Me Minh "meo"
Active Member
Mâm cơm Tết ở Tây.
Thức ăn cho ba ngày Tết có thịt kho hột vịt (bằng nước dừa đóng hộp), giò thủ (nén trong chai dầu ăn; làm từ thịt đùi vì ở Đức không bán thịt mũi), củ cải ngâm cùng một ít thức ăn Tây không thể thiếu theo thói quen.
Đêm. Ngoài trời tuyết vẫn rơi. Tôi thao thức mãi không sao ngủ được. Uelzen lúc này còn đang chìm trong cái lạnh lẽo và tịch mịch của mùa đông. Tuyết phủ trắng xóa những mái nhà, những nẻo đường và trên những cành cây khô xơ xác lá. Trời đã sắp sang xuân nhưng tuyết rơi không ngừng, có cảm giác như sinh khí của mùa xuân cũng đã bị vùi lấp mất.
Cái giá lạnh nơi này không hiểu sao khiến lòng tôi buồn man mác mỗi khi nghĩ đến lúc này đây, nơi phương xa kia trên mảnh đất quê hương tôi, người người nhà nhà nhộn nhịp sửa soạn đón Tết mừng xuân mới. Chưa đến Tết mà bầu không khí ấm áp hương vị Tết đã ùa vào khắp các gia đình còn tôi phải cố gắng lắm mới mang được chút "vị" Tết vào nhà.
Gần đến Tết, tôi lại càng thấm thía nỗi nhớ quê, không gian mênh mông trắng xóa bên ngoài càng đối lập lại càng gợi nhớ sắc xuân tươi đẹp đầy sức sống lan tràn trong tâm tưởng. Ngồi nhìn tuyết rơi bất chợt lại nghĩ về trời Sài Gòn chợt nắng chợt mưa. Năm nào cũng vậy, đón Tết quê hương nơi đất khách quê người một mặt sưởi ấm lòng người con xa quê, mặt khác càng khắc sâu khiến nỗi nhớ quê thêm da diết. Tết mang đến hân hoan, háo hức và cũng mang đến một chút hiu quạnh, một chút khắc khoải trăn trở trong lòng tôi.
Đã hơn mười ba năm rồi kể từ khi tôi rời Việt Nam theo chồng sang định cư ở Đức. Đó là một khoảng thời gian dài đủ để tôi làm quen và dần thích nghi với lối sống của phương Tây. Sự khác biệt về văn hóa, tập quán, ngôn ngữ có thể biến đổi cho phù hợp hoặc thay đổi hoàn toàn nhưng những cảm xúc, suy nghĩ, những nỗi nhung nhớ liệu nói quên là có thể quên? Rồi khi Tết đến, những nỗi nhớ niềm thương tôi cố chôn giấu sâu tận đáy lòng từ khi bắt đầu cuộc sống nơi xứ lạ phút chốc vỡ òa.
Tết Nguyên Đán, thời khắc mà những gia đình Việt quây quần bên nhau trong cái se se lạnh của Sài Gòn, nét cười sáng bừng trên khuôn mặt mỗi người khiến không gian cũng chan hòa niềm hạnh phúc. Nghĩ về họ, tôi cảm thấy tâm hồn thật trống trải. Tôi khát khao cái hạnh phúc bình dị mà họ đang có. Bởi vì tôi đón hai cái Tết trong một năm nhưng niềm vui không trọn vẹn.
Tết Dương Lịch ngắn ngủi, một buổi tiệc tất niên hoành tráng, một đêm thức trắng đón giao thừa khi kết thúc cũng chính là thời điểm chấm dứt mang lại cho tôi nhiều tiếc nuối.
Tết cổ truyền, tôi tự mình chuẩn bị, hy vọng tạo nên bầu không khí Tết như trong ký ức, đổi lại là những nỗi nhớ quay quắt đến chạnh lòng.
