Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, chỉ để giúp bảo hiểm tránh “vỡ quỹ”?

5,604
7
38

metyruoi

Active Member
Sau khi Luật bảo hiểm y tế sửa đổi có hiệu lực ( từ ngày 1.1.2015), rất nhiều bệnh nhân khốn đốn, thậm chí có trường hợp “dở khóc dở cười”. Nhiều người đặt vấn đề, có phải chăng đây chỉ là những hành lang pháp lý để bảo vệ quyền cho lợi cho ngành bảo hiểm y tế chăng?

Trong những ngày vừa qua, nhiều bệnh nhân đang điều trị ung thư trái tuyến từ nội trú sang ngoại trú ở Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM như đang ngồi trên đống lửa. Nếu chiếu theo Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, thì những bệnh nhân này sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả một đồng nào.

Nhận thức sự thiệt thòi cho những bệnh nhân này, lãnh đạo Bệnh viện Ung Bướu TP đã đề xuất với Bảo hiểm xã hội TP giải quyết bảo hiểm y tế trái tuyến như trước đây họ vẫn được hưởng.

Tuy nhiên, điều này vẫn phải chờ, nhưng thật sự rất khó. Vì luật bảo hiểm mới quy định, bệnh nhân bảo hiểm y tế trái tuyến điều trị ngoại trú sẽ không được bảo hiểm chi trả, cho dù bệnh nhân đó có xứng đáng là điều trị nội trú nhưng đã chuyển qua chế độ điều trị ngoại trú.

Điều này, tất nhiên sẽ gây thiệt hại cho người mua bảo hiểm, nhưng khi bệnh, điều trị lại không được bảo hiểm chi trả một đồng nào.

Đưa ra lý do, ngăn chặn tình trạng bệnh nhân vượt tuyến, tự động bỏ lên tuyến trên ồ ạt, gây quá tải ở đây, Luật bảo hiểm y tế sửa đổi lần này đưa ra quy định chuyển tuyến rất khắt khe. Người bệnh phải đến nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu để khám, chữa bệnh, khi nào bệnh vượt quá khả năng kỹ thuật, cũng như khả năng điều trị ở đây thì mới chuyển lên bệnh viện tuyến trên.

Bảo hiểm y tế thừa hiểu rằng, tâm lý của người bệnh luôn muốn lên tuyến trên để điều trị tốt hơn, an toàn hơn. Và một khi quy định chuyển tuyến quá khắt khe, người bệnh khó có được giấy chuyển tuyến, muốn lên tuyến trên chỉ có con đường chấp nhận trái tuyến.

Đó là câu trả lời, vì sao Luật bảo hiểm y tế sửa đổi quy định, bệnh nhân có bảo hiểm y tế trái tuyến nhưng khám, chữa bệnh ngoại trú sẽ không được chi trả một đồng nào, thay vì được chi trả 30% như trước đây.

Trong khi đó, bệnh nhân muốn điều trị nội trú không phải dễ, vì nhiều bệnh viện tuyến trên luôn trong tình trạng quá tải, chỉ những bệnh thực sự nặng, cần thiết phải theo dõi thường xuyên, bệnh viện mới cho nhập viện điều trị nội trú. Tuy nhiên, bệnh nhân có được điều trị nội trú, bảo hiểm y tế cũng chi trả hơn 30%.

Nếu những bệnh nhân không có điều kiện thì chấp nhận điều trị ở tuyến dưới để được hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến. Tất nhiên, mức chi trả bảo hiểm y tế ở tuyến dưới bao giờ cũng thấp hơn ở tuyến trên. Như vậy, dù có như thế nào, bảo hiểm y tế cũng giảm chi phí chi trả khá nhiều so với trước. Chỉ có điều bệnh nhân là người chịu thiệt hơn so với trước đây.

Từng quy định trong Luật bảo hiểm y tế sửa đổi lần này đều đưa ra những quy định, để tối đa hóa bảo vệ cho ngành bảo hiểm y tế. Đó là lý do, không phải ngẫu nhiên Luật bảo hiểm y tế sửa đổi quy định, những người mua bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm y tế chỉ bán khi tất cả các thành viên trong gia đình đều mua bảo hiểm.

Nếu một thành viên nào đó trong gia đình có nhu cầu mua bảo hiểm y tế, nhưng các thành viên còn lại không có nhu cầu mua thì sẽ không bán cho người có nhu cầu. Bảo hiểm buộc tất cả mọi người trong gia đình dù có nhu cầu, hay không có nhu cầu cũng phải mua thì bảo hiểm mới bán.

