metyruoi
Active Member
TP - Theo chúng tôi, việc khuyến khích trẻ học để phát triển trí óc là việc nên làm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, não bộ của trẻ phát triển nhanh nhất và tốt nhất là từ lúc mới sinh ra cho đến 5 tuổi.
Ngay từ giai đoạn này, trẻ bắt đầu làm quen với thế giới bên ngoài, với tất cả những gì xung quanh trẻ. Vấn đề mà chúng ta, với tư cách người lớn, cần quan tâm là khuyến khích trẻ học như thế nào và học những gì.
Nếu trẻ có khả năng quan sát, ghi nhớ tốt, nhiều em nhớ được mặt chữ, thậm chí biết đọc sớm hoặc có những biểu hiện phát triển trí tuệ vượt trội so với bạn bè cùng trang lứa, phụ huynh nên khuyến khích để trẻ bộc lộ, phát huy.
Các em biết đọc trước khi đến trường không có gì là xấu, nếu kết quả đó là do quá trình tìm hiểu một cách tự nhiên, không quá sức của các em. Tuy nhiên, việc cho các cháu tập viết trước thì chúng tôi không khuyến khích vì hoạt động này phức tạp, ảnh hưởng tới nhiều yếu tố như tư thế ngồi, sự phát triển xương... của trẻ.
Do sự phát triển không đồng đều của trẻ nên ở nhiều nước phát triển người ta không dạy như nhau với mọi đứa trẻ khi các em vào lớp 1. Họ dạy trẻ con cái gì, phương pháp ra sao dựa trên cơ sở khả năng của từng cá nhân học sinh.
Tất nhiên mục tiêu cuối cùng cũng chỉ để giúp trẻ có kỹ năng làm toán, đọc, viết, có những kiến thức khoa học thường thức... Nếu họ thấy có những trẻ nào phát triển vượt trội và sự phát triển đó có tính tự nhiên, không phải do được can thiệp bằng các nhà chuyên môn (như được dạy trước) thì họ khuyến khích để trẻ thể hiện.
Trẻ nên được khuyến khích học tập và phát triển phù hợp với tốc độ của mình và người lớn nên cố gắng đừng nhồi nhét, áp đặt mong muốn của mình trong quá trình giáo dục các em. Nếu trẻ có nhu cầu, thích học thì tại sao chúng ta lại cấm mà không khuyến khích? Vấn đề là đối xử với trẻ theo đúng tốc độ phát triển của nó và tạo mọi điều kiện cho các em phát triển tiềm năng.
Tôi hoàn toàn đồng ý với Bộ Giáo dục và Đào tạo là không nên dạy trước chương trình cho trẻ trước khi các em vào lớp 1. Tôi cũng nghĩ là các trường nên thực hiện yêu cầu này. Tuy nhiên, chúng ta không thể cấm phụ huynh dạy trước cho trẻ hoặc cho trẻ đi học trước. Phụ huynh có quyền chăm sóc con em mình, việc cho con đi học trước nằm trong quyền đó.
Theo quan sát của tôi, nhiều phụ huynh thật sự không để ý lắm đến việc con họ học như thế nào mà chỉ ngại con họ thua người khác. Họ luôn bị ảnh hưởng bởi tâm lý cạnh tranh, lúc nào cũng muốn con mình bằng bạn bè, con người khác đi học được thì chẳng lẽ mình không cho con mình đi học! Vì vậy, các cơ quan quản lý, nhà trường, nhà giáo dục và các nhà nghiên cứu phải định hướng dư luận để phụ huynh hiểu, chăm sóc con như thế nào là tốt cho con.
Ngoài ra, các trường tiểu học phải có các chương trình bồi dưỡng giáo viên về phương pháp giảng dạy và khuyến khích giáo viên sử dụng các cách giảng dạy tập trung vào từng cá nhân trẻ cũng như đối xử công bằng với trẻ. Lúc đó, vấn đề không còn là bàn cãi dạy trước lớp 1 là tốt hay không tốt.
Chúng ta cần giúp phụ huynh nhận thấy rằng mỗi cá nhân đứa trẻ cần được quan tâm đầy đủ về sự phát triển của cá nhân và đừng nhồi nhét các em, đừng để các em sợ trường học. Nếu như nhà trường làm tốt được việc dạy trẻ theo cá nhân, thì dù trẻ nào có được học trước hay không học trước, nhà trường vẫn giúp các em học được thì chẳng có lý do nào mà phụ huynh phải lo lắng và bằng mọi cách đưa con đi học thêm trước khi vào lớp 1.
