Khám phá hang động Vú Làn ở Quảng Bình

10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
Khám phá hang động Vú Làn ở Quảng Bình
28/07/2009 14:17:27
- Không chỉ có di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được mệnh danh là “vương quốc hang động", trong nhiều cánh rừng nguyên sinh khác ở Quảng Bình, người dân bản địa và các nhà thám hiểm đã phát hiện ra nhiều hang động mới đẹp và kỳ ảo không kém các hang động ở vùng núi đá vôi Phong Nha – Kẻ Bàng. Mời quí vị và các bạn cùng Bee khám phá những hang động mới phát hiện ở vùng núi Vú Làn thuộc xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.


Từ thành phố Đồng Hới theo đường Hồ Chí Minh hướng tây bắc khoảng 100km là đến địa phận xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa. Xuyên rừng hơn 10km bằng ô tô và phải đi bộ hơn 30 phút nữa chúng tôi mới đến được vùng núi Vú Làn, nơi có ba hang động mới vừa được công bố.
Thiên nhiên hùng vĩ với vô vàn hình ảnh kỳ thú cuốn hút chúng tôi trong suốt cuộc hành trình. Người dân nơi đây kể rằng, ngày xưa trong vùng núi có hai chị em gái, người chị tên là Vú, người em tên là Làn (người dân nơi đây thường lấy tên các bộ phận trên cơ thể để đặt tên con, Làn tiếng địa phương có nghĩa là lưỡi). Trên đường hái củi, qua hang động ngày, người em bị sẩy chân, chìm xuống nước. Người chị thấy thế lao ra cứu em. Cả hai chị em bị nước cuốn vào trong động.
Từ đó dân làng gọi tên vùng núi này là núi Vú Làn và lưu truyền những chuyện kỳ bí, linh thiêng trong động. Cũng từ đó, nơi đây trở nên hoang vu, rừng nguyên sinh nguyên vẹn vì không ai dám vào chặt phá. Vào dịp đầu năm, dân làng thường vào cửa rừng tổ chức lễ cúng tế, cầu cho làng được yên lành, dân làng làm ăn phát đạt. Tục lệ đó vẫn được duy trì đến ngày nay.
Hang động đầu tiên có tên là Hung Ton (Hung tiếng địa phương nghĩa là thung lũng và Ton là con Tê tê). Đây là thung lũng với nhiều ngọn núi đá vôi có hình dáng giống con tê tê. Nhìn từ bên ngoài, cửa động nhỏ bé nhưng càng vào trong, không gian mở ra rộng lớn và sâu thăm thẳm. Hai bên vòm động là hình ảnh tuyệt mỹ của thạch nhũ, với vẻ đẹp kỳ ảo như ẩn chứa nhiều bí ẩn của tạo hóa.
Rời hang Hung Ton, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình đến với những hang động khác. Sau khoảng hai giờ đồng hồ vượt nhiều dốc đá, xuyên qua những cánh rừng già còn nguyên sơ với nhiều cây gỗ quý hàng trăm năm tuổi là đến động nước ngầm Vú Làn, một hình ảnh tuyệt đẹp, nên thơ của tạo hóa. Sâu thẳm trong hang động là dòng nước ngầm mát lạnh chảy xuyên qua núi đá. Đến trước cửa động, dòng suối tuôn trào, tràn qua các triền đá tạo thành những làn nước đẹp mỹ miều. Cũng trong khu vực này, còn có nhiều thác nước lớn nhỏ khác như thác Ba Gáy, thác Nàng Rưng… Dòng nước thác ngày đêm ầm ào như một bản hùng ca của khu rừng già.
Điểm đến tiếp theo là động khô Vú Làn, hang động lớn nhất ở đây. Những hình thù được tạo nên từ thạch nhũ khơi gợi trí tưởng tượng của con người. Ta có cảm giác như đang lạc vào chốn thần tiên, nhưng lại bắt gặp những hình ảnh dung dị, gần gũi của ngư dân đang chài lưới trên sông, bác nông dân gặt hái trên cánh đồng và hình ảnh các phật ông, phật bà nơi cõi thiêng… Điều đặc biệt ở hang động này là nhiều rặng thạch nhũ ở đây tráng lệ, trong suốt như pha lê và phát ra âm thanh kỳ bí.
Càng vào sâu, hang động Vú Làn càng thông rộng. Những hình thù đa dạng và đồ sộ của hệ thống thạch nhũ để lại ấn tượng sâu đậm với những ai dù chỉ một lần được nhìn thấy nó.
Rời hang động Vú Làn, cảm giác của chúng tôi là ngỡ ngàng, choáng ngợp trước thiên nhiên kỳ thú. Quảng Bình là vùng đất tiềm ẩn nhiều giá trị văn hóa, lịch sử và nhiều tiềm năng du lịch sinh thái. Ngoài 300 hang động lớn nhỏ ở rừng nguyên sinh Phong Nha – Kẻ Bàng, hơn 470 ngàn héc ta rừng tự nhiên, với diện tích rừng trên núi đá vôi rộng lớn ẩn chứa trong lòng nó nhiều hang động đẹp, kỳ vĩ.
Theo lời ông Lê Hùng Phi, giám đốc sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Bình, tỉnh đang chỉ đạo chính quyền địa phương và các ngành chức năng quản lý và bảo vệ tốt các hang động để phục vụ cho chiến lược khai thác du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm trong những năm tới.