Điều này chẳng qua là để tăng thêm nguồn thu cho bảo hiểm y tế, có nhiều người hơn trong xã hội chia sẻ với ngành bảo hiểm để giảm rủi ro.

Nhận định điều này, không phải không có cơ sở, khi trong thời gian qua, ngành bảo hiểm liên tục than vãn “vỡ quỹ” bảo hiểm. Nếu không thay đổi, thì bảo hiểm sẽ mất khả năng chi trả. Có thực sự bảo hiểm đang đứng trước tình trạng “vỡ quỹ” hay ngành bảo hiểm muốn đưa ra lý do để đòi yêu sách có lợi cho mình, bất chấp những thiệt hại cho bệnh nhân. Bởi có bị “ vỡ quỹ” bảo hiểm hay không, chỉ có bảo hiểm mới biết được.

Có phải chăng, Luật bảo hiểm y tế sửa đổi lần này, chỉ giúp cho ngành bảo hiểm tránh bị “vỡ quỹ”?

Hồ Quang

http://motthegioi.vn/xa-hoi/thoi-su...chi-de-giup-bao-hiem-tranh-vo-quy-147894.html
 
5,604
7
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, chỉ để giúp bảo hiểm tránh “vỡ quỹ”?

Luật bảo hiểm y tế sửa đổi đang đưa nhiều bệnh nhân ung thư vào ngõ cụt


Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi đã có hiệu lực từ ngày 1.1.2015 đang thực sự gây cho các bệnh nhân ung thư chồng chất những khó khăn. Những người mắc bệnh ung thư trong thời gian tới, không chỉ đối mặt với chi phí điều trị tăng cao mà họ còn đối mặt với việc khó có khả năng tiếp cận được với những nơi điều trị có chất lượng cao.

Chi phí đã cao càng tăng cao

Theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bảo hiểm y tế cắt giảm chi trả 4 loại thuốc ung thư từ 100% xuống còn 50%. Cụ thể 4 loại thuốc điều trị cắt giảm chi trả gồm: Doxorubicin, Erlotinib, Gefitinib và Sorafenib.

Tuy nhiên, TS.BS Phạm Xuân Dũng, Phó giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM lưu ý bệnh nhân tránh nhầm lẫn về khái niệm chi trả 100% của bảo hiểm y tế trước đây đối với các loại thuốc trên không có nghĩa là được miễn phí, mà chỉ là bệnh nhân được hưởng quyền lợi 100% từ bảo hiểm y tế.

“Chẳng hạn viên thuốc giá 1 triệu đồng, bảo hiểm chỉ thanh toán 50% giá của viên thuốc đó, thì bệnh nhân được bảo hiểm y tế chỉ trả 100% là chỉ được chi trả 500 nghìn đồng, bệnh nhân phải trả thêm 500 nghìn đồng. Tất nhiên từ đầu năm 2015 trở đi, những thuốc trên bảo hiểm y tế giảm chi trả, người bệnh sẽ phải đóng thêm nhiều hơn”, bác sĩ Dũng giải thích.

Theo bác sĩ Dũng, trong 4 loại thuốc trên, có đến 3 loại thuốc là: Erlotinib, Gefitinib, Sorafenib là những loại thuốc không thể thay thế trong điều trị ung thư gan và ung thư phổi giai đoạn cuối. Đây là 2 loại ung thư có tỷ lệ cao nhất hiện nay ở Việt Nam. Nếu như cả nước, mỗi năm có khoảng 150.000 ca ung thư mới, thì riêng 2 loại ung thư này đã chiếm đến 30%.

Như vậy, mỗi năm số người mắc ung thư phổi và ung thư gan là khoảng 40.000 người. Đây được xem là một trong những loại ung thư hàng đầu, chỉ sau ung thư vú ở phụ nữ.

Theo ghi nhận “ung thư quần thể” tại TP.HCM, ung thư gan đứng hàng thứ 1 ở nam giới với xuất độ 24,2/100.000 dân và đứng hàng thứ 5 ở nữ giới với xuất độ 6,2/100.000 dân.

Riêng tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, mỗi năm bệnh viện này tiếp nhận 500 bệnh nhân ung thư gan mới, còn số bệnh nhân ung thư phổi còn cao hơn con số đó.

Bác sĩ Dũng cho biết thêm, ung thư phổi và ung thư gan là những loại ung thư có chi phí điều trị rất cao.Trong khi, chi phí điều trị ung thư cổ tử cung khoảng 25 đến 50 triệu đồng, ung thư buồng trứng khoảng 120 đến 200 triệu đồng thì chi phí điều trị ung thư phổi lên đến từ 200 đến 300 triệu đồng, ung thư gan lên đến gần cả tỷ đồng.