Đón Tết ta ở trời Tây lẽ dĩ nhiên không thể bằng hương vị Tết ở quê nhà, thậm chí còn có phần nhạt nhẽo và chua xót.
Nếu là ở những nước có nhiều cộng đồng người Việt sinh sống nhiều như Mỹ, Australia thì còn có thể cảm nhận được sự náo nhiệt, hân hoan khi cùng nhau đi mua sắm, sửa soạn đón Tết. Cả những nguyên liệu, vật dụng, bánh trái, hoa quả cũng có phần đa dạng, phong phú mang bản sắc Việt. Mặc dù chỉ tạo nên được không khí Tết "nho nhỏ" nơi đất khách cũng đủ làm ấm lòng người Việt xa xứ.
Thế nhưng Uelzen nằm ở ngoại ô, lại là vùng không có nhiều người Việt sinh sống. Hàng xóm xung quanh tôi đều là người phương Tây, họ ăn Tết Tây lại trở về cuộc sống thường ngày nên việc đón Tết ta khiến tôi thấy mình thật cô đơn, lạc lõng trong "hành trình" đi tìm sự ấm cúng của ngày Tết quê hương. Đồng thời việc chuẩn bị hay sắm sửa Tết là chặng đường khó khăn tiếp nối khó khăn.
Cái Tết đầu tiên ở Đức khiến tôi vô cùng lúng túng. Mới xa quê không bao lâu, tôi muốn hồi tưởng hương vị quê nhà nhưng không thể tạo ra món ăn Việt chỉ với những loại đồ hộp đã chế biến sẵn trong siêu thị. Thèm một đòn bánh tét, một hũ dưa kiệu là những món ăn rất đặc trưng, rất riêng của người Việt nhưng ở nơi đây lại giống như một giấc mộng xa vời.
Cứ như thế, đã bao mùa xuân trôi qua cùng với bao lần thầm hy vọng Tết năm nay sẽ là cái Tết trọn vẹn. Tôi cố gắng tái hiện Tết trong quá khứ, tái hiện cảm giác không khí Tết ấm áp tận trong tim. Tất bật dọn dẹp, trang trí nhà cửa, mua sắm đồ đạc mới, thức đón giao thừa dù bận rộn, vất vả tôi vẫn đầy quyết tâm.
Thức ăn cho ba ngày Tết có thịt kho hột vịt (bằng nước dừa đóng hộp), giò thủ (nén trong chai dầu ăn; làm từ thịt đùi vì ở Đức không bán thịt mũi), củ cải ngâm cùng một ít thức ăn Tây không thể thiếu theo thói quen. Sang nhà họ hàng chúc Tết nhưng không ở lại lâu vì đường xa, lúc về nhìn những bao lì xì đỏ lại nhớ đến mình khi còn nhỏ. Buổi tối cả gia đình quây quần trò chuyện, tôi lại kể cho con nghe những kỷ niệm Tết thời thơ ấu dù biết rõ chúng không hề ấn tượng và cũng không có những tình cảm tha thiết cho cái Tết xa lạ nào đó trên mảnh đất mà chúng chỉ có thể về thăm bốn năm một lần vào những tháng hè.
Chồng tôi là người Việt nhưng sang Đức cũng đã rất lâu rồi, quá khứ về những ngày Tết đến chỉ còn là những mảnh ký ức xa xăm, mơ hồ. Nhà tôi không có bàn thờ tổ tiên nên bánh, mứt trở thành thức quà ngọt; dưa hấu trở thành loại trái cây bình thường vì chỉ để ăn mà không được trưng.
Bàn ăn "nửa nạc nửa mỡ", chật vật tạo ra hương vị ta bằng nguyên liệu Tây, câu chuyện Tết vô vị một người kể, bánh, mứt, dưa hấu mất đi ý nghĩa đặc trưng vốn có của hồn Tết Việt. Quá nhiều sự đối lập trong hoàn cảnh sống, trong suy nghĩ nên cái Tết tôi mong chờ lúc nào cũng trống rỗng, mờ mịt và... vô vọng. Ngay từ đầu lẽ ra tôi không nên đặt quá nhiều hy vọng bởi vì khi thất vọng, nỗi buồn ấy nhân lên rất nhiều lần.
