metyruoi
Active Member
(SGTTNS) Trên số tháng 5 vừa qua, tờ Woman Today đã đăng câu chuyện của chị June Ollerson đang sống tại Texas, Mỹ. Câu chuyện chỉ vỏn vẹn vài trăm chữ nhưng đã tạo thành cả một diễn đàn trao đổi và chia sẻ khắp thế giới. Câu chuyện của June Ollerson có tên Khoảng trống mang bóng hình cha.
June Ollerson có một cô con gái năm nay năm tuổi. Cô bé tên Mary. Mary khoẻ mạnh và xinh xắn. Cô bé rất yêu quý bạn bè và những người xung quanh. Nhưng đôi khi một mình, cô bé lại ngồi suy nghĩ điều gì đó có vẻ không vui. Bắt gặp vài lần như vậy và June quyết định phải nói chuyện với con. “Mary nhiều lần không nói. Nhưng cuối cùng con bé cũng trả lời thắc mắc của tôi bằng một câu hỏi đơn giản mà thật đau đớn: “Bố có yêu con không hả mẹ?”
Chồng June là phó phòng bán hàng của một công ty điện tử. Công việc bận bịu, lại phải gánh toàn bộ các khoản chi tiêu của gia đình khiến anh gần như không có thời gian cho gia đình. June hiểu sự vất vả của chồng và luôn cố gắng chia sẻ, an ủi với anh. Nhưng Mary, cô bé mới năm tuổi và chưa thể vượt qua được cảm giác xa cách với bố.
Tuy nhiên điều khiến June buồn nhiều hơn đó là con gái cô đang phải trải qua những điều mà chính cô đã trải qua trong tuổi thơ mình. “Tuổi thơ của tôi cũng mang một khoảng trống mang bóng hình cha tôi. Sự gần gũi gần như là không có, chỉ có những hỏi han qua loa và thiếu sâu sắc. Khi đó, tôi cũng không chia sẻ được nỗi buồn với mẹ hay bất cứ ai bởi từ xa cách, tôi đâm ra sợ ông. Và thậm chí đôi khi tôi thèm muốn một người cha yêu thương mình nhưng không phải người đàn ông đang sống trong ngôi nhà của mình!”
June và con gái cô không phải những người duy nhất thiếu thốn tình cảm từ cha trong tuổi thơ mình. Tờ Woman Today đã quá tải truy cập khi câu chuyện của June được đưa lên mạng. Mỗi người một lý do, một hoàn cảnh nhưng tựu chung đều là sự thiếu quan tâm, thậm chí đôi khi là ngại ngùng của cha với con gái dẫn đến khoảng cách ngày một lớn và không bao giờ có thể nối lại được. Andy Laurent, bà nội trợ ở Úc chia sẻ: “Hồi bé tôi học rất giỏi. Và về nhà, mẹ luôn động viên và khen ngợi tôi về những thành tích học tập đó. Nhưng tôi chỉ thèm một lần được bố vỗ về và khen ngợi. Thậm chí tôi đã thử đưa cho ông xem những điểm 10 của mình nhưng ông thờ ơ với điều đó”.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tờ Telegraph hồi tháng 12 năm ngoái, hiệp hội Trẻ em Anh quốc cho biết mức độ hạnh phúc của trẻ em trong giai đoạn sau của cuộc đời phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa chúng và bố mẹ. Nhưng trong khi mẹ luôn là người có thể chia sẻ với con cái mọi điều thì bố lại là đối tượng khá nhạy cảm. Nghiên cứu của các chuyên gia đại học York tại Anh quốc cho thấy chỉ có 13% trẻ thường xuyên tâm sự những điều thầm kín với bố. 45% thiếu niên thừa nhận các em hầu như không bao giờ thổ lộ với bố về những chủ đề quan trọng, còn 28% nói chúng không thảo luận những vấn đề quan trọng với bố mẹ. “Trong xã hội hiện đại, số lượng trẻ em không thích tâm sự với bố hoặc sống xa bố ngày càng tăng. Nhưng sự tăng lên ở đây phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của người bố. Sự xa lánh và thiếu chân thành của bố đối với con cái đặc biệt là các cô bé gái sẽ khiến các em không còn tin vào chuyện gần gũi bố mình”, TS Bob Reitemeier, giám đốc hiệp hội Trẻ em Anh quốc phát biểu.
Theo các chuyên gia cũng như trao đổi của bạn đọc tờ Woman Today, để bố và con gái có thể gần gũi nhau, vai trò của mẹ là rất quan trọng. “Người mẹ chính là cầu nối. Với vai trò của người vợ, bạn phải trao đổi để chồng hiểu rằng con cái đang cần anh và cảm thấy thiếu anh. Nhưng ngược lại, mẹ cũng cần tạo ra những cơ hội cho con cái và bố nói chuyện với nhau và đôi khi cũng cần tham gia vào những cuộc đối thoại đó một cách khéo léo”. Bà Terra McDarren, chuyên viên tư vấn của trung tâm tâm lý gia đình New York trao đổi.
