ALnML
Super Moderator
[h=1]Mẹ ơi, con sợ! -[/h]
(Webtretho) Con yêu của bạn sợ chó? sợ bóng tối? sợ bác sĩ? Trẻ nhỏ thường có chín nỗi sợ phổ biến nhất, dù con yêu của bạn rơi vào trường hợp nào thì bạn cũng đều có thể chấm dứt nỗi sợ của bé bằng những lời khuyên từ chuyên gia của chúng tôi. Vì sao việc đến khám bác sĩ (hoặc trông thấy một con chó, hoặc phải ở nhà với cô trông trẻ) lại làm con bạn hoảng lên vậy? Đầu tiên, hãy yên tâm rằng đó không phải do kỹ năng làm cha mẹ của bạn có vấn đề. Sợ hãi thật ra là một phản ứng hết sức tự nhiên và là một bước phát triển cần thiết của trẻ. Sợ hãi giúp trẻ học hỏi và là một phần của quá trình trưởng thành.
Có phải con nhát quá không? (Ảnh: Inmagine)
Trên thực tế, một nỗi sợ mới thường xuất hiện khi đứa trẻ chuẩn bị có một bước tiến trong đời: biết bò, biết đi, biết nói từ đầu tiên, biết ngủ riêng… Tất cả những điều đó cho thấy sự độc lập – sự độc lập đi cùng với bồn chồn, lo lắng. Dù nhẹ cả người khi biết rằng hầu hết các nỗi sợ đều bình thường thì các bậc cha mẹ chúng ta vẫn thật đau đầu lẫn đau lòng khi thấy con mình khổ sở mỗi khi phải đi bác sĩ, hay sợ hãi con quái vật dưới gầm giường. Những mẹo sau đây có thể sẽ giúp được bạn và bé vượt qua bảy nỗi sợ phổ biến nhất ở trẻ em. 1. Sợ bóng tối! Vì sao? Khi không thể trông thấy gì, bạn có cảm giác như mình không thể kiểm soát được tình hình, phải không nào? Trẻ con cũng vậy thôi, các bé rất dễ phát hoảng lên khi nghe thấy những tiếng động mà không biết chúng phát ra từ đâu. Không những thế mà ở tuổi này, trí tưởng tượng của con bạn vô cùng phong phú, khiến bé hình dung ra những kẻ xấu hay những sinh vật kỳ quái đang lẩn khuất đâu đó quanh mình. Giúp con thế nào? Giải pháp dễ nhất là để đèn. Tất nhiên không phải là bật đèn sáng choang lên mà chỉ là một ngọn đèn ngủ dìu dịu, đèn ngoài hành lang hay nhiều khi chỉ cần là ánh sáng lờ mờ hắt vào cũng sẽ giúp con bạn cảm thấy yên tâm mà không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Khi bé đã lớn hơn một chút và cảm thấy thoải mái hơn trong bóng tối, bé sẽ không còn cần đến biện pháp này nữa.
[h=2]2. Sợ quái vật![/h] Vì sao? Đối với một bé mầm non, bé không thể dễ dàng phân biệt được giữa thực tế và tưởng tượng. Ở tuổi này, con bạn nghĩ quái vật là có thật, và còn nơi nào tốt hơn để những con quái vật ấy trốn hơn là trong tủ quần áo hay dưới gầm giường? Đây cũng là khoảng thời gian mà nhiều đứa trẻ chuyển từ ngủ cũi sang ngủ giường, hay từ ngủ với bố mẹ sang ngủ riêng – đó là một bước chuyển lớn có thể dẫn đến âu lo đôi chút. Giúp con thế nào? Hầu hết các chuyên gia đều nhất trí rằng các cách trừ tránh ma như nước xịt trừ tà ma, bột trừ tà ma hay dùng thú bông làm vật “dọa” ma đều không phải là phương cách tốt nhất đối phó với mối bận tâm dưới gầm giường của bé. Làm như thế sẽ chỉ càng củng cố thêm nỗi sợ hãi của con trẻ mà thôi, vì thật sự mà nói, nếu bạn cần đến những “vũ khí” ấy thì chẳng phải ma quỷ là có thật hay sao?
Tuy nhiên bạn cũng đừng coi nhẹ nỗi lo lắng của con bằng cách nói những câu như: “Thôi con đừng vớ vẩn nữa đi! Làm gì có ma với quỷ cơ chứ.” Thay vào đó, hãy nói chuyện với con yêu bé bỏng xem bạn có thể cùng với con làm gì để giúp bé cảm thấy khá hơn. Hãy thử bảo con rằng, “Con đang sợ hãi, nhưng mẹ hứa là không hề có ma quỷ gì cả đâu. Mẹ sẽ mở tủ và kiểm tra dưới gầm giường cho con. Nhưng mẹ có thể đoan chắc rằng trong nhà mình không có ai khác ngoài những người đáng yêu yêu quý con cả (là bố mẹ, ông bà đó mà).” [h=2]3. Sợ chó[/h] Vì sao? Sợ chó thật sự là một chiến thuật sinh tồn. Có những con chó dữ và hay cắn người, nên hẳn bạn không muốn con mình bạ con chó nào cũng sán lại chơi cùng chứ, đúng không?