Có một năm, một người quen từ Việt Nam tình cờ ghé thăm gia đình tôi dịp giáp Tết tặng tôi hai đòn bánh tét, một cái bánh chưng cùng với một hũ dưa kiệu nhỏ. Không thể tả hết được niềm hạnh phúc và sung sướng khi cầm trên tay thức quà chân chính của quê nhà, thổi bùng lên trong tôi ngọn lửa của hi vọng đã dần nguội lạnh. Tết năm đó là cái Tết mà tôi nhớ nhất. Trong những khúc ca xuân êm dịu, gia đình tôi thưởng thức vị bánh tét thơm ngon ăn kèm củ kiệu, cũng là lần đầu tôi nếm vị bánh chưng ngày Tết. Vị quê hương đã tạo nên một điều kì diệu, tôi cảm nhận được cái Tết này rất khác và cũng rất chân thật.
Cảm xúc lắng đọng rồi chợt miên man trong câu hát "Đón xuân này tôi nhớ xuân xưa".
Không biết qua bao lâu, "xuân xưa" của tôi đã dừng lại năm tôi 23 tuổi, mùa xuân cuối cùng của tôi ở Việt Nam. Cái Tết năm đó cũng khiến tôi quyến luyến nhất vì không còn bao lâu nữa sẽ đặt chân lên xứ lạ quê người mà không biết khi nào mới có thể trở lại. Những đêm cùng anh chị quây quần bên nồi bánh tét của mẹ, cùng ngồi cắt củ kiệu rồi xếp vào những hũ to làm dưa ăn dần trong Tết, mùi thơm khi bánh chín... trong lòng tôi đó mới thật sự là không khí ấm cúng của gia đình.
Tết miền Nam, gia đình tôi không gói bánh chưng mà từ lâu bánh tét đã là hương vị quen thuộc. Mứt dừa cũng không mua mà mẹ tôi tự làm lấy, đối với chúng tôi nó ngon hơn bất cứ loại mứt kẹo nào. Đêm giao thừa, cùng nhau ngồi trông chừng nồi bánh tét, tiếng cười nói vang lên không ngừng trong ngôi nhà nhỏ. Tết đến, chuẩn bị tiền lì xì cho mấy đứa cháu trong nhà và họ hàng cũng thấy vui vui. Ba ngày Tết, trên bàn thờ khói hương nghi ngút là một mâm ngũ quả thật to. Ngày nào cũng ăn thịt kho hột vịt, bánh tét, tôm khô, củ kiệu... rồi lại đến mứt dừa, hột dưa mà chẳng thấy ngán. Vì trong tâm trí chúng tôi Tết là phải như thế, thiếu thứ gì cũng không được. Ban đêm chúng tôi dạo chợ hoa ở bến Bạch Đằng, cũng chỉ có mấy loại như hướng dương, mai, tắc nhưng được đi dạo chợ đêm cũng đã vui lắm rồi.
Khi nào thì những kỷ niệm của tháng ngày tươi đẹp đó trở thành hoài niệm khiến lòng tôi khắc khoải khôn nguôi? Những năm tháng tôi đã trải qua nơi xứ lạ, không có bóng hình quê hương đã khiến tôi trăn trở để rồi khi Tết đến, tôi cố gắng kiếm tìm một chút gì đó thân quen nhưng rồi không tìm thấy, tôi lại tiếp tục sống trong hoài niệm về những năm tháng xưa kia tại quê nhà. Một năm mới đến, tôi càng có nhiều tiếc nuối, nhớ mong càng không thể thoát khỏi cái Tết nơi chốn cũ. Cái Tết đó trở thành cột mốc cố định "xuân xưa" qua mỗi năm tôi đón "xuân này".
