Shortee2009
New Member
Không đành nhắm mắt khi chưa một lần thấy mặt con thơ
(Dân trí) - "Mình không muốn chết khi chưa một lần được nhìn mặt đứa con vừa sinh, khi bé chưa một lần được mẹ bế trên tay, chưa một lần được ôm bầu vú mẹ. Nhưng biết làm sao được, cả gia đình hai bên nội ngoại đều nghèo quá...".
"... Có lẽ mình phải chấp nhận sự thật: Sẽ phải từ biệt cõi đời và rời xa con vĩnh viễn. Mình cũng không dám oán cha, oán mẹ vì cuộc sống của cha mẹ mình cũng quá cơ cực, chạy ăn từng bữa còn không đủ, không tiền làm sao lo chữa bệnh cho con", chị Hà Thị Thực, sản phụ 24 tuổi hiện đang nằm điều trị tại khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Nhiệt đới quốc gia) thổn thức, giọt nước mắt lặng lẽ lăn dài.
Bữa cơm của giản dị với cơm trắng, canh rau chỉ với 5 nghìn đồng nhưng cũng
đã là một khoản chi rất lớn với hoàn cảnh của bệnh nhân Thực lúc này.Em chồng chị cũng khóc nấc lên khi nghe chị dâu nói vậy. “Bác sĩ nói tình trạng bệnh của chị đã đỡ hơn, nếu được điều trị tiếp, chỉ mươi, mười lăm ngày nữa là được xuất viện. Nhưng gia đình hai bên nội ngoại đang phải xin cho chị về nhà, đành chấp nhận chị có thể mãi mãi ra đi, vì cả nhà giờ không còn gì đáng giá bán đi chữa bệnh cho chị. Lại thêm, một người cũng đang phải chăm nom em bé đang được ấp trong lồng kính tại bệnh viện tỉnh”.
Biết chết vẫn đành xin về!
Đây là lần đầu tiên chị Hà Thị Thực (24 tuổi ở Xóm Măng, xã Long Cốc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) mang thai. Trong suốt 8 tháng thai nghén, nghèo đến mức, chị chưa một lần đi khám hay siêu âm thai. Đến khi thai được 36 tuần, chị có cảm giác mệt nên gia đình đưa đến bệnh viện để sinh em bé. Để đưa được con dâu đi đẻ, cả nhà đã phải bán chiếc xe máy và cái ti vi đen trắng vốn là tài sản quý giá nhất trong nhà, được 3,5 triệu đồng đưa con lên viện. Ngay sau khi sinh con, em bé vì non tháng nên được đưa vào lồng kính. Còn chị thì ở tình trạng mệt mỏi, da và mắt vàng như nghệ nên đã được chuyển lên tuyến trung ương.
BS Nguyễn Trung Cấp, người trực tiếp cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân Thực cho biết, bệnh nhân không hề có thẻ BHYT (do hiện chính quyền đang xét diện BHYT hộ nghèo), khi hỏi đến tiền ký quỹ khám bệnh cũng không đủ nộp. Nhưng tình cảnh rất nguy kịch, bệnh nhân bị suy gan kèm nhiễm trùng máu nặng nên bệnh viện đã ngay lập tức điều trị bằng tất cả những loại thuốc tốt nhất, rồi truyền máu liên tiếp, đến nay đã là 12 đơn vị máu. Chi phí điều trị đã lên tới gần 15 triệu, nhưng bệnh nhân mới trả được khoảng 2 triệu tiền viện phí.
Khi chúng tôi đến thăm chị, đúng giờ bệnh nhân đang ăn cơm trưa. Bữa cơm của bệnh nhân nặng lẽ ra phải cần nhiều thức ăn giàu đạm thịt, nhưng bát cơm của chị Thực, chỉ nguyên cơm trắng ăn lẫn canh rau. Hỏi ra, chẳng phải kiêng khem gì sau sinh nở, mà vì hiện cả người bệnh, người chăm nom bệnh nhân chỉ còn có 100 ngàn đồng trong túi, nên chỉ dám mua suất cơm cho bệnh nhân có 5 nghìn đồng. Còn em chồng chị Thực, thì ngày ăn ba bát mì tôm trừ bữa.
“Mua suất cơm 5 nghìn đâu đơn giản. Các quán ăn gần viện chẳng nơi nào bán. Có mua cơm không, không lấy rau họ cũng chẳng bán 5 nghìn. Vì thế, mỗi lần đi mua cơm, em đều phải gửi chị nhờ người bên cạnh trông, đi bộ đến gần một nửa km mua cơm ở gần chợ, người ta thương tình mới bán cho 5 nghìn cơm trắng và cho thêm ít canh rau cho dễ nuốt”, em Phạm Thị Loan, em chồng chị Thực cho biết.