“Bệnh” sợ chó thường xuất phát từ một trong hai lý do: hoặc chính bạn lo lắng và con bạn cảm nhận được sự lo lắng đó, hoặc bé từng có kinh nghiệm đau thương với chó. Chó có thể rất khó lường, chúng có thể bất thình lình sủa to hoặc nhảy chồm chồm, hoặc gặm, liếm láp… và điều đó làm bé cảm thấy sợ.
Sợ chó thật sự là một chiến thuật sinh tồn, vì không phải chú chó nào cũng dễ thương thế này. (Ảnh: Inmagine)
Giúp con thế nào? Dù là một nỗi sợ tự nhiên và có thể hiểu được nhưng cứ nhác thấy một con chó là phát hoảng lên quả thật cũng không hay. Tuy vậy, bạn vẫn có thể trấn an con khi bé sợ, đó là việc hoàn toàn chấp nhận được, và bạn không bao giờ nên bảo con phải ra nựng nịu một con chó nếu bé sợ và không thích. Mục đích cuối cùng của bạn là muốn con mình cảm thấy thư giãn và thoải mái, vậy nên hãy bắt đầu bằng cách cho bé làm quen với một chú cún con mà bạn biết là khá lành tính và thân thiện. Trước đó, hãy bảo đảm là bạn đã dạy cho con những “nghi thức” theo lời khuyên của Paul Owens, một chuyên gia về loài chó: đầu tiên là luôn xin phép chủ của chó. Thứ hai: hãy nhẹ nhàng (nói đủ nghe, không đánh chó, không kéo đuôi và kéo tai nó…) Và cuối cùng, không bao giờ đi thẳng đến chỗ của con chó và vỗ vào đầu nó, hãy tiếp cận nó theo đường chữ C trên mặt đất, tức là đi theo đường hơi cong một chút. Rồi sau đó, khi đã đến bên cạnh con chó, hãy cho nó ngửi mu bàn tay bạn và gãi nhẹ dưới cằm nó.
[h=2]4. Sợ bác sĩ[/h] Vì sao? Đây là một trong những nỗi sợ phổ biến nhất ở trẻ em, thường được thể hiện cụ thể bằng: đến bác sĩ bị tiêm đau lắm, phải uống thuốc đắng lắm… Hơn thế nữa, ngồi trên ghế khám răng hay chờ để bác sĩ kiểm tra tổng quát có thể khiến cả người lớn chúng ta cảm thấy không thoải mái chứ đừng nói đến trẻ con. Một người lạ đang xâm lấn vào khoảng không gian riêng của bé; bé không biết được điều gì sẽ diễn ra tiếp theo; mũi, mồm, tai bé đang bị săm soi, chọc chọc vào bởi những thứ dụng cụ sáng choang và lạnh lẽo.
Đi khám bệnh là việc dễ gây căng thẳng, nhưng không nhất thiết phải đáng sợ (Ảnh: Inmagine)
Mẹ giúp thế nào? Con có thể cảm thấy rất bồn chồn lo lắng do cảm giác không thoải mái, hoặc sợ hãi khi liên hệ với cái đau khi tiêm thuốc. Đầu tiên, bố mẹ cần cho con biết bác sĩ là bạn của bé, giúp bé khỏe mạnh hơn; đồng thời giúp con chuẩn bị tinh thần và vượt qua nỗi sợ hãi lo lắng bằng cách cùng chơi trò đóng giả làm bác sĩ ở nhà chẳng hạn. Rồi đến kỳ khám bệnh thật, bố mẹ có thể cho con đem theo một món đồ chơi gì đấy để giúp bé bận rộn, hát hoặc đọc một câu chuyện giúp bé thư giãn. Bạn cũng hãy nhờ bác sĩ nói chuyện với con về những điều mà bác sĩ chuẩn bị làm. Thử nhớ lại cảm giác của chính bạn xem? Bạn muốn bác sĩ nói cho mình biết những công đoạn kiểm tra để có thể chuẩn bị cả về mặt thể chất và tâm lý phải không? Con bạn cũng vậy thôi, bé chỉ cần những lời đơn giản rằng, “Giờ bác sĩ sẽ kiểm tra răng của cháu để chắc chắn là nó sạch và khỏe mạnh nhé.” Và cuối cùng, sau buổi khám bệnh, hãy kết thúc một cách thật vui vẻ vào. Bạn có thể ghé qua khu sân chơi hay công viên chẳng hạn, để con yêu biết rằng luôn có điều gì đó vui vẻ và thú vị để bé trông chờ sau đó. [h=2]5. Sợ người trông trẻ mới[/h] Vì sao? Đối với trẻ sơ sinh, sự bối rối hay làm ồn lên khi ở gần người lạ là cách thể hiện rằng bé biết người đó không phải là Bố hay Mẹ; không phải bé sợ cô trông em mới mà bé đang quyến luyến với những người mà bé thân quen. Giờ bé đã biết được đó là người lạ nhờ vào vẻ ngoài, giọng nói, mùi