Nỗi nhớ quê hương khiến tôi sống trong hoài niệm thuộc về quá khứ rồi lại day dứt, trăn trở cuộc sống hiện tại. Có lúc tôi tự trách mình sao không nghĩ cho bản thân một chút, lo toan, ổn định cuộc sống gia đình suốt chừng ấy năm rồi đến khi các con đến tuổi đi học lại chỉ có thể về thăm quê vào dịp hè. Thèm một lần được hưởng cái Tết quê mình mà sao khó quá! Nhưng rồi cũng chính vị quê hương đã thức tỉnh tôi, đừng chỉ sống mãi trong tiếc nuối những thứ mình đã mất đi, hãy biết bằng lòng với hiện tại. Tôi cũng không còn là con gái út luôn cần đến sự chăm sóc của người khác mà giờ đây có những người cần được tôi quan tâm. Sống tốt ở hiện tại mới có thể đặt niềm tin vào tương lai, khi các con đã trưởng thành, chín chắn tôi lại có thể cùng gia đình đón Tết trong không khí xuân tươi vui, ấm áp. Và biết đâu một ngày nào đó cơ hội này lại đến sớm hơn.
Trời về khuya. Tuyết rơi ngày một nhiều. Tôi nhắm mắt cố đưa mình vào giấc ngủ bằng những hoài niệm êm đềm. Tôi muốn sống lại những năm tháng tươi đẹp ấy qua giấc mơ. Rồi ngày mai lại bắt đầu một ngày mới. Còn mấy ngày nữa Tết đến rồi. Có nhiều thứ cần mua và nhiều việc cần phải làm. Lại sắp bận rộn nữa, nhưng vui. Nên thay đổi cái gì cho thật khác so với mọi năm không nhỉ? Thức ăn có cần chuẩn bị thêm gì không? Chắc cũng giống như mọi năm là được rồi.
Mây Trần (từ Đức)
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/xuan-que-huong/2011/01/3ba25f55/
Thức ăn cho ba ngày Tết có thịt kho hột vịt (bằng nước dừa đóng hộp), giò thủ (nén trong chai dầu ăn; làm từ thịt đùi vì ở Đức không bán thịt mũi), củ cải ngâm cùng một ít thức ăn Tây không thể thiếu theo thói quen.
Đêm. Ngoài trời tuyết vẫn rơi. Tôi thao thức mãi không sao ngủ được. Uelzen lúc này còn đang chìm trong cái lạnh lẽo và tịch mịch của mùa đông. Tuyết phủ trắng xóa những mái nhà, những nẻo đường và trên những cành cây khô xơ xác lá. Trời đã sắp sang xuân nhưng tuyết rơi không ngừng, có cảm giác như sinh khí của mùa xuân cũng đã bị vùi lấp mất.
Cái giá lạnh nơi này không hiểu sao khiến lòng tôi buồn man mác mỗi khi nghĩ đến lúc này đây, nơi phương xa kia trên mảnh đất quê hương tôi, người người nhà nhà nhộn nhịp sửa soạn đón Tết mừng xuân mới. Chưa đến Tết mà bầu không khí ấm áp hương vị Tết đã ùa vào khắp các gia đình còn tôi phải cố gắng lắm mới mang được chút "vị" Tết vào nhà.
Gần đến Tết, tôi lại càng thấm thía nỗi nhớ quê, không gian mênh mông trắng xóa bên ngoài càng đối lập lại càng gợi nhớ sắc xuân tươi đẹp đầy sức sống lan tràn trong tâm tưởng. Ngồi nhìn tuyết rơi bất chợt lại nghĩ về trời Sài Gòn chợt nắng chợt mưa. Năm nào cũng vậy, đón Tết quê hương nơi đất khách quê người một mặt sưởi ấm lòng người con xa quê, mặt khác càng khắc sâu khiến nỗi nhớ quê thêm da diết. Tết mang đến hân hoan, háo hức và cũng mang đến một chút hiu quạnh, một chút khắc khoải trăn trở trong lòng tôi.
