Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

10,222
30
48

ALnML

Super Moderator
Cali Today News – Trong các mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội thì mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ quan trọng bậc nhất. Các sinh viên chọn ngành học là gia đình, tâm lý xã hội và săn sóc trẻ là những người phải theo dõi kỹ mối quan hệ này, xem tác động của nó lên quá trình thành hình bản chất cách ứng xử của đứa bé sau này, cũng như đã tác động ngược trở lại cha mẹ ra sao.

1. Thuở còn nằm nôi:

Theo tiến sĩ Laurence Steinberg, thuộc trường Đại học Temple, bản chất của mối quan hệ cha mẹ-con cái khi nó còn nằm ngửa là mối quan hệ “gắn bó” (attachment relationship), có vai trò rất hệ trọng trong việc phát triển đứa bé gần như mọi mặt sau này.

Khi con khóc, cha mẹ ẵm bồng cho bú. Lúc nó rút lại gần thì cha mẹ ôm hôn. Ngày qua ngày, đêm từng đêm, cha mẹ tắm giặt, thay tả, nựng nịu, ru ngủ, truyện trò, hát ru… Với thời gian các cảm giác và chờ đợi tăng trưởng. Đứa bé cảm thấy an toàn, khoái trá, yên ổn, cha mẹ thì mệt nhoài nhưng sung sướng, hạnh phúc, vui mừng. Đứa bé dần dần cảm nhận cha mẹ là những người“khá đặc biệt”, hễ… mình làm mình làm mẩy một chút là ổng bả quýnh lên liền! Đến độ chỉ có cha mẹ, nhất là người mẹ “đoán” được nhu cầu của con mình trúng phóc khi nó mới trở mình một chút.

Người ta khảo sát xem phản ứng của đứa trẻ như thế nào khi nó bị cách ly kẻ sinh thành và khi được đoàn tụ lại với họ. Cuộc thí nghiệm này có tên là “Strange Situation”, trong đó đa số trẻ con phát triển cái mà các nhà tâm lý gọi là “secure attachment”. Khi được đoàn tụ lại với cha mẹ sau nhiều phút hay nhiều giờ xa cách, trẻ con có 2 cách: nếu bị bực mình, sợ hãi, đứa bé thường muốn được ẵm bồng ngay và vỗ về; ngược lại nếu hài lòng, nó mỉm cười, nói chuyện líu lo hay đôi khi còngiơ tay… cho đồ chơi cho cha mẹ nữa!

Sau này người ta thấy đứa bé nào may mắn có được “secure attachment” thường phát triển thành những người có liên hệ xã hội với nhiều người khác một cách thành công. Trong lúc mối quan hệ giữa cha mẹ con cái vẫn tiếp tục trên căn bản bền vững của lòng tin cậy lẫn nhau thì mối liên hệ này sẽ làm đà cho mối quan hệ của đứa bé sau này với tất cả những ai ngoài cha mẹ của nó ra.

Người ta nhận thấy người mẹ có vai trò bậc nhất đối với con cái trong giai đoạn này. Người mẹ nào trả lời các kêu gọi của con mình một cách thích hợp, chu đáo tận tâm và tràn lòng thương yêu sẽ cung cấp cho con mình bầu không khí để đứa bé có được “secure attachment”.

2. Giai đoạn từ 18 tháng đến 9 tuổi:

Với thời gian, mối liên hệ cha mẹ-con cái sẽ thay đổi sự tập trung,thay vì nuối nấng, ẵm bồng và tạo sự an ninh dễ chịu cho đứa bé, bây giờ vì đứa bé đã biết đi, chạy chơi cùng khắp nên cha mẹ bắt đầu chú ý tạo bản lề cho cung cách giao tiếp xã hội của đứa bé (social behavior). Cha mẹ vừa phải nuôi con, vừa phải chuẩn bị dạy con “học ăn, học nói, học gói, học mở” cho cuộc sống xã hội của nó sau này.

Cho đến 2 tuổi thì sự “giám sát đôi” này có tính nội tại, chưa rõ. Từ 3 tuồi trở lên nó trở thành ngoại tại (explicit).

Khoảng từ 30 năm nay, một loạt nghiên cứu về mối liên hệ giữa cha mẹ con cái cho thấy có 2 kích thước giao nhau, đều đóng vai trò trong việc phát triển cung cách tâm lý của đứa bé: cha mẹ đã đáp ứng ra sao (how responsive the parents are) và đã đòi hỏi ra sao (demanding). Những bậc phụ huynh có tính đáp ứng luôn nồng ấm đối với con cái, làm con cái vui tươi hớn hở và khá tự lập, dù tuổi còn nhỏ.

Còn ngược lại cha mẹ nào có cách đáp ứng hời hợt, lạnh nhạt với nhu cầu của con sẽ có khuynh hướng cô đơn, cách biệt với con cái, thậm chí rất khắc khe với chúng. Họ sẽ không hứng khởi với con họ, cho dù con họ có thành công trên đường học vấn, vốn là loại cơ hội để chia xẻ niềm vui . Họ tỏ ra lãnh đạm ngay cả với nhu cầu bày tỏ tình cảm của chúng.

Cha mẹ đòi hỏi sẽ có yêu cầu “thường xuyên cao” đối với đức hạnh của con cái vì nếu không họ sẽ bị xem có khuynh hướng chiều chuộng, quá dễ dãi. Cha mẹ thuộc loaị này ít kiểm soát, cũng ít hướng dẫn và thường thì hay nhượng bộ yêu cầu của con cái, nhiều khi họ biết yêu cầu của con là sai cũng thế.

Các chuyên viên tâm lý cho là đứa bé sẽ có “khung cảnh phát triển tâm lý lý tưởng” nếu như có bậc cha mẹ vừa có tính đáp ứng vừa có tính yêu cầu vừa phải.
Không thể nói “sinh con không sinh tính”, giáo dục con cái là nhiệm vụ cao nhất của bậc sinh thành, và cha mẹđược xem là “thành công” nếu con cái có sự phát triển sung túc và hài hòa về mặt tâm lý và xã hội với người xung quanh sau này.

Hồng Quang theo “Looksmart”

Nguồn: CaliToday.com
Lamchame
 
10,222
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

3 CÂU HỎI LỚN VỀ MỐI QUAN HỆ CHA MẸ – CON CÁI

GPKONTUM (16/01/2011)- Kontum. Mối giao tiếp cha mẹ – con cái không phải bao giờ cũng đơn giản. Ba câu hỏi lớn về quan hệ phức tạp này là một sự thách đố cho mọi gia đình. Jacquaes Salomé, tác giả những cuốn sách có giá trị về hôn nhân – gia đình sẽ giải đáp 3 vấn đề lớn này cho các bậc cha mẹ.

1. Ngày nay các bậc cha mẹ và con cái có thật sự chia sẻ tình cảm với nhau?
Hiện nay có một sự chia rẽ, một thái độ lạnh lùng trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Một nghịch lý là trong thời đại hôm nay con cái được tự do bộc lộ suy nghĩ, ý muốn của mình, nhưng cha mẹ không chịu lắng nghe chúng. Tôi đã nhận được thư của các em thiếu niên. Trước đó chỉ có người lớn mới viết thư cho tôi. Trong số này có 3 loại câu hỏi đặt ra: “Làm thế nào để giúp cha mẹ cháu giao tiếp tốt hơn với cháu?”, “Cháu muốn học tập để giao tiếp tốt hơn”, “Người ta có thể làm gì để mọi việc diễn ra tốt đẹp hơn, giữa trẻ em và người lớn?”. Ở đây có một sự hiểu lầm ở trẻ em. “Diễn ra tốt đẹp hơn” đối với các em có nghĩa là “người lớn hay cha mẹ cháu phải đồng ý với cháu”. Trẻ em thường quá tin rằng giao tiếp là “đồng ý” hay có cùng quan điểm với người khác! Tôi rất muốn nghe đứa con gái 12 tuổi của tôi xin tôi đi dự một liên hoan khiêu vũ tại nhà riêng kéo dài đến 2 giờ sáng. Tôi rất hiểu mong muốn của cháu, tôi không đối lập nhưng cũng không tán đồng để làm vừa lòng cháu, những điều này khác hẳn nhau. Không nên để con trẻ đinh ninh rằng giao tiếp, chia sẻ là đồng ý những ý muốn hay sự chờ đợi của chúng. Giao tiếp, chia sẻ không là “đồng tình với nhau” theo nghĩa đồng ý, ưng thuận, mà theo nghĩa “cha lắng nghe ý muốn của con, nhưng cha sẽ có thái độ lại”. Thế nhưng tỏ thái độ đối với con cái không có nghĩa là nghiêm khắc, cứng nhắc, hay từ chối mọi sự đối thoại, mà cũng đừng rơi vào thái cực ngược lại.

