Me Minh "meo"
Active Member
Lấy tiền bù đắp tình yêu cho con: Lợi bất cập hại!
01/01/2012 | 07:00:00
http://www.vietnamplus.vn/Home/Lay-tien-bu-dap-tinh-yeu-cho-con-Loi-bat-cap-hai/20121/119716.vnplus
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet).
Ngày nay, có nhiều nguyên nhân để phụ huynh sẵn sàng giao tiền cho trẻ tự chi tiêu. Có người do bận bịu với công việc, phải đi công tác xa hoặc du học dài ngày, không có thời gian để trực tiếp chăm sóc con cái nên họ chọn cách cho con tiền với hy vọng an ủi và bù đắp được phần nào sự thiệt thòi của chúng.
Song thực tế giải pháp này đã cho thấy sự lợi bất cập hại của nó.
Vung tay vì nhiều tiền
V, ở Cầu Giấy, Hà Nội mới là học sinh lớp 7 nhưng vì mẹ em phải đi công tác nước ngoài dài ngày không trực tiếp chăm sóc V được, thương con nên mẹ đã để lại cho V ba triệu đồng để em tiêu riêng. Tuy nhiên, do chưa học được cách tiêu tiền nên V lấy hẳn một triệu đồng để mua quà liên hoan với các bạn ở trường.
Trường hợp tương tự của K, một học sinh lớp 12 ở Đống Đa, Hà Nội cũng vì khoản tiền “bù đắp tình thương” của bố đã đưa đường chỉ lối cho em từ một cô bé ngoan hiền, tiết kiệm thành một con người lãng phí.
Bố K là một doanh nhân, thường có chuyến làm việc Trung Quốc dài ngày. Thương con gái đang học cuối cấp không có người chăm sóc, anh Q, bố K đã bù đắp cho con bằng một khoản tiền để con thích gì thì tiêu nấy.
Hàng tháng, K được bố cho hai triệu đồng tiêu trong hai tuần bố đi công tác. Vài lần đầu, em chỉ mua những thứ cần thiết nên thừa ra một khoản tiền kha khá. Khi bố về, K ngoan ngoãn trả lại bố số tiền thừa. Tuy nhiên, do nhà có điều kiện lại thêm công việc quá bận rộn khiến anh Q không có thời gian quan tâm đến chuyện đó. Sau những lần như vậy, K không còn ý định đưa lại bố khoản tiền thừa.
Vậy là K bắt đầu chi tiêu một cách "phóng khoáng" hơn. Em không chỉ thích gì mua nấy nữa mà ngay cả bạn bè thích gì K cũng có thể cho. Những ngày Hà Nội vào đông lạnh căm căm, K đã mua một loạt bao tay và tất đến chia cho các bạn, nghĩ rằng chia sẻ được với các bạn cũng là điều tốt. Thi thoảng K còn rủ bạn bè đi ăn chè cho vui.
Càng ngày, K càng “thả phanh” hơn trong việc chi tiêu. Em tiến tới rủ bạn bè trong lớp đi xem phim. Buổi chiếu phim kết thúc, bụng ai, người nấy đói meo, K lại hào hiệp mời các bạn đi ăn, nhưng lần này là ăn búpphê, với hơn hai trăm nghìn đồng một suất và có tới hơn hai mươi người bạn…
Với nhu cầu như vậy, việc bố để lại hai triệu chi tiêu trong hai tuần đã không đáp ứng đủ nhu cầu của K. Để có khoản tiền đủ sức chi tiêu hào phóng với bạn bè, K bắt đầu xin thêm tiền bố với những lời nói dối là đóng khoản học này, khoản học kia.
Việc làm xuất phát từ mục đích tốt đẹp của K dần trở nên sai lệch ý nghĩa. Vì những buổi xem phim mà các em đã phải trốn những buổi học bổ sung kiến thức để chuẩn bị thi của lớp 12.
Khi số tiền con xin cứ tăng lên, anh Q bắt đầu thấy lạ và sinh nghi. Anh đến gặp cô giáo của con hỏi chuyện mới “tẽn tò” biết ra sự thực.
Phát hiện ra con mình có những sai lệch trong việc chi tiêu, anh Q chột dạ về sự lơ đễnh của mình và đã kịp thời chấn chỉnh K.
“May mà tôi phát hiện ra và dừng lại được nếu không thì chúng còn có kế hoạch rủ nhau đi chơi Tết dương lịch qua đêm. Cứ tiếp tục như vậy, chúng sẽ dễ sa đà và bị kẻ xấu lợi dụng,” anh Q nói.
Khác với anh Q và mẹ của V cho con tiền vì muốn bù đắp sự thiếu thốn tình cảm của chúng, chị M, Mỹ Đình, Hà Nội cũng cho con vài ba trăm nghìn đồng hàng tháng với mục đích luyện cho đứa con học cấp một của mình cách tiêu tiền.