Vừa bón cơm cho chị, Loan vừa khóc, kể về hoàn cảnh rất cùng cực của gia đình. Gia đình thuộc diện nghèo nhất ở cái xã cũng nghèo nhất, thuộc huyện nghèo nhất của tỉnh Phú Thọ. Cả nhà có 6 nhân khẩu, nhưng chỉ có 4 sào ruộng, làm chẳng đủ ăn cả nhà phải đi hái chè thuê, cũng chỉ đủ bữa cơm, bữa cháo. Trước thời kỳ chị mang thai, cũng luôn mệt mỏi, rồi bố mẹ già bệnh tật, gia đình cũng đã phải cắm sổ đỏ để chạy chữa. Vì thế, đến khi con đi đẻ, bán nốt hai vật quý giá nhất trong nhà, giờ có bới quanh nhà, quanh vườn cũng chẳng có cái gì ra tiền để lo được cho chị.
“Cả nhà đều rất thương chị, nhưng không có tiền biết làm sao. Giờ bệnh viện có không cho về vì chưa thanh toán viện phí, chắc vẫn phải bỏ viện mà về. Vì chẳng biết đào đâu ra tiền, trong nhà không còn gì đáng giá.
Thêm 10 ngày điều trị, bệnh nhân sẽ sống
BS Cấp cho biết: “Đến hôm nay, tình trạng bệnh nhân đã khá hơn rất nhiều, tiên lượng điều trị rất tốt. Nhưng bất ngờ, gia đình người bệnh lại đến xin bác sĩ cho bệnh nhân về. Chúng tôi cũng đã động viên người nhà tiếp tục để bệnh nhân điều trị, vì người nhà có quyết tâm, cùng cố gắng thì mới có thể chăm lo cho người bệnh. Còn quỹ dành cho bệnh nhân nghèo của bệnh viện cũng hết sức eo hẹp, chỉ có thể lo chi phí ăn uống cho bệnh nhân”.
Trong suốt câu chuyện với chúng tôi, chị Thực lúc nào cũng khóc. “Nhà đã nghèo, nay mẹ nằm viện một nơi, con nằm viện một nơi. Em chồng mình đang chăm cháu ở Phú Thọ, phải mua sữa ngoài nuôi cháu mà trong người cũng chỉ có hơn trăm bạc. Trong khi hôm nay, ngực mình đã xô sữa, nhức căng. Không biết mình có cơ hội sống để được về chăm con, để cho con bú no nê thỏa cơn thèm sữa”.
Nước mắt lặng lẽ rơi, khi biết gia đình vì nghèo túng mà phải xin cho chị về. Chấp nhận, nhưng trong thâm tâm chị vẫn ao ước được tiếp tục điều trị, để sống và trở về chăm sóc con thơ bé bỏng.Trong khi đó, ở nhà, chồng chị Thực thì chạy đôn chạy đáo vay mượn tiền để lo cho vợ, cho con. Nhưng áp Tết rồi, ở cái xóm nhỏ nghèo nàn đó, người dân cũng đang gắng gượng lắm mới lo được cái Tết đơn sơ cho gia đình, lấy đâu tiền dư dả để giúp người khác. Bí tiền quá mới đẩy gia đình chị Thực vào bước đường cùng, đau như sắt từng khúc ruột nhưng vẫn đành ngật đầu đành đưa Thực về, trời cho sống thêm giây phút nào hay giây phút đó.
BS điều trị thì khẳng định với chúng tôi, nếu tiếp tục điều trị chỉ độ mươi, mười lăm ngày nữa, với chi phí thêm khoảng vài ba chục triệu, bệnh nhân Thực sẽ sống và được trở về với gia đình, nuôi con. Vì bệnh nhân này có tiền sử viêm gan B, đây có thể là thời kỳ “vượng” lên của căn bệnh này trên nền bệnh nhân có thai. Còn nếu về trong lúc này, khả năng tử vong của người bệnh rất cao. Vì tình trạng nhiễm trùng máu vẫn chưa được giải quyết triệt để, không tiếp tục được dùng kháng sinh, chị Thực sẽ bị sốc nhiễm trùng, dẫn đến suy đa phủ tạng mà chết. Chưa kể, tình trạng suy gan cũng có thể khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê gan, dẫn đến rối loạn đông máu, chảy máu ồ ạt dẫn đến tử vong, nhất là trên nền phụ nữ sau sinh như chị Thực. Phép màu nào sẽ đến với bệnh nhân nghèo này, để chị có cơ hội được sống, chăm sóc cậu con trai bé nhỏ vẫn đang phải nuôi bộ trong lồng ấp, trong tiếng khóc đứt hơi vì thiếu hơi ấm, thiếu dòng sữa mẹ?