2. Các bậc cha mẹ có biết giải mã mọi sắc thái ngôn ngữ của con cái?

Ngượi với những gì mà người lớn thường nghĩ, trẻ con ít sử dụng các từ ngữ để “bộc lộ ý muốn”. Chúng hay dùng đến các dạng ngôn ngữ khác, như ngôn ngữ diễn đạt qua cơ thể. Đấy là đặc điểm của trẻ em: nói bằng thân thể của chúng. Bao nhiêu lần viêm tai là bấy nhiêu lần đứa trẻ muốn nói: “Con đau chính chỗ này này, chỗ mà cha mẹ không chịu lắng nghe con”. Có biết bao thứ: viêm họng, nổi mề đay, táo bón, tăng hay giảm cân, chán ăn, háu ăn…
Đây là một trong nhiều trường hợp cụ thể. Một phụ nữ đến tìm tôi và kể lại: “Tôi chưa biết ông. Cách đây 6 tháng tôi chợt nghe được một trong các cuộn băng cassette của ông giảng về mối quan hệ giao tiếp cha mẹ – con cái. Đứa con gái 16 tuổi của tôi, từ lúc lên 4 đã bị nổi mụn mủ khắp 2 đùi, đến mức không dám mặc đồ tắm. Chợt nghe qua cassette bài nói của ông tựa đề “nói về thân thể và tiếng khóc”, tôi mới vỡ lẽ. Theo như lời ông nói, tôi đã tiến hành “một cầu nối” giữa một sự kiện và chứng bệnh ngoài da của con gái tôi. Ông ngoại nó mất khi nó lên 4 tuổi, đây là người mà nó vô cùng gắn bó. Vợ chồng tôi giấu biệt tin ông ngoại mất. Chỉ vài tháng sau khi chôn cất xong xuôi, vợ chồng tôi mới cho nó hay tin buồn. Mới đây tôi tôi mới hiểu ra là những mụn mủ của con gái tôi xuất hiện ngay từ thời gian đó. tôi liền nói với con gái: “Mẹ biết cha mẹ đã phạm sai lầm khi giấu con chuyện ông ngoại qua đời”. Con gái tôi khoá oà lên và bảo: “Con rất muốn cha mẹ báo tin cho con, cha mẹ không có quyền che giấu. Con muốn có mặt tại nơi chôn cất ông bởi vì con rất thương yêu người”. Tôi trả lời: “Mẹ sẽ dẫn con ra thăm mộ ngoại để con khóc thương ông ngoại”. Thật là thần diệu những mụn mủ của nó biến mất”. Còn một loại ngôn ngữ khác, đó là “những bước chuyển sang hành động”, tức là những dạng bạo lực mà một đứa trẻ gây ra cho người khác: tát, đánh đấm, ăn cắp, hoặc thậm chí cho bản thân nó, như nó tự gây tai nạn cho mình… Tình trạng bạo lực trong các trường trung học các vùng ngoại ô là biểu hiện của những thiếu niên không được cha mẹ lẫn xã hội quan tâm lắng nghe. Trẻ con cũng bộc lộ sự sợ hãi. Tôi sẽ làm cho nhiều người ngạc nhiên khi nói rằng các dạng sợ hãi cùng là một ngôn ngữ của trẻ. Chúng là thứ ngôn từ ẩn dụ gián tiếp. Một đứa trẻ thú nhận sự sỡ hãi tức là nó muốn nói điều gì đó. Nếu ta cố gắng dập tắt sự sợ hãi đó, ta sẽ không nghe được những tì mà đứa bé định nói ra. Một điều ngược đời là đừng bao giờ trấn an, mà phải lắng nghe. Ví dụ một đứa bé sợ bóng đêm, điều đó có thể là nó sợ cha nó bỏ đi. Lúc đó nó bắt đầu thấy sợ hãi chó sói hay bóng đêm. Các bậc cha mẹ thường cố gắng xoa dịu, để đàn sáng và đến vỗ về con 10 lần trong đêm. Sau đó quá mệt mỏi, họ lại thiếp đi. Họ đã không biết sự sợ hãi là một dạng ngôn từ quan trọng, rằng ngôn ngữ này cần được lắng nghe. Thay vì trấn an, vỗ về, cha mẹ nên để cho đứa con nói ra sự sợ hãi của nó. Bằng cách trấn an trẻ, người ta đã vô tình bịt miệng chúng không cho nói. Thế là nỗi sợ của con trẻ có nguy cơ phát triển sáng hướng khác, gây nên những sự âu lo. Trẻ con cũng bộc lộ lời nói qua sự tượng trưng hoá. Chúng trình bày ý muốn của mình bằng các trò chơi mang tính tượng trưng. Qua hiện trạng bừa bộn của căn phòng, qua bé muốn nói với cha mẹ: “Con chỉ cho cha mẹ thấy sự hỗn loạn trong quan hệ tồn tại giữa cha mẹ”.

3. Cha mẹ có dám nói chuyện với con cái không?

Trẻ con luôn đòi hỏi một quan hệ rõ ràng, sống động. Nhưng nhiều bậc cha mẹ có ý muốn thoát ra, giải quyết mọi vấn đề bằng cách nói: “Mà con biết là cha yêu con chứ!”. Điều đó chưa đủ. Đứa bé cần cha hoặc mẹ xác định rõ vai trò của mình trong mối quan hệ. Nó cần người lớn như là người đối thoại, chịu lắng nghe. Nhiều bậc cha mẹ tưởng rằng yêu quý con tức là phải làm vừa lòng nó. Một quy tắc cần được tôn trọng là không nên nhầm lẫn giữa nhu cầu và ước muốn. Cha mẹ có mặt để đáp ứng các nhu cầu của con, chứ không phải cho các ước muốn của chúng. Tôi lấy một ví dụ. Con trai tôi 6 tuổi, muốn có một con mèo. Như vậy nó có một ước muốn. Vai trò làm cha của tôi là không được mua ngay cho nó một con mèo, nhưng phải dụ nó làm gì đó để có được cái nó ước muốn và tôi bảo nó: “Con có muốn làm cái gì đó để đạt mục đích riêng không?”. Trong khi nó chưa hành động thì tôi chưa nhúc nhích. Trong 15 ngày, tôi không nghe nói gì về con mèo nữa. Tôi thấy nó lui cui làm việc với anh nó. Nó đóng một cái hộp để sữa cho con mèo, nó tìm những bức vẽ, nó dẫn tôi đến trước một tủ kính bày bán mèo. Tôi sững sờ thấy cu tí 6 tuổi của tôi có thể làm nhiều chuyện để có được con mèo. Lúc đó tôi có thể giúp nó tìm được một con mèo. Cha mẹ thấy khổ sở khi đứa con thất vọng, đau buồn vì ước muốn không đạt được. Họ cảm thấy mình có tội và muốn xoa dịu ngay cơn đau của đứa con. Vì nó không thể chịu bất hạnh. Với tư cách cha mẹ, chúng ta không nên vì thế mà nói: “Con chờ chút đã, mẹ sẽ chuộc lỗi với con”, mà nên nói: “Con buồn vì bạn con không muốn chơi với con, con đau khổ vì con chó yêu của con bị cán chết hay con đau xé lòng vì ông ngoại qua đời… Đó là nỗi buồn của con, đó là những tình cảm riêng của con, mẹ sẽ có mặt bên những tình cảm đó, mẹ sẽ không gạt bỏ chúng”. Tình yêu cha mẹ là tình yêu duy nhất có thể giúp con cái trưởng thành, để một ngày nào đó chúng có thể xa rời chúng ta mà kiến tạo cuộc sống riêng.
Trần Thanh Phong (theo Vie et Santé)
(Kiến Thức Ngày Nay số 139, trang 62, CẦN DẠY TRẺ BIẾT NHƯỜNG NHỊN)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
10,222
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

