metyruoi
Active Member
Cơ thể con người luôn chứa đựng đầy những bí ẩn hay ho đến bất ngờ!
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng tất cả loài người đều có nguồn gốc da đen. Điều này phù hợp với thực tế tiến hóa là con người đầu tiên xuất hiện ở châu Phi. Nước da trắng đơn thuần là kết quả của việc di chuyển xa khỏi Xích đạo.
Nếu papa của chúng mình không thể nhớ ra ngày cầu hôn với mama, hãy nhắc papa thử quỳ gối giống như lúc papa làm việc đó. Tất cả các vùng ký ức của con người đều gắn liền với giác quan. Một mùi hương hay âm thanh có thể khơi dậy những ký ức khi còn trẻ thơ. Một nghiên cứu mới đây cho thấy con người sẽ nhớ ra mọi việc nhanh và chính xác hơn khi thực hiện một động tác tương tự với lúc diễn ra sự việc đó.
Những cô gái tóc vàng hoe không chỉ hài hước hơn mà còn có nhiều tóc hơn người khác. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng màu tóc quyết định đến mật độ tóc của con người.
Trung bình, một người có khoảng 100.000 nang tóc. Mỗi nang tóc này có thể sản sinh ra 20 sợi tóc trong suốt vòng đời con người. Đối với những người tóc vàng, họ có thể có tới 146.000 nang tóc trong khi những người tóc đen, nâu chỉ có khoảng 100.000 nang. Những người tóc đỏ thường có mái tóc mỏng nhất với khoảng 86.000 nang.
Cũng giống như dấu vân tay, mọi người đều có một dạng vân lưỡi riêng biệt.
Không chỉ có thú nuôi trong nhà bạn mà ngay cả chính bạn cũng phải đối mặt với vấn đề lột da này. Con người thay khoảng 681 gam da mỗi năm. Do vậy, một người nếu thọ đến 70 tuổi sẽ thay khoảng 47,67 kg da.
Bằng cách sử dụng camera cảm ứng, các nhà khoa học Nhật Bản đã chứng minh được cơ thể con người tỏa ra ánh sáng. Tuy nhiên, thứ ánh sáng này quá yếu để có thể nhận biết bằng mắt thường. Những bức ảnh đáng ngạc nhiên về hiện tượng phát quang sinh học ở con người đã được công bố cách đây không lâu.
Trong nhiều năm qua, mặc dù đã có các nghiên cứu về việc tất cả các sinh vật sống đều sản sinh ra một lượng nhỏ ánh sáng do phản ứng hóa học giữa các tế bào, đây mới là lần đầu tiên lý thuyết đó được chứng minh bằng các bức ảnh rõ nét. Chính vì vậy mà khi ở trong tình trạng mất điện, bạn vẫn có thể nhìn thấy được người thân, bạn bè nếu để ý kỹ.
Khi sinh ra, chúng ta có 350 xương. Theo thời gian, các xương sẽ nối lại với nhau trong suốt quá trình trưởng thành nên thực tế, chúng ta chỉ có 206 xương mà thôi.
Bạn có biết rằng cứ sau 3 - 4 ngày, bạn lại có một lớp lót dạ dày mới? Nếu không có sự thay thế này, các loại axit mạnh có khả năng tiêu hóa thức ăn sẽ “kiêm” luôn nhiêm vụ tiêu hóa dạ dày của bạn.
Ruột non có chiều dài gấp khoảng 4 lần chiều cao của một người trưởng thành. Nếu nó không bị quấn lại mà kéo dài ra thì chiều dài của nó khoảng 5,5 m đến khoảng 7 m. Khi đó, ruột non sẽ không thể chứa vừa vào khoang bụng, khiến cho mọi thứ trở nên hỗn độn.
Luồng khí sản sinh ra khi con người hắt xì có thể đạt vận tốc lên tới 161 km/giờ. Vì vậy, các bạn không nên nhịn hắt xì hơi bởi như thế, đôi tai sẽ phải gánh chịu một lực tác động rất lớn. Điều này có thể dẫn đến các nguy cơ mắc bệnh xoang.
Chưa kể, việc hắt xì hơi là phản ứng của cơ thể giúp giải phóng các vi khuẩn trong cơ thể bạn. Nếu bạn “ngăn chặn” việc này, chẳng khác nào chúng ta sẽ “hít “ lại vi khuẩn vào trong, dẫn đến nhiễm trùng tai.
Và cuối cùng...
Tiến hóa không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Nếu hoàn hảo, có lẽ con người đã có cánh thay vì mọc răng khôn. Trước kia, răng khôn được xem là một loại răng hàm có ích để nghiền thức ăn. Tuy nhiên, qua quá trình tiến hóa, não bộ con người đã thay đổi, từ đó khiến cấu trúc xương hàm cũng thay đổi theo và trở nên hẹp hơn. Từ đó, những chiếc răng khôn trở nên thừa thãi.
http://kenh14.vn/c114/20110927045344...-con-nguoi.chn