Quỳnh Anh 82
New Member
Thử nằm sấp một lúc thì không chịu nổi vì tức ngực, khó thở, nên Thắm (Thanh Xuân, Hà Nội) tá hỏa khi thấy con trai đang tuổi học lẫy bỗng thích ngủ sấp.
“Mấy tuần nay, bé nhà mình tự nhiên nằm sấp ngủ. Ban đầu, mình nghĩ chắc do bé ham lẫy quá nên lẫy cả trong lúc ngủ, thử lật ngửa lên thì con khóc, đành phải bế con trên tay. Lúc sau đặt con xuống thì quay đi quay lại bé sẽ đổi sang tư thế sấp ngay” – Thắm kể.
Nỗi lo của Thắm càng tăng lên khi cô thử nằm sấp thì bị ép ngực rất khó chịu. Chưa kể, đầu phải lật nghiêng sang một bên để thở nên luôn có cảm giác đau tức cổ. Thắm đọc báo, thấy nhiều người khuyên không nên cho bé nằm sấp vì nó liên quan đến hội chứng đột tử khi ngủ ở bé gì đó nên càng thấy lo.
Nhiều mẹ lo lắng vì con có tật thích nằm sấp khi ngủ
Có con trai gần 2 tuổi vẫn thích ngủ sấp, đã thế còn cong mông như con tôm trông rất buồn cười, Thanh (Hà Đông, Hà Nội) ban đầu cũng lo lắm. Gần 1 năm trước lúc con mới có thói quen ngủ sấp, Thanh tìm mọi cách ép con phải nằm ngửa. Thay vì cho con nằm giữa bố mẹ, Thanh chuyển bé nằm vào trong, sát với tường. Cẩn thận hơn, Thanh còn đặt một con thỏ bông to gần tường để con bị vướng, không lật sấp được.
“Thế mà lúc ngủ say, giật mình tỉnh giấc, cháu đã nằm sấp tự bao giờ. Thấy cái tai con thỏ bông che mất mũi của con mà sợ quá. Từ lần đó mình cạch chẳng dám để thỏ bông thỏ biếc gì hết vì sợ làm con bị ngạt” – Thanh tâm sự.
Bữa nào ngủ dậy cũng thấy một bên má con đỏ rực do nằm sấp khiến Thanh xót ruột. Nhiều lần đổi tư thế ngủ cho con không thành công, Thanh cũng đành chấp nhận.
Thanh nghĩ, chắc như thế không có hại gì đâu vì bé vẫn ngủ sâu, ngủ ngon và phát triển tốt dù cả đêm không thay đổi tư thế này
Theo nhiều nghiên cứu, các yếu tố dẫn tới hội chứng đột tử khi ngủ ở bé, nhất là bé sơ sinh là tư thế ngủ, khói thuốc lá... Do đó, nằm ngủ sấp sẽ làm tăng nguy cơ đột tử cho bé. Tỷ lệ đột tử khi ngủ nhiều nhất ở lứa tuổi từ 1 tháng tới 1 tuổi. Các cháu thường qua đời lúc đang ngủ. Trong đó từ 1 đến 8 tháng tuổi có nguy cơ cao hơn cả; đặc biệt là vào 2-4 tháng tuổi. Các bé trai hay bị đột tử nhiều hơn bé gái.
Chính vì điều này, nhiều chuyên gia khuyên cha mẹ nên cho bé nằm ngửa khi ngủ trên đệm không quá mềm trong những năm đầu đời. Không cần mang vào giường (hay nôi, cũi) chăn, gối thừa, thú nhồi bông vì những vật này có thể phủ lên mặt bé, gây ngạt thở. Trường hợp bé bị sốt thì không nên mặc nhiều áo, lại đắp thêm nhiều chăn cho bé lúc ngủ vì nóng quá khiến bé không thể chống chọi với nhiệt độ cao – yếu tố làm tăng tình trạng đột tử lúc ngủ.