[h=1]Giải mã quan hệ giữa cha mẹ và con cái[/h] Một sự thực là càng ngày mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái càng có khoảng cách. Mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái không phải bao giờ cũng đơn giản. Jacques Salome, tác giả nổi tiếng viết về hôn nhân - gia đình sẽ giải đáp ba vấn đề lớn mà chúng ta quan tâm.
1. Ngày nay các bậc cha mẹ và con cái có thật sự chia sẻ tình cảm với nhau? Có trẻ đã đặt ra câu hỏi: “Làm thế nào để giúp cha mẹ cháu giao tiếp tốt hơn với cháu?”, “Cháu muốn học tập từ cha mẹ để giao tiếp tốt hơn vì cha mẹ là người gần gũi với cháu nhất ?”, “Cháu phải làm gì để khoảng cách giữa cha mẹ và cháu được rút ngắn ?”. Không nên để trẻ đinh ninh rằng giao tiếp, chia sẻ là đồng ý những ý muốn hay sự chờ đợi của chúng. Giao tiếp, chia sẻ không là “đồng tình với nhau” theo nghĩa đồng ý, ưng thuận, mà theo nghĩa “cha mẹ lắng nghe ý muốn của con, và có thái độ đáp lại đúng đắn”. Thế nhưng tỏ thái độ đối với con cái không có nghĩa là nghiêm khắc, cứng nhắc, hay từ chối mọi sự đối thoại, mà cũng đừng rơi vào thái cực ngược lại. 2. Các bậc cha mẹ có biết giải mã mọi sắc thái ngôn ngữ của con cái ? Ngược với những gì mà người lớn thường nghĩ, trẻ con ít sử dụng các từ ngữ để “bộc lộ ý muốn”. Chúng hay dùng đến dạng ngôn ngữ khác, như ngôn ngữ diễn đạt qua cơ thể. Ví dụ khi trẻ có sự thay đổi về cơ thể, bản thân, thì cha mẹ phải hiểu là chúng đang cần gì. Ngoài ngôn ngữ bằng chính cơ thể thì còn một ngôn ngữ khác, đó là “những bước chuyển sang hành động”, tức là những dạng bạo lực mà một đứa trẻ gây ra cho người khác: tát, đánh đấm, ăn cắp, hoặc thậm chí cho bản thân nó, như nó tự gây tai nạn cho mình v.v. Tình trạng bạo lực trong các trường học các vùng ngoại ô là biểu hiện của những thiếu niên không được cha mẹ lẫn xã hội quan tâm, lắng nghe. Trẻ cũng bộc lộ qua sự sợ hãi. Một đứa trẻ thú nhận sự sợ hãi tức là nó muốn nói điều gì đó. Nếu ta cố gắng dập tắt sự sợ hãi đó, ta sẽ không nghe được những gì mà đứa bé định nói. Một điều ngược đời mà chúng ta hay làm là tìm cách trấn an chúng mà không chịu lắng nghe trẻ đang cần gì. Ví dụ, một đứa bé sợ bóng đêm, điều đó có thể là nó sợ cha nó bỏ đi, hay mẹ bỏ đi,…. Những lúc này các bậc cha mẹ thường cố gắng xoa dịu bằng cách bật đèn lên hay ôm nó để vỗ về. Thế là nỗi sợ hãi của con trẻ có nguy cơ phát triển thành hướng khác, gây nên những sự sợ hãi về sau này. Trẻ cũng bộc lộ lời nói qua sự tượng trưng hóa. Chúng trình bày ý muốn của mình bằng các trò chơi mang tính tượng trưng. Ví dụ qua hiện trạng bừa bộn của căn phòng chúng đang chơi, đứa bé muốn nói với các bậc cha mẹ rằng: “Con cho cha mẹ thấy sự hỗn loạn trong quan hệ giao tiếp còn tồn tại giữa cha mẹ và con”. 3. Cha mẹ có dám nói chuyện với con cái không? Trẻ con luôn đòi hỏi quan hệ rõ ràng, sống động. Nhưng nhiều bậc cha mẹ có ý muốn thoát ra, giải quyết mọi vấn đề bằng cách: “Con nên biết là cha mẹ rất yêu con chứ ?’. Nhưng điều đó chưa đủ, ngược lại đứa bé cần cha mẹ xác định rõ vai trò của mình trong mối quan hệ. Nó cần người lớn như là người đối thoại, người chịu lắng nghe. Nhiều bậc cha mẹ tưởng rằng yêu quý con tức là phải làm vừa lòng nó. Một quy tắc cần được tôn trọng là không nên nhầm lẫn giữa nhu cầu và ước muốn. Nhiều cha mẹ khổ sở khi thấy đứa con thất vọng, đau buồn vì ước muốn của chúng không đạt được. Họ cảm thấy mình có tội và muốn xoa dịu cơn đau của đứa con. Với tư cách cha mẹ, chúng ta không nên vì thế mà nói: Con chờ chút đã, mẹ sẽ chuộc lỗi với con. Thay vào đó chúng ta nên nói: Con buồn vì bạn con không muốn chơi với con, con đau khổ vì con chó yêu của con bị bệnh,…phải không? Đó là nỗi buồn của con, đó là những tình cảm riêng của con, nhưng cha mẹ sẽ luôn bên cạnh con. Tình yêu cha mẹ là tình yêu duy nhất có được để giúp con cái trưởng thành, để một ngày nào đó chúng có thể xa rời chúng ta mà kiến tạo cuộc sống riêng không bị vấp ngã.
Theo Thanh Minh
[FONT=&quot](Tạp chí Gia đình & Trẻ em)[/FONT]
 
