Maradona, Maradona…

5,642
9
38

metyruoi

Active Member


Tưởng tượng cái cảnh Maradona cỡi truồng chạy quanh thủ đô Buenos Aires khi Argentina vô địch World Cup 2010 hẳn sẽ rất là thú vị. Ngày hôm đó chắc chắn các công sở sẽ đóng cửa, trường học được nghỉ học, chợ búa bãi thị… Những cuộc tranh luận tại nghị trường cũng tạm hoãn. Cảnh sát phải một ngày vất vả, toát mồ hôi hột, lườm lườm lựu đạn cay để dẹp đám đông… Và, các hãng truyền thông lớn nhỏ khắp thế giới sẽ phải cật lực giành chỗ để tiện thu những hình ảnh sống động nhất của cuộc chạy khỏa thân này phuc vụ người dân xứ họ. Chuyện đó hoàn toàn có thể xảy ra lắm chứ, tại sao không? Bởi Argentina năm nay có Messi làm xiếc bên trong, Maradona làm xiếc bên ngoài, cùng một chùm sao đang rãi bùa khắp các sân bóng Nam Phi?


Argentina tìm đâu ra một người tuyệt vời đến vậy để làm huấn luyện viên đội tuyển dù trước đó người ta đã tranh luận gay gắt chuyện có nên hay không để một nhân vật “kỳ quặc”, tính khí thất thường như vậy làm thầy các ngôi sao. Nhưng vốn những ngôi sao đâu có chịu khuất phục bởi những ngôi sao? Nên chỉ có phù thủy Maradona mới ra tay trấn ếm nổi. Cho nên dù bị trầy trật, dù bị xỉ vả thậm tệ ở vòng loại, chẳng ai dám gạt bỏ Maradona! Chẳng chễm chệ như “vua” Pélé, chẳng uy nghiêm như “hoàng đế” Beckenbauer, chẳng hào hoa như “thánh” Cruiff, Maradona vừa là một con người- con người trần truị, đủ thói hư tật xấu- lại vừa như một thiên thần có đôi cánh lượn bay và những đức hạnh cao quý đan xen, lúc thiên đàng lúc địa ngục thong dong vô ngại. Điều quan trọng, Maradona sẵn sàng thay đổi. Thay đổi bên ngoài lẫn thay đổi bên trong.

Từ một người nghiện ma túy nặng, mấy lần suýt chết vì quá liều, từ một người nghiện rượu nặng, gan có vấn đề phải vào cấp cứu đôi phen, rồi nhồi máu cơ tim, rồi đột quỵ vì béo phì, cao huyết áp, tiểu đường… với đủ thừ biến chứng linh tinh khác… vậy mà suốt 6 năm nay ông đã không đụng đến bất cứ một chất gây nghiện nào, sẵn sàng cho cắt bao tử để giảm cân, sẵn sàng tự cách ly vào trại tâm thần để điều trị… Và sẵn sàng thay hình đổi dạng từ một tay “giang hồ hảo hớn” thành một đức ông râu tóc bệ vệ, bạc phơ, veston cà vạt nghiêm trang đến ngộ nghĩnh… trên sân bóng những ngày gần đây chỉ vì một lời nói của cô con gái út rằng thì là “Gia đình vẫn cần đến ông như một người cha”! Không chỉ là một người cha, bây giờ Maradona còn là một “người ông ngoại” nữa! Cho nên không ngạc nhiên khi thấy ông dẫn đội tuyển Argentina đến Nam Phi còn đèo theo con gái và cháu ngoại. Cái bộ tịch phục phịch, mủm mỉm, hay nhảy cỡn rồi chùi mình trên sân cỏ ướt… không còn thấy ở ông nữa, mà bây giờ thay vào đó là cái ngượng ngập ôm choàng lấy bất kỳ ai bên cạnh khi ngây ngất thấy học trò mình đưa banh vào lưới đối phương.

Maradona theo tôi quả thật là một tấm gương vĩ đại, để ai nấy cũng có thể tự nhủ lấy mình: Tôi ơi, đừng tuyệt vọng!

Nghiện ma túy nặng. Bỏ, rồi nghiện lại, rồi bỏ. Nghiện rượu nặng. Bỏ, rồi nghiện lại, rồi bỏ. Nghiện thuốc lá, xì gà nặng… Béo phì có lúc tới 128 kg, phải cắt bỏ dạ dày cho giảm tật tham ăn! Các bệnh viện ở Argentina không dám phẫu thuật vì sợ Maradona chết trên bàn mổ, phải đưa sang Colombia để cắt, rồi đưa sang Cuba cai nghiện, chữa trị tâm thần.

