáng kể góp phần làm nhiều bác sĩ trở thành robot. Trong quá trình công tác ở Bệnh viện Đại học Y dược, bác sĩ Thanh đã gặp rất nhiều bệnh nhân được bác sĩ chỉ định hàng loạt xét nghiệm để tìm bệnh trong khi phần chẩn đoán bệnh lại bị bỏ trống. Điều này cho thấy nhiều bác sĩ không chịu hỏi bệnh nhân mà lo chỉ định làm xét nghiệm.
Bác sĩ Phan Văn Nghiệm, trưởng phòng nghiệp vụ y Sở Y tế TP.HCM, cho rằng tình trạng quá tải ở nhiều bệnh viện dẫn đến việc khám bệnh qua loa ở một số y bác sĩ là có thật, tuy không phải là tất cả. Một bác sĩ có khi phải khám đến hơn 100 bệnh nhân/ngày nên khó có thể tư vấn đầy đủ cho bệnh nhân. Dù tỏ ra thông cảm với áp lực đông bệnh nhân nhưng bác sĩ Nghiệm cũng nói việc hỏi bệnh có hai ba câu là rất tắc trách, đáng cảnh báo. Dù mệt nhọc thế nào đi nữa, người bác sĩ vẫn phải quan tâm đến bệnh nhân. Để điều trị bệnh có hiệu quả, vấn đề tâm lý của người bệnh cũng rất quan trọng, nếu các bác sĩ không giải tỏa được tâm lý có thể làm cho bệnh nặng thêm.
Chiều 22-6, trong vai một người bị đau cột sống, tôi đến Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM khám bệnh. Sau khi đăng ký và đóng tiền khám, tôi được phát số thứ tự 185 và ngồi chờ ở phòng khám cột sống B.
Một phút và 20 giây
Vừa vào đến phòng khám tôi đã nghe giọng nói khó chịu của một nữ bác sĩ khi dặn bệnh nhân: “Bà về tập cái cổ, không tập thì ráng chịu”. Rồi quay sang một phụ nữ vừa đưa mẹ vào khám nhưng thiếu thủ tục nào đó: “Bà này là mẹ cô phải không? Bà ấy không biết gì hết, cô đưa bà ấy đi theo để làm đủ thủ tục”. Tôi nhìn vào bảng tên bác sĩ thì bảng tên bị đeo quay ngược vào trong.
Đến lượt tôi, bác sĩ hỏi: “Khám bệnh gì?”. Tôi trả lời: “Em bị đau cột sống lưng”. Bác sĩ hỏi tiếp: “Làm nghề gì?”. “Dạ, kế toán”. “Cúi lưng xuống xem sao”. Tôi cúi gập hẳn lưng xuống, bà bác sĩ “ra chỉ thị” đi chụp X-quang. Tôi hỏi: “Chụp X-quang xong quay lại đây hả bác sĩ?”. “Đương nhiên”- bà ấy cụt lủn trả lời.
Khi bệnh nhân đông như thế này, nếu bác sĩ thiếu y đức thì việc khám bệnh siêu tốc rất dễ xảy ra
Hơn một giờ sau, tôi cầm kết quả chụp X-quang trở lại phòng khám thì thấy bà bác sĩ đang la một người đàn ông chừng 40 tuổi: “Chụp mới ra bệnh, không chụp là không ra bệnh đâu. Chụp đâu có ảnh hưởng, có chết gì đâu… Hiểu chưa?”.
Người đàn ông có vẻ cam chịu, chỉ biết cúi mặt nghe bà bác sĩ nói: “Bây giờ không chụp, mai mốt vào mổ tôi không cho nhập viện đâu”. Người đàn ông lẳng lặng bước ra ngoài. Lúc đó, chuông điện thoại của một phụ nữ đang ngồi đợi trong phòng khám bỗng reo lên. Người phụ nữ đứng dậy chưa kịp ra khỏi phòng, bà bác sĩ đã quát: “Ra ngoài đi, ồn ào quá”. Sau đó bà quay sang nói với nhân viên nhận sổ khám bệnh: “Tôi không khám cho bà đó đâu, để bác sĩ ngoài giờ khám”.