Khi bảo hiểm y tế cắt giảm chi trả những loại thuốc trên từ 100% xuống còn 50%, bệnh nhân ung thư gan, phổi sẽ phải tốn thêm chi phí gấp đôi số chi phí trên. Như vậy có thể thấy, những bệnh ung thư phổi, ung thư gan vốn phải chịu chi phí điều trị cao nay lại còn phải chịu thêm gánh nặng từ việc thay đổi này.

Bệnh nhân nghèo chịu thiệt

Trong khi, một số bệnh nhân mắc ung thư gan, phổi... có bảo hiểm y tế đúng tuyến đang lo lắng, chi phí điều trị của mình sẽ đội lên gấp đôi so với trước đây, thì nhiều bệnh nhân ung thư khác đang lo lắng, không biết số phận của mình sẽ ra sao? Có còn đủ khả năng để tiếp tục điều trị nữa hay không?

Bởi theo Luật bảo hiểm Y tế sửa đổi, bệnh nhân phải khám, điều trị ở tuyến dưới và có giấy chuyển tuyến ở đây mới được hưởng đúng tuyến ở tuyến trên, còn không sẽ không được hưởng bảo hiểm y tế.

Ông Nguyễn Nho (72 tuổi, ngụ ở huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) điều trị căn bệnh ung thư vòm hầu họng tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM được hơn 2 tháng theo giấy chuyển viện nên được hưởng chế độ bảo hiểm y tế đúng tuyến, nhưng hiện nay khi Luật bảo hiểm y tế sửa đổi đã có hiệu lực, ông không biết mình có được cấp giấy chuyển tuyến để tiếp tục điều trị lâu dài tại đây hay không.

Ông Nho cho biết, nếu không ông sẽ quay về quê tiếp tục điều trị, hy vọng ở đó sẽ cấp giấy chuyển tuyến để ông lên đây điều trị ; nhưng điều này e rất khó, vì theo quy định mới khó có thể chuyển lên tuyến trên.

“Nói thật, điều trị ở các bệnh viện tuyến dưới, cơ sở vật chất, trình độ tay nghề bác sĩ còn hạn chế, bệnh nhân điều trị hoài không hết bệnh, nhưng có chịu chuyển tuyến đâu. Như vậy, luật đưa ra chỉ phục vụ cho những người giàu, có tiền, họ tự bỏ tiền lên các bệnh viện tuyến trên- nơi có chất lượng khám chữa bệnh cao để điều trị; còn những người nghèo, khó có thể tiếp cận được với dịch vụ khám chữa bệnh tốt, sức khỏe của họ có thể bị đe dọa”, ông Nho phân trần.

Ông Nho cho rằng, Luật bảo hiểm y tế sửa đổi đưa ra như thế là không công bằng, những người nghèo chắc chắn sẽ không dám khám, điều trị vượt tuyến ở những bệnh viện có có uy tín, vì không có tiền chi trả; chỉ có những người có điều kiện khả giả, tự bỏ tiền túi mới lên được các bệnh viện tuyến trên điều trị.

Theo bác sĩ Dũng, hiện bệnh viện có khoảng 75% bệnh nhân đang điều trị nội trú có giấy chuyển tuyến, bệnh nhân được hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến; nhưng theo quy định của Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, nhiều bệnh viện thông báo sẽ không cấp giấy chuyển tuyến nữa. Như vậy, những bệnh nhân trên sẽ rất khó có điều kiện để tiếp tục ở đây điều trị, vì chi phí điều trị ung thư rất tốn kém.

“Nếu những ai có đủ điều kiện để điều trị ung thư mà không cần bảo hiểm y tế thì họ có thể ra nước ngoài điều trị, chứ chẳng ai muốn ở đây điều trị để phải chờ đợi, xếp hàng, mất thời gian như vậy.”, ông Dũng nói.

Bác sĩ cũng Dũng cho hay, bệnh viện đang tiến hành tổng hợp lại số bệnh nhân ung thư điều trị vượt tuyến nhưng chưa có giấy chuyển tuyến. “Chúng tôi sẽ thống kê kết quả cụ thể để báo cáo lên cấp trên về những ảnh hưởng từ Luật bảo hiểm y tế sửa đổi lần này đối với các bệnh nhân”, bác sĩ Dũng cho biết.

Hồ Quang
http://motthegioi.vn/xa-hoi/doi-son...ieu-benh-nhan-ung-thu-vao-ngo-cut-141519.html
 
Top