Tuy nhiên các chuyên gia cũng gợi ý rằng, không phải lúc nào nằm sấp khi ngủ cũng gây nguy hiểm cho bé và khiến cha mẹ hoảng sợ. Khoảng 6 tháng tuổi, nhiều bé lật thành thạo từ ngửa thành sấp; vì thế, cha mẹ khó mà “quản lý” nổi tư thế ngủ lung tung của con. Nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng, dù nằm sấp là tư thế yêu thích của bé thì vẫn nên cho bé nằm ngửa lúc ngủ ít nhất cho đến khi được 1 tuổi – tư thế nằm an toàn nhất vì nằm úp có liên quan đến hội chứng đột tử khi ngủ ở bé như đã biết.
Ngoài lợi ích trên, đặt bé nằm ngửa khi ngủ còn có những tác dụng khác: bé ít bị nhiễm trùng tai, sốt và ngạt mũi hơn những bé nằm ở vị trí khác.
Vài gợi ý giúp mẹ “huấn luyện” con nằm ngửa khi ngủ:
- Đặt bé nằm ngửa ngay từ đầu giấc ngủ. Nếu bạn đặt con nằm nghiêng thì đó là vị trí thuận lợi để bé lật úp bụng xuống và nằm sấp.
- Nếu bé nhà bạn được ít nhất 1 năm tuổi, đó là giai đoạn an toàn để bạn sử dụng một tấm chăn cho bé: đắp chăn cho con, dùng cúc cố định các mép chăn vào dưới đệm sau khi đã đặt bé ở tư thế nằm ngửa (chọn chăn có chiều dài để dễ cố định). Khi cố định chăn, cần lưu ý sao cho không quá chặt để bé nghẹt thở nhưng cũng không quá lỏng lẻo khiến bé dễ dàng lật sấp. Để chân bé càng gần với đuôi chăn càng tốt.
- Hoặc dùng cách cuốn chăn, giống như cuốn chăn ủ ấm cho bé sơ sinh nhưng đây là cách dành cho bé trên 1 tuổi. Giới hạn cử động chân tay của bé khi ngủ sẽ khiến bé không dễ lật sấp người được. Đặt bé vào chăn mỏng, vắt mép chăn bên phải vào bên cánh tay trái của bé, mép chăn còn lại vắt sang phía đối diện nhưng là ở phía dưới cánh tay bé. Không cuốn chăn quá chặt và cũng không dùng cách này trong thời gian dài.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu thói quen ngủ của con khiến phụ huynh lo ngại.
Theo Ngọc Bình
Mevabe
“Mấy tuần nay, bé nhà mình tự nhiên nằm sấp ngủ. Ban đầu, mình nghĩ chắc do bé ham lẫy quá nên lẫy cả trong lúc ngủ, thử lật ngửa lên thì con khóc, đành phải bế con trên tay. Lúc sau đặt con xuống thì quay đi quay lại bé sẽ đổi sang tư thế sấp ngay” – Thắm kể.
Nỗi lo của Thắm càng tăng lên khi cô thử nằm sấp thì bị ép ngực rất khó chịu. Chưa kể, đầu phải lật nghiêng sang một bên để thở nên luôn có cảm giác đau tức cổ. Thắm đọc báo, thấy nhiều người khuyên không nên cho bé nằm sấp vì nó liên quan đến hội chứng đột tử khi ngủ ở bé gì đó nên càng thấy lo.
Nhiều mẹ lo lắng vì con có tật thích nằm sấp khi ngủ
Có con trai gần 2 tuổi vẫn thích ngủ sấp, đã thế còn cong mông như con tôm trông rất buồn cười, Thanh (Hà Đông, Hà Nội) ban đầu cũng lo lắm. Gần 1 năm trước lúc con mới có thói quen ngủ sấp, Thanh tìm mọi cách ép con phải nằm ngửa. Thay vì cho con nằm giữa bố mẹ, Thanh chuyển bé nằm vào trong, sát với tường. Cẩn thận hơn, Thanh còn đặt một con thỏ bông to gần tường để con bị vướng, không lật sấp được.
“Thế mà lúc ngủ say, giật mình tỉnh giấc, cháu đã nằm sấp tự bao giờ. Thấy cái tai con thỏ bông che mất mũi của con mà sợ quá. Từ lần đó mình cạch chẳng dám để thỏ bông thỏ biếc gì hết vì sợ làm con bị ngạt” – Thanh tâm sự.
