Me Minh "meo"
Active Member
Nghe một cô bạn ở cơ quan phàn nàn, osin tối qua đề đạt tăng lương, từ 2 triệu lên 2,5 triệu/tháng, tất cả anh chị em đồng loạt kêu lên: Thế thì xin nghỉ không lương trông con. Lương trí thức đúng là chưa đủ tiền trả công cho người giúp việc.
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình cán bộ. Bố mẹ tôi đều là cán bộ, trí thức, tốt nghiệp trường Đại học tốt nhất và có tiếng tăm lâu đời là Đại học bách khoa Hà Nội. Bố mẹ tôi đều làm việc cho cơ quan nhà nước. Từ nhỏ tôi đã hiểu cuộc sống cơ cực của gia đình cán bộ thời bao cấp, lương bố mẹ không đủ ăn và nuôi chị em tôi.
Bố mẹ tôi sau cả ngày làm việc nặng nhọc ở cơ quan đã phải làm thêm từ tối đến đêm để có những chiếc bánh rán đi đưa các hàng nước vào mỗi buổi sáng sớm tinh mơ để kịp 7h sáng lại có mặt ở cơ quan làm việc.
Tôi tốt nghiệp đại học, bố mẹ tôi vẫn khuyên tôi là thôi con vào nhà nước cho ổn định, chắc thời bố mẹ thì là thời bao cấp, khó nhọc thì đồng lương ít ỏi thế thôi, chứ rồi nước mình cũng phải phát triển, nhà nước cũng đang có chủ trương tăng lương cán bộ, kiểu gì rồi lương cán bộ mình cũng sẽ bằng cán bộ nước láng giềng, có ôtô đi, con cái đủ tiền học hành. Cái thời bố mẹ có người vẫn nói là chả ai như nước mình, trí thức và đất đai đều rẻ như bèo. Trí thức thì làm công việc không đắt giá bằng công việc của người bán hàng thực phẩm. Đến thời nó sẽ khác, đất cát đang dần có giá trị dần lên, chắc trí thức cũng vậy! Nghĩ lại, sự ví von của các cụ cũng ngồ ngộ.
Ra trường, tôi được nhận vào làm việc ở cơ quan cấp Bộ, thật vinh dự, tự hào. Ngày đầu tiên đi làm, bài học của các bác trong phòng là cách pha trà, dọn dẹp. Một vài năm phấn đấu, tôi đi học tiếp thạc sỹ ở nước ngoài. Một nước phát triển nơi người ta rất coi trọng trí thức, cán bộ công chức luôn được đánh giá cao, đồng lương không phải cao bậc nhất trong xã hội nhưng không thể là bậc kém mà đủ để nhìn nhận rằng trí thức thật có giá trị.
Về lại Việt Nam, tiếp tục cống hiến cho cơ quan nhà nước, đến nay là tròn 10 năm làm việc. Lấy chồng, cũng lại một ông chồng trí thức. Bố mẹ chồng cũng trí thức, giảng viên đại học. Cả gia đình bằng cấp đầy người: tiến sỹ, phó giáo sư, thạc sỹ! Hai vợ chồng tôi lương chuyên viên 3.0, mỗi người nhận tương đương với 2,2 triệu đồng một tháng, À quên, nhà nước vừa cho tăng lương lên thành 2,3 triệu đồng.
Thật sự mỗi khi nhận đồng lương ít ỏi tôi cũng thấy mình thật ít giá trị. Và giờ đây, mặc dù con tôi đã 5 tuổi, vợ chồng tôi vẫn ở nhờ nhà bố mẹ vì nếu ở riêng sẽ quay như chong chóng ngay lập tức với các hóa đơn tiền học cho con, tiền ăn, tiền thuê nhà, tiền điện, nước, gas… ôi cứ nghĩ đến là tôi thấy chóng mặt rồi. Thôi, đành chấp nhận ở chung vậy, mặc dù thấy bao nhiêu cái mất tự do. Tôi cũng dần quen với việc nhận lương thấp, ăn nhờ, ở nhờ.
