- 78
- 0
- 0
XiaoSinAFC
New Member
Người mẹ có gương mặt khắc khổ chỉ biết nắm chặt lấy đôi bàn tay của đứa con trai rồi cả hai cùng khóc. Mẹ khóc vì thấy con đau đớn mà bất lực, con lại khóc vì mẹ đã khổ đau cả một cuộc đời
Hoàn cảnh đáng thương mà tôi nhắc đến đó là hai mẹ con cô Hà Thị Minh (khu 7, thôn Nam Tiến, xã Phú Lạc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) có con trai là Mai Văn Thắng hiện đang được điều trị tại tầng 5 Viện bỏng Quốc gia. Vào thăm hai mẹ con khi trời đã bắt đầu nhá nhem tối nhưng mãi tôi vẫn không thấy cô đứng lên mua gì đó cho con ăn. Đôi mắt đỏ hoe ngân ngấn nước, người mẹ nghèo cứ nhìn tới nhìn lui như chờ ai đó rồi lại quay sang đứa con đang nhăn mặt vì đói.
Một lúc sau có bác giường bên cạnh mang về cho một cặp lồng cháo giục cô mau cho con ăn, tôi mới biết đây là cháo từ thiện của bệnh viện phát. Thấy có người lạ trong phòng bác nhìn tôi lắc đầu ái ngại “Cô ấy chẳng có đồng tiền nào cả, không có tô cháo được phát từ thiện kia thì không chừng cả mẹ, cả con đều…”. Bỏ lửng câu nói nhưng tôi hiểu được hết, quay ra nhìn thấy cảnh hai mẹ con nhường nhịn nhau từng thía cháo chợt thấy khóe mắt cay cay.
Gương mặt đau khổ, già nua của người đàn bà hơn 40 tuổi đã mất chồng, mất con
Người mẹ khốn khổ ấy dường như đã quá sức với những đau đớn trong cuộc đời của mình nên nhìn già hơn rất nhiều so với tuổi mới ngoài 40. Đôi bàn tay lam lũ giờ chỉ còn rặt những đốt xương, đôi chân cũng không có lấy một đôi dép để đi, để lộ đầy dấu vết của những bươn trải nhọc nhằn.
25 năm qua kể từ khi có một mái ấm gia đình, người vợ, người mẹ ấy còn chưa kịp nguôi ngoai nỗi đau mất chồng và đứa con trai thứ hai, giờ lại tiếp tục phải đối mặt với ranh giới giữa cái chết và sự sống mong manh của đứa con trai cả.
Chung sống với nhau vẻn vẹn được 4 năm thì chồng cô mất vì bị u não. Đau đớn tưởng như có thể chết đi được nhưng người mẹ phải gạt nước mắt vào trong bởi hai nách còn 2 đứa con thơ nheo nhóc. Thằng anh mới 4 tuổi còn chưa biết gì nên không thể trông thằng em lên 2, vì thế mà trong những buổi đi cấy, gặt thuê cả 3 mẹ con lại phải bồng bế nhau đi cùng.
Có nhiều hôm ở quê hết việc mà lại không thể mang con đi xa, cô chỉ còn biết ngồi ở nhà ôm hai đứa trẻ đói đến dặt dẹo mà khóc lặng đi chẳng thành lời. Nghĩ phận mình khổ quá, nhiều lúc cô cắn răng chịu đựng muốn gửi hai đứa đi cho người ta nuôi để còn có cái mà ăn nhưng lại không đành lòng. Vất vả, nghèo túng trong căn nhà nát cheo leo giữa đỉnh đồi của vùng quê nghèo, cô Minh cứ cố gắng oằn mình ra làm đủ mọi việc để kiếm từng bát gạo nuôi con.
Bệnh nhân Mai Văn Thắng do bị liệt hai chân, nằm một chỗ dẫn đến hoại tử vùng lưng và suy kiệt cơ thể
Nào ngờ sóng gió lại bất ngờ ập đến khi năm 2003, đứa con trai thứ hai của cô cũng ra đi mãi mãi vì mang bệnh giống bố. Mẹ mất con, anh mất em, cô Minh một lần nữa lại phải lau nước mắt gượng dậy để làm chỗ dựa tinh thần cho đứa con trai còn lại Mai Văn Thắng tiếp tục sống.
Bấy nhiêu những khổ đau nước mắt đã là quá đủ cho một người phụ nữ. Vậy mà nào ngờ một lần nữa ông trời lại bất công với cô khi bắt Thắng phải liệt hai chân chỉ ngay sau 4 năm em trai mất. Người mẹ từ lâu chỉ còn sống như một cái xác không hồn giờ lại như bị đâm thêm một nhát dao đến ngơ ngần cả người.