hương khác lạ, và tất cả những điều đó có thể khiến bé cảm thấy căng thẳng. Với những bé lớn hơn một chút, ở tuổi chập chững biết đi hay tuổi đi mẫu giáo, nỗi sợ này còn tăng thêm do lo lắng rằng bố mẹ sẽ không quay lại. Trong cả hai trường hợp, sợ người lạ đều thật sự là phản ứng bình thường và nên có. Bạn không muốn con mình “gặp ai cũng cho bế, gặp ai cũng đi chơi cùng” dù đó là người lạ chứ, phải không nào? Mẹ giúp thế nào? Đừng có bỏ đi ngay khi cô trông trẻ vừa đến, bảo đảm bước chuyển tiếp này càng dễ dàng càng tốt là điều rất quan trọng. Hãy bắt đầu bằng cách cho con làm quen dần với cô trông trẻ mới khi có mặt bạn ở bên. Đầu tiên là cùng trong một phòng với cả hai cô cháu; đến khi bé đã cảm thấy thoải mái hơn, bạn có thể đi làm việc của mình, nhưng phải ở gần quanh đó, bạn chưa được ra khỏi nhà bây giờ. Cô trông trẻ mới cần làm quen với bé, bé cũng cần làm quen với cô. Thêm vào đó, khi con thấy bạn giao tiếp một cách tích cực với một người xa lạ, điều đó giống như bạn đã dán một con tem “chấp thuận” lên người mới này. Đến khi bạn có việc phải ra ngoài, đừng lẳng lặng lẻn đi không nói tiếng nào. Hãy bình tĩnh nhưng cương quyết, đừng “xót ruột” mà dùng dằng mãi với trẻ. Với các bé lớn hơn, bạn có thể nói với con rằng, “Mẹ có việc phải ra ngoài một chút, nhưng mẹ đã chuẩn bị mấy trò chơi hay lắm cho con với cô Hương cùng chơi rồi đấy”. 6. Sợ những nhân vật hóa trang Vì sao? Bất kể con bạn gặp một nhân vật hóa trang tại một buổi tiệc hay vô tình gặp ở công viên, bé đều có thể hoảng sợ khi không thể nhìn được mặt của người kia sau một cái mặt nạ to đùng, hoặc dưới “một tấn” lớp hóa trang. Vì sao? Vì con bạn khó có thể phán đoán được người này đang định làm gì, hay anh ta có thân thiện hay không. Theo Tiến sĩ Berman thì: “Trẻ em luôn tìm kiếm những dấu hiệu an toàn của thế giới quanh chúng. Một trong những cách đó là quan sát biểu hiện nét mặt của người khác và giao tiếp bằng mắt.” Hơn nữa, bé cũng có thể cảm thấy không thoải mái vì những chú hề và rối người thường lúc nào cũng có những hành động kỳ cục, ồn ào và có phần… điên rồ nữa.
Có nhiều đứa trẻ sợ những chú hề giúp vui (Ảnh: Inmagine)
Mẹ giúp thế nào? Nếu con bạn không thích những chú hề hay những chú rối người, mà gia đình bạn lại đang chuẩn bị đến một buổi tiệc hay đi xem xiếc, hãy thông báo trước để con có thể chuẩn bị. Nếu tại nơi ấy, con cảm thấy khó chịu, hãy đưa bé ra ngoài vài phút để giúp bé trấn tĩnh lại. Nhiều bậc phụ huynh quá lo lắng về việc người khác nghĩ gì về mình mà quên mất quan tâm đến cảm nhận của con cái. Đừng như vậy nữa nhé, bạn hãy hỏi xem con sợ gì, đề nghị quay lại và thử lại thêm một lần nữa, “Nếu con vẫn không vui thì bảo mẹ, mình sẽ đi về.” Hãy cho con nhiều quyền nhất có thể để bé cảm thấy mình có thể kiểm soát được tình hình. Đừng bao giờ bắt con phải giao tiếp với người mà bé sợ, hãy cân nhắc việc nhờ người trong bộ đồ hóa trang tháo mặt nạ một chút để giúp bé yên tâm bên trong đó là một khuôn mặt thân thiện. Bố mẹ cũng có thể giúp con quen dần với ý tưởng có người trong trang phục rối bằng cách cùng con chơi hóa trang. Bé sẽ dần cảm thấy thoải mái và yên tâm hơn khi thấy đằng sau lớp hóa trang kia là ba, mẹ của mình; hay thú vị hơn, bé sẽ hóa trang thành một người lạ để ba mẹ (giả vờ) bất ngờ không nhận ra nữa
[h=2]7. Sợ sấm[/h]
Tiếng sấm đột ngột có thể làm bất kỳ ai giật mình (Ảnh: Inmagine)
Một tiếng động lớn bất thình lình thì ai mà chả (ít nhất là) giật mình cơ chứ. Khi con trẻ lớn dần lên và tiếp cận nhiều hơn với tin tức, các chương trình truyền hình, phim ảnh, chúng bắt đầu hiểu rằng có những thứ đáng sợ có thật như bão, lốc – và đi theo đó thường là sấm và sét. Biết được những thiệt hại mà những thứ đáng sợ kia có thể gây ra khiến bé càng lo lắng hơn khi trời mưa bão. Mẹ giúp thế nào? Đầu tiên, hãy ghi nhận cảm xúc của chính mình. Trong bộ phim The sound of music có một cảnh rất hay, khi trong lúc trời mưa bão sấm chớp, đám trẻ ùa chạy sang phòng của cô Maria, trong đó có cả cô bé Liesl 16 tuổi – chứng tỏ nỗi sợ này không có tuổi. Tuy nhiên dù bản thân bạn có cảm thấy bồn chồn, cũng hãy cố “coi nhẹ” nó. Bạn có thể nói rằng, “Tiếng sấm to thật đấy, làm cả mẹ cũng giật mình! Nhưng khi hết mưa bão thì sẽ hết sấm chớp thôi, hãy ở bên nhau cho đến lúc đó nhé.” Bạn có thể khiến khoảng thời gian bão bùng này trở nên một dịp để cả nhà quây quần vui vẻ bên nhau. [h=2]8. Sợ ác mộng[/h] Bé sợ ngủ một mình vì thỉnh thoảng lại gặp ác mộng! Mẹ giúp thế nào? “Những cơn ác mộng và giấc mơ không đẹp cho lắm thể hiện cuộc ‘đấu tranh’ phân biệt giữa thực tế và giả vờ của trẻ mới biết đi,” Tiến sĩ Ayelet Talmi nói. “Trẻ mới tập đi có thể không diễn đạt được thành lời rằng bé vừa gặp ác mộng, nhưng sẽ thể hiện sự khổ sở của mình thông qua những hành vi bao gồm thường xuyên tỉnh giấc, la hét, khóc lóc, kể những câu chuyện rời rạc về những điều mà bé thấy, hoặc nói rằng bé sợ đi ngủ.” Hãy vỗ về con sau khi bé gặp ác mộng, đưa cho con chăn ghiền hay con thú bông yêu thích, trấn an con rằng bạn sẽ luôn có mặt để giúp bé. Lưu ý: Nếu con bạn có những cơn ác mộng dữ dội và dai dẳng, hãy trao đổi nghiêm túc với bác sĩ. [h=2]9. Sợ… chia xa[/h] Bé có thể sẽ nghĩ: “Sao mẹ bỏ mình lại? Nếu mẹ không quay lại thì sao?” Mẹ giúp thế nào? Chuyện trẻ con lo lắng hoặc sợ hãi khi người chăm sóc chính cho bé rời khỏi là điều hoàn toàn bình thường. Giải pháp cho việc này không phải là lẳng lặng tìm đường lẻn đi. Theo tiến sĩ Ayelet Talmi, “Bạn hãy luôn gửi con lại cho một người chăm sóc quen thuộc và đáng tin cậy, có một quy trình tạm biệt ngắn gọn và lặp lại mỗi lần bạn rời đi.” Một quy trình tạm biệt thế nào tùy thuộc vào tính cách và thói quen của gia đình, nhưng nhất thiết phải có lời chào tạm biệt và lời trấn an rằng Mẹ sẽ luôn quay lại. Và một khi bạn đã rời đi, hãy cố gắng đừng quay lại nhòm ngó vì có thể làm gián đoạn quá trình chuyển tiếp của con. Tốt hơn nữa, trước khi rời đi, bạn hãy giúp con tham gia vào một hoạt động nào đó. Hãy nhớ những mẹo này để giúp con học cách tự kiểm soát nỗi sợ của bản thân:
Giải thích và dạy con cách kiểm soát nỗi sợ của mình (Ảnh: Inmagine)
- Giải thích với con điều gì là thật, thứ gì không có thật, và những điều có thể đáng sợ (như sấm chớp, bóng tối…) - Nhẹ nhàng cho con tiếp xúc với thứ có thể làm con sợ. Huấn luyện và làm mẫu cho con cách giữ bình tĩnh. - Hãy thành thật. Nếu bạn biết điều gì đó đáng sợ sắp diễn ra hoặc thứ gì đó có thể làm con đau, hãy nói thật cho con biết. Bé sẽ học cách đương đầu với những nỗi sợ sắp đến bằng cách tin tưởng và làm theo bạn. - “Quản lý” được những nỗi sợ hãi, lo lắng của bản thân, không để lộ ra với con. Để phát triển sự tự tin và cảm giác an toàn, trẻ nhỏ cần biết được rằng người chăm sóc chúng có thể giữ bình tĩnh. - Đọc sách và kể những câu chuyện về những đứa trẻ khác cũng sợ những điều tương tự nhưng đã vượt qua được. Trẻ nhỏ thích nghe chuyện về các bạn vượt qua nghịch cảnh và có thể sẽ cạnh tranh với những nhân vật mạnh mẽ kia.