10,222
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

NGUYÊN NHÂN GÂY XUNG ĐỘT GIỮA CHA MẸ VÀ
CON CÁI Ở TUỔI� THANH THIẾU NIÊN


Nguyễn Bá Đạt
Cán bộ Khoa Tâm lý học - Trường ĐHKHXH&NV


Tinh thần độc lập và phản ứng chống đối của con trẻ ở tuổi thanh thiếu niên gặp nhiều khó khăn hơn cả trong môi trường gia đình và trường học. Đó là hai môi trường mà ở đó sự khẳng định cái tôi gặp nhiều trở ngại. Trong gia đình, mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái ở lứa tuổi này sẽ trở nên phức tạp nếu sự nôn nóng của các em đụng phải sự không hiểu biết đầy đủ, đôi khi còn thô bạo của cha mẹ sẽ gây nên sự xung đột nghiêm trọng giữa hai bên.
Gia đình chỉ là môi trường bình thường mà ở đó trẻ có thể phát triển đầy đủ mọi mặt về thể chất và tinh thần từ lúc ra đời đến tuổi dậy thì, bắt đầu từ tuổi dậy thì gia đình sẽ không thoả mãn đầy đủ và kịp thời tất cả những hoạt động của thanh thiếu niên, nhất là thanh thiếu niên nam. Ở tuổi này, các công việc gia đình không còn lôi cuốn được các em, các em thích đi dạo chơi với bạn bè thân thiết hơn là vui lòng giúp cha mẹ các công việc gia đình. Tính ngoan ngoãn của các em trở thành tính dễ tự ái và đôi khi khó bảo. Các em thường có những lời kêu ca, so bì với bạn bè cùng lứa. Một điểm nổi bật ở� các em luôn khát khao làm được một việc gì đó để tự khẳng định mình và� chứng tỏ mình đã là người lớn, có thể ngang hàng với bố mẹ.
Những điểm cọ sát thường gặp là vấn đề nghề nghiệp và quan hệ bạn bè. Hầu hết tất cả thanh thiếu niên đều phải tìm và chọn cho mình một nghề trong tương lai, thế mà ngay cả sự định hướng của việc học tập mà các em phải tiếp tục theo học tiếp hoặc việc học nghề thì quyết định khởi đầu cũng do gia đình. Khi quyết định đó phù hợp với sở thích và năng lực của các em thì mọi việc đều êm đẹp, ngược lại thì đó là cơ sở của sự đụng độ. Bởi vì, nghề nghiệp có một vai trò rất quan trọng và trực tiếp trong sự khẳng định cái tôi. Nó biểu hiện tính độc lập và cho phép tuổi trẻ sống bằng phương tiện riêng của mình.
Những tình bạn cùng giới hay khác giới ở tuổi thanh thiếu niên luôn luôn làm cha mẹ phải quan tâm lo lắng. Tình bạn, nhất là tình bạn khác giới, đó là một lĩnh vực bí mật của các em. Bất hạnh cho những bậc cha mẹ� " sờ "� vào đó với một bàn tay vụng về. Bố mẹ có lý do và quyền tìm hiểu, nhưng cần một sự khéo léo không làm cho các em thấy mình bị kiểm soát và bị xúc phạm mà vẫn quản lý được các em.
Bổ sung vào hai nguồn đụng độ ấy là hàng nghìn sự rắc rối của cuộc sống hàng ngày; kể từ lời nhận xét cùng với lời khuyên của bố mẹ về vấn đề hút thuốc, cho đến việc kiểm tra thư từ mà các em nhận được hoặc sách, báo, trò chơi giải trí, tất cả làm cho các em cảm thấy mình bị xúc phạm và bị kiểm soát chặt chẽ, còn cha mẹ luôn rơi vào trạng thái căng thẳng, đó là những mầm mống dẫn đến sự xung đột trong mối quan hệ cha mẹ và con cái.
Sự khẳng định cái tôi ở tuổi thanh thiếu niên luôn trong chiều hướng trái ngược với những mong muốn của cha mẹ. Đó là một khó khăn trong mối quan hệ với gia đình trong độ tuổi thanh thiếu niên. Đây cũng là cội nguồn tạo nên một gia đoạn quyết định cho sự xa dần cha mẹ của các đứa con trong quá trình trưởng thành. Sự vận hành này bắt đầu từ lúc sinh bằng sự cắt đứt với cơ thể của người mẹ, tiếp đến bằng việc cai sữa, đến trường học và kết thúc bằng việc " cai tâm lý " khi mà con cái tách khỏi gia đình để xây dựng một tổ ấm mới. Tình cảm, đạo làm con chịu một sự thay đổi sâu sắc từ sự việc đó.
Ở tuổi thanh thiếu niên có một điều gì đó tuyệt đối đối với con cái, bố và mẹ đại diện cho một sự hoàn mỹ, một sức mạnh toàn bộ, một sự che trở nhạy cảm. Đó là hình ảnh của quyền lực, là hình ảnh của tình yêu thương và chia sẻ mà từ đó trong mối quan hệ và tình cảm giữa cha mẹ và các con ở tuổi thanh thiếu niên cần có một chất liệu mới, đôi khi nó mang cách xử sự của tình anh em, của người đã trưởng thành. Trong mối quan hệ này nếu người cha cố gắng trở thành bạn của con trai mình và người mẹ là người tâm tình của con gái mình, lắng nghe những băn khoăn, trắc trở, lời tâm sự của con cái để chia xẻ, giúp đỡ con vượt qua giai đoạn khủng hoảng của lứa tuổi thì quan hệ giữa con cái với cha mẹ, với gia đình luôn chặt trẽ, tránh được những xung đột sảy ra. Nghĩa đạo làm con sẽ phải trải qua một giai đoạn khủng hoảng đáng sợ nếu các em phải đối diện với bố mẹ độc đoán, hoặc quá nhu nhược.� Thường gặp ở các em có tính cách bất trị, với một tình cảm chống đối, mâu thuân và xung đột với cha mẹ.
 
10,222
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

[h=1]Quan hệ gia đình: ẢO TƯỞNG CỦA CHA MẸ[/h] posted by: lacngoc203 | category : Kỹ năng sống | comments : 0 Comment






Quan
hệ gia đình thường ẩn chứa nhiều mâu thuẫn do sự thiếu quan tâm và hiểu biết lẫn nhau. Cha mẹ thường không muốn lắng nghe ý kiến của con cái mà muốn con cái phải nghe theo ý kiến của mình! Cha mẹ chỉ thực sự khiến con cái kính trọng vả nể phục khi biết cách dạy dỗ và khuyến khích con phát triển những khả năng của mình. Để con tự lập và tự mình quyết định cuộc sống của mình!

Tuy nhiên, cha mẹ nhiều khi ảo tưởng về chính mình và ảo tưởng về con cái khiến cho những mâu thuẫn càng lúc càng khó dung hòa. Chính từ đó nảy sinh ra những vấn để tưởng chừng như không thể giải quyết được! Cha mẹ thường tự cho rằng mình sinh ra trước, mình trãi nghiệm cuộc đời nhiều hơn con cái nên kinh nghiệm sống và sự hiểu biết sẽ tốt hơn con của mình. Vì vậy họ có quyền yêu cầu con cái phải chấp hành và tuân thủ ý kiến của cha mẹ mà không được phản đối! Tuy nhiên chính vì sự áp đặt này nên khiến cho con cái có cảm giác không được tôn trọng và tự chủ trước những vấn đề thuộc về cuộc sống của mình! Dường như, khi con cái chạy theo xã hội hiện đại thì cha mẹ lại thường phải chạy theo con cái của mình, khiến cho sự rượt đuổi này càng lúc càng ráo riết và một lúc nào đó con cái của họ sẽ bỏ xa cha mẹ làm cho họ có cảm giác lo lắng, không an toàn! Xuất phát từ tình yêu thương nhưng chính cha mẹ lại làm cho con cái của mình có cảm giác sợ sệt khi phải đối diện với hai đấng sinh thành! Một mặt không muốn mang tiếng là bất hiếu, ương bướng không nghe lời mặt khác lại muốn thực hiện những dự định, hoài bảo mà mình ấp ủ từ lâu! Khi con cái đến tuổi trưởng thành, cha mẹ thường ảo tưởng về khả năng của con mình, đó là con cái của mình luôn luôn giỏi mà không để ý đến khả năng thực sự của con! Chính điều đó là nguyên nhân dẫn đến bất đồng ý kiến khi chọn trường chọn nghề cho con! Nhiều bậc cha mẹ không muốn để con thực hiện ước muốn của nó mà chỉ muốn con đi theo con đường mà họ đã vạch ra! Tuy nhiên điều đó chỉ mang lại nhiều điều hại hơn! Không ai muốn lãng phí cuộc đời của mình để sống cuộc đời của người khác chính vì thế nên con cái muốn nổi loạn, bởi vì chúng muốn được làm điều chúng thích! Nhưng cha mẹ lại ép uổng bắt buộc chúng làm theo ý muốn của cha mẹ! Làm thế nào để dung hòa mối quan hệ của cha mẹ và con cái? Điều này không phải là không thể mà chỉ có một cách duy nhất đó là cha mẹ và con cái hãy đối thoại chứ đừng nên đối đầu! Thay vì bắt buộc con phải làm thế này thế kia thì cha mẹ hãy cho chúng có cơ hội được nói lên những suy nghĩ của mình! Từ đó để giúp cha mẹ hiểu được thực sự con mình muốn gì và có thể làm được gì! Có như vậy cha mẹ mới hết ảo tưởng về mình và con cái của mình! Có được cuộc nói chuyện ngang hàng giữa cha mẹ và con cái là điều rất khó xảy ra trong xã hội Việt Nam. Tuy nhiên nếu không có cuộc hội đàm này, cha mẹ và con cái sẽ luôn duy trì khoảng cách giữa hai thế hệ! Cuối cùng, nếu bạn đang làm cha mẹ hoặc sẽ làm cha mẹ trong tương lai, bạn hãy ghi nhớ điều này: con cái cũng có cuộc sống của chúng! Thay vì kiềm kẹp nó trong cuộc sống của bạn, bạn hãy để cho chúng được tự do làm những gì chúng muốn! Nhân tài chỉ đến khi chúng ta biết khuyến khích và tào điều kiện cho nó phát triển! [h=6]Related articles[/h]
 