Bữa nào ngủ dậy cũng thấy một bên má con đỏ rực do nằm sấp khiến Thanh xót ruột. Nhiều lần đổi tư thế ngủ cho con không thành công, Thanh cũng đành chấp nhận.
Thanh nghĩ, chắc như thế không có hại gì đâu vì bé vẫn ngủ sâu, ngủ ngon và phát triển tốt dù cả đêm không thay đổi tư thế này
Theo nhiều nghiên cứu, các yếu tố dẫn tới hội chứng đột tử khi ngủ ở bé, nhất là bé sơ sinh là tư thế ngủ, khói thuốc lá... Do đó, nằm ngủ sấp sẽ làm tăng nguy cơ đột tử cho bé. Tỷ lệ đột tử khi ngủ nhiều nhất ở lứa tuổi từ 1 tháng tới 1 tuổi. Các cháu thường qua đời lúc đang ngủ. Trong đó từ 1 đến 8 tháng tuổi có nguy cơ cao hơn cả; đặc biệt là vào 2-4 tháng tuổi. Các bé trai hay bị đột tử nhiều hơn bé gái.
Chính vì điều này, nhiều chuyên gia khuyên cha mẹ nên cho bé nằm ngửa khi ngủ trên đệm không quá mềm trong những năm đầu đời. Không cần mang vào giường (hay nôi, cũi) chăn, gối thừa, thú nhồi bông vì những vật này có thể phủ lên mặt bé, gây ngạt thở. Trường hợp bé bị sốt thì không nên mặc nhiều áo, lại đắp thêm nhiều chăn cho bé lúc ngủ vì nóng quá khiến bé không thể chống chọi với nhiệt độ cao – yếu tố làm tăng tình trạng đột tử lúc ngủ.
Tuy nhiên các chuyên gia cũng gợi ý rằng, không phải lúc nào nằm sấp khi ngủ cũng gây nguy hiểm cho bé và khiến cha mẹ hoảng sợ. Khoảng 6 tháng tuổi, nhiều bé lật thành thạo từ ngửa thành sấp; vì thế, cha mẹ khó mà “quản lý” nổi tư thế ngủ lung tung của con. Nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng, dù nằm sấp là tư thế yêu thích của bé thì vẫn nên cho bé nằm ngửa lúc ngủ ít nhất cho đến khi được 1 tuổi – tư thế nằm an toàn nhất vì nằm úp có liên quan đến hội chứng đột tử khi ngủ ở bé như đã biết.
Ngoài lợi ích trên, đặt bé nằm ngửa khi ngủ còn có những tác dụng khác: bé ít bị nhiễm trùng tai, sốt và ngạt mũi hơn những bé nằm ở vị trí khác.
Vài gợi ý giúp mẹ “huấn luyện” con nằm ngửa khi ngủ:
- Đặt bé nằm ngửa ngay từ đầu giấc ngủ. Nếu bạn đặt con nằm nghiêng thì đó là vị trí thuận lợi để bé lật úp bụng xuống và nằm sấp.
- Nếu bé nhà bạn được ít nhất 1 năm tuổi, đó là giai đoạn an toàn để bạn sử dụng một tấm chăn cho bé: đắp chăn cho con, dùng cúc cố định các mép chăn vào dưới đệm sau khi đã đặt bé ở tư thế nằm ngửa (chọn chăn có chiều dài để dễ cố định). Khi cố định chăn, cần lưu ý sao cho không quá chặt để bé nghẹt thở nhưng cũng không quá lỏng lẻo khiến bé dễ dàng lật sấp. Để chân bé càng gần với đuôi chăn càng tốt.
- Hoặc dùng cách cuốn chăn, giống như cuốn chăn ủ ấm cho bé sơ sinh nhưng đây là cách dành cho bé trên 1 tuổi. Giới hạn cử động chân tay của bé khi ngủ sẽ khiến bé không dễ lật sấp người được. Đặt bé vào chăn mỏng, vắt mép chăn bên phải vào bên cánh tay trái của bé, mép chăn còn lại vắt sang phía đối diện nhưng là ở phía dưới cánh tay bé. Không cuốn chăn quá chặt và cũng không dùng cách này trong thời gian dài.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu thói quen ngủ của con khiến phụ huynh lo ngại.
Theo Ngọc Bình
Mevabe