Mẹ đi lấy chồng

5,642
9
38

metyruoi

Active Member
Mẹ đi bước nữa, trẻ sẽ cảm thấy lo âu, bất an, luôn trong tâm trạng u uất vì sợ bị bỏ rơi lần nữa

Nghe tiếng chuông cửa, bé Huy (8 tuổi, quận 8 - TPHCM) vội vàng từ trên gác chạy xuống. Nhưng nhác thấy cha dượng người nước ngoài ngồi trên xe, Huy khựng lại rồi lủi thủi quay vào.

Con ở với ai?

Những lần trước về thăm nhà, hễ có cha dượng đi cùng, mẹ Huy chỉ ngồi nói năm ba câu, xong đưa tiền cho bà ngoại rồi đi. Lần này cũng vậy. Huy định cho mẹ biết trong lần khám sức khỏe mới đây, nhà trường phát hiện Huy bị cận thị; thế nhưng, chưa kịp nói gì, mẹ đã lại lên xe! Thấy cháu buồn, bà ngoại dỗ dành rồi cho ít tiền để… đi chơi điện tử. “Con không chơi điện tử nữa đâu ngoại. Con bị cận thị mà!” – Huy trả lại tiền cho ngoại rồi lẳng lặng lên gác.


Minh họa: NGUYỄN TÀI

Hai năm trước, ba mẹ, Huy và anh Hai sống chung với nhau. Thế rồi, bỗng dưng ba và anh Hai về nhà nội ở, Huy và mẹ về nhà ngoại sống. Thời gian đầu, Huy nhớ ba và anh đến chẳng buồn ăn uống. Thấy thế, mẹ cho Huy tiền để ra tiệm internet chơi. Vậy là thay vì có anh cùng chơi, cùng học, giờ đây, bạn của Huy là chiếc máy tính.

Chẳng bao lâu sau, mẹ đưa về một người đàn ông ngoại quốc rồi tổ chức buổi tiệc nhỏ ra mắt gia đình. Từ đó, mẹ không ở cùng ngoại và Huy nữa. Huy cũng chẳng mấy dịp được gặp ba và anh vì ba đã có vợ mới. Việc chăm lo cho Huy đã có bà ngoại, việc đưa đón Huy đi học được giao cho chú xe ôm. Lâu lâu mẹ về thăm nhà như một người khách.

Cũng như Huy, bé Quỳnh (7 tuổi, quận Gò Vấp - TPHCM) phải sống xa cha mẹ từ khi mới lên 3. Năm Quỳnh lên 3 tuổi, mẹ gặp cha dượng bây giờ. Do gia đình chồng không chấp nhận cho mẹ Quỳnh mang con theo nên Quỳnh phải ở với ngoại và các dì. Ngày mẹ cưới, Quỳnh xúng xính trong bộ đầm đẹp, lăng xăng chạy chơi. Đến tối, không thấy mẹ về, Quỳnh vật vã khóc khan cả cổ. Những lúc mẹ về thăm, Quỳnh níu lấy, đòi theo nhưng mẹ chỉ vỗ về một lúc rồi quày quả ra đi. Từ khi mẹ Quỳnh có em bé, vài tuần hoặc cả tháng mẹ mới về.
Không ít lần Quỳnh thèm thuồng nhìn bé Duyên nhà bên cạnh được cha mẹ nựng nịu, chở đi chơi, rồi đứng vịn cửa trông về phía đầu hẻm, chờ đợi… Gần đây, Quỳnh ít nhắc đến mẹ, khi thấy mẹ và dượng đưa em bé về thăm nhà ngoại, Quỳnh chạy qua nhà hàng xóm chơi vì “con ghét em”!

Mẹ đừng “quên” con!

Cách đây không lâu, tòa án đưa ra xét xử vụ phá hủy công trình quan trọng về an ninh quốc gia đối với bị cáo P.V.V (15 tuổi). Mẹ và bà ngoại V. đến dự phiên tòa, cả hai nước mắt ngắn dài nhưng V. chỉ quay qua trò chuyện cùng bà ngoại, không một lần nhìn mẹ.

Cha mẹ bỏ nhau khi V. mới thôi nôi, V. sống với mẹ. Ít lâu sau, mẹ lại kết hôn, gửi V. cho bà ngoại nuôi. Cuộc hôn nhân sau này cũng không bền, rồi mẹ V. lao theo những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng. Bà ngoại V. suốt ngày lo buôn bán, không thể để mắt đến thằng cháu đang tuổi lớn. Thế là, V. cặp kè, đàn đúm với lũ trẻ hư và bị lôi kéo phạm tội.
Khi có dịp nói chuyện với những bà mẹ này, họ đều phân bua vì hoàn cảnh đặc biệt, vì bên chồng không muốn con theo mẹ, lại thêm công việc bận rộn… nên phải chịu cảnh mẹ một nơi, con một nẻo, chỉ tranh thủ được chút thời gian về thăm ngoại và con! Có người buồn đời đến nỗi: “Tôi còn không màng đến cuộc sống của mình. Cầu cho nhà ngoại thương mà cưu mang cho cháu…” và rồi họ dần “bỏ quên” núm ruột của mình.

Sống trong hoàn cảnh gia đình tan vỡ, mẹ đi bước nữa, không phải đứa trẻ nào cũng hư hỏng nhưng theo các nhà tâm lý, trong tâm thức của trẻ, luôn hiển hiện nhiều mối lo sợ, bất an, đặc biệt là sợ bị bỏ rơi lần nữa khiến trẻ chơi vơi, u uất, mất cân bằng tâm lý...

Tình thương của người thân dành cho trẻ không thể thay thế tình mẫu tử. Nếu thiếu tình thương của mẹ, trẻ càng sống thu mình, tự ti, có khi trầm cảm hoặc hay cáu giận, bất cần đời, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách và đời sống tình cảm, tâm lý của trẻ. Đừng vì bất cứ hoàn cảnh, lý do nào mà “bỏ quên” tình mẫu tử.

Vy Thư


http://nld.com.vn/20111019093038564p0c1030/me-di-lay-chong.htm

Hixx.....
 
Top