1. Bà Hà Thị Lên, Xóm Măng, xã Long Cốc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
2. Em Phạm Thị Loan (đang chăm sóc chị Thực tại bệnh viện), điện thoại: 01654005798
3. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
* Tài khoản VNĐ:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản USD:
Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK : 10 202 0000 004346
SWIFT Code: ICBVVNVX106
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội
4. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269
Bài và ảnh: Hồng Hải
[ Quay lại
(Dân trí) - "Mình không muốn chết khi chưa một lần được nhìn mặt đứa con vừa sinh, khi bé chưa một lần được mẹ bế trên tay, chưa một lần được ôm bầu vú mẹ. Nhưng biết làm sao được, cả gia đình hai bên nội ngoại đều nghèo quá...".
"... Có lẽ mình phải chấp nhận sự thật: Sẽ phải từ biệt cõi đời và rời xa con vĩnh viễn. Mình cũng không dám oán cha, oán mẹ vì cuộc sống của cha mẹ mình cũng quá cơ cực, chạy ăn từng bữa còn không đủ, không tiền làm sao lo chữa bệnh cho con", chị Hà Thị Thực, sản phụ 24 tuổi hiện đang nằm điều trị tại khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Nhiệt đới quốc gia) thổn thức, giọt nước mắt lặng lẽ lăn dài.
Bữa cơm của giản dị với cơm trắng, canh rau chỉ với 5 nghìn đồng nhưng cũng
đã là một khoản chi rất lớn với hoàn cảnh của bệnh nhân Thực lúc này.
Biết chết vẫn đành xin về!
Đây là lần đầu tiên chị Hà Thị Thực (24 tuổi ở Xóm Măng, xã Long Cốc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) mang thai. Trong suốt 8 tháng thai nghén, nghèo đến mức, chị chưa một lần đi khám hay siêu âm thai. Đến khi thai được 36 tuần, chị có cảm giác mệt nên gia đình đưa đến bệnh viện để sinh em bé. Để đưa được con dâu đi đẻ, cả nhà đã phải bán chiếc xe máy và cái ti vi đen trắng vốn là tài sản quý giá nhất trong nhà, được 3,5 triệu đồng đưa con lên viện. Ngay sau khi sinh con, em bé vì non tháng nên được đưa vào lồng kính. Còn chị thì ở tình trạng mệt mỏi, da và mắt vàng như nghệ nên đã được chuyển lên tuyến trung ương.
BS Nguyễn Trung Cấp, người trực tiếp cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân Thực cho biết, bệnh nhân không hề có thẻ BHYT (do hiện chính quyền đang xét diện BHYT hộ nghèo), khi hỏi đến tiền ký quỹ khám bệnh cũng không đủ nộp. Nhưng tình cảnh rất nguy kịch, bệnh nhân bị suy gan kèm nhiễm trùng máu nặng nên bệnh viện đã ngay lập tức điều trị bằng tất cả những loại thuốc tốt nhất, rồi truyền máu liên tiếp, đến nay đã là 12 đơn vị máu. Chi phí điều trị đã lên tới gần 15 triệu, nhưng bệnh nhân mới trả được khoảng 2 triệu tiền viện phí.
Khi chúng tôi đến thăm chị, đúng giờ bệnh nhân đang ăn cơm trưa. Bữa cơm của bệnh nhân nặng lẽ ra phải cần nhiều thức ăn giàu đạm thịt, nhưng bát cơm của chị Thực, chỉ nguyên cơm trắng ăn lẫn canh rau. Hỏi ra, chẳng phải kiêng khem gì sau sinh nở, mà vì hiện cả người bệnh, người chăm nom bệnh nhân chỉ còn có 100 ngàn đồng trong túi, nên chỉ dám mua suất cơm cho bệnh nhân có 5 nghìn đồng. Còn em chồng chị Thực, thì ngày ăn ba bát mì tôm trừ bữa.
“Mua suất cơm 5 nghìn đâu đơn giản. Các quán ăn gần viện chẳng nơi nào bán. Có mua cơm không, không lấy rau họ cũng chẳng bán 5 nghìn. Vì thế, mỗi lần đi mua cơm, em đều phải gửi chị nhờ người bên cạnh trông, đi bộ đến gần một nửa km mua cơm ở gần chợ, người ta thương tình mới bán cho 5 nghìn cơm trắng và cho thêm ít canh rau cho dễ nuốt”, em Phạm Thị Loan, em chồng chị Thực cho biết.