Đã hơn mười ba năm rồi kể từ khi tôi rời Việt Nam theo chồng sang định cư ở Đức. Đó là một khoảng thời gian dài đủ để tôi làm quen và dần thích nghi với lối sống của phương Tây. Sự khác biệt về văn hóa, tập quán, ngôn ngữ có thể biến đổi cho phù hợp hoặc thay đổi hoàn toàn nhưng những cảm xúc, suy nghĩ, những nỗi nhung nhớ liệu nói quên là có thể quên? Rồi khi Tết đến, những nỗi nhớ niềm thương tôi cố chôn giấu sâu tận đáy lòng từ khi bắt đầu cuộc sống nơi xứ lạ phút chốc vỡ òa.
Tết Nguyên Đán, thời khắc mà những gia đình Việt quây quần bên nhau trong cái se se lạnh của Sài Gòn, nét cười sáng bừng trên khuôn mặt mỗi người khiến không gian cũng chan hòa niềm hạnh phúc. Nghĩ về họ, tôi cảm thấy tâm hồn thật trống trải. Tôi khát khao cái hạnh phúc bình dị mà họ đang có. Bởi vì tôi đón hai cái Tết trong một năm nhưng niềm vui không trọn vẹn.
Tết Dương Lịch ngắn ngủi, một buổi tiệc tất niên hoành tráng, một đêm thức trắng đón giao thừa khi kết thúc cũng chính là thời điểm chấm dứt mang lại cho tôi nhiều tiếc nuối.
Tết cổ truyền, tôi tự mình chuẩn bị, hy vọng tạo nên bầu không khí Tết như trong ký ức, đổi lại là những nỗi nhớ quay quắt đến chạnh lòng.
Đón Tết ta ở trời Tây lẽ dĩ nhiên không thể bằng hương vị Tết ở quê nhà, thậm chí còn có phần nhạt nhẽo và chua xót.
Nếu là ở những nước có nhiều cộng đồng người Việt sinh sống nhiều như Mỹ, Australia thì còn có thể cảm nhận được sự náo nhiệt, hân hoan khi cùng nhau đi mua sắm, sửa soạn đón Tết. Cả những nguyên liệu, vật dụng, bánh trái, hoa quả cũng có phần đa dạng, phong phú mang bản sắc Việt. Mặc dù chỉ tạo nên được không khí Tết "nho nhỏ" nơi đất khách cũng đủ làm ấm lòng người Việt xa xứ.
Thế nhưng Uelzen nằm ở ngoại ô, lại là vùng không có nhiều người Việt sinh sống. Hàng xóm xung quanh tôi đều là người phương Tây, họ ăn Tết Tây lại trở về cuộc sống thường ngày nên việc đón Tết ta khiến tôi thấy mình thật cô đơn, lạc lõng trong "hành trình" đi tìm sự ấm cúng của ngày Tết quê hương. Đồng thời việc chuẩn bị hay sắm sửa Tết là chặng đường khó khăn tiếp nối khó khăn.
Cái Tết đầu tiên ở Đức khiến tôi vô cùng lúng túng. Mới xa quê không bao lâu, tôi muốn hồi tưởng hương vị quê nhà nhưng không thể tạo ra món ăn Việt chỉ với những loại đồ hộp đã chế biến sẵn trong siêu thị. Thèm một đòn bánh tét, một hũ dưa kiệu là những món ăn rất đặc trưng, rất riêng của người Việt nhưng ở nơi đây lại giống như một giấc mộng xa vời.
Cứ như thế, đã bao mùa xuân trôi qua cùng với bao lần thầm hy vọng Tết năm nay sẽ là cái Tết trọn vẹn. Tôi cố gắng tái hiện Tết trong quá khứ, tái hiện cảm giác không khí Tết ấm áp tận trong tim. Tất bật dọn dẹp, trang trí nhà cửa, mua sắm đồ đạc mới, thức đón giao thừa dù bận rộn, vất vả tôi vẫn đầy quyết tâm.