Mặc dù tin tưởng con nhưng chị M vẫn phải thừa nhận con chị vẫn chưa thể sử dụng đồng tiền cho đúng mục đích. Con thường mua đồ theo cảm hứng, thậm chí có những đồ mua về rồi không dùng đến, trở thành lãng phí nên cuối cùng chị đã quyết định tịch thu số tiền nhỏ nhoi hàng tháng đó của con.
Bài học cho các phụ huynh
Với những cách tiêu tiền của K, V và con chị M như vậy, dù ban đầu có xuất phát từ mục đích tốt hay không cũng sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường.
Cảnh báo về thực trạng này, cô Vũ Thị Bình, giáo viên cấp Trung học phổ thông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết, có một quan niệm sai lầm trong phụ huynh thành phố là họ bù vào khoảng thời gian không dành được cho con cái bằng tiền của và người giúp việc. Thực tế, việc này đã đẩy con mình từ đứa trẻ ngoan thành đứa trẻ hoang phí không biết quý công sức của bố mẹ và sẽ đưa các em đến những ngả đường không thể lường trước.
Còn theo ý kiến của chuyên gia xã hội học, tiến sĩ Trịnh Hòa Bình (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), khi con cái chưa trưởng thành và độc lập thì việc cha mẹ giao cho con một khoản tiền không nhỏ sẽ tạo điều kiện cho chúng có cơ hội để học đòi, sa ngã và bị lợi dụng. Ngoài ra, khi có tiền, trẻ dễ hình thành tính cách thời thượng, lập ra nhóm đẳng cấp riêng, quá khác biệt với bạn bè…
Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình đưa ra lời khuyên đối với những phụ huynh không có điều kiện trực tiếp chăm sóc con mình: “Trẻ bao giờ cũng cần tình cảm của bố mẹ bởi vậy phụ huynh nên thường xuyên ở ‘bên con’ dù không gian có cách xa.”
Cách ông Bình đưa ra là, cha mẹ có thể trò chuyện, tâm sự, chia sẻ cùng con qua điện thoại hay các phương tiện khác thay bằng việc cho chúng tiền để an ủi. Việc này không chỉ giúp cha mẹ quán xuyến được con cái từ xa mà còn giúp chúng hiểu được giá trị của gia đình nằm ở sự thương yêu và quan tâm lẫn nhau giữa các thành viên.
Còn với các hợp phụ huynh giao tiền để tập cho con cách tiêu thì ông Bình khuyên, trong những trường hợp này, phụ huynh phải theo sát con xem chúng chi tiêu chưa đúng ở chỗ nào. Cha mẹ cần có sự hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiêu giúp con, bên cạnh đó phụ huynh cũng nên dạy con về văn hóa cho-nhận./.
Thiên Linh (Vietnam+)
01/01/2012 | 07:00:00
http://www.vietnamplus.vn/Home/Lay-tien-bu-dap-tinh-yeu-cho-con-Loi-bat-cap-hai/20121/119716.vnplus
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet).
Ngày nay, có nhiều nguyên nhân để phụ huynh sẵn sàng giao tiền cho trẻ tự chi tiêu. Có người do bận bịu với công việc, phải đi công tác xa hoặc du học dài ngày, không có thời gian để trực tiếp chăm sóc con cái nên họ chọn cách cho con tiền với hy vọng an ủi và bù đắp được phần nào sự thiệt thòi của chúng.
Song thực tế giải pháp này đã cho thấy sự lợi bất cập hại của nó.
Vung tay vì nhiều tiền
V, ở Cầu Giấy, Hà Nội mới là học sinh lớp 7 nhưng vì mẹ em phải đi công tác nước ngoài dài ngày không trực tiếp chăm sóc V được, thương con nên mẹ đã để lại cho V ba triệu đồng để em tiêu riêng. Tuy nhiên, do chưa học được cách tiêu tiền nên V lấy hẳn một triệu đồng để mua quà liên hoan với các bạn ở trường.
Trường hợp tương tự của K, một học sinh lớp 12 ở Đống Đa, Hà Nội cũng vì khoản tiền “bù đắp tình thương” của bố đã đưa đường chỉ lối cho em từ một cô bé ngoan hiền, tiết kiệm thành một con người lãng phí.
Bố K là một doanh nhân, thường có chuyến làm việc Trung Quốc dài ngày. Thương con gái đang học cuối cấp không có người chăm sóc, anh Q, bố K đã bù đắp cho con bằng một khoản tiền để con thích gì thì tiêu nấy.
Hàng tháng, K được bố cho hai triệu đồng tiêu trong hai tuần bố đi công tác. Vài lần đầu, em chỉ mua những thứ cần thiết nên thừa ra một khoản tiền kha khá. Khi bố về, K ngoan ngoãn trả lại bố số tiền thừa. Tuy nhiên, do nhà có điều kiện lại thêm công việc quá bận rộn khiến anh Q không có thời gian quan tâm đến chuyện đó. Sau những lần như vậy, K không còn ý định đưa lại bố khoản tiền thừa.
