- 78
- 0
- 0
XiaoSinAFC
New Member
Người phụ nữ bình thường nuôi con một mình đã biết bao cơ cực huống chi là người tật nguyền. Miếng cơm manh áo đi một nhẽ, lại còn lời ong tiếng ve của những kẻ không thấu sự tình.
Gần 3 năm qua, hai mẹ con người đàn bà tật nguyền ấy không phải là sống mà là “tồn tại”, “tồn tại” trong căn nhà mượn rách nát mà ở trong nhà ngày đông thì như ở giữa cánh đồng, còn ngày mưa thì như trên cái ao làng….
Chị Vũ Thị Tuyên đã từng yêu và được yêu. Một cô gái tật nguyền do di chứng chất độc da cam, một chàng trai thấp bé nhẹ cân mắc chứng nói ngọng từ nhỏ… Như một đôi đũa cọc cạch nhưng họ đã là hạnh phúc của nhau nếu không vấp phải sự phản đối kịch liệt của gia đình anh. Đã bao lần mẹ anh tới gặp chị, buông những lời nghiệt ngã, xúc phạm chỉ vì chị tật nguyền, chị bị nhiễm chất độc da cam nhưng cả hai người chẳng sờn lòng…
Cuộc đời nào có ai ngờ…
Khi một mầm sống đang bắt đầu hòa cùng nhịp đập cơ thể chị cũng là lúc anh buông xuôi. Siêu âm, biết là con trai, gọi điện cho anh thì cũng là lúc chị hay tin anh nghe lời mẹ lấy một cô gái xa lạ làm vợ. Mọi liên lạc bị cắt đứt từ đó, anh buông tay chị ngã gục mà không một lần ngoảnh lại. Biết bao lần trắng đêm, chị khóc… Khóc như để nước mắt làm nhòa đi hình ảnh của người đàn ông chị đã từng tin tưởng, gửi gắm…
Tật nguyền, sức khỏe yếu nên mỗi khi con quấy chị Vũ Thị Tuyên phải nhờ mẹ dỗ giùm
Bị phụ bạc nhưng chưa một lần chị Tuyên có ý định bỏ đi mầm sống trong cơ thể mình. Thương bố mẹ già ở quê vẫn phải nuôi các em đi học, chị Tuyên không muốn trở thành gánh nặng của gia đình. Trong tay chị lúc đó không có gì ngoài nghề cắt tóc mà chị học được ở lớp dạy nghề cho người khuyết tật. Chị tiếp tục mượn nhà mở quán cắt tóc ngoài thị trấn. Sức khỏe yếu thân gái dặm trường, trong thời gian mang bầu chị Tuyên như đã chạm đến đáy của cái sự cực ở đời. Bụng to, chân đau có những lần chị phải di chuyển bằng cách vừa bò vừa lê. Nước mắt lã chã rơi, chị nghĩ mà tủi phận…
Chị mang bầu tháng thứ 6 thì bố chị qua đời. Lúc này người đàn bà tật nguyền bụng mang dạ chửa lại trở thành chỗ dựa cho mẹ và các em. Những cú sốc liên tiếp cộng với sức khỏe yếu nên chị sinh non ở tháng thứ 7. Cháu bé phải nuôi lồng kính. Ở bệnh viện, nhìn ra thấy cảnh gia đình người ta nội ngoại đuề huề, ngoảnh lại nhìn mình, chỉ có mẹ già còm cõi từ quê lên chăm. Chuyện cô gái tật nguyền sinh con trai, cả thị trấn đều biết. Ấy nhưng, gia đình anh dù chỉ cách bệnh viện vài bước chân mà không một ai tới thăm hỏi. Chị khóc không thành tiếng…
Căn nhà tối tàn này vừa là nơi ở vừa là nơi làm việc của chị Tuyên. Tuy nhiên nó cũng chỉ là đi mượn
Chị đặt tên con là Vũ Nhật Minh với mong muốn cuộc đời con luôn có những ánh sáng ấm áp. Từ ngày có con, cuộc sống của chị càng trở nên chật vật hơn. Chị Tuyên từ trước tới nay là cả ổ bệnh: nào là rối loạn vành cơ tim, rồi thì huyết áp thấp, suy nhược cơ thể. Trên người chị quanh năm suốt tháng nổi ngứa những nốt ban đỏ. Bé Nhật Minh do sinh thiếu tháng lại không có điều kiện bồi dưỡng nên nhìn gầy gò, ốm yếu. Hết mẹ lại tới con, tháng nào cũng phải cắp nhau đi bệnh viện… Mà cũng chỉ loanh quanh ở bệnh viện tuyến huyện rồi tuyến tỉnh mà không có điều kiện ra Hà Nội khám chữa bệnh.