Nhưng bản năng của tình mẫu tử thương con hơn chính bản thân mình nên hàng ngày cô bòn mót từng mớ rau, con cá hay đến vụ thì gánh gạch thuê cho người ta lấy tiền lo bữa cơm, bữa cháo cho con.
Nhưng cũng vì liệt phải nằm một chỗ lâu ngày nên vùng da của Thắng bị hoại tử nặng khiến ăn sâu vào bên trong. Không đành lòng nhìn đứa con còn lại duy nhất phải ra đi giống như bố và em, cô Minh đánh liều mang Thắng xuống Viện bỏng quốc gia mà trong người chỉ vẻn vẹn một vài đồng vay được vội vàng của bà con lối xóm.
"Mẹ chỉ còn mỗi con, con mà không sống được thì đời mẹ xem như hết"
Biết được hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhà cô phía bệnh viện cũng đã trợ cấp tối đa hết mức có thể về thuốc cũng như viện phí, tuy nhiên bác sĩ Nguyễn Thị Bích Phượng, Khoa bỏng người lớn, Viện bỏng quốc gia cho biết: “Hiện tại bệnh nhân Thắng đang trong trạng thái suy mòn vì cơ thể quá suy kiệt vì không có chất dinh dưỡng. Vết loét thì ngày một sâu và lan rộng nên hôm nào cũng phải hút dịch mủ ra. Nếu như không được bồi dưỡng tích cực và sử dụng nhiều loại thuốc tốt thì bệnh nhân có thể tử vong trong trạng thái cơ thể đã kiệt quệ”.
Chào ra về cô Minh cứ nắm chặt lấy tay tôi mà nước mắt giàn giụa “ Cô ơi, cứu lấy con tôi với. Nó mà chết thì tôi còn sống làm gì nữa!?”. Đúng lúc ấy Thắng cũng gắng nghiêng mình về phía tôi với ánh mắt khẩn khoản “Cầu xin mọi người cứu em để cho em được sống, em không dám mơ đôi chân có thể đi lại được, chỉ cần ngồi được xe lăn thôi là em có thể làm việc để đỡ đần mẹ”.
Tôi quay lại nhìn anh, bỗng dưng cũng bật khóc không muốn tin vào những điều đang diễn ra trước mắt “Lời khẩn cầu của chàng thanh niên 26 tuổi và người mẹ khốn cùng bất hạnh có ai nghe thấu không?”
http://dantri.com.vn/c167/s167-528616/me-da-mat-het-roi-con-khong-the-bo-me-di-lan-nua.htm
Hoàn cảnh đáng thương mà tôi nhắc đến đó là hai mẹ con cô Hà Thị Minh (khu 7, thôn Nam Tiến, xã Phú Lạc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) có con trai là Mai Văn Thắng hiện đang được điều trị tại tầng 5 Viện bỏng Quốc gia. Vào thăm hai mẹ con khi trời đã bắt đầu nhá nhem tối nhưng mãi tôi vẫn không thấy cô đứng lên mua gì đó cho con ăn. Đôi mắt đỏ hoe ngân ngấn nước, người mẹ nghèo cứ nhìn tới nhìn lui như chờ ai đó rồi lại quay sang đứa con đang nhăn mặt vì đói.
Một lúc sau có bác giường bên cạnh mang về cho một cặp lồng cháo giục cô mau cho con ăn, tôi mới biết đây là cháo từ thiện của bệnh viện phát. Thấy có người lạ trong phòng bác nhìn tôi lắc đầu ái ngại “Cô ấy chẳng có đồng tiền nào cả, không có tô cháo được phát từ thiện kia thì không chừng cả mẹ, cả con đều…”. Bỏ lửng câu nói nhưng tôi hiểu được hết, quay ra nhìn thấy cảnh hai mẹ con nhường nhịn nhau từng thía cháo chợt thấy khóe mắt cay cay.
Gương mặt đau khổ, già nua của người đàn bà hơn 40 tuổi đã mất chồng, mất con
Người mẹ khốn khổ ấy dường như đã quá sức với những đau đớn trong cuộc đời của mình nên nhìn già hơn rất nhiều so với tuổi mới ngoài 40. Đôi bàn tay lam lũ giờ chỉ còn rặt những đốt xương, đôi chân cũng không có lấy một đôi dép để đi, để lộ đầy dấu vết của những bươn trải nhọc nhằn.
25 năm qua kể từ khi có một mái ấm gia đình, người vợ, người mẹ ấy còn chưa kịp nguôi ngoai nỗi đau mất chồng và đứa con trai thứ hai, giờ lại tiếp tục phải đối mặt với ranh giới giữa cái chết và sự sống mong manh của đứa con trai cả.
