metyruoi
Active Member
Các bậc cha mẹ thường không thống nhất với nhau trong cách dạy con, kết quả là trẻ lợi dụng điều này và cãi lại: “Nhưng mẹ nói…” hay “Nhưng bố cho con làm”… Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ dễ sinh hư.
Quan điểm khác nhau trong dạy dỗ con cái thường dẫn tới những bất đồng và tranh cãi. Đó là vì mỗi người đều chịu ảnh hưởng của những cách giáo dục khác nhau mà đã “ăn vào máu” từ lúc còn nhỏ. Tuy nhiên, vì sự phát triển của con, sự hợp tác là rất cần thiết.
Dưới đây là những cách giúp chấm dứt sự căng thẳng mà có thể làm hư con cái:
- Dấu hiệu riêng. Hai vợ chồng cần thống nhất với nhau một ký hiệu nào đó để khi cuộc nói chuyện bắt đầu có biểu hiện “gay gắt” là tạm dừng.
- Lấy lại bình tĩnh trong phút tạm nghỉ. Bạn có thể đi đâu đó 1 lúc để tâm trí bình tĩnh lại. Hoặc có thể ngồi nghiền ngẫm về sự khác nhau trong quan điểm giữa 2 người. Hoặc viết ra những điều bạn cảm thấy, sau đó chia sẻ với chồng/vợ mình, người mà sẽ hiểu rõ vấn đề mà bạn muốn đề cập khi bạn bình tĩnh.
- Thiết lập một số nguyên tắc bất di bất dịch trong gia đình. Viết các nguyên tắc này rõ ràng, hợp lý và có thể thực hiện được (cho cả cha mẹ và con cái) về những hành vi có thể chấp nhận được và không chấp nhận được. Gia đình bạn, giống như một đội bóng, sẽ gặt hái thành công nhiều hơn nếu có những hướng dẫn rõ ràng.
- Cùng nhau tham gia các lớp học về làm cha mẹ. Đây là cách bổ sung những kinh nghiệm dạy dỗ con cái một cách thiết thực nhất. Nghe những bậc cha mẹ khác chia sẻ để thiết lập 1 tương lai mà bạn muốn có ở gia đình mình. Không chỉ là học hỏi từ các bậc cha mẹ khác mà chúng ta còn học được những kỹ năng mới.
- Gặp người thứ 3. Thực hiện một cuộc gặp gỡ với 1 chuyên gia nếu như không thể cùng nhau thống nhất trong cách dạy con. Sự hỗ trợ của một người giàu kinh nghiệm sẽ giúp 2 bạn hiểu rõ những lý do nào dẫn tới sự bất đồng.
- Nhớ tới những thành công. Trong cuộc sống gia đình, hẳn rất nhiều lần 2 bạn đã cùng thảo luận, thương lượng và đạt được nhiều thỏa thuận trong nhiều tình huống khác nhau. Và bạn có thể áp dụng điều này trước mặt trẻ nếu bạn thực sự muốn. Điều này không dễ nhưng rất đáng giá. Và trẻ sẽ học được bài học cả 2 cùng thắng.
Trên tất cả, điều quan trọng là luôn cố gắng tránh những bất đồng. Bố mẹ có thể cãi nhau chút ít trước mặt con cái nhưng cần phải giải quyết được trong hòa bình – và điều này sẽ rất tốt cho sự phát triển của trẻ, giúp trẻ hiểu rằng sự bất đồng dù có thể không giải quyết được nhưng tình cảm thì không thể mất đi.
Quan điểm khác nhau trong dạy dỗ con cái thường dẫn tới những bất đồng và tranh cãi. Đó là vì mỗi người đều chịu ảnh hưởng của những cách giáo dục khác nhau mà đã “ăn vào máu” từ lúc còn nhỏ. Tuy nhiên, vì sự phát triển của con, sự hợp tác là rất cần thiết.
Dưới đây là những cách giúp chấm dứt sự căng thẳng mà có thể làm hư con cái:
- Dấu hiệu riêng. Hai vợ chồng cần thống nhất với nhau một ký hiệu nào đó để khi cuộc nói chuyện bắt đầu có biểu hiện “gay gắt” là tạm dừng.
- Lấy lại bình tĩnh trong phút tạm nghỉ. Bạn có thể đi đâu đó 1 lúc để tâm trí bình tĩnh lại. Hoặc có thể ngồi nghiền ngẫm về sự khác nhau trong quan điểm giữa 2 người. Hoặc viết ra những điều bạn cảm thấy, sau đó chia sẻ với chồng/vợ mình, người mà sẽ hiểu rõ vấn đề mà bạn muốn đề cập khi bạn bình tĩnh.
- Thiết lập một số nguyên tắc bất di bất dịch trong gia đình. Viết các nguyên tắc này rõ ràng, hợp lý và có thể thực hiện được (cho cả cha mẹ và con cái) về những hành vi có thể chấp nhận được và không chấp nhận được. Gia đình bạn, giống như một đội bóng, sẽ gặt hái thành công nhiều hơn nếu có những hướng dẫn rõ ràng.
- Cùng nhau tham gia các lớp học về làm cha mẹ. Đây là cách bổ sung những kinh nghiệm dạy dỗ con cái một cách thiết thực nhất. Nghe những bậc cha mẹ khác chia sẻ để thiết lập 1 tương lai mà bạn muốn có ở gia đình mình. Không chỉ là học hỏi từ các bậc cha mẹ khác mà chúng ta còn học được những kỹ năng mới.
- Gặp người thứ 3. Thực hiện một cuộc gặp gỡ với 1 chuyên gia nếu như không thể cùng nhau thống nhất trong cách dạy con. Sự hỗ trợ của một người giàu kinh nghiệm sẽ giúp 2 bạn hiểu rõ những lý do nào dẫn tới sự bất đồng.
- Nhớ tới những thành công. Trong cuộc sống gia đình, hẳn rất nhiều lần 2 bạn đã cùng thảo luận, thương lượng và đạt được nhiều thỏa thuận trong nhiều tình huống khác nhau. Và bạn có thể áp dụng điều này trước mặt trẻ nếu bạn thực sự muốn. Điều này không dễ nhưng rất đáng giá. Và trẻ sẽ học được bài học cả 2 cùng thắng.
Trên tất cả, điều quan trọng là luôn cố gắng tránh những bất đồng. Bố mẹ có thể cãi nhau chút ít trước mặt con cái nhưng cần phải giải quyết được trong hòa bình – và điều này sẽ rất tốt cho sự phát triển của trẻ, giúp trẻ hiểu rằng sự bất đồng dù có thể không giải quyết được nhưng tình cảm thì không thể mất đi.
Theo Dantri