ALnML
Super Moderator
Liên cầu lợn - bệnh nguy hiểm xuất hiện ngày càng nhiều
Liên cầu lợn là bệnh lây truyền từ động vật sang người, có xu hướng ngày càng tăng trong những năm gần đây. Nếu như trước năm 1998, mỗi năm chỉ có vài ca mắc thì đến năm 2010 đã tăng lên hàng chục ca, Viện Trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết.
Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Viện Trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, bệnh ghi nhận rải rác vào tất cả các tháng trong năm, nhưng có xu hướng tăng vào các tháng 4, 5, 6, 7. Trong năm 2010, miền Bắc có 55 ca liên cầu lợn, trong đó 7 ca tử vong. Như vậy, tỷ lệ tử vong là gần 13%.
Theo thống kê từ đầu năm nay đến ngày 6/5, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận 7 bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn. Trong đó một ca tử vong là bệnh nhân nữ, 43 tuổi, ở Hưng Hà, Thái Bình. Một bệnh nhân nam khác 38 tuổi ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh cũng đang trong tình trạng rất nặng, hôn mê sâu, hoại tử da.
"Dù đã qua giai đoạn nguy kịch, nhưng diễn biến về sau chưa thể nói trước được. Không những thế, bệnh nhân có tình trạng co mạch, tắc mạch và hoại tử ở chi trầm trọng, nên có khả năng cắt một phần chi", bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu và điều trị tích cực, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết về bệnh nhân nam này.
Một bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn đang hôn mê tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: N.P. Nhóm mắc bệnh chủ yếu là nam giới từ 30 tuổi trở lên. Những người có nguy cơ mắc cao là: người chăn nuôi, giết mổ lợn, ăn các sản phẩm từ lợn như tiết canh, thịt và phủ tạng lợn chưa được nấu chín kỹ (nem chua, nem chạo…).
Theo bác sĩ Cấp, bệnh diễn biến nặng rất nhanh, suy đa phủ tạng, nếu đến muộn thì cơ hội chữa được rất thấp. Hầu hết bệnh nhân khởi đầu bằng sốt cao, sau đó tri giác lơ mơ, li bì, hôn mê, sốc tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da.
Sau khi điều trị, di chứng thường gặp nhất là điếc tai (khoảng 25-40%). Có một số bệnh nhân rất lâu sau chức năng thận mới hồi phục. Khi đã mắc bệnh việc điều trị rất tốn kém, kéo dài, người ít thì nằm viện 3 tuần, người nhiều có khi đến 2 tháng.
Liên cầu lợn là bệnh lây truyền từ động vật sang người. Tuy nhiên, tỷ lệ lợn lành mang bệnh lên đến 50-60% vì thế, việc kiểm soát nguồn lây gặp nhiều khó khăn.
Nếu lợn nhiễm bệnh thì trong máu (tiết) và thịt lợn có chứa một lượng lớn vi khuẩn, thêm vào đó thực phẩm lại không được nấu chín nên những người ăn sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Ở nhiệt độ bình thường (25 độ C) vi khuẩn sống được 24 giờ trong bụi, nhưng ngay cả ở nhiệt độ 60 độ C, nó vẫn sống được 10 phút.
Theo các chuyên gia, để phòng bệnh, người dân cần tẩy trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đeo găng tay, ăn uống, giết mổ, chế biến cần đảm bảo vệ sinh. Nếu thấy có các dấu hiệu như: sốt cao đột ngột, mệt mỏi, rét run, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn ý thức, mê sảng, có tiền sử tiếp xúc với lợn bệnh, ăn thực phẩm chưa nấu kỹ thì nên nghĩ ngay đến bệnh liên cầu lợn.
Liên cầu lợn là bệnh lây truyền từ động vật sang người, có xu hướng ngày càng tăng trong những năm gần đây. Nếu như trước năm 1998, mỗi năm chỉ có vài ca mắc thì đến năm 2010 đã tăng lên hàng chục ca, Viện Trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết.
Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Viện Trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, bệnh ghi nhận rải rác vào tất cả các tháng trong năm, nhưng có xu hướng tăng vào các tháng 4, 5, 6, 7. Trong năm 2010, miền Bắc có 55 ca liên cầu lợn, trong đó 7 ca tử vong. Như vậy, tỷ lệ tử vong là gần 13%.
Theo thống kê từ đầu năm nay đến ngày 6/5, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận 7 bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn. Trong đó một ca tử vong là bệnh nhân nữ, 43 tuổi, ở Hưng Hà, Thái Bình. Một bệnh nhân nam khác 38 tuổi ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh cũng đang trong tình trạng rất nặng, hôn mê sâu, hoại tử da.
"Dù đã qua giai đoạn nguy kịch, nhưng diễn biến về sau chưa thể nói trước được. Không những thế, bệnh nhân có tình trạng co mạch, tắc mạch và hoại tử ở chi trầm trọng, nên có khả năng cắt một phần chi", bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu và điều trị tích cực, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết về bệnh nhân nam này.
Theo bác sĩ Cấp, bệnh diễn biến nặng rất nhanh, suy đa phủ tạng, nếu đến muộn thì cơ hội chữa được rất thấp. Hầu hết bệnh nhân khởi đầu bằng sốt cao, sau đó tri giác lơ mơ, li bì, hôn mê, sốc tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da.
Sau khi điều trị, di chứng thường gặp nhất là điếc tai (khoảng 25-40%). Có một số bệnh nhân rất lâu sau chức năng thận mới hồi phục. Khi đã mắc bệnh việc điều trị rất tốn kém, kéo dài, người ít thì nằm viện 3 tuần, người nhiều có khi đến 2 tháng.
Liên cầu lợn là bệnh lây truyền từ động vật sang người. Tuy nhiên, tỷ lệ lợn lành mang bệnh lên đến 50-60% vì thế, việc kiểm soát nguồn lây gặp nhiều khó khăn.
Nếu lợn nhiễm bệnh thì trong máu (tiết) và thịt lợn có chứa một lượng lớn vi khuẩn, thêm vào đó thực phẩm lại không được nấu chín nên những người ăn sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Ở nhiệt độ bình thường (25 độ C) vi khuẩn sống được 24 giờ trong bụi, nhưng ngay cả ở nhiệt độ 60 độ C, nó vẫn sống được 10 phút.
Theo các chuyên gia, để phòng bệnh, người dân cần tẩy trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đeo găng tay, ăn uống, giết mổ, chế biến cần đảm bảo vệ sinh. Nếu thấy có các dấu hiệu như: sốt cao đột ngột, mệt mỏi, rét run, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn ý thức, mê sảng, có tiền sử tiếp xúc với lợn bệnh, ăn thực phẩm chưa nấu kỹ thì nên nghĩ ngay đến bệnh liên cầu lợn.