http://www.webtretho.com/home/news/view/34844/2010/11/me-oi-con-so-phan-2.htm
(Webtretho) Con yêu của bạn sợ chó? sợ bóng tối? sợ bác sĩ? Trẻ nhỏ thường có chín nỗi sợ phổ biến nhất, dù con yêu của bạn rơi vào trường hợp nào thì bạn cũng đều có thể chấm dứt nỗi sợ của bé bằng những lời khuyên từ chuyên gia của chúng tôi. Vì sao việc đến khám bác sĩ (hoặc trông thấy một con chó, hoặc phải ở nhà với cô trông trẻ) lại làm con bạn hoảng lên vậy? Đầu tiên, hãy yên tâm rằng đó không phải do kỹ năng làm cha mẹ của bạn có vấn đề. Sợ hãi thật ra là một phản ứng hết sức tự nhiên và là một bước phát triển cần thiết của trẻ. Sợ hãi giúp trẻ học hỏi và là một phần của quá trình trưởng thành.
Trên thực tế, một nỗi sợ mới thường xuất hiện khi đứa trẻ chuẩn bị có một bước tiến trong đời: biết bò, biết đi, biết nói từ đầu tiên, biết ngủ riêng… Tất cả những điều đó cho thấy sự độc lập – sự độc lập đi cùng với bồn chồn, lo lắng. Dù nhẹ cả người khi biết rằng hầu hết các nỗi sợ đều bình thường thì các bậc cha mẹ chúng ta vẫn thật đau đầu lẫn đau lòng khi thấy con mình khổ sở mỗi khi phải đi bác sĩ, hay sợ hãi con quái vật dưới gầm giường. Những mẹo sau đây có thể sẽ giúp được bạn và bé vượt qua bảy nỗi sợ phổ biến nhất ở trẻ em. 1. Sợ bóng tối! Vì sao? Khi không thể trông thấy gì, bạn có cảm giác như mình không thể kiểm soát được tình hình, phải không nào? Trẻ con cũng vậy thôi, các bé rất dễ phát hoảng lên khi nghe thấy những tiếng động mà không biết chúng phát ra từ đâu. Không những thế mà ở tuổi này, trí tưởng tượng của con bạn vô cùng phong phú, khiến bé hình dung ra những kẻ xấu hay những sinh vật kỳ quái đang lẩn khuất đâu đó quanh mình. Giúp con thế nào? Giải pháp dễ nhất là để đèn. Tất nhiên không phải là bật đèn sáng choang lên mà chỉ là một ngọn đèn ngủ dìu dịu, đèn ngoài hành lang hay nhiều khi chỉ cần là ánh sáng lờ mờ hắt vào cũng sẽ giúp con bạn cảm thấy yên tâm mà không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Khi bé đã lớn hơn một chút và cảm thấy thoải mái hơn trong bóng tối, bé sẽ không còn cần đến biện pháp này nữa.
[h=2]2. Sợ quái vật![/h] Vì sao? Đối với một bé mầm non, bé không thể dễ dàng phân biệt được giữa thực tế và tưởng tượng. Ở tuổi này, con bạn nghĩ quái vật là có thật, và còn nơi nào tốt hơn để những con quái vật ấy trốn hơn là trong tủ quần áo hay dưới gầm giường? Đây cũng là khoảng thời gian mà nhiều đứa trẻ chuyển từ ngủ cũi sang ngủ giường, hay từ ngủ với bố mẹ sang ngủ riêng – đó là một bước chuyển lớn có thể dẫn đến âu lo đôi chút. Giúp con thế nào? Hầu hết các chuyên gia đều nhất trí rằng các cách trừ tránh ma như nước xịt trừ tà ma, bột trừ tà ma hay dùng thú bông làm vật “dọa” ma đều không phải là phương cách tốt nhất đối phó với mối bận tâm dưới gầm giường của bé. Làm như thế sẽ chỉ càng củng cố thêm nỗi sợ hãi của con trẻ mà thôi, vì thật sự mà nói, nếu bạn cần đến những “vũ khí” ấy thì chẳng phải ma quỷ là có thật hay sao?
Tuy nhiên bạn cũng đừng coi nhẹ nỗi lo lắng của con bằng cách nói những câu như: “Thôi con đừng vớ vẩn nữa đi! Làm gì có ma với quỷ cơ chứ.” Thay vào đó, hãy nói chuyện với con yêu bé bỏng xem bạn có thể cùng với con làm gì để giúp bé cảm thấy khá hơn. Hãy thử bảo con rằng, “Con đang sợ hãi, nhưng mẹ hứa là không hề có ma quỷ gì cả đâu. Mẹ sẽ mở tủ và kiểm tra dưới gầm giường cho con. Nhưng mẹ có thể đoan chắc rằng trong nhà mình không có ai khác ngoài những người đáng yêu yêu quý con cả (là bố mẹ, ông bà đó mà).” [h=2]3. Sợ chó[/h] Vì sao? Sợ chó thật sự là một chiến thuật sinh tồn. Có những con chó dữ và hay cắn người, nên hẳn bạn không muốn con mình bạ con chó nào cũng sán lại chơi cùng chứ, đúng không?