Đến lượt tôi đưa kết quả chụp X-quang, bà bác sĩ nhìn qua và nhận xét: “Không đến nỗi nào”, rồi cắm cúi ghi toa thuốc. Không nhận được một lời tư vấn, giải thích về bệnh tình của mình, tôi thắc mắc: “Em có bị bệnh không, bác sĩ?”.
Lúc này bà mới nói: “Bị đau do gắng sức. Đừng ngồi lâu liên tục, không ngồi chồm hổm, nhớ không? Cho thuốc này uống…”. Rồi. Xong. Về. Chưa đến một phút! Tôi bước ra phòng khám mở sổ khám bệnh thấy bác sĩ kê hàng loạt tên thuốc, dưới phần lời dặn bác sĩ viết chữ ngoằn ngoèo tới mức tôi không thể đọc nổi từ nào. Phần cuối toa thuốc ghi tên bác sĩ Trâm.
Sau đó, chúng tôi đến khám bệnh tại khoa khám theo yêu cầu của Bệnh viện Da liễu TP.HCM, tình hình cũng diễn ra tương tự. Sau một thời gian chờ đợi, khi đến lượt tôi, bác sĩ nhìn và hỏi: “Em khám gì?”, tôi trả lời: “Mặt em hay bị nổi mụn”. Cũng chẳng cần hỏi xem mặt tôi bị mụn lâu chưa, từng chữa thuốc gì, có gia đình hay chưa..., bác sĩ T.T.H.H. chỉ nói cộc lốc: “Mặt bị mụn, có sẹo”, sau đó kê toa cho tôi một loại sữa rửa mặt và bốn loại thuốc. Lời dặn duy nhất là: “Rửa mặt sáng tối, kiêng chất ngọt, béo”. Ước chừng thời gian khám mà bác sĩ H. dành cho tôi chưa đến 20 giây.
Hậu quả tai hại
Chính vì cái kiểu khám bệnh, định bệnh mà tôi tận mắt chứng kiến đã đưa đến những hậu quả phũ phàng. Bà Đ.T.K.Q. (ngụ ở Xuân Lộc, Đồng Nai) đau khổ kể rằng vợ chồng bà phải đi điều trị hiếm muộn tại Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, tốn rất nhiều tiền và sau hai lần bị hư thai mới sinh được hai đứa con. Do sinh thiếu tháng nên hai bé được chuyển sang Bệnh viện Nhi Đồng (Đồng Nai) để chăm sóc.
Suốt 59 ngày hai bé nằm điều trị tại đây, gia đình không hề được các y bác sĩ tư vấn đưa trẻ đi khám mắt ở bệnh viện tuyến trên để phát hiện sớm bệnh tăng võng mạc ở trẻ sinh non. Khi đưa hai con về nhà, được những người quen góp ý, gia đình bà Q. mới tá hỏa cho hai bé nhập viện Nhi Đồng 1 TP.HCM. Các bác sĩ ở đây kết luận hai bé cùng bị mù hai mắt do đã qua giai đoạn chữa trị bằng tia laser. Nhận được đơn khiếu nại của gia đình bệnh nhân, Bệnh viện Nhi Đồng (Đồng Nai) thừa nhận thiếu sót là bác sĩ điều trị đã không giải thích cho người nhà biết ở giai đoạn từ 4-6 tuần bệnh nhi sinh non sẽ có các nguy cơ mắc bệnh tăng võng mạc.
Chị P.T.X., 24 tuổi, ngụ ở Q.12, TP.HCM, cho biết ngày 8-3 chị vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ (TP.HCM) khi bị đau bụng dữ dội vùng hố chậu phải. Tại đây bác sĩ đã chẩn đoán ban đầu chị bị “u nang buồng trứng phải”. Tuy nhiên, trong lúc phẫu thuật các bác sĩ đã cắt bỏ nang buồng trứng bên trái mà không một lời giải thích. Năm ngày sau, chị X. bị đau nhiều ở vùng hố chậu phải.
Khi đến siêu âm tại Bệnh viện Hùng Vương chị mới được biết buồng trứng phải của mình vẫn còn và đang được Bệnh viện Hùng Vương theo dõi, điều trị khối u. Hiện người phụ nữ trẻ này đang suy sụp, lo sợ nếu phải mổ lần nữa thì khả năng sinh con của chị không còn.