Cuộc sống của hai mẹ con chị Tuyên hiện chỉ trông vào 491.000 đồng tiền hỗ trợ chất độc da cam. Quán cắt tóc của chị, phần do xập xệ phần do người ta không nỡ để một người tật nguyền lại ốm yếu phục vụ nên chẳng có bao nhiêu khách. Bé Nhật Minh đến nay đã hơn 3 tuổi nhưng chị Tuyên cũng không có tiền gửi bé đi nhà trẻ. Sức chị yếu cũng không trông nổi đứa con hiếu động, phải gửi hàng xóm và mấy cô bán nước vỉa hè. Có những hôm cõng con xuống bếp, chân đau, cả hai mẹ con ngã ở sau nhà. Nếu không vì tiếng khóc của bé Minh thì hàng xóm cũng không biết đến mà đưa hai mẹ con vào nhà.
Ngôi nhà rách mà hai mẹ con chị Tuyên đang ở hiện nay chỉ là nhà mượn. Tháng 8/2011 vừa qua, chị Vũ Thị Tuyên có trong danh sách được trợ cấp 20 triệu để xây nhà tình nghĩa với điều kiện là phải xây nhà mái bằng. Tuy nhiên, với tình hình vật giá như hiện nay, số tiền đó chỉ đủ để xây móng chứ chưa nói đến nhà mái bằng.
Số nợ chị vay để hai mẹ con tồn tại và chữa bệnh cho tới nay vẫn chưa có mảy may cơ hội có thể trả được nên hầu như chị không thể tiếp tục vay họ hàng hay bạn bè được. Nhìn cái bóng người đàn bà tật nguyền đổ xô đổ vẹo trên cái móng mới được khởi ai nhìn mà không khỏi chạnh lòng? “Người ta cho 20 triệu, làm tới đâu được thì làm chứ mẹ con em cũng chẳng biết làm như thế nào. Có còn hơn không chị ạ, không làm người ta thu lại tiền thì biết đến đời nào mới có một cái móng nhà?” – Chị Tuyên cho biết.
30 năm có mặt trên cuộc đời là 30 năm nhiều nỗi niềm của người đàn bà tật nguyền Vũ Thị Tuyên. Đến nay, khi đã có một đứa con, điều chị khát khao nhất có lẽ chính là một mái nhà của mẹ con chị theo đúng nghĩa của nó…
http://dantri.com.vn/c167/s167-520999/khao-khat-mot-mai-nha-cua-nguoi-me-tat-nguyen.htm
Gần 3 năm qua, hai mẹ con người đàn bà tật nguyền ấy không phải là sống mà là “tồn tại”, “tồn tại” trong căn nhà mượn rách nát mà ở trong nhà ngày đông thì như ở giữa cánh đồng, còn ngày mưa thì như trên cái ao làng….
Chị Vũ Thị Tuyên đã từng yêu và được yêu. Một cô gái tật nguyền do di chứng chất độc da cam, một chàng trai thấp bé nhẹ cân mắc chứng nói ngọng từ nhỏ… Như một đôi đũa cọc cạch nhưng họ đã là hạnh phúc của nhau nếu không vấp phải sự phản đối kịch liệt của gia đình anh. Đã bao lần mẹ anh tới gặp chị, buông những lời nghiệt ngã, xúc phạm chỉ vì chị tật nguyền, chị bị nhiễm chất độc da cam nhưng cả hai người chẳng sờn lòng…
Cuộc đời nào có ai ngờ…
Khi một mầm sống đang bắt đầu hòa cùng nhịp đập cơ thể chị cũng là lúc anh buông xuôi. Siêu âm, biết là con trai, gọi điện cho anh thì cũng là lúc chị hay tin anh nghe lời mẹ lấy một cô gái xa lạ làm vợ. Mọi liên lạc bị cắt đứt từ đó, anh buông tay chị ngã gục mà không một lần ngoảnh lại. Biết bao lần trắng đêm, chị khóc… Khóc như để nước mắt làm nhòa đi hình ảnh của người đàn ông chị đã từng tin tưởng, gửi gắm…
Tật nguyền, sức khỏe yếu nên mỗi khi con quấy chị Vũ Thị Tuyên phải nhờ mẹ dỗ giùm
Bị phụ bạc nhưng chưa một lần chị Tuyên có ý định bỏ đi mầm sống trong cơ thể mình. Thương bố mẹ già ở quê vẫn phải nuôi các em đi học, chị Tuyên không muốn trở thành gánh nặng của gia đình. Trong tay chị lúc đó không có gì ngoài nghề cắt tóc mà chị học được ở lớp dạy nghề cho người khuyết tật. Chị tiếp tục mượn nhà mở quán cắt tóc ngoài thị trấn. Sức khỏe yếu thân gái dặm trường, trong thời gian mang bầu chị Tuyên như đã chạm đến đáy của cái sự cực ở đời. Bụng to, chân đau có những lần chị phải di chuyển bằng cách vừa bò vừa lê. Nước mắt lã chã rơi, chị nghĩ mà tủi phận…