Nhưng hôm nay, đến cơ quan, lại chạnh lòng. Nghe một cô bạn ở cơ quan phàn nàn, chị ơi, osin nhà em tối qua đề đạt tăng lương, từ 2 triệu lên 2,5 triệu/tháng. Cô vừa nói xong, tất cả anh chị em ở cơ quan đồng loạt kêu lên: “Thế thì giải tán ngay lập tức, xin nghỉ không lương trông con, lương mình không bằng lương giúp việc”. Ừ, đúng thật, lương của tôi, nếu nuôi con dưới 1 tuổi, không có trường nào nhận trông, không có ông bà trông con cho mà phải thuê giúp việc thì đúng là chết luôn.
Lương trí thức chưa đủ tiền trả công cho người giúp việc. Mà chưa kể tiền ăn, điện, nước… vào giúp việc, cũng bằng một người sinh hoạt trong gia đình, ngoài lương cho họ cũng mất đứt thêm 1 triệu mỗi tháng. Mọi giá trị so sánh đều khập khiễng, nhưng nếu so sánh đồng lương thì đúng là buồn, cần gì phải đi đào tạo nước ngoài nước trong để có thể kiếm được một công việc với đồng lương bèo thế. Nếu ra chợ mà mở mồm kêu lương thấp, mấy bà bán rau sẽ nói luôn, ôi dào, các ông bà cán bộ đâu sống vì lương.
Nếu không giải quyết được cái gốc là lương bổng, chắc chắn xã hội không loại trừ được tiêu cực: cán bộ chắc phải cúp cắt giờ làm để đi làm thêm, kiếm thêm, không toàn tâm toàn ý với công việc, không sức đâu mà cống hiến khi không được đãi ngộ thích đáng, tham nhũng …
Tôi xin đưa ra một số giải pháp sau đây đối với các nhà quản lý và hoạch định chính sách:
- Tinh giảm biên chế thông qua tinh giảm bộ máy: Từ trước đến nay, luôn thấy các cơ quan cấp Bộ đề ra biện pháp tinh giảm biên chế. Nhưng cái gốc ở chỗ phải cải tổ cơ cấu bộ máy tổ chức. Nếu các Bộ, ngành không làm cho bộ máy gọn nhẹ, mà ngược lại (theo tôi chứng kiến trong quá trình làm việc) luôn đẻ thêm ra (Ví dụ: sinh ra thêm các Cục, Vụ, Viện, chia tách Tổng Cục thành nhiều Cục…) thì làm thế nào mà tinh giảm được biên chế. Nên làm khảo sát xem bộ máy các Bộ trong những năm gần đây tăng, giảm ra sao. Biên chế như thế nào. Sau đó, khảo sát tới từng cán bộ xem tổ chức nào không cần thiết, lập luận cụ thể để xem xét sát nhập một số đơn vị, từ đó về lâu dài có thể tinh giảm biên chế. Ngoài ra, sẽ phải xem xét giảm các đối tượng hưởng lương bằng ngân sách thông qua việc giao quyền tự chủ cho các cơ sở bên dưới, các cơ sở có trách nhiệm tạo nguồn thu nhập chính đáng cho người làm công. Lương là vấn đề cơ bản, nếu lương cao, người ta cũng sẽ chẳng quan tâm gắn thêm cái mác công chức nhà nước ở một cơ quan nho nhỏ không tên tuổi.
- Luân chuyển cán bộ giúp cải cách quản lý, chống tham nhũng: học tập ở Nhật Bản tôi thấy rằng việc luân chuyển cán bộ các Bộ, ngành ở mỗi vị trí hai năm một lần giúp cho từng cán bộ hiểu công việc một cách có hệ thống. Việc luân chuyển này giúp cán bộ học hỏi, có cơ hội thăng tiến, chống tham nhũng và chống bè cánh. Không ai ở một vị trí quá hai năm nên hệ thống lưu trữ cũng phát triển rất tốt.
- Tăng lương: Từ việc tinh giảm biên chế, sẽ dôi dư ngân sách hơn để giúp tăng lương cho cán bộ. Mà tăng phải đủ về lượng theo như lời khuyên của các chuyên gia thế giới như gần đây chuyên gia UNDP hay Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu. Tăng ít nhất 5-10 lần so với hiện tại, không thể kéo dài tình trạng lương chưa tăng mà giá cả đã tăng gấp 10 lần như hiện nay.