10,222
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

[h=1]7 câu nói cấm kỵ của cha mẹ đối với con cái[/h] [h=2][/h] (VTCNews)- Nói chuyện với con cái, có vẻ như là điều rất bình thường. Tuy nhiên, nếu không tinh ý chọn câu chữ, bạn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đối với trẻ. Chắc chắn bạn không muốn như vậy, bởi có những câu nói khiến em bé mất tự tin, thấy mình là kẻ thua cuộc, hoặc bị cảm giác tội lỗi đè nặng… Dưới đây là 7 câu nói kiêng kị đối với trẻ.

Tin liên quan
Thông thường, chúng ta hoàn toàn có thể nghe một bà mẹ mắng đứa trẻ với những câu kiểu như: "Nếu con không nghe lời mẹ, mẹ sẽ bỏ đi!" Điều đó thực tế không xảy ra, chỉ để đe dọa đứa con không “vâng lời” nhưng những câu nói như thế hoàn toàn có thể làm trẻ bị tổn thương. Các bậc cha mẹ thường quên rằng một câu nói ra với trẻ em sẽ rất có ảnh hưởng đến sự tự tin, sự lành mạnh tinh thần, và tính cách của trẻ. Nói cách khác, có một mối liên hệ chặt chẽ giữa các câu nói với hành vi của trẻ trong tương lai.


Ngôn ngữ có thể là một trong những nguồn gốc bạo lực đối với trẻ em

Một số câu nói thực sự có thể có một tác động tích cực, và tiêu cực. Bạn cần biết rằng, ngôn ngữ có thể là một trong những nguồn gốc bạo lực đối với trẻ em. Vậy nên hãy lưu ý và chọn từ ngữ khi nói với trẻ. Nếu bạn đang trong cơn nóng giân, hãy cố gắng kìm nén, chọn một thời điểm thích hợp khác, hít thở sâu, đi bộ, hoặc uống nước. Cơn nóng giận của bạn có thể sẽ lắng dịu và bạn có thể sẽ suy nghĩ một cách bình tĩnh hơn. Đây là một số câu nói kiêng kị khi nói chuyện hay giao tiếp với bé.

1. "Vì con mà bố mẹ li dị đấy"
Dù gì chăng nữa, con cái không phải là lý do duy nhất khiến cha mẹ ly hôn. Vậy nên, con trẻ không phải chịu sức ép về tư tưởng này. Nếu điều đó đúng chăng nữa cũng nên cho con biết một cách nhẹ nhàng, lịch sự, nếu không, con trẻ sẽ cảm thấy rất tội lỗi. "Nếu mình không hư, bố mẹ chắc chắn không chia tay," điều đó thường phát sinh trong tâm trí của trẻ.
2. "Nếu con không ngừng khóc, bố mẹ sẽ bỏ đi!"

Nỗi sợ hãi lớn nhất của một đứa trẻ là bị xa cách bố mẹ hoặc bị bố mẹ bỏ lại một mình. Đe dọa một đứa trẻ với một câu nói như thế vì trẻ từ chối chấp hành mệnh lệnh của bố mẹ chắc chắn không phải là cách khôn ngoan. Hãy thận trọng để cho bé đưa một sự lựa chọn. Ví dụ, "Con yêu, nếu con tiếp tục la hét như thế, tốt hơn hết là chúng ta không đi chơi nữa và về nhà. Hoặc “ta sẽ tiếp tục đi mua sắm nếu con ngừng la hét”. Bằng mọi cách hãy chuyển hướng chú ý của con bạn sang vấn đề khác hoặc để con bạn tạm ngừng hành động không được bố mẹ mong muốn. Biết đâu, lúc đó bạn hoặc con yêu đã mệt và cần nghỉ ngơi.

3. "Con phải biết xấu hổ về bản thân mới đúng"
Cảm giác tội lỗi sẽ luẩn quẩn trong đầu trẻ khi chúng ta nói với trẻ như thế. Trong khi cha mẹ lại tin rằng nếu con trẻ cảm thấy có tội thì sẽ thay đổi hành vi và nghe lời bố mẹ. Đúng vậy, cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ về bản thân có thể làm cho một người, kể cả trẻ em, thay đổi hành vi của họ như mong đợi. Tuy nhiên, đừng chỉ nghĩ như thế. Đồng thời lúc đó, trẻ cũng sẽ nghĩ mình là kẻ thua cuộc. "Mình là một đứa trẻ nghịch ngợm, hư, không làm cho bố mẹ vui được", "mình luôn luôn sai"... Cuối cùng, sự tự tin của trẻ sẽ giảm sút.

Đừng để trẻ nghĩ mình luôn là kẻ thua cuộc

4. "Bố mẹ không bao giờ hy vọng ở con"


"Mẹ cảm thấy hối tiếc đã sinh ra con! Nếu mẹ biết điều này, tốt hơn là mẹ không sinh con". Hoàn toàn không thể tha thứ cho những câu nói kiểu như thế này đối với con trẻ. Bất kỳ sai sót nào đều nên được khuyên bảo nhẹ nhàng, và chọn những câu nói đúng, hợp lý thay vì những câu nói đầy trách móc như trên. Bởi vì, hành động trên chỉ thể hiện quan hệ xấu của bố mẹ đối với con cái. Nếu điều này xảy ra, nhanh chóng tìm ra những gì là sai lầm trong mối quan hệ với trẻ. Nếu cần thiết, ngay lập tức yêu cầu sự trợ giúp chuyên môn của các chuyên gia.

5. "Tại sao con lại không được như em con?"
Khi bố mẹ so sánh lợi thế hay yếu điểm của các con của mình, và một trong hai được cho là kém hơn thì sẽ mang một thông điệp đến đứa trẻ là bé không được thông minh, không ngoan và kém cỏi hơn so với anh/ em hay chị/ em của trẻ. Các cụm từ, "Con không giống như anh trai của con," sẽ làm cho đứa bé cảm thấy bị cô lập và có thể ảnh hưởng đến nó chho đến khi trưởng thành.

Hãy nhớ rằng, mỗi đứa trẻ là một cá thể duy nhất

So sánh giữa những đứa con cũng sẽ tạo ra một cuộc cạnh tranh không lành mạnh giữa chúng. Kết quả là, chúng trở nên thích “chiến đấu” và cuối cùng mối quan hệ giữa chúng sẽ bị tổn hại. Chấp nhận mỗi đứa trẻ với tất cả các lợi thế và yếu điểm. Hãy nhớ rằng, mỗi đứa trẻ là một cá thể duy nhất.