Thức ăn cho ba ngày Tết có thịt kho hột vịt (bằng nước dừa đóng hộp), giò thủ (nén trong chai dầu ăn; làm từ thịt đùi vì ở Đức không bán thịt mũi), củ cải ngâm cùng một ít thức ăn Tây không thể thiếu theo thói quen. Sang nhà họ hàng chúc Tết nhưng không ở lại lâu vì đường xa, lúc về nhìn những bao lì xì đỏ lại nhớ đến mình khi còn nhỏ. Buổi tối cả gia đình quây quần trò chuyện, tôi lại kể cho con nghe những kỷ niệm Tết thời thơ ấu dù biết rõ chúng không hề ấn tượng và cũng không có những tình cảm tha thiết cho cái Tết xa lạ nào đó trên mảnh đất mà chúng chỉ có thể về thăm bốn năm một lần vào những tháng hè.
Chồng tôi là người Việt nhưng sang Đức cũng đã rất lâu rồi, quá khứ về những ngày Tết đến chỉ còn là những mảnh ký ức xa xăm, mơ hồ. Nhà tôi không có bàn thờ tổ tiên nên bánh, mứt trở thành thức quà ngọt; dưa hấu trở thành loại trái cây bình thường vì chỉ để ăn mà không được trưng.
Bàn ăn "nửa nạc nửa mỡ", chật vật tạo ra hương vị ta bằng nguyên liệu Tây, câu chuyện Tết vô vị một người kể, bánh, mứt, dưa hấu mất đi ý nghĩa đặc trưng vốn có của hồn Tết Việt. Quá nhiều sự đối lập trong hoàn cảnh sống, trong suy nghĩ nên cái Tết tôi mong chờ lúc nào cũng trống rỗng, mờ mịt và... vô vọng. Ngay từ đầu lẽ ra tôi không nên đặt quá nhiều hy vọng bởi vì khi thất vọng, nỗi buồn ấy nhân lên rất nhiều lần.
Có một năm, một người quen từ Việt Nam tình cờ ghé thăm gia đình tôi dịp giáp Tết tặng tôi hai đòn bánh tét, một cái bánh chưng cùng với một hũ dưa kiệu nhỏ. Không thể tả hết được niềm hạnh phúc và sung sướng khi cầm trên tay thức quà chân chính của quê nhà, thổi bùng lên trong tôi ngọn lửa của hi vọng đã dần nguội lạnh. Tết năm đó là cái Tết mà tôi nhớ nhất. Trong những khúc ca xuân êm dịu, gia đình tôi thưởng thức vị bánh tét thơm ngon ăn kèm củ kiệu, cũng là lần đầu tôi nếm vị bánh chưng ngày Tết. Vị quê hương đã tạo nên một điều kì diệu, tôi cảm nhận được cái Tết này rất khác và cũng rất chân thật.
Cảm xúc lắng đọng rồi chợt miên man trong câu hát "Đón xuân này tôi nhớ xuân xưa".
Không biết qua bao lâu, "xuân xưa" của tôi đã dừng lại năm tôi 23 tuổi, mùa xuân cuối cùng của tôi ở Việt Nam. Cái Tết năm đó cũng khiến tôi quyến luyến nhất vì không còn bao lâu nữa sẽ đặt chân lên xứ lạ quê người mà không biết khi nào mới có thể trở lại. Những đêm cùng anh chị quây quần bên nồi bánh tét của mẹ, cùng ngồi cắt củ kiệu rồi xếp vào những hũ to làm dưa ăn dần trong Tết, mùi thơm khi bánh chín... trong lòng tôi đó mới thật sự là không khí ấm cúng của gia đình.