“Bệnh” sợ chó thường xuất phát từ một trong hai lý do: hoặc chính bạn lo lắng và con bạn cảm nhận được sự lo lắng đó, hoặc bé từng có kinh nghiệm đau thương với chó. Chó có thể rất khó lường, chúng có thể bất thình lình sủa to hoặc nhảy chồm chồm, hoặc gặm, liếm láp… và điều đó làm bé cảm thấy sợ.
Giúp con thế nào? Dù là một nỗi sợ tự nhiên và có thể hiểu được nhưng cứ nhác thấy một con chó là phát hoảng lên quả thật cũng không hay. Tuy vậy, bạn vẫn có thể trấn an con khi bé sợ, đó là việc hoàn toàn chấp nhận được, và bạn không bao giờ nên bảo con phải ra nựng nịu một con chó nếu bé sợ và không thích. Mục đích cuối cùng của bạn là muốn con mình cảm thấy thư giãn và thoải mái, vậy nên hãy bắt đầu bằng cách cho bé làm quen với một chú cún con mà bạn biết là khá lành tính và thân thiện. Trước đó, hãy bảo đảm là bạn đã dạy cho con những “nghi thức” theo lời khuyên của Paul Owens, một chuyên gia về loài chó: đầu tiên là luôn xin phép chủ của chó. Thứ hai: hãy nhẹ nhàng (nói đủ nghe, không đánh chó, không kéo đuôi và kéo tai nó…) Và cuối cùng, không bao giờ đi thẳng đến chỗ của con chó và vỗ vào đầu nó, hãy tiếp cận nó theo đường chữ C trên mặt đất, tức là đi theo đường hơi cong một chút. Rồi sau đó, khi đã đến bên cạnh con chó, hãy cho nó ngửi mu bàn tay bạn và gãi nhẹ dưới cằm nó.
[h=2]4. Sợ bác sĩ[/h] Vì sao? Đây là một trong những nỗi sợ phổ biến nhất ở trẻ em, thường được thể hiện cụ thể bằng: đến bác sĩ bị tiêm đau lắm, phải uống thuốc đắng lắm… Hơn thế nữa, ngồi trên ghế khám răng hay chờ để bác sĩ kiểm tra tổng quát có thể khiến cả người lớn chúng ta cảm thấy không thoải mái chứ đừng nói đến trẻ con. Một người lạ đang xâm lấn vào khoảng không gian riêng của bé; bé không biết được điều gì sẽ diễn ra tiếp theo; mũi, mồm, tai bé đang bị săm soi, chọc chọc vào bởi những thứ dụng cụ sáng choang và lạnh lẽo.
Mẹ giúp thế nào? Con có thể cảm thấy rất bồn chồn lo lắng do cảm giác không thoải mái, hoặc sợ hãi khi liên hệ với cái đau khi tiêm thuốc. Đầu tiên, bố mẹ cần cho con biết bác sĩ là bạn của bé, giúp bé khỏe mạnh hơn; đồng thời giúp con chuẩn bị tinh thần và vượt qua nỗi sợ hãi lo lắng bằng cách cùng chơi trò đóng giả làm bác sĩ ở nhà chẳng hạn. Rồi đến kỳ khám bệnh thật, bố mẹ có thể cho con đem theo một món đồ chơi gì đấy để giúp bé bận rộn, hát hoặc đọc một câu chuyện giúp bé thư giãn. Bạn cũng hãy nhờ bác sĩ nói chuyện với con về những điều mà bác sĩ chuẩn bị làm. Thử nhớ lại cảm giác của chính bạn xem? Bạn muốn bác sĩ nói cho mình biết những công đoạn kiểm tra để có thể chuẩn bị cả về mặt thể chất và tâm lý phải không? Con bạn cũng vậy thôi, bé chỉ cần những lời đơn giản rằng, “Giờ bác sĩ sẽ kiểm tra răng của cháu để chắc chắn là nó sạch và khỏe mạnh nhé.” Và cuối cùng, sau buổi khám bệnh, hãy kết thúc một cách thật vui vẻ vào. Bạn có thể ghé qua khu sân chơi hay công viên chẳng hạn, để con yêu biết rằng luôn có điều gì đó vui vẻ và thú vị để bé trông chờ sau đó. [h=2]5. Sợ người trông trẻ mới[/h] Vì sao? Đối với trẻ sơ sinh, sự bối rối hay làm ồn lên khi ở gần người lạ là cách thể hiện rằng bé biết người đó không phải là Bố hay Mẹ; không phải bé sợ cô trông em mới mà bé đang quyến luyến với những người mà bé thân quen. Giờ bé đã biết được đó là người lạ nhờ vào vẻ ngoài, giọng nói, mùi hương khác lạ, và tất cả những điều đó có thể khiến bé cảm thấy căng thẳng. Với những bé lớn hơn một chút, ở