6. "Tốt hơn hết là làm như những gì mẹ yêu cầu, đừng hỏi gì hết!"

Câu này mang lại một thông điệp: "Con còn bé, con biết gì cơ chứ? Và bạn - là mẹ thì biết tất cả và thông minh hơn. Nhiệm vụ của con là tuân theo những gì mẹ nói!"

Câu này sẽ tạo ra một cảm giác căm ghét ở trẻ. Thế nhưng cùng ý này, nếu được trình bày theo một hình thức khác thì sẽ mời gọi sự đồng cảm của trẻ, chẳng hạn như, "Mẹ mệt mỏi quá, con yêu."
7. "Lại đây, để mẹ làm cho"
"Lại đây, để mẹ làm cho", "Lần này, mẹ muốn giúp con giải quyết rắc rối". Nếu bạn thường đưa ra những câu nói như vậy, đồng nghĩa với việc tạo ra một cảm giác bé bất lực với một công việc nào đó hoặc sẽ hạn chế cơ hội của trẻ tự thử khả năng của mình để làm việc tương tự trong tương lai.

Không nên làm thay trẻ mọi việc mà hãy cho trẻ cảm giác "trẻ hoàn toàn có khả năng"

Nếu những câu nói đó chỉ thốt ra một lần, có thể sẽ không hề hấn gì. Nhưng hai lần, có nghĩa bạn đã tạo ra hình mẫu tiêu cực cho trẻ. Ba lần và hơn thế? Có nghĩa là bạn đã bày việc ra để tự giải quyết rồi.
 
10,222
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

[h=1]Để mối quan hệ của bạn và con cái tốt hơn[/h]

Bạn nhớ lúc con mình còn quấn trong tã, bạn nhớ những câu nói bi bô đầu tiên của chúng, và bạn không thể nào quên được những vòi vĩnh, những cử chỉ ngây thơ, sà ngay vào lòng khi bạn đi làm về… Và bạn khó mà chấp nhận rằng hiện con mình đã không còn ở quãng thời gian dễ thương ấy nữa, giờ chúng đã bắt đầu muốn bay nhảy, bạn bè chúng lúc này có vai trò quan trọng hơn...


Bạn sẽ hụt hẫng và thậm chí dẫn đến hố sâu về cảm nhận của cha mẹ và con cái - điều không ai muốn chút nào.
Đây chính là mục đích của bài viết dưới đây trong việc giúp các bậc cha mẹ hiểu và tạo được quan hệ tốt con cái hơn trong những giai đoạn “khó ở”.
1. Ấn định bữa tối dành riêng cho gia đình. Sẽ không có gì lạ khi bữa tối ngày nay trở nên quan trọng và đem lại nhiều cảm giác an tâm cho mọi thành viên trong gia đình vì truyền thống này đang trở nên biến mất nhanh chóng trước những biến đổi chung về mặt bằng quốc tế. Thật vậy, bữa tối là thời điểm được mọi người trông chờ nhất, vì chỉ vào lúc này mới có thể tụ tập đầy đủ quanh bàn ăn, cùng nhau trao đổi về công việc, học hành đã diễn ra trong ngày…
Đó cũng là lúc những truyền thống tốt đẹp của gia đình được kể lại và giúp định hướng rõ hơn cho thế hệ trẻ. Ngoài ra, một nghiên cứu cho thấy bất cứ thanh thiếu niên nào cùng quay quần ăn tối với gia đình ít nhất ba lần một tuần sẽ giảm thiểu rất nhiều việc hút thuốc và uống rượu bên cạnh việc đạt điểm cao trong học tập.
2. Tránh kè kè nhưng vẫn gần gũi. “Thật bình thường khi lứa tuổi thanh thiếu niên thích vui chơi cùng bạn bè hơn là dành thời gian quanh quẩn bên cha mẹ” - tiến sĩ Debbie Glasser, người sáng lập trang http://www.NewsForParents.org nói. Nhưng đừng lấy đó làm tín hiệu cho việc đã hoàn thành nhiệm vụ với con cái. Hãy tìm những cách có thể gián tiếp tham gia vào các hoạt động của con cái, ví dụ tham gia hội phụ huynh học sinh để nắm bắt việc học của con cái, mời bạn bè con đến chơi nhà để tạo cho trẻ thói quen chia sẻ, ứng xử tốt trong xã hội về sau…
3. Cùng chia sẻ cảm xúc. Dùng những khoảng thời gian rảnh rỗi có được để cùng rủ rỉ rù rì những cảm xúc cá nhân của bạn với trẻ. Điều này giúp trẻ nhận thức được rằng bạn dù là cha mẹ của chúng nhưng cũng chỉ là con người bình thường, với mọi hỷ, nộ, ái, ố và qua đó tạo được cảm giác gần gũi giữa hai thế hệ. Hơn thế, trẻ sẽ dễ dàng chia sẻ cùng bạn những cảm xúc tương tự khi phát sinh hơn là âm thầm tự mình giải quyết và rồi không đi đúng hướng.
4. Tôn trọng tính riêng tư. Đừng tìm cách đọc trộm nhật ký, nghe lén điện thoại hoặc tra vấn trẻ những chuyện quá riêng tư. Bạn vẫn có thể cùng trẻ đối thoại về những khúc mắc phải có và cần có ở lứa tuổi mới lớn song luôn phải tế nhị. Ví dụ: “Gần đây ba /mẹ thấy con có vẻ ưu tư lắm. Con có muốn kể cho ba /mẹ nghe không?” Một buổi đi dạo ngắn, thân mật cũng có thể “khai thác” được nhiều thông tin bạn muốn biết.
5. Hỏi qua ý kiến. Ở tuổi mới lớn, trẻ luôn có cảm giác thích chinh phục và là người dẫn đầu. Vì vậy, hãy tôn trọng những suy nghĩ của trẻ, để trẻ tự định hướng cho mình ngành học yêu thích, các hoạt động thể chất phù hợp. Tuy nhiên, cần nhớ vẫn có những điều khoản bắt buộc không thể thương thảo đặc biệt khi nó có liên quan đến sức khỏe hay sự an toàn cho trẻ. “Phụ huynh cần phải biết đặt giới hạn để bảo vệ sức khỏe, sự an toàn và tinh thần của trẻ - ở mọi độ tuổi” , theo tiến sĩ Glasser.
6. Tin tưởng. Dĩ nhiên, ở tuổi ăn chưa no lo chưa tới này, con bạn sẽ phạm sai lầm trong một số quyết định nhưng cần cho trẻ biết bạn vẫn đặt niềm tin vào chúng. Hãy tạo cho con cái cảm giác cha mẹ sẽ là nơi chúng có thể nương tựa mỗi khi thất bại thay vì la mắng.
7. Thương yêu nhưng phải tôn trọng. Bạn có thể đùa giỡn cùng con cái, làm ngựa cho trẻ cưỡi hay lăn ra chơi đánh trận giả vẫn được, nhưng cần vạch ra đâu là điểm giới hạn mà trẻ không được phép vượt qua. Mỗi khi trẻ vượt qua, cần nghiêm túc chỉ ra cho trẻ biết điều vừa làm là không được phép, đừng để trẻ nhiễm tính lần khân do bạn quá yêu thương chúng. Nếu từ nhỏ bạn không uốn nắn, sau này lớn hơn bạn sẽ “mệt đầu” nhiều.
8. Học cách chấp nhận sự thay đổi. Đừng quá bảo thủ ý kiến của bạn theo kiểu: “Thời của ba /mẹ đâu có như bây giờ…”. Thay vào đó, bạn cần biết chấp nhận những mặt tốt do sự tiến bộ đem đến, và nếu được, tại sao bạn không cùng tham gia học hỏi những tri thức mới để kịp bắt nhịp với con cái và dễ dàng cảm thông, chia sẻ với chúng hơn.
BÙI NGUYỄN QUÝ ANH (Theo Reader’s Digest)
 
10,222
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

[h=1]Cha mẹ sinh con, trời sinh tính[/h]



Khoảng cách: Giữa cha mẹ và con cái có khoảng cách của hai thế hệ. Nhưng đừng biến khoảng cách đó thành hố thẳm vì không hiểu nhau, mà cố gắng bắc nhịp cầu cảm thông để gần gũi nhau. Nhiều ông bố bà mẹ gặp nhau thường than thở rằng: “Tôi thế này mà chẳng dạy được con. Hay tại thời thế khác rồi?”. Ngày xưa cha mẹ bảo sao con phải nghe vậy, đặt đâu ngồi đấy. Bây giờ lớp trẻ được tự do yêu đương, tự do sống theo ý tưởng mà vẫn “cứng cổ”, thích gây khó dễ cho cha mẹ là sao?