Nguyễn Quang Minh
http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2011/06/luong-cong-chuc-khong-du-tra-cong-nguoi-giup-viec/
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình cán bộ. Bố mẹ tôi đều là cán bộ, trí thức, tốt nghiệp trường Đại học tốt nhất và có tiếng tăm lâu đời là Đại học bách khoa Hà Nội. Bố mẹ tôi đều làm việc cho cơ quan nhà nước. Từ nhỏ tôi đã hiểu cuộc sống cơ cực của gia đình cán bộ thời bao cấp, lương bố mẹ không đủ ăn và nuôi chị em tôi.
Bố mẹ tôi sau cả ngày làm việc nặng nhọc ở cơ quan đã phải làm thêm từ tối đến đêm để có những chiếc bánh rán đi đưa các hàng nước vào mỗi buổi sáng sớm tinh mơ để kịp 7h sáng lại có mặt ở cơ quan làm việc.
Tôi tốt nghiệp đại học, bố mẹ tôi vẫn khuyên tôi là thôi con vào nhà nước cho ổn định, chắc thời bố mẹ thì là thời bao cấp, khó nhọc thì đồng lương ít ỏi thế thôi, chứ rồi nước mình cũng phải phát triển, nhà nước cũng đang có chủ trương tăng lương cán bộ, kiểu gì rồi lương cán bộ mình cũng sẽ bằng cán bộ nước láng giềng, có ôtô đi, con cái đủ tiền học hành. Cái thời bố mẹ có người vẫn nói là chả ai như nước mình, trí thức và đất đai đều rẻ như bèo. Trí thức thì làm công việc không đắt giá bằng công việc của người bán hàng thực phẩm. Đến thời nó sẽ khác, đất cát đang dần có giá trị dần lên, chắc trí thức cũng vậy! Nghĩ lại, sự ví von của các cụ cũng ngồ ngộ.
Ra trường, tôi được nhận vào làm việc ở cơ quan cấp Bộ, thật vinh dự, tự hào. Ngày đầu tiên đi làm, bài học của các bác trong phòng là cách pha trà, dọn dẹp. Một vài năm phấn đấu, tôi đi học tiếp thạc sỹ ở nước ngoài. Một nước phát triển nơi người ta rất coi trọng trí thức, cán bộ công chức luôn được đánh giá cao, đồng lương không phải cao bậc nhất trong xã hội nhưng không thể là bậc kém mà đủ để nhìn nhận rằng trí thức thật có giá trị.
Về lại Việt Nam, tiếp tục cống hiến cho cơ quan nhà nước, đến nay là tròn 10 năm làm việc. Lấy chồng, cũng lại một ông chồng trí thức. Bố mẹ chồng cũng trí thức, giảng viên đại học. Cả gia đình bằng cấp đầy người: tiến sỹ, phó giáo sư, thạc sỹ! Hai vợ chồng tôi lương chuyên viên 3.0, mỗi người nhận tương đương với 2,2 triệu đồng một tháng, À quên, nhà nước vừa cho tăng lương lên thành 2,3 triệu đồng.
Thật sự mỗi khi nhận đồng lương ít ỏi tôi cũng thấy mình thật ít giá trị. Và giờ đây, mặc dù con tôi đã 5 tuổi, vợ chồng tôi vẫn ở nhờ nhà bố mẹ vì nếu ở riêng sẽ quay như chong chóng ngay lập tức với các hóa đơn tiền học cho con, tiền ăn, tiền thuê nhà, tiền điện, nước, gas… ôi cứ nghĩ đến là tôi thấy chóng mặt rồi. Thôi, đành chấp nhận ở chung vậy, mặc dù thấy bao nhiêu cái mất tự do. Tôi cũng dần quen với việc nhận lương thấp, ăn nhờ, ở nhờ.