Vậy là K bắt đầu chi tiêu một cách "phóng khoáng" hơn. Em không chỉ thích gì mua nấy nữa mà ngay cả bạn bè thích gì K cũng có thể cho. Những ngày Hà Nội vào đông lạnh căm căm, K đã mua một loạt bao tay và tất đến chia cho các bạn, nghĩ rằng chia sẻ được với các bạn cũng là điều tốt. Thi thoảng K còn rủ bạn bè đi ăn chè cho vui.
Càng ngày, K càng “thả phanh” hơn trong việc chi tiêu. Em tiến tới rủ bạn bè trong lớp đi xem phim. Buổi chiếu phim kết thúc, bụng ai, người nấy đói meo, K lại hào hiệp mời các bạn đi ăn, nhưng lần này là ăn búpphê, với hơn hai trăm nghìn đồng một suất và có tới hơn hai mươi người bạn…
Với nhu cầu như vậy, việc bố để lại hai triệu chi tiêu trong hai tuần đã không đáp ứng đủ nhu cầu của K. Để có khoản tiền đủ sức chi tiêu hào phóng với bạn bè, K bắt đầu xin thêm tiền bố với những lời nói dối là đóng khoản học này, khoản học kia.
Việc làm xuất phát từ mục đích tốt đẹp của K dần trở nên sai lệch ý nghĩa. Vì những buổi xem phim mà các em đã phải trốn những buổi học bổ sung kiến thức để chuẩn bị thi của lớp 12.
Khi số tiền con xin cứ tăng lên, anh Q bắt đầu thấy lạ và sinh nghi. Anh đến gặp cô giáo của con hỏi chuyện mới “tẽn tò” biết ra sự thực.
Phát hiện ra con mình có những sai lệch trong việc chi tiêu, anh Q chột dạ về sự lơ đễnh của mình và đã kịp thời chấn chỉnh K.
“May mà tôi phát hiện ra và dừng lại được nếu không thì chúng còn có kế hoạch rủ nhau đi chơi Tết dương lịch qua đêm. Cứ tiếp tục như vậy, chúng sẽ dễ sa đà và bị kẻ xấu lợi dụng,” anh Q nói.
Khác với anh Q và mẹ của V cho con tiền vì muốn bù đắp sự thiếu thốn tình cảm của chúng, chị M, Mỹ Đình, Hà Nội cũng cho con vài ba trăm nghìn đồng hàng tháng với mục đích luyện cho đứa con học cấp một của mình cách tiêu tiền.
Mặc dù tin tưởng con nhưng chị M vẫn phải thừa nhận con chị vẫn chưa thể sử dụng đồng tiền cho đúng mục đích. Con thường mua đồ theo cảm hứng, thậm chí có những đồ mua về rồi không dùng đến, trở thành lãng phí nên cuối cùng chị đã quyết định tịch thu số tiền nhỏ nhoi hàng tháng đó của con.
Bài học cho các phụ huynh
Với những cách tiêu tiền của K, V và con chị M như vậy, dù ban đầu có xuất phát từ mục đích tốt hay không cũng sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường.
Cảnh báo về thực trạng này, cô Vũ Thị Bình, giáo viên cấp Trung học phổ thông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết, có một quan niệm sai lầm trong phụ huynh thành phố là họ bù vào khoảng thời gian không dành được cho con cái bằng tiền của và người giúp việc. Thực tế, việc này đã đẩy con mình từ đứa trẻ ngoan thành đứa trẻ hoang phí không biết quý công sức của bố mẹ và sẽ đưa các em đến những ngả đường không thể lường trước.
Còn theo ý kiến của chuyên gia xã hội học, tiến sĩ Trịnh Hòa Bình (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), khi con cái chưa trưởng thành và độc lập thì việc cha mẹ giao cho con một khoản tiền không nhỏ sẽ tạo điều kiện cho chúng có cơ hội để học đòi, sa ngã và bị lợi dụng. Ngoài ra, khi có tiền, trẻ dễ hình thành tính cách thời thượng, lập ra nhóm đẳng cấp riêng, quá khác biệt với bạn bè…
Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình đưa ra lời khuyên đối với những phụ huynh không có điều kiện trực tiếp chăm sóc con mình: “Trẻ bao giờ cũng cần tình cảm của bố mẹ bởi vậy phụ huynh nên thường xuyên ở ‘bên con’ dù không gian có cách xa.”
Cách ông Bình đưa ra là, cha mẹ có thể trò chuyện, tâm sự, chia sẻ cùng con qua điện thoại hay các phương tiện khác thay bằng việc cho chúng tiền để an ủi. Việc này không chỉ giúp cha mẹ quán xuyến được con cái từ xa mà còn giúp chúng hiểu được giá trị của gia đình nằm ở sự thương yêu và quan tâm lẫn nhau giữa các thành viên.
Còn với các hợp phụ huynh giao tiền để tập cho con cách tiêu thì ông Bình khuyên, trong những trường hợp này, phụ huynh phải theo sát con xem chúng chi tiêu chưa đúng ở chỗ nào. Cha mẹ cần có sự hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiêu giúp con, bên cạnh đó phụ huynh cũng nên dạy con về văn hóa cho-nhận./.
Thiên Linh (Vietnam+)