Nhồi máu cơ tim, đột quỵ mấy phen, có lúc huyết áp tăng đến trên 230 cm Hg, hết bệnh viện này đến bệnh viện khác, từ Thụy Sĩ tới Cuba, Argentina…

Một huấn luyện viên “kỳ quặc” như Maradona hẳn đã tạo ra một môi trường kỳ quặc nhưng đầy ắp tình người cho đội tuyển, một không khí huyền hoặc vừa rất con người lại vừa rất tâm linh cho đội tuyển. Mỗi khi có xung đột nội bộ, hẳn Maradona sẽ đập bàn quát tháo rồi ôm mọi người khóc, nếu cần thì lập đàn cầu an, tay bắt ấn, miệng niệm thần chú, đốt bùa và… nhắc lại lời hứa cỡi truồng chạy quanh Buenos Aires không chỉ riêng cho mình mà còn cho toàn cả đội!

Tóm lại, Maradona, một con người nhu nhược đầy ý chí!

Đỗ Hồng Ngọc


Em thích Maradona:x!
 
679
0
0

songthao

New Member
Ðề: Maradona, Maradona…

Vì sao cứ thấy Maradona... lăng xăng nhặt bóng?

13/06/2010 14:35

(VTC News) - Ở Việt Nam có một khẩu ngữ nói về sự bàn tán, phân tích, hay những câu chuyện vu vơ vô thưởng vô phạt, thậm chí khi người ta nói dối, nói thêu dệt cũng bị gọi bằng thuật ngữ này. Có lẽ độc giả đọc bài viết này đều biết thuật ngữ đó: “chém gió”.


TRẦN HỮU NAM (từ Johannesburg, Nam Phi)


1. Sau trận đấu Argentina - Nigeria, tôi mở máy để bắt đầu viết bức thư này. Vô tình, chỉ là vô tình tôi lướt qua truyền hình Internet, một kênh truyền hình Việt Nam đang phát bình luận cuối trận. Một bình luận viên đang say sưa nói về Maradona.


Maradona ôm Messi sau khi trận đấu kết thúc. (Ảnh: Getty Images)

“Nếu tôi không nhầm trong khoảnh khắc Maradona ôm Messi vào lòng, ở khóe mắt ông có giọt nước - giọt nước dành cho truyền nhân của chính mình” - Người đồng nghiệp của tôi bình luận hình ảnh Maradona chạy vào sân ôm Messi sau khi trận đấu giữa Argentina và Nigeria kết thúc.

Trong khoảnh khắc đi vào máy quay, người đồng nghiệp này có thể tinh ý đến mức nhìn thấy giọt nước mắt ngưng đọng trên khóe mi Maradona. Chỉ là ngưng thôi chứ không rơi xuống. Nếu đúng thế thì quả thật người đồng nghiệp của tôi chớp cảm xúc quá nhanh! Tiếc là anh chỉ dám: “Nếu tôi không nhầm”!

Thực ra, để bắt được cảm xúc của Maradona không khó khi ở trong ông sự biểu cảm luôn bộc lộ ra ngoài với muôn hình vạn trạng. Đó cũng là lý do vì sao người ta luôn cận cảnh ông để đặc tả sự biểu lộ của ông trong suốt quá trình trận đấu giữa Argentina và Nigeria diễn ra.

2. Ở Ellis Park chiều qua, tôi nhìn thấy một Maradona “điên đảo” trong khung vạch vôi đứt nét, giới hạn khu vực của HLV. Không ít lần sự “điên đảo” ấy đi qua cả vạch vôi và ngay lập tức, “thánh Diego” bị trọng tài thứ tư ngăn lại.


Luôn có một máy quay ở trên cao dành riêng cho Maradona. (Ảnh: Getty Images)

“Nhìn Maradona kìa. Ông ta như một đứa trẻ lăng xăng nhặt trái bóng. Sao ông ta không chuyên tâm vào việc chỉ đạo cầu thủ mà cứ phải hỳ hục nhặt bóng thế?”, một CĐV người Nam Phi ngồi gần bên thắc mắc mà không hướng câu hỏi về phía ai.

“Ông ấy là vậy. Anh có nhìn thấy cái máy quay được treo trên sợ cáp kia không? Vì sao nó luôn chĩa về phía Maradona? - Một CĐV người Nam Phi khác bắt lời trước khi anh ta giải thích. “Maradona là HLV được chú ý nhất World Cup lần này. Chú ý bởi với rất nhiều chuyên gia, thì Diego chỉ là “Thánh” trên mặt sân cỏ chứ không phải là “thánh” ngoài đường biên dọc. Người ta muốn đặc tả nhất cử nhất động của ông để xem những thông điệp mà Diego truyền đến các học trò là gì?” - CĐV này nói và quay sang nhìn CĐV đã hỏi vu vơ lúc trước.