tuổi chập chững biết đi hay tuổi đi mẫu giáo, nỗi sợ này còn tăng thêm do lo lắng rằng bố mẹ sẽ không quay lại. Trong cả hai trường hợp, sợ người lạ đều thật sự là phản ứng bình thường và nên có. Bạn không muốn con mình “gặp ai cũng cho bế, gặp ai cũng đi chơi cùng” dù đó là người lạ chứ, phải không nào? Mẹ giúp thế nào? Đừng có bỏ đi ngay khi cô trông trẻ vừa đến, bảo đảm bước chuyển tiếp này càng dễ dàng càng tốt là điều rất quan trọng. Hãy bắt đầu bằng cách cho con làm quen dần với cô trông trẻ mới khi có mặt bạn ở bên. Đầu tiên là cùng trong một phòng với cả hai cô cháu; đến khi bé đã cảm thấy thoải mái hơn, bạn có thể đi làm việc của mình, nhưng phải ở gần quanh đó, bạn chưa được ra khỏi nhà bây giờ. Cô trông trẻ mới cần làm quen với bé, bé cũng cần làm quen với cô. Thêm vào đó, khi con thấy bạn giao tiếp một cách tích cực với một người xa lạ, điều đó giống như bạn đã dán một con tem “chấp thuận” lên người mới này. Đến khi bạn có việc phải ra ngoài, đừng lẳng lặng lẻn đi không nói tiếng nào. Hãy bình tĩnh nhưng cương quyết, đừng “xót ruột” mà dùng dằng mãi với trẻ. Với các bé lớn hơn, bạn có thể nói với con rằng, “Mẹ có việc phải ra ngoài một chút, nhưng mẹ đã chuẩn bị mấy trò chơi hay lắm cho con với cô Hương cùng chơi rồi đấy”. 6. Sợ những nhân vật hóa trang Vì sao? Bất kể con bạn gặp một nhân vật hóa trang tại một buổi tiệc hay vô tình gặp ở công viên, bé đều có thể hoảng sợ khi không thể nhìn được mặt của người kia sau một cái mặt nạ to đùng, hoặc dưới “một tấn” lớp hóa trang. Vì sao? Vì con bạn khó có thể phán đoán được người này đang định làm gì, hay anh ta có thân thiện hay không. Theo Tiến sĩ Berman thì: “Trẻ em luôn tìm kiếm những dấu hiệu an toàn của thế giới quanh chúng. Một trong những cách đó là quan sát biểu hiện nét mặt của người khác và giao tiếp bằng mắt.” Hơn nữa, bé cũng có thể cảm thấy không thoải mái vì những chú hề và rối người thường lúc nào cũng có những hành động kỳ cục, ồn ào và có phần… điên rồ nữa.
Mẹ giúp thế nào? Nếu con bạn không thích những chú hề hay những chú rối người, mà gia đình bạn lại đang chuẩn bị đến một buổi tiệc hay đi xem xiếc, hãy thông báo trước để con có thể chuẩn bị. Nếu tại nơi ấy, con cảm thấy khó chịu, hãy đưa bé ra ngoài vài phút để giúp bé trấn tĩnh lại. Nhiều bậc phụ huynh quá lo lắng về việc người khác nghĩ gì về mình mà quên mất quan tâm đến cảm nhận của con cái. Đừng như vậy nữa nhé, bạn hãy hỏi xem con sợ gì, đề nghị quay lại và thử lại thêm một lần nữa, “Nếu con vẫn không vui thì bảo mẹ, mình sẽ đi về.” Hãy cho con nhiều quyền nhất có thể để bé cảm thấy mình có thể kiểm soát được tình hình. Đừng bao giờ bắt con phải giao tiếp với người mà bé sợ, hãy cân nhắc việc nhờ người trong bộ đồ hóa trang tháo mặt nạ một chút để giúp bé yên tâm bên trong đó là một khuôn mặt thân thiện. Bố mẹ cũng có thể giúp con quen dần với ý tưởng có người trong trang phục rối bằng cách cùng con chơi hóa trang. Bé sẽ dần cảm thấy thoải mái và yên tâm hơn khi thấy đằng sau lớp hóa trang kia là ba, mẹ của mình; hay thú vị hơn, bé sẽ hóa trang thành một người lạ để ba mẹ (giả vờ) bất ngờ không nhận ra nữa
[h=2]7. Sợ sấm[/h]