 
10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Khám phá hang động Vú Làn ở Quảng Bình

Cận cảnh động Vú Làn qua ảnh
29/07/2009 17:48:52
- Mời độc giả chiêm ngưỡng những hình ảnh tuyệt đẹp về động Vú Làn.

TIN LIÊN QUAN
PV cùng cán bộ UBND huyện Minh Hóa trước của đọng Hung Ton
Mặt nền trong hang Hung Ton, nhiều chỗ được tạo thành như ruộng bậc thang.
Hai bên vòm động Hung Ton, những hình dạng được tạo thành từ thạch nhủ rất đa dạng.
Động nước Vú Làn, đến nay chưa được khám phá.
Thác Ba Gáy, một hình ảnh tuyệt đẹp trong vùng núi Vú Làn

Thác Nàng Rưng, rất thú vị khi được dầm mình trong nguồn nước mát lạnh bắt nguồn từ trong núi đá.
Cửa động Vú Làn khô, hang động lớn nhất ở vùng núi này.
Dòng suối vàng óng ánh được tạo thành từ thạch nhủ trong hang Vú Làn
vô vàn những hình thù được tạo thành từ thạch nhủ trong hang Vú Làn
Dòng sông cát trong động Vú Làn

  • Nguyễn Sơn
http://www.bee.net.vn/channel/2122/2009/07/1714622/
 
10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Khám phá hang động Vú Làn ở Quảng Bình

Dùng sông ngầm động Vú Làn chống hạn cho miền Trung
29/07/2009 17:14:46

- Có rất nhiều những chứng cứ khoa học để có thể khẳng định về sự tồn tại của một dòng sông ngầm tại hang động Vú Làn, thuộc xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Đây có thể là nguồn dự trữ nước rất lớn, đặc biệt ý nghĩa với một vùng khô hạn như Quảng Bình và các tỉnh miền Trung.

TIN LIÊN QUAN


Xem những bức ảnh tuyệt đẹp về động Vú Làn tại đây

Xem clip khám phá động Vú Làn tại đây
GS. TS Nguyễn Quang Mỹ, Chủ tịch Hội địa lý Việt Nam, một nhà địa lý hoạt động trên 40 năm trong lĩnh vực hang động giải thích, sở dĩ khu vực hang động tại Quảng Bình núi chung và hang động Vũ Làn nói riêng có sự hình thành dòng sông ngầm một phần do được bổ sung lượng mưa từ bên Lào chảy sang.

Lượng nước này luôn được bổ sung đảm bảo cho dòng sông ngầm luôn đầy nước.
Cuộc khảo sát hơn 10 năm của của các nhà hang động Việt Nam và thế giới, ở một số hang động cũng đã phát hiện có những dòng sông ngầm ở bên trong mà điển hình là khu vực núi đá vôi Phong Nha- Kẻ Bàng, hang Vòm, hang Khe Ry… với chiều dài dòng chảy lên đến 20.000km.

Thác Ba Gáy, một hình ảnh tuyệt đẹp trong vùng núi Vú Làn. Ảnh: Nguyễn Sơn Theo ông Mỹ, trữ lượng nước của dòng sông ngầm này không thua kém những con sông ở vùng đồng bằng, đủ cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong vùng.
Chưa kể, chất lượng nước ở dòng sông ngầm sẽ tốt hơn nhiều so với nguồn nước ngầm vẫn khai thác ở vùng đồng bằng do không bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường, đặc biệt nguồn nước này sẽ rất giàu chất khoáng. Tuy nhiên, vẫn cần có những nghiên cứu, kiểm tra chất lượng nước để đưa ra các giải pháp xử lý trước khi đưa vào sử dụng.

Được biết, trên thế giới như Mỹ, Anh và gần chúng ta nhất là Malaysia, Trung Quốc, việc khai thác nguồn nước ở những dòng sông ngầm đã rất phổ biến. Tại Việt Nam, trước tình hình khan hiếm nước, một số địa phương cũng chủ động khai thác nguồn nước sẵn có trong lòng các dãy núi đá vôi như ở Lạng Sơn, dùng bơm công suất lớn bơm nước lên sử dụng hay ở Sơn La, đắp đập, dẫn nước về bản.
Cũng có thể sử dụng nguồn nước của các dòng sông ngầm để làm thủy điện, cung cấp điện cho vùng sâu vùng xa nơi mà lưới điện quốc gia chưa thể vươn tới. .
“Song đó là mặt lý thuyết, còn thực tế thì sẽ rất tốn kém nên cần cân nhắc bài toán kinh tế này”- GS Mỹ cho biết.
"Sự hình thành của các cảnh quan tuyệt đẹp tại hang động Vú Làn được hình thành qua 3 giai đoạn. Thứ nhứ nhất là quá trình hình thành đá vôi (khoảng 300 triệu năm; thứ hai là quá trình vận động tạo sơn (tạo núi), quá trình nứt nẻ tạo các khe nứt (khoảng 20- 30 triệu năm); cuối cùng là quá trình rửa lũa bằng nước mưa, nước sông từ các khe nứt tạo thành nhũ đá có hình thù đặc sắc như ngày nay (khoảng 3- 4 triệu năm)" - GS Nguyễn Quang Mỹ.

  • Thu Ba
 
Top