Ngay từ giai đoạn này, trẻ bắt đầu làm quen với thế giới bên ngoài, với tất cả những gì xung quanh trẻ. Vấn đề mà chúng ta, với tư cách người lớn, cần quan tâm là khuyến khích trẻ học như thế nào và học những gì.
Nếu trẻ có khả năng quan sát, ghi nhớ tốt, nhiều em nhớ được mặt chữ, thậm chí biết đọc sớm hoặc có những biểu hiện phát triển trí tuệ vượt trội so với bạn bè cùng trang lứa, phụ huynh nên khuyến khích để trẻ bộc lộ, phát huy.
Các em biết đọc trước khi đến trường không có gì là xấu, nếu kết quả đó là do quá trình tìm hiểu một cách tự nhiên, không quá sức của các em. Tuy nhiên, việc cho các cháu tập viết trước thì chúng tôi không khuyến khích vì hoạt động này phức tạp, ảnh hưởng tới nhiều yếu tố như tư thế ngồi, sự phát triển xương... của trẻ.
Do sự phát triển không đồng đều của trẻ nên ở nhiều nước phát triển người ta không dạy như nhau với mọi đứa trẻ khi các em vào lớp 1. Họ dạy trẻ con cái gì, phương pháp ra sao dựa trên cơ sở khả năng của từng cá nhân học sinh.
Tất nhiên mục tiêu cuối cùng cũng chỉ để giúp trẻ có kỹ năng làm toán, đọc, viết, có những kiến thức khoa học thường thức... Nếu họ thấy có những trẻ nào phát triển vượt trội và sự phát triển đó có tính tự nhiên, không phải do được can thiệp bằng các nhà chuyên môn (như được dạy trước) thì họ khuyến khích để trẻ thể hiện.
Trẻ nên được khuyến khích học tập và phát triển phù hợp với tốc độ của mình và người lớn nên cố gắng đừng nhồi nhét, áp đặt mong muốn của mình trong quá trình giáo dục các em. Nếu trẻ có nhu cầu, thích học thì tại sao chúng ta lại cấm mà không khuyến khích? Vấn đề là đối xử với trẻ theo đúng tốc độ phát triển của nó và tạo mọi điều kiện cho các em phát triển tiềm năng.
Tôi hoàn toàn đồng ý với Bộ Giáo dục và Đào tạo là không nên dạy trước chương trình cho trẻ trước khi các em vào lớp 1. Tôi cũng nghĩ là các trường nên thực hiện yêu cầu này. Tuy nhiên, chúng ta không thể cấm phụ huynh dạy trước cho trẻ hoặc cho trẻ đi học trước. Phụ huynh có quyền chăm sóc con em mình, việc cho con đi học trước nằm trong quyền đó.
Theo quan sát của tôi, nhiều phụ huynh thật sự không để ý lắm đến việc con họ học như thế nào mà chỉ ngại con họ thua người khác. Họ luôn bị ảnh hưởng bởi tâm lý cạnh tranh, lúc nào cũng muốn con mình bằng bạn bè, con người khác đi học được thì chẳng lẽ mình không cho con mình đi học! Vì vậy, các cơ quan quản lý, nhà trường, nhà giáo dục và các nhà nghiên cứu phải định hướng dư luận để phụ huynh hiểu, chăm sóc con như thế nào là tốt cho con.
Ngoài ra, các trường tiểu học phải có các chương trình bồi dưỡng giáo viên về phương pháp giảng dạy và khuyến khích giáo viên sử dụng các cách giảng dạy tập trung vào từng cá nhân trẻ cũng như đối xử công bằng với trẻ. Lúc đó, vấn đề không còn là bàn cãi dạy trước lớp 1 là tốt hay không tốt.
Chúng ta cần giúp phụ huynh nhận thấy rằng mỗi cá nhân đứa trẻ cần được quan tâm đầy đủ về sự phát triển của cá nhân và đừng nhồi nhét các em, đừng để các em sợ trường học. Nếu như nhà trường làm tốt được việc dạy trẻ theo cá nhân, thì dù trẻ nào có được học trước hay không học trước, nhà trường vẫn giúp các em học được thì chẳng có lý do nào mà phụ huynh phải lo lắng và bằng mọi cách đưa con đi học thêm trước khi vào lớp 1.
TS Nguyễn Kim Dung
- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục,
Trường ĐH Sư phạm TPHCM
- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục,
Trường ĐH Sư phạm TPHCM