Có những khoảng trống không bao giờ còn có thể lấp đầy. Nhưng vẫn có những khoảng trống nếu kịp nhận ra, chúng ta sẽ biến nó thành cơ hội để sự gắn kết gia đình càng thêm bền chặt.
June Ollerson có một cô con gái năm nay năm tuổi. Cô bé tên Mary. Mary khoẻ mạnh và xinh xắn. Cô bé rất yêu quý bạn bè và những người xung quanh. Nhưng đôi khi một mình, cô bé lại ngồi suy nghĩ điều gì đó có vẻ không vui. Bắt gặp vài lần như vậy và June quyết định phải nói chuyện với con. “Mary nhiều lần không nói. Nhưng cuối cùng con bé cũng trả lời thắc mắc của tôi bằng một câu hỏi đơn giản mà thật đau đớn: “Bố có yêu con không hả mẹ?”
Chồng June là phó phòng bán hàng của một công ty điện tử. Công việc bận bịu, lại phải gánh toàn bộ các khoản chi tiêu của gia đình khiến anh gần như không có thời gian cho gia đình. June hiểu sự vất vả của chồng và luôn cố gắng chia sẻ, an ủi với anh. Nhưng Mary, cô bé mới năm tuổi và chưa thể vượt qua được cảm giác xa cách với bố.
Tuy nhiên điều khiến June buồn nhiều hơn đó là con gái cô đang phải trải qua những điều mà chính cô đã trải qua trong tuổi thơ mình. “Tuổi thơ của tôi cũng mang một khoảng trống mang bóng hình cha tôi. Sự gần gũi gần như là không có, chỉ có những hỏi han qua loa và thiếu sâu sắc. Khi đó, tôi cũng không chia sẻ được nỗi buồn với mẹ hay bất cứ ai bởi từ xa cách, tôi đâm ra sợ ông. Và thậm chí đôi khi tôi thèm muốn một người cha yêu thương mình nhưng không phải người đàn ông đang sống trong ngôi nhà của mình!”
June và con gái cô không phải những người duy nhất thiếu thốn tình cảm từ cha trong tuổi thơ mình. Tờ Woman Today đã quá tải truy cập khi câu chuyện của June được đưa lên mạng. Mỗi người một lý do, một hoàn cảnh nhưng tựu chung đều là sự thiếu quan tâm, thậm chí đôi khi là ngại ngùng của cha với con gái dẫn đến khoảng cách ngày một lớn và không bao giờ có thể nối lại được. Andy Laurent, bà nội trợ ở Úc chia sẻ: “Hồi bé tôi học rất giỏi. Và về nhà, mẹ luôn động viên và khen ngợi tôi về những thành tích học tập đó. Nhưng tôi chỉ thèm một lần được bố vỗ về và khen ngợi. Thậm chí tôi đã thử đưa cho ông xem những điểm 10 của mình nhưng ông thờ ơ với điều đó”.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tờ Telegraph hồi tháng 12 năm ngoái, hiệp hội Trẻ em Anh quốc cho biết mức độ hạnh phúc của trẻ em trong giai đoạn sau của cuộc đời phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa chúng và bố mẹ. Nhưng trong khi mẹ luôn là người có thể chia sẻ với con cái mọi điều thì bố lại là đối tượng khá nhạy cảm. Nghiên cứu của các chuyên gia đại học York tại Anh quốc cho thấy chỉ có 13% trẻ thường xuyên tâm sự những điều thầm kín với bố. 45% thiếu niên thừa nhận các em hầu như không bao giờ thổ lộ với bố về những chủ đề quan trọng, còn 28% nói chúng không thảo luận những vấn đề quan trọng với bố mẹ. “Trong xã hội hiện đại, số lượng trẻ em không thích tâm sự với bố hoặc sống xa bố ngày càng tăng. Nhưng sự tăng lên ở đây phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của người bố. Sự xa lánh và thiếu chân thành của bố đối với con cái đặc biệt là các cô bé gái sẽ khiến các em không còn tin vào chuyện gần gũi bố mình”, TS Bob Reitemeier, giám đốc hiệp hội Trẻ em Anh quốc phát biểu.
Theo các chuyên gia cũng như trao đổi của bạn đọc tờ Woman Today, để bố và con gái có thể gần gũi nhau, vai trò của mẹ là rất quan trọng. “Người mẹ chính là cầu nối. Với vai trò của người vợ, bạn phải trao đổi để chồng hiểu rằng con cái đang cần anh và cảm thấy thiếu anh. Nhưng ngược lại, mẹ cũng cần tạo ra những cơ hội cho con cái và bố nói chuyện với nhau và đôi khi cũng cần tham gia vào những cuộc đối thoại đó một cách khéo léo”. Bà Terra McDarren, chuyên viên tư vấn của trung tâm tâm lý gia đình New York trao đổi.
Có những khoảng trống không bao giờ còn có thể lấp đầy. Nhưng vẫn có những khoảng trống nếu kịp nhận ra, chúng ta sẽ biến nó thành cơ hội để sự gắn kết gia đình càng thêm bền chặt.