Một bác sĩ của Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương TP.HCM cũng nói ông từng gặp những bệnh nhân bị quên ống thông JJ (ống thông lòng niệu quản) trong người suốt 1-2 năm vì bác sĩ điều trị khi đặt ống thông JJ quên dặn bệnh nhân đến thời hạn phải trở lại bệnh viện để lấy ra. Đến khi bệnh nhân có triệu chứng đi tiểu buốt, gắt, khó chịu, phải đến bệnh viện thì “vật lạ” mới được phát hiện…
Chỉ từ tháng 4 đến tháng 5-2010, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục phản ánh về những sai sót của bác sĩ trong quá trình tiếp nhận, điều trị cho bệnh nhân. Cụ thể, một bệnh nhân tại TP.HCM bị đau ruột thừa cấp nhưng phải chạy đến bốn bệnh viện mới được tiếp nhận. Một cháu bé bị gãy tay vào cấp cứu tại Bệnh viện Q.12 nhưng êkip trực lại bảo bệnh nhân “về đi, mai vào bó bột”. Gần đây nhất là vụ bỏ quên gạc trong bụng bệnh nhân sau khi mổ tại Bệnh viện Nhân dân 115.
Không thể hành nghề như cái máy
Theo bác sĩ Vũ Trí Thanh - giảng viên Trường đại học Y dược TP.HCM, quá trình hỏi về diễn tiến bệnh của người bệnh từ xưa đến nay luôn quan trọng trong khám, chẩn đoán bệnh. Qua thăm khám (nhìn, sờ, gõ, nghe) bác sĩ sẽ phát hiện những dấu hiệu thực thể để hướng đến những chẩn đoán phân biệt, sau đó mới chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng hỗ trợ để đoán chính xác bệnh. Nếu không hỏi bệnh nhân kỹ có thể sẽ để sót bệnh và lạm dụng các xét nghiệm cận lâm sàng.
Một tình trạng khá phổ biến hiện nay trong giới bác sĩ, đặc biệt ở các bác sĩ trẻ, là ít trao đổi hỏi thăm bệnh nhân mà có xu hướng lạm dụng các phương tiện cận lâm sàng (xét nghiệm, chụp X-quang…). Khi thiếu quan hệ về mặt con người giữa bác sĩ và bệnh nhân thì bác sĩ gần giống như robot và thực hiện nghề nghiệp như một cái máy.
Bác sĩ Thanh cho rằng tình trạng quá tải của các bệnh viện hiện nay cũng là một nguyên nhân đáng kể góp phần làm nhiều bác sĩ trở thành robot. Trong quá trình công tác ở Bệnh viện Đại học Y dược, bác sĩ Thanh đã gặp rất nhiều bệnh nhân được bác sĩ chỉ định hàng loạt xét nghiệm để tìm bệnh trong khi phần chẩn đoán bệnh lại bị bỏ trống. Điều này cho thấy nhiều bác sĩ không chịu hỏi bệnh nhân mà lo chỉ định làm xét nghiệm.
Bác sĩ Phan Văn Nghiệm, trưởng phòng nghiệp vụ y Sở Y tế TP.HCM, cho rằng tình trạng quá tải ở nhiều bệnh viện dẫn đến việc khám bệnh qua loa ở một số y bác sĩ là có thật, tuy không phải là tất cả. Một bác sĩ có khi phải khám đến hơn 100 bệnh nhân/ngày nên khó có thể tư vấn đầy đủ cho bệnh nhân. Dù tỏ ra thông cảm với áp lực đông bệnh nhân nhưng bác sĩ Nghiệm cũng nói việc hỏi bệnh có hai ba câu là rất tắc trách, đáng cảnh báo. Dù mệt nhọc thế nào đi nữa, người bác sĩ vẫn phải quan tâm đến bệnh nhân. Để điều trị bệnh có hiệu quả, vấn đề tâm lý của người bệnh cũng rất quan trọng, nếu các bác sĩ không giải tỏa được tâm lý có thể làm cho bệnh nặng thêm.