Cả ngày chỉ nói nửa câu.- Ông bà Thêm chỉ có một quý tử nên cưng chiều hết cỡ “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”.
Ngày Thành bắt đầu thi đại học, bố mẹ khuyên bảo mãi là nên thi vào Đại học Kinh tế hoặc Ngoại thương để nhanh chóng làm giàu nhưng anh không chịu, cứ nhất quyết làm kỹ sư điện tử.
Ông bà muốn tập trung lo chuyện vợ con cho Thành mà anh cứ dửng dưng. Cũng lạ, chẳng lẽ nó tự lo được một mình hay sao mà cứ đi đâu thì chớ, về đến nhà cả ngày chỉ nói được nửa câu. Hỏi Thành vì sao lại thế, anh nói, vì càng lớn anh càng không ưa cách ăn nói của cha mẹ. Góp ý nhiều nhưng ông bà đều để ngoài tai.
Ai đời con trai đưa bạn về nhà, mẹ vừa nhìn thấy đã kêu: “Mày đi đâu giờ này mới về? Ăn cơm chưa?”, nghe cứ cụt lủn, chẳng tình cảm gì cả. Bạn mới đến nhà chơi lần đầu là lân la dò hỏi cứ như hỏi cung “ Mày là con nhà ai? Học hành thế nào?”. Vì thế anh rất ngại đưa bạn bè về nhà và chỉ thích đến nhà chúng chơi. Thành cũng không dám dẫn người yêu về nhà vì sợ mẹ sẽ “khai thác đời tư” của người ta một cách quá lộ liễu và sốt sắng. Hai mẹ con vì thế mà xa cách nhau.
Cha mẹ đừng can thiệp chuyện riêng của con.- Trường hợp của Tuấn lại khác. Tuấn dẫn về nhà một cô gái nhan sắc bình bình, quê mùa và trông khá “nam tính”. Cha mẹ anh vừa nhìn đã thấy ngán ngẩm. Tưởng con mình chọn cô gái nào mềm mại, nữ tính, ai ngờ lại đi yêu một cô gái dạy võ. Xem chừng hơi cọc cạch, nồi tròn úp vung méo mất rồi. Thế là bố mẹ Tuấn âm thầm mở chiến dịch “tìm vợ cho con”. Có lẽ tại ông bà chưa truyền đạt kinh nghiệm chọn vợ nên cậu con trai mảnh mai, thư sinh mới đi yêu một cô gái “bự” thế. Nói thật ra là chẳng thể hợp được, con bé đấy có tướng làm chồng chứ không làm vợ.
Đành huy động tất cả bạn bè, người thân xem có cô gái nào tàm tạm, không yêu cầu cao về hình thức, học vấn, gia cảnh chỉ cần đủ nữ tính thì làm mối cho con bà. Thời này mà không có mối mai thì cũng khó chọn được vợ hiền, dâu đảm. Chiến dịch của cha mẹ cuối cùng cũng bị Tuấn phát hiện. Anh phẫn nộ ra mặt: “Cha mẹ đừng can thiệp vào chuyện riêng của con. Con lấy con chịu”. Và để chứng tỏ “bản lĩnh” của mình Tuấn thuê phòng ở riêng, mặc thiên hạ muốn nói sao thì nói.
Con cần cha mẹ giúp đỡ - Khác với các bạn đồng lứa, Vân luôn coi mẹ mình là người bạn thân nhất. Nhìn hai mẹ con cô tâm sự với nhau như bạn bè, mọi người nhìn mà “phát thèm”. Hiếm có gia đình nào có được cảnh đấy. Vân không giấu mẹ bất cứ chuyện gì từ chuyện ngày bé đi học bị điểm kém hơn bạn đến khi có bạn trai để ý, rồi tan vỡ gia đình riêng... Nếu mẹ luôn an ủi, vỗ về thì cha lại là một bóng mát che chở và dẫn lối cho cô. Vân tự hào vô cùng khi được sinh ra và lớn lên trong gia đình như vậy.
Khi lần kết hôn đầu tan vỡ, chính cha mẹ cô đã tìm cho cô một người con trai khác hiền lành, độ lượng và biết nhường nhịn. Với người chồng trước, cha mẹ không phản đối nhưng đã khuyên cô nên nghĩ lại trước khi quyết định lấy một người có tính “lẳng lơ” làm chồng. Nhưng vì Vân quá ngây thơ, không thể cưỡng lại những cảm xúc mạnh mẽ nên đã gật đầu. Giờ thì cô đã hiểu tất cả. Thế nhưng cha mẹ Vân không hề trách cứ gì cô mà chỉ nhẹ nhàng chia sẻ, động viên. Nếu không có cha mẹ, hẳn cô không thể vượt qua bao sóng gió của đời.
“Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, cho biết “quyền lực” của cha mẹ với con cái là có giới hạn. Sống thế nào để dạy con cho tốt không phải là điều đơn giản. Nhiều người sống đẹp mà dạy con chưa hay. Cũng có nhiều bậc cha mẹ rơi vào bế tắc vì không “hợp tính” với con. Nhiều bạn trẻ mơ ước rằng cha mẹ cũng là người bạn tâm đầu ý hợp của mình. Nhưng hình như ít người đạt được ước muốn này.
Theo Người lao động
 
10,222
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

Tạo sự gần gũi với con

Đồng hành với một số biến đổi về tâm sinh lý của lứa tuổi dậy thì, quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng theo đó mà hình thành những khoảng cách vô hình thật khó hiểu. Nếu cha mẹ không biết nắm bắt kịp thời chuyển biến tự nhiên này, đôi khi dẫn đến sự bực bội thậm chí thất vọng cho cả đôi bên. Vì thế, cần nên biết:
1. Tìm hiểu những gì con cái thích và không thích:
Bằng cách biết lắng nghe tiếng nói của con cái, vì trong những dịp như thế, trẻ sẽ rất sung sướng khi nhận được sự quan tâm của người lớn. Ngoài ra, cần tạo sự thân thiện đối với bạn bè của con cái vì lắm khi chúng còn thân thiết với bạn bè hơn cả cha mẹ.
Trước tình huống này, cha mẹ nên kìm chế cảm xúc và tỏ ra niềm nở với bạn bè của trẻ, không nên tỏ thái độ bực bội khó chịu. Thực tế cho thấy, khi tiếp xúc nhiều với giới trẻ, bậc cha mẹ sẽ có suy nghĩ thoải mái và trẻ trung hơn. Song song việc tiếp cận, phải biết tôn trọng quan điểm của chúng. Sự hà khắc trong việc giáo dục trẻ sẽ là con dao hai lưỡi vô tình tạo sự ngăn cách ngày càng xa giữa cha mẹ và con cái. Chỉ có tình thương và sự nhẫn nại là phương pháp hữu hiệu nhất mà thôi.
Một vấn đề cần thiết không kém là hãy bỏ ra ít thời gian để tìm hiểu thêm về những cuốn sách hoặc loại âm nhạc mà con cái yêu thích, vì qua đó cha mẹ sẽ hiểu thêm chúng nhiều hơn.
2. Nguyên tắc giáo dục không chỉ hữu hiệu mà còn tạo quan hệ tốt cho cả đôi bên:
– Không nên can thiệp quá nhiều vào mọi vấn đề của trẻ, vì có thể cha mẹ cho là đúng nhưng sẽ làm trẻ khó chịu vì điều này.
– Nên đưa ra lời khuyên khi thật sự cần thiết để tạo sự trân trọng về những lời nói của cha mẹ.
– Tránh nói về một việc đã qua vì nói lại chuyện cũ sẽ làm trẻ ít lắng nghe những gì cha mẹ đang nói. Nên biết im lặng để tạo giá trị cho lời nói trước mặt trẻ. Có thái độ bình tĩnh đúng lúc cũng là giải pháp cần lưu ý, vì sự thiếu kiên nhẫn và nôn nóng sẽ tạo điều kiện cho vấn đề giải quyết giữa hai bên càng trầm trọng hơn.
– Tạo một khoảng trời riêng cho con cái để chúng có thời gian để giải quyết những vấn đề của bản thân, đồng thời luôn ở bên cạnh chúng lúc chúng cần
Theo Phụ Nữ TP.HCM
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
10,222
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái


Cuộc rượt đuổi giữa hai thế hệ
Trong bất cứ thời đại nào, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái luôn là mối quan hệ ruột thịt gần gũi nhất, thân thương nhất. Song, như thế không có nghĩa là đồng nhất. Xã hội phát triển như vũ bão, con cái chạy “thục mạng” để theo kịp thời đại, còn bố mẹ lại chạy theo con cái. Đó hẳn là một cuộc rượt đuổi không cân sức và khoảng cách giữa hai thế hệ ngày càng nối dài.
Cha mẹ ảo tưởng
Từ bao đời nay các ông bố bà mẹ vẫn hay ảo tưởng về sức mạnh, quyền lực của mình đối với con cái. Họ thể hiện quyền lực, sức mạnh đó bằng cách đưa con đi theo con đường an toàn mà mình đã vạch sẵn cho chúng. Họ tin rằng với những kinh nghiệm, vốn sống mà mình có được qua quá trình trải nghiệm cuộc sống, con đường đó chắc chắn sẽ đưa con cái mình tới thành công và hạnh phúc. Một khi con cái tỏ ra không thích đi con đường đó hoặc đi nhưng không theo cách mà họ muốn, mâu thuẫn sẽ nảy sinh và xảy ra cuộc chiến giữa hai thế hệ.
Các ông bố bà mẹ luôn tin mối liên hệ máy móc rằng ta lớn hơn có nghĩa là ta hiểu biết hơn, ta luôn đúng, ta được quyền áp đặt... Họ dùng mọi cách để bắt con mình phải nghe lời vô điều kiện. Những việc làm đó xuất phát từ việc cha mẹ quá thương con, muốn làm lá chắn che chở cho con, muốn bảo vệ nó khỏi những cảm bẫy nguy hiểm ngoài xã hội để chúng được lớn lên trong một bầu không khí trong lành, nhưng họ quên mất rằng muốn mở được cửa phải có chìa khóa, nếu dùng lực mà mở thì sẽ không mở được hoặc nếu mở được thì cánh cửa cũng chẳng còn lành lặn như lúc đầu.
Con cái cũng ảo tưởng
Được phát triển trong điều kiện đầy đủ về vật chất, dư giả về thông tin, giới trẻ ngày nay đã có những tiến bộ vượt bậc so với cha mẹ mình về chiều cao, cân nặng, sự hiểu biết về thế giới và khoa học công nghệ, đặc biệt là sự tự giải phóng tâm hồn khỏi hệ thống tư tưởng phong kiến nặng nề. Những suy nghĩ mới mẻ, thông thoáng về cuộc sống chính là môi trường lý tưởng để nuôi dưỡng, phát triển cái tôi cá tính trong mỗi con người. Cái tôi của giới trẻ thôi thúc họ được thể hiện mình, được sống theo một cách đặc biệt nào đó, không lặp lại. Họ sẵn sàng chấp nhận sự phản đối của xã hội, tất nhiên trong đó có cả bố mẹ để thực hiện một ý tưởng mới mẻ nào đó mà bản thân họ cảm thấy thích thú.
Cái tôi quá lớn khiến những người trẻ nhiều khi quá ảo tưởng về khả năng độc lập của mình, quá ảo tưởng về một cuộc sống tươi đẹp. Họ cho rằng chẳng có gì trên đời này là mình không làm được cả, mình không cần phải sợ hãi điều gì vì mình có tuổi trẻ, có niềm tin và sức mạnh. Nhưng họ quên mất một thực tế rằng, họ vẫn còn trẻ và cuộc sống phức tạp gấp trăm ngàn lần so với họ nghĩ, nếu như không có tình yêu thương, sự chở che của gia đình chắc gì họ đã đủ bản lĩnh để vượt qua.
Điều gì tạo nên khoảng cách?
“Bố mẹ chẳng hiểu gì cả!”, “Bố mẹ không thể hiểu nổi con!”... đó là những câu mà nhiều bạn trẻ thường thốt lên trong các cuộc tranh luận với cha mẹ. Và việc không hiểu nhau tạo nên khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Tại sao cha mẹ và con cái lại không hiểu nhau?
Nguyên nhân thứ nhất vì thời gian họ dành cho nhau quá ít. Xã hội này ngày một khắc nghiệt hơn, không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ con cũng phải chịu thêm nhiều áp lực từ cuộc sống. Cha mẹ phải quay như chong chóng suốt ngày vì công việc, lúc nào cũng trong tình trạng stress vì giá cả thị trường thì thời gian, tâm trí đâu để mà ngồi nghe con cái kể lể những câu chuyện chẳng đâu vào đâu của nó? Cũng theo đà này, con cái không cảm nhận thấy sự có mặt của bố mẹ.
Nguyên nhân thứ hai có lẽ họ không muốn hiểu nhau. Nhiều ông bố, bà mẹ chỉ chăm chăm bắt con phải răm rắp nghe lời, con phạm lỗi thì lập tức mắng chửi khiến trẻ bị tổn thương, tình cảm càng thêm sứt mẻ. Có người còn không tiếc những cái bạt tai mỗi khi con cái dám nói lên chính kiến của mình, vì theo họ như thế là cãi lại bố mẹ. Có khi cha mẹ biết mình sai rành rành ra đấy nhưng vẫn đặt mình ở cái thế cao hơn và luôn đúng. Bọn trẻ ngày nay tất nhiên không còn dễ bắt nạt như ngày xưa, 90% sẽ đấu tranh để đòi lấy sự công bằng. Cuộc chiến giữa hai thế hệ vì thế mà dễ bùng nổ, không bên nào chịu nhường bên nào.
Nguyên nhân thứ 3, chính sự gần gũi quá lại tạo nên khoảng cách. Đó là khi cha mẹ muốn kiểm soát con cái về mọi phương diện 24/24. Họ tưởng rằng làm như vậy sẽ khiến con mình cảm thấy cha mẹ chúng yêu thương chúng đến nhường nào, không khi nào quên lãng chúng, luôn luôn có mặt bên cạnh để che chở cho chúng. Đây thật sự là một sai lầm lớn bởi việc làm đó chỉ thể hiện sự không tin tưởng của bố mẹ đối với con cái, khiến trẻ cảm thấy một cuộc sống tù túng, cái tôi và khả năng độc lập của chúng bị suy giảm, chúng sẽ bằng mọi cách để thoát ra hoặc mãi mãi chỉ là một đứa trẻ ích kỷ và yếu đuối mà thôi.

Dương Thu
 
Top