Chung sống với nhau vẻn vẹn được 4 năm thì chồng cô mất vì bị u não. Đau đớn tưởng như có thể chết đi được nhưng người mẹ phải gạt nước mắt vào trong bởi hai nách còn 2 đứa con thơ nheo nhóc. Thằng anh mới 4 tuổi còn chưa biết gì nên không thể trông thằng em lên 2, vì thế mà trong những buổi đi cấy, gặt thuê cả 3 mẹ con lại phải bồng bế nhau đi cùng.
Có nhiều hôm ở quê hết việc mà lại không thể mang con đi xa, cô chỉ còn biết ngồi ở nhà ôm hai đứa trẻ đói đến dặt dẹo mà khóc lặng đi chẳng thành lời. Nghĩ phận mình khổ quá, nhiều lúc cô cắn răng chịu đựng muốn gửi hai đứa đi cho người ta nuôi để còn có cái mà ăn nhưng lại không đành lòng. Vất vả, nghèo túng trong căn nhà nát cheo leo giữa đỉnh đồi của vùng quê nghèo, cô Minh cứ cố gắng oằn mình ra làm đủ mọi việc để kiếm từng bát gạo nuôi con.
Bệnh nhân Mai Văn Thắng do bị liệt hai chân, nằm một chỗ dẫn đến hoại tử vùng lưng và suy kiệt cơ thể
Nào ngờ sóng gió lại bất ngờ ập đến khi năm 2003, đứa con trai thứ hai của cô cũng ra đi mãi mãi vì mang bệnh giống bố. Mẹ mất con, anh mất em, cô Minh một lần nữa lại phải lau nước mắt gượng dậy để làm chỗ dựa tinh thần cho đứa con trai còn lại Mai Văn Thắng tiếp tục sống.
Bấy nhiêu những khổ đau nước mắt đã là quá đủ cho một người phụ nữ. Vậy mà nào ngờ một lần nữa ông trời lại bất công với cô khi bắt Thắng phải liệt hai chân chỉ ngay sau 4 năm em trai mất. Người mẹ từ lâu chỉ còn sống như một cái xác không hồn giờ lại như bị đâm thêm một nhát dao đến ngơ ngần cả người.
Nhưng bản năng của tình mẫu tử thương con hơn chính bản thân mình nên hàng ngày cô bòn mót từng mớ rau, con cá hay đến vụ thì gánh gạch thuê cho người ta lấy tiền lo bữa cơm, bữa cháo cho con.
Nhưng cũng vì liệt phải nằm một chỗ lâu ngày nên vùng da của Thắng bị hoại tử nặng khiến ăn sâu vào bên trong. Không đành lòng nhìn đứa con còn lại duy nhất phải ra đi giống như bố và em, cô Minh đánh liều mang Thắng xuống Viện bỏng quốc gia mà trong người chỉ vẻn vẹn một vài đồng vay được vội vàng của bà con lối xóm.
"Mẹ chỉ còn mỗi con, con mà không sống được thì đời mẹ xem như hết"
Biết được hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhà cô phía bệnh viện cũng đã trợ cấp tối đa hết mức có thể về thuốc cũng như viện phí, tuy nhiên bác sĩ Nguyễn Thị Bích Phượng, Khoa bỏng người lớn, Viện bỏng quốc gia cho biết: “Hiện tại bệnh nhân Thắng đang trong trạng thái suy mòn vì cơ thể quá suy kiệt vì không có chất dinh dưỡng. Vết loét thì ngày một sâu và lan rộng nên hôm nào cũng phải hút dịch mủ ra. Nếu như không được bồi dưỡng tích cực và sử dụng nhiều loại thuốc tốt thì bệnh nhân có thể tử vong trong trạng thái cơ thể đã kiệt quệ”.
Chào ra về cô Minh cứ nắm chặt lấy tay tôi mà nước mắt giàn giụa “ Cô ơi, cứu lấy con tôi với. Nó mà chết thì tôi còn sống làm gì nữa!?”. Đúng lúc ấy Thắng cũng gắng nghiêng mình về phía tôi với ánh mắt khẩn khoản “Cầu xin mọi người cứu em để cho em được sống, em không dám mơ đôi chân có thể đi lại được, chỉ cần ngồi được xe lăn thôi là em có thể làm việc để đỡ đần mẹ”.
Tôi quay lại nhìn anh, bỗng dưng cũng bật khóc không muốn tin vào những điều đang diễn ra trước mắt “Lời khẩn cầu của chàng thanh niên 26 tuổi và người mẹ khốn cùng bất hạnh có ai nghe thấu không?”
http://dantri.com.vn/c167/s167-528616/me-da-mat-het-roi-con-khong-the-bo-me-di-lan-nua.htm