Maradona luôn được chú ý với những hành động bên ngoài đường biên dọc. (Ảnh: Getty Images)

Dường như anh bắt gặp sự khó hiểu của CĐV kia và lại tiếp tục giãi bày: “Có nghĩa là Maradona được đánh giá rất thấp về chuyên môn huấn luyện. Cả đất nước Tango đã nhận thấy điều ấy ở vòng loại, nhưng họ vẫn quyết định đánh bạc số phận của đoàn quân Albiceleste với ông! Họ tin vào yếu tố lịch sử, vào sự nhiệm màu của một huyền thoại và huyền thoại sẽ dẫn dắt đoàn quân Albiceleste ấy trở lại huyền thoại.”

Người CĐV có câu hỏi vu vơ bắt đầu vỡ nhé. Anh không hỏi mà quay sang gật đầu ra vẻ đồng ý. Nhưng một lúc sau, anh ta lại cảm thấy vẫn chưa thỏa mãn với câu hỏi: “Tại sao ông ta cứ phải nhặt bóng?”. Đến lúc này, tôi lên tiếng với một câu nói cũng rất vu vơ: “Khi đưa bóng cho cầu thủ của mình ném biên, ông ta sẽ nói với họ một điều gì đó. Đấy là cách truyền thông tin nhanh nhất và rõ ràng nhất khi mà bối cảnh bị quấy nhiễu bởi thanh âm của Vuvuzela”.

“Anh không thích Vuvuzela à?” - CĐV người Nam Phi gạt phắc Maradona ra một bên để hỏi tôi. Chưa kịp trả lời, anh ta đưa Vuvuzela lên miệng và chĩa về phía tôi thổi một hồi chói tai cùng một ngón tay cái ký hiệu đồng ý. Khi hạ Vuvuzela xuống, anh nói: “Anh có lý!”

3. Một câu chuyện từ Việt Nam, một câu chuyện trên khán đài Ellis Park ở Johannesburg, Nam Phi đều xoay quanh Maradona. Nhưng sẽ không chỉ hai câu chuyện ấy đâu, tôi quả quyết đấy. Cả thế giới hôm qua cùng "mổ xẻ" Maradona, cùng “chém” về Maradona. Tôi cũng quả quyết những câu chuyện trên không phải là “chém gió” ở nghĩa nói dối, nói thêu dệt. Nó xuất phát từ những hình ảnh thực tế và được mang ra phân tích khách quan.


Thế giới chờ một "Thánh" Diego trên băng ghế huấn luyện. (Ảnh: Getty Images)

Maradona đã, đang và sẽ còn nhiều hơn nữa những biểu hiện xúc cảm trên sân tập, trong phòng họp báo, trên sân đấu. Và tất cả những biểu hiện ấy luôn được chú ý, được đặt trong tâm khuôn hình của máy quay, máy ảnh, được mang ra luận bàn, phân tích trên các mặt báo, trên công trường, công sở, trên những cánh đồng, những dòng sông, những đại dương và trong những câu chuyện thường nhật mùa World Cup,...

Argentina đến Nam Phi cùng Maradona giống như một chuyến thám hiểm. Ở chuyến đi này chứa sự phiêu lưu, mạo hiểm và chứa cả lòng quả cảm. Người Argentina đang phiêu lưu với Maradona. Cuộc chinh phục Nữ thần Vàng ở mảnh đất hoang dã Phi châu của các vũ công Tango đã bắt đầu. Cả thế giới cũng bắt đầu chờ một huyền thoại trở lại!

Một đồng nghiệp của tôi bình luận trước trận Argentina Nigeria, rằng: Sau 16 năm, Maradona đã bước ra từ bóng tối. Sau chiến thắng của Albiceleste, tôi chỉ muốn một nhận định khiêm tốn hơn, rằng Maradona đã trở lại, và với một cá tính không thể trộn lẫn như "El Diego", anh sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Dù người ta có "chém" anh bằng cách này hay cách khác, anh vẫn cứ đứng đấy, hiên ngang, kiên cường, bất chấp những tiếng huyên náo của vuvuzela, hay những tiếng cười chê của người đời.

http://www.vtc.vn/525-250582/tieu-diem-chan-trang-chu/vi-sao-cu-thay-maradona-lang-xang-nhat-bong.htm
 
Top