Một tiếng động lớn bất thình lình thì ai mà chả (ít nhất là) giật mình cơ chứ. Khi con trẻ lớn dần lên và tiếp cận nhiều hơn với tin tức, các chương trình truyền hình, phim ảnh, chúng bắt đầu hiểu rằng có những thứ đáng sợ có thật như bão, lốc – và đi theo đó thường là sấm và sét. Biết được những thiệt hại mà những thứ đáng sợ kia có thể gây ra khiến bé càng lo lắng hơn khi trời mưa bão. Mẹ giúp thế nào? Đầu tiên, hãy ghi nhận cảm xúc của chính mình. Trong bộ phim The sound of music có một cảnh rất hay, khi trong lúc trời mưa bão sấm chớp, đám trẻ ùa chạy sang phòng của cô Maria, trong đó có cả cô bé Liesl 16 tuổi – chứng tỏ nỗi sợ này không có tuổi. Tuy nhiên dù bản thân bạn có cảm thấy bồn chồn, cũng hãy cố “coi nhẹ” nó. Bạn có thể nói rằng, “Tiếng sấm to thật đấy, làm cả mẹ cũng giật mình! Nhưng khi hết mưa bão thì sẽ hết sấm chớp thôi, hãy ở bên nhau cho đến lúc đó nhé.” Bạn có thể khiến khoảng thời gian bão bùng này trở nên một dịp để cả nhà quây quần vui vẻ bên nhau. [h=2]8. Sợ ác mộng[/h] Bé sợ ngủ một mình vì thỉnh thoảng lại gặp ác mộng! Mẹ giúp thế nào? “Những cơn ác mộng và giấc mơ không đẹp cho lắm thể hiện cuộc ‘đấu tranh’ phân biệt giữa thực tế và giả vờ của trẻ mới biết đi,” Tiến sĩ Ayelet Talmi nói. “Trẻ mới tập đi có thể không diễn đạt được thành lời rằng bé vừa gặp ác mộng, nhưng sẽ thể hiện sự khổ sở của mình thông qua những hành vi bao gồm thường xuyên tỉnh giấc, la hét, khóc lóc, kể những câu chuyện rời rạc về những điều mà bé thấy, hoặc nói rằng bé sợ đi ngủ.” Hãy vỗ về con sau khi bé gặp ác mộng, đưa cho con chăn ghiền hay con thú bông yêu thích, trấn an con rằng bạn sẽ luôn có mặt để giúp bé. Lưu ý: Nếu con bạn có những cơn ác mộng dữ dội và dai dẳng, hãy trao đổi nghiêm túc với bác sĩ. [h=2]9. Sợ… chia xa[/h] Bé có thể sẽ nghĩ: “Sao mẹ bỏ mình lại? Nếu mẹ không quay lại thì sao?” Mẹ giúp thế nào? Chuyện trẻ con lo lắng hoặc sợ hãi khi người chăm sóc chính cho bé rời khỏi là điều hoàn toàn bình thường. Giải pháp cho việc này không phải là lẳng lặng tìm đường lẻn đi. Theo tiến sĩ Ayelet Talmi, “Bạn hãy luôn gửi con lại cho một người chăm sóc quen thuộc và đáng tin cậy, có một quy trình tạm biệt ngắn gọn và lặp lại mỗi lần bạn rời đi.” Một quy trình tạm biệt thế nào tùy thuộc vào tính cách và thói quen của gia đình, nhưng nhất thiết phải có lời chào tạm biệt và lời trấn an rằng Mẹ sẽ luôn quay lại. Và một khi bạn đã rời đi, hãy cố gắng đừng quay lại nhòm ngó vì có thể làm gián đoạn quá trình chuyển tiếp của con. Tốt hơn nữa, trước khi rời đi, bạn hãy giúp con tham gia vào một hoạt động nào đó. Hãy nhớ những mẹo này để giúp con học cách tự kiểm soát nỗi sợ của bản thân:
- Giải thích với con điều gì là thật, thứ gì không có thật, và những điều có thể đáng sợ (như sấm chớp, bóng tối…) - Nhẹ nhàng cho con tiếp xúc với thứ có thể làm con sợ. Huấn luyện và làm mẫu cho con cách giữ bình tĩnh. - Hãy thành thật. Nếu bạn biết điều gì đó đáng sợ sắp diễn ra hoặc thứ gì đó có thể làm con đau, hãy nói thật cho con biết. Bé sẽ học cách đương đầu với những nỗi sợ sắp đến bằng cách tin tưởng và làm theo bạn. - “Quản lý” được những nỗi sợ hãi, lo lắng của bản thân, không để lộ ra với con. Để phát triển sự tự tin và cảm giác an toàn, trẻ nhỏ cần biết được rằng người chăm sóc chúng có thể giữ bình tĩnh. - Đọc sách và kể những câu chuyện về những đứa trẻ khác cũng sợ những điều tương tự nhưng đã vượt qua được. Trẻ nhỏ thích nghe chuyện về các bạn vượt qua nghịch cảnh và có thể sẽ cạnh tranh với những nhân vật mạnh mẽ kia.
http://www.webtretho.com/home/news/view/34844/2010/11/me-oi-con-so-phan-2.htm
Nguồn: Webtretho (lược dịch) / Parents