Chị mang bầu tháng thứ 6 thì bố chị qua đời. Lúc này người đàn bà tật nguyền bụng mang dạ chửa lại trở thành chỗ dựa cho mẹ và các em. Những cú sốc liên tiếp cộng với sức khỏe yếu nên chị sinh non ở tháng thứ 7. Cháu bé phải nuôi lồng kính. Ở bệnh viện, nhìn ra thấy cảnh gia đình người ta nội ngoại đuề huề, ngoảnh lại nhìn mình, chỉ có mẹ già còm cõi từ quê lên chăm. Chuyện cô gái tật nguyền sinh con trai, cả thị trấn đều biết. Ấy nhưng, gia đình anh dù chỉ cách bệnh viện vài bước chân mà không một ai tới thăm hỏi. Chị khóc không thành tiếng…
Căn nhà tối tàn này vừa là nơi ở vừa là nơi làm việc của chị Tuyên. Tuy nhiên nó cũng chỉ là đi mượn
Chị đặt tên con là Vũ Nhật Minh với mong muốn cuộc đời con luôn có những ánh sáng ấm áp. Từ ngày có con, cuộc sống của chị càng trở nên chật vật hơn. Chị Tuyên từ trước tới nay là cả ổ bệnh: nào là rối loạn vành cơ tim, rồi thì huyết áp thấp, suy nhược cơ thể. Trên người chị quanh năm suốt tháng nổi ngứa những nốt ban đỏ. Bé Nhật Minh do sinh thiếu tháng lại không có điều kiện bồi dưỡng nên nhìn gầy gò, ốm yếu. Hết mẹ lại tới con, tháng nào cũng phải cắp nhau đi bệnh viện… Mà cũng chỉ loanh quanh ở bệnh viện tuyến huyện rồi tuyến tỉnh mà không có điều kiện ra Hà Nội khám chữa bệnh.
Cuộc sống của hai mẹ con chị Tuyên hiện chỉ trông vào 491.000 đồng tiền hỗ trợ chất độc da cam. Quán cắt tóc của chị, phần do xập xệ phần do người ta không nỡ để một người tật nguyền lại ốm yếu phục vụ nên chẳng có bao nhiêu khách. Bé Nhật Minh đến nay đã hơn 3 tuổi nhưng chị Tuyên cũng không có tiền gửi bé đi nhà trẻ. Sức chị yếu cũng không trông nổi đứa con hiếu động, phải gửi hàng xóm và mấy cô bán nước vỉa hè. Có những hôm cõng con xuống bếp, chân đau, cả hai mẹ con ngã ở sau nhà. Nếu không vì tiếng khóc của bé Minh thì hàng xóm cũng không biết đến mà đưa hai mẹ con vào nhà.
Ngôi nhà rách mà hai mẹ con chị Tuyên đang ở hiện nay chỉ là nhà mượn. Tháng 8/2011 vừa qua, chị Vũ Thị Tuyên có trong danh sách được trợ cấp 20 triệu để xây nhà tình nghĩa với điều kiện là phải xây nhà mái bằng. Tuy nhiên, với tình hình vật giá như hiện nay, số tiền đó chỉ đủ để xây móng chứ chưa nói đến nhà mái bằng.
Số nợ chị vay để hai mẹ con tồn tại và chữa bệnh cho tới nay vẫn chưa có mảy may cơ hội có thể trả được nên hầu như chị không thể tiếp tục vay họ hàng hay bạn bè được. Nhìn cái bóng người đàn bà tật nguyền đổ xô đổ vẹo trên cái móng mới được khởi ai nhìn mà không khỏi chạnh lòng? “Người ta cho 20 triệu, làm tới đâu được thì làm chứ mẹ con em cũng chẳng biết làm như thế nào. Có còn hơn không chị ạ, không làm người ta thu lại tiền thì biết đến đời nào mới có một cái móng nhà?” – Chị Tuyên cho biết.
30 năm có mặt trên cuộc đời là 30 năm nhiều nỗi niềm của người đàn bà tật nguyền Vũ Thị Tuyên. Đến nay, khi đã có một đứa con, điều chị khát khao nhất có lẽ chính là một mái nhà của mẹ con chị theo đúng nghĩa của nó…
http://dantri.com.vn/c167/s167-520999/khao-khat-mot-mai-nha-cua-nguoi-me-tat-nguyen.htm