Nhưng hôm nay, đến cơ quan, lại chạnh lòng. Nghe một cô bạn ở cơ quan phàn nàn, chị ơi, osin nhà em tối qua đề đạt tăng lương, từ 2 triệu lên 2,5 triệu/tháng. Cô vừa nói xong, tất cả anh chị em ở cơ quan đồng loạt kêu lên: “Thế thì giải tán ngay lập tức, xin nghỉ không lương trông con, lương mình không bằng lương giúp việc”. Ừ, đúng thật, lương của tôi, nếu nuôi con dưới 1 tuổi, không có trường nào nhận trông, không có ông bà trông con cho mà phải thuê giúp việc thì đúng là chết luôn.
Lương trí thức chưa đủ tiền trả công cho người giúp việc. Mà chưa kể tiền ăn, điện, nước… vào giúp việc, cũng bằng một người sinh hoạt trong gia đình, ngoài lương cho họ cũng mất đứt thêm 1 triệu mỗi tháng. Mọi giá trị so sánh đều khập khiễng, nhưng nếu so sánh đồng lương thì đúng là buồn, cần gì phải đi đào tạo nước ngoài nước trong để có thể kiếm được một công việc với đồng lương bèo thế. Nếu ra chợ mà mở mồm kêu lương thấp, mấy bà bán rau sẽ nói luôn, ôi dào, các ông bà cán bộ đâu sống vì lương.
Nếu không giải quyết được cái gốc là lương bổng, chắc chắn xã hội không loại trừ được tiêu cực: cán bộ chắc phải cúp cắt giờ làm để đi làm thêm, kiếm thêm, không toàn tâm toàn ý với công việc, không sức đâu mà cống hiến khi không được đãi ngộ thích đáng, tham nhũng …
Tôi xin đưa ra một số giải pháp sau đây đối với các nhà quản lý và hoạch định chính sách:
- Tinh giảm biên chế thông qua tinh giảm bộ máy: Từ trước đến nay, luôn thấy các cơ quan cấp Bộ đề ra biện pháp tinh giảm biên chế. Nhưng cái gốc ở chỗ phải cải tổ cơ cấu bộ máy tổ chức. Nếu các Bộ, ngành không làm cho bộ máy gọn nhẹ, mà ngược lại (theo tôi chứng kiến trong quá trình làm việc) luôn đẻ thêm ra (Ví dụ: sinh ra thêm các Cục, Vụ, Viện, chia tách Tổng Cục thành nhiều Cục…) thì làm thế nào mà tinh giảm được biên chế. Nên làm khảo sát xem bộ máy các Bộ trong những năm gần đây tăng, giảm ra sao. Biên chế như thế nào. Sau đó, khảo sát tới từng cán bộ xem tổ chức nào không cần thiết, lập luận cụ thể để xem xét sát nhập một số đơn vị, từ đó về lâu dài có thể tinh giảm biên chế. Ngoài ra, sẽ phải xem xét giảm các đối tượng hưởng lương bằng ngân sách thông qua việc giao quyền tự chủ cho các cơ sở bên dưới, các cơ sở có trách nhiệm tạo nguồn thu nhập chính đáng cho người làm công. Lương là vấn đề cơ bản, nếu lương cao, người ta cũng sẽ chẳng quan tâm gắn thêm cái mác công chức nhà nước ở một cơ quan nho nhỏ không tên tuổi.
- Luân chuyển cán bộ giúp cải cách quản lý, chống tham nhũng: học tập ở Nhật Bản tôi thấy rằng việc luân chuyển cán bộ các Bộ, ngành ở mỗi vị trí hai năm một lần giúp cho từng cán bộ hiểu công việc một cách có hệ thống. Việc luân chuyển này giúp cán bộ học hỏi, có cơ hội thăng tiến, chống tham nhũng và chống bè cánh. Không ai ở một vị trí quá hai năm nên hệ thống lưu trữ cũng phát triển rất tốt.
- Tăng lương: Từ việc tinh giảm biên chế, sẽ dôi dư ngân sách hơn để giúp tăng lương cho cán bộ. Mà tăng phải đủ về lượng theo như lời khuyên của các chuyên gia thế giới như gần đây chuyên gia UNDP hay Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu. Tăng ít nhất 5-10 lần so với hiện tại, không thể kéo dài tình trạng lương chưa tăng mà giá cả đã tăng gấp 10 lần như hiện nay.
Nguyễn Quang Minh
http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2011/06/luong-cong-chuc-khong-du-tra-cong-nguoi-giup-viec/