Tết miền Nam, gia đình tôi không gói bánh chưng mà từ lâu bánh tét đã là hương vị quen thuộc. Mứt dừa cũng không mua mà mẹ tôi tự làm lấy, đối với chúng tôi nó ngon hơn bất cứ loại mứt kẹo nào. Đêm giao thừa, cùng nhau ngồi trông chừng nồi bánh tét, tiếng cười nói vang lên không ngừng trong ngôi nhà nhỏ. Tết đến, chuẩn bị tiền lì xì cho mấy đứa cháu trong nhà và họ hàng cũng thấy vui vui. Ba ngày Tết, trên bàn thờ khói hương nghi ngút là một mâm ngũ quả thật to. Ngày nào cũng ăn thịt kho hột vịt, bánh tét, tôm khô, củ kiệu... rồi lại đến mứt dừa, hột dưa mà chẳng thấy ngán. Vì trong tâm trí chúng tôi Tết là phải như thế, thiếu thứ gì cũng không được. Ban đêm chúng tôi dạo chợ hoa ở bến Bạch Đằng, cũng chỉ có mấy loại như hướng dương, mai, tắc nhưng được đi dạo chợ đêm cũng đã vui lắm rồi.
Khi nào thì những kỷ niệm của tháng ngày tươi đẹp đó trở thành hoài niệm khiến lòng tôi khắc khoải khôn nguôi? Những năm tháng tôi đã trải qua nơi xứ lạ, không có bóng hình quê hương đã khiến tôi trăn trở để rồi khi Tết đến, tôi cố gắng kiếm tìm một chút gì đó thân quen nhưng rồi không tìm thấy, tôi lại tiếp tục sống trong hoài niệm về những năm tháng xưa kia tại quê nhà. Một năm mới đến, tôi càng có nhiều tiếc nuối, nhớ mong càng không thể thoát khỏi cái Tết nơi chốn cũ. Cái Tết đó trở thành cột mốc cố định "xuân xưa" qua mỗi năm tôi đón "xuân này".
Nỗi nhớ quê hương khiến tôi sống trong hoài niệm thuộc về quá khứ rồi lại day dứt, trăn trở cuộc sống hiện tại. Có lúc tôi tự trách mình sao không nghĩ cho bản thân một chút, lo toan, ổn định cuộc sống gia đình suốt chừng ấy năm rồi đến khi các con đến tuổi đi học lại chỉ có thể về thăm quê vào dịp hè. Thèm một lần được hưởng cái Tết quê mình mà sao khó quá! Nhưng rồi cũng chính vị quê hương đã thức tỉnh tôi, đừng chỉ sống mãi trong tiếc nuối những thứ mình đã mất đi, hãy biết bằng lòng với hiện tại. Tôi cũng không còn là con gái út luôn cần đến sự chăm sóc của người khác mà giờ đây có những người cần được tôi quan tâm. Sống tốt ở hiện tại mới có thể đặt niềm tin vào tương lai, khi các con đã trưởng thành, chín chắn tôi lại có thể cùng gia đình đón Tết trong không khí xuân tươi vui, ấm áp. Và biết đâu một ngày nào đó cơ hội này lại đến sớm hơn.
Trời về khuya. Tuyết rơi ngày một nhiều. Tôi nhắm mắt cố đưa mình vào giấc ngủ bằng những hoài niệm êm đềm. Tôi muốn sống lại những năm tháng tươi đẹp ấy qua giấc mơ. Rồi ngày mai lại bắt đầu một ngày mới. Còn mấy ngày nữa Tết đến rồi. Có nhiều thứ cần mua và nhiều việc cần phải làm. Lại sắp bận rộn nữa, nhưng vui. Nên thay đổi cái gì cho thật khác so với mọi năm không nhỉ? Thức ăn có cần chuẩn bị thêm gì không? Chắc cũng giống như mọi năm là được rồi.
Mây Trần (từ Đức)
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/xuan-que-huong/2011/01/3ba25f55/
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: