- 78
- 0
- 0
XiaoSinAFC
New Member
Trải qua 2 đợt phẫu thuật lớn nhưng hội chứng động mạch não giữa vẫn rình rập cướp đi mạng sống của Nguyễn Đức Dũng. Dù đang ở lằn ranh sinh - tử nhưng em vẫn đến trường đều đặn vì em nghĩ cuộc đời còn bao điều tươi đẹp ở phía trước.
Sớm mất bố khi vừa lên 9, Nguyễn Đức Dũng càng chăm chỉ học hành cố gắng trở thành người đàn ông trụ cột trong gia đình, là người anh gương mẫu để cô em gái 10 tuổi noi theo.
Căn nhà bé nhỏ, nằm cheo leo bên vách núi dựng đứng của thôn Sơn Thọ xã Hòa Kiến TP Tuy Hòa (Phú Yên) vốn ấm áp, rộn rã tiếng cười thì giờ đây thiên tai, bệnh tật khiến nơi trú thân ấy bỗng chốc vắng lặng, u sầu.
Chị Phan Thị Minh Sang ngày càng tiều tụy, phiền muộn lo lắng cho tính mạng của đứa con trai. Người chồng sớm rời bỏ tổ ấm ra đi trong đợt lũ kinh hoàng năm 2006. Năm ấy, trời đang mưa to gió lớn, lo lắng cho tính mạng vợ con dưới mái nhà có thể sập bất cứ lúc nào, anh leo lên chiếc xe đạp cũ phóng về nhà nhưng dòng lũ dữ đã cuốn anh về thế giới bên kia
Khi mưa bão, căn nhà mẹ con chị Sang có thể đổ bất cứ khi nào vì ở sát hông đồi
Chị Sang giàn giụa nước mắt: “Năm 2002, vợ chồng xin miếng đất bên hông đồi. Hằng ngày, anh ấy đi phu hồ còn tôi đi làm mướn có chút tiền nên cất được căn nhà tạm. Sau khi bố đám trẻ mất, một mình tôi vừa làm cha vừa làm mẹ. Đầu năm 2011, tôi vay ngân hàng 10 triệu sửa lại căn nhà để có chỗ cho mẹ con chui ra chui vào khi bão về. Nhà làm xong, tiền chưa trả thì tai họa ập đến…”.
Tháng 5 vừa rồi, khi chị Sang và Dũng đang tận dụng vỏ bao xi măng cũ làm bạt che nhà bếp, bỗng nhiên em ôm đầu kêu đau. 15 phút sau, Dũng ngất lịm, toàn thân tím tái, miệng sùi bọt. Chị vội vã đưa con vào bệnh viện tỉnh, các bác sĩ cấp tốc cho chuyển vào bệnh viện 115 (TPHCM).
Gia tài duy nhất của gia đình là con nghé nhỏ phải bán đi để lo chi phí đưa em vào Sài Gòn. Ở quê, bà ngoại (70 tuổi) phải lom khom đi xin từng đồng một để lo cho cháu, rồi vật dụng trong nhà lần lượt “đội nón ra đi”, từ chiếc xe máy cũ đến sào ruộng duy nhất của 3 mẹ con… cốt chỉ để có đủ 35 triệu đồng.
Đợt mổ đầu xong chưa lâu thì Dũng buộc phải mổ lần 2. Nhờ sự quan tâm của địa phương, và trường THCS Trần Phú nên một lần nữa em đã có đủ tiền để tiếp tục cuộc hành trình tìm lại sự sống.
Sau 5 tháng, sức khỏe của Dũng khá hơn nhưng biến chứng của bệnh vẫn chưa dứt. “Muốn không còn tái phát thì cháu buộc phải bước vào đợt xạ trị bằng tia laser, nhưng lần này tốn kém hơn ngót ngét gần 60 triệu đồng”, mẹ em lo lắng.
Các bạn học sinh lớp 8A khâm phục ý chị vượt khó học tập của Dũng
Thời gian nghỉ dưỡng tại nhà, chưa một ngày nào cậu bé Nguyễn Đức Dũng bỏ học vì theo em, học để có kiến thức và vơi bớt nỗi đau bệnh tật. Những khi lên cơn đau, em khụy xuống trước lớp làm thầy cô và các bạn một phen hoảng hốt.
Cô Phạm Thị Hồng, giáo viên chủ nhiệm cho biết, dù gặp nhiều khó khăn và hụt hẫng trong cuộc sống nhưng Dũng lại là học sinh luôn chủ động hoàn thành công việc học tập và phong trào của trường, lớp.
Thầy Bùi Quang Thạnh, phó Hiệu trưởng cũng rất yêu quý cậu học trò của mình: “Đáng nể là sức học của Dũng sau những lần nằm viện không hề giảm mà trái lại có phần tốt hơn. Nhà trường đã nhiều lần tổ chức quyên góp ủng hộ nhưng cũng chỉ phần nào vì ở đây gia đình nào cũng làm nông cả”.
Dù không may mắn bằng các bạn nhưng dường như với những khó khăn trước mắt, Dũng càng thêm quyết tâm không bỏ học: “Em phải cố gắng học thật giỏi sau này làm người có ích, có một công viên ổn định để mẹ vui lòng”
Nguồn: http://dantri.com.vn/c167/s167-535583/mong-manh-su-song-sau-2-lan-roi-ban-phau-thuat.htm
P/s: Mọi sự đóng góp hảo tâm của các bạn xin hãy vào link nguồn của bài viết. Thanks đã đọc tin
Sớm mất bố khi vừa lên 9, Nguyễn Đức Dũng càng chăm chỉ học hành cố gắng trở thành người đàn ông trụ cột trong gia đình, là người anh gương mẫu để cô em gái 10 tuổi noi theo.
Căn nhà bé nhỏ, nằm cheo leo bên vách núi dựng đứng của thôn Sơn Thọ xã Hòa Kiến TP Tuy Hòa (Phú Yên) vốn ấm áp, rộn rã tiếng cười thì giờ đây thiên tai, bệnh tật khiến nơi trú thân ấy bỗng chốc vắng lặng, u sầu.
Chị Phan Thị Minh Sang ngày càng tiều tụy, phiền muộn lo lắng cho tính mạng của đứa con trai. Người chồng sớm rời bỏ tổ ấm ra đi trong đợt lũ kinh hoàng năm 2006. Năm ấy, trời đang mưa to gió lớn, lo lắng cho tính mạng vợ con dưới mái nhà có thể sập bất cứ lúc nào, anh leo lên chiếc xe đạp cũ phóng về nhà nhưng dòng lũ dữ đã cuốn anh về thế giới bên kia
Khi mưa bão, căn nhà mẹ con chị Sang có thể đổ bất cứ khi nào vì ở sát hông đồi
Chị Sang giàn giụa nước mắt: “Năm 2002, vợ chồng xin miếng đất bên hông đồi. Hằng ngày, anh ấy đi phu hồ còn tôi đi làm mướn có chút tiền nên cất được căn nhà tạm. Sau khi bố đám trẻ mất, một mình tôi vừa làm cha vừa làm mẹ. Đầu năm 2011, tôi vay ngân hàng 10 triệu sửa lại căn nhà để có chỗ cho mẹ con chui ra chui vào khi bão về. Nhà làm xong, tiền chưa trả thì tai họa ập đến…”.
Tháng 5 vừa rồi, khi chị Sang và Dũng đang tận dụng vỏ bao xi măng cũ làm bạt che nhà bếp, bỗng nhiên em ôm đầu kêu đau. 15 phút sau, Dũng ngất lịm, toàn thân tím tái, miệng sùi bọt. Chị vội vã đưa con vào bệnh viện tỉnh, các bác sĩ cấp tốc cho chuyển vào bệnh viện 115 (TPHCM).
Gia tài duy nhất của gia đình là con nghé nhỏ phải bán đi để lo chi phí đưa em vào Sài Gòn. Ở quê, bà ngoại (70 tuổi) phải lom khom đi xin từng đồng một để lo cho cháu, rồi vật dụng trong nhà lần lượt “đội nón ra đi”, từ chiếc xe máy cũ đến sào ruộng duy nhất của 3 mẹ con… cốt chỉ để có đủ 35 triệu đồng.
Đợt mổ đầu xong chưa lâu thì Dũng buộc phải mổ lần 2. Nhờ sự quan tâm của địa phương, và trường THCS Trần Phú nên một lần nữa em đã có đủ tiền để tiếp tục cuộc hành trình tìm lại sự sống.
Sau 5 tháng, sức khỏe của Dũng khá hơn nhưng biến chứng của bệnh vẫn chưa dứt. “Muốn không còn tái phát thì cháu buộc phải bước vào đợt xạ trị bằng tia laser, nhưng lần này tốn kém hơn ngót ngét gần 60 triệu đồng”, mẹ em lo lắng.
Các bạn học sinh lớp 8A khâm phục ý chị vượt khó học tập của Dũng
Thời gian nghỉ dưỡng tại nhà, chưa một ngày nào cậu bé Nguyễn Đức Dũng bỏ học vì theo em, học để có kiến thức và vơi bớt nỗi đau bệnh tật. Những khi lên cơn đau, em khụy xuống trước lớp làm thầy cô và các bạn một phen hoảng hốt.
Cô Phạm Thị Hồng, giáo viên chủ nhiệm cho biết, dù gặp nhiều khó khăn và hụt hẫng trong cuộc sống nhưng Dũng lại là học sinh luôn chủ động hoàn thành công việc học tập và phong trào của trường, lớp.
Thầy Bùi Quang Thạnh, phó Hiệu trưởng cũng rất yêu quý cậu học trò của mình: “Đáng nể là sức học của Dũng sau những lần nằm viện không hề giảm mà trái lại có phần tốt hơn. Nhà trường đã nhiều lần tổ chức quyên góp ủng hộ nhưng cũng chỉ phần nào vì ở đây gia đình nào cũng làm nông cả”.
Dù không may mắn bằng các bạn nhưng dường như với những khó khăn trước mắt, Dũng càng thêm quyết tâm không bỏ học: “Em phải cố gắng học thật giỏi sau này làm người có ích, có một công viên ổn định để mẹ vui lòng”
Nguồn: http://dantri.com.vn/c167/s167-535583/mong-manh-su-song-sau-2-lan-roi-ban-phau-thuat.htm
P/s: Mọi sự đóng góp hảo tâm của các bạn xin hãy vào link nguồn của bài viết. Thanks đã đọc tin