Vừa bón cơm cho chị, Loan vừa khóc, kể về hoàn cảnh rất cùng cực của gia đình. Gia đình thuộc diện nghèo nhất ở cái xã cũng nghèo nhất, thuộc huyện nghèo nhất của tỉnh Phú Thọ. Cả nhà có 6 nhân khẩu, nhưng chỉ có 4 sào ruộng, làm chẳng đủ ăn cả nhà phải đi hái chè thuê, cũng chỉ đủ bữa cơm, bữa cháo. Trước thời kỳ chị mang thai, cũng luôn mệt mỏi, rồi bố mẹ già bệnh tật, gia đình cũng đã phải cắm sổ đỏ để chạy chữa. Vì thế, đến khi con đi đẻ, bán nốt hai vật quý giá nhất trong nhà, giờ có bới quanh nhà, quanh vườn cũng chẳng có cái gì ra tiền để lo được cho chị.
“Cả nhà đều rất thương chị, nhưng không có tiền biết làm sao. Giờ bệnh viện có không cho về vì chưa thanh toán viện phí, chắc vẫn phải bỏ viện mà về. Vì chẳng biết đào đâu ra tiền, trong nhà không còn gì đáng giá.
Thêm 10 ngày điều trị, bệnh nhân sẽ sống
BS Cấp cho biết: “Đến hôm nay, tình trạng bệnh nhân đã khá hơn rất nhiều, tiên lượng điều trị rất tốt. Nhưng bất ngờ, gia đình người bệnh lại đến xin bác sĩ cho bệnh nhân về. Chúng tôi cũng đã động viên người nhà tiếp tục để bệnh nhân điều trị, vì người nhà có quyết tâm, cùng cố gắng thì mới có thể chăm lo cho người bệnh. Còn quỹ dành cho bệnh nhân nghèo của bệnh viện cũng hết sức eo hẹp, chỉ có thể lo chi phí ăn uống cho bệnh nhân”.
Trong suốt câu chuyện với chúng tôi, chị Thực lúc nào cũng khóc. “Nhà đã nghèo, nay mẹ nằm viện một nơi, con nằm viện một nơi. Em chồng mình đang chăm cháu ở Phú Thọ, phải mua sữa ngoài nuôi cháu mà trong người cũng chỉ có hơn trăm bạc. Trong khi hôm nay, ngực mình đã xô sữa, nhức căng. Không biết mình có cơ hội sống để được về chăm con, để cho con bú no nê thỏa cơn thèm sữa”.
Nước mắt lặng lẽ rơi, khi biết gia đình vì nghèo túng mà phải xin cho chị về. Chấp nhận, nhưng trong thâm tâm chị vẫn ao ước được tiếp tục điều trị, để sống và trở về chăm sóc con thơ bé bỏng.
BS điều trị thì khẳng định với chúng tôi, nếu tiếp tục điều trị chỉ độ mươi, mười lăm ngày nữa, với chi phí thêm khoảng vài ba chục triệu, bệnh nhân Thực sẽ sống và được trở về với gia đình, nuôi con. Vì bệnh nhân này có tiền sử viêm gan B, đây có thể là thời kỳ “vượng” lên của căn bệnh này trên nền bệnh nhân có thai. Còn nếu về trong lúc này, khả năng tử vong của người bệnh rất cao. Vì tình trạng nhiễm trùng máu vẫn chưa được giải quyết triệt để, không tiếp tục được dùng kháng sinh, chị Thực sẽ bị sốc nhiễm trùng, dẫn đến suy đa phủ tạng mà chết. Chưa kể, tình trạng suy gan cũng có thể khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê gan, dẫn đến rối loạn đông máu, chảy máu ồ ạt dẫn đến tử vong, nhất là trên nền phụ nữ sau sinh như chị Thực. Phép màu nào sẽ đến với bệnh nhân nghèo này, để chị có cơ hội được sống, chăm sóc cậu con trai bé nhỏ vẫn đang phải nuôi bộ trong lồng ấp, trong tiếng khóc đứt hơi vì thiếu hơi ấm, thiếu dòng sữa mẹ?
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Bà Hà Thị Lên, Xóm Măng, xã Long Cốc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
2. Em Phạm Thị Loan (đang chăm sóc chị Thực tại bệnh viện), điện thoại: 01654005798
3. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
* Tài khoản VNĐ:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản USD:
Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK : 10 202 0000 004346
SWIFT Code: ICBVVNVX106
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội
4. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269
Bài và ảnh: Hồng Hải
[ Quay lại