(MS107.2/TT) 18.9.2010 - Tường thuật trực tiếp: CSTT đến với các bé dân tộc miền núi trường mẫu giáo và tiểu học Diên Lãm, Quỳ Châu, Nghệ An

816
0
16

Linh mèo

Member
Ðề: TRỰC TIẾP - Đến với các bé dân tộc trường mẫu giáo và tiểu học Diên Lãm, miền núi Quỳ Châu, Nghệ An

Bực quá, em chỉ xem được bài viết mà ek xem được hình hic hic
@Gấu: mày copy ảnh rồi post lên FB cho tao ngó nhờ với, vật quá
 
0
0
0
B

Bừa

Guest
Ðề: TRỰC TIẾP - Đến với các bé dân tộc trường mẫu giáo và tiểu học Diên Lãm, miền núi Quỳ Châu, Nghệ An


Các em mẫu giáo được đưa về phòng sinh hoạt Văn hóa, và các con được phát quà đầu tiên.




Có lẽ vì các con phải đợi lâu nên nhìn vẻ mặt các con hơi mệt, Các Mẹ đều rất áy náy, nhưng chuyến đi sau sẽ rút kinh nghiệm sắp xếp giờ giấc phù hợp hơn.


Ngoài sân, các phần quà cho các lớp từ 1 - 5 cũng đã được chuẩn bị xong xuôi và chuyển lên hành lang lớp.












Ngoài trời vẫn nắng như thiêu như đốt, mọi người quyết định là không tổ chức ngoài sân nữa mà phát quà ngay tại lớp học


Từng tốp học sinh được dẫn về lớp trong không khí rất vui vẻ, tiếng nhạc tiếng trống thùng thùng.








Như thấy được sự vất vả của các cô các chú, các em khi nhận được suất ăn, bạn lớp trưởng đã đứng lên nói lời cảm ơn. Hình ảnh đó làm tôi hết sức cảm động. Đúng là gói quà không lớn nhưng tình cảm được đáp lại thật là ý nghĩa.




Các bạn lớp 1, lớp 2 được đứng tập hợp trước hiên và lần lượt nhận quà.





 
0
0
0
B

Bừa

Guest
Ðề: TRỰC TIẾP - Đến với các bé dân tộc trường mẫu giáo và tiểu học Diên Lãm, miền núi Quỳ Châu, Nghệ An

Bực quá, em chỉ xem được bài viết mà ek xem được hình hic hic
@Gấu: mày copy ảnh rồi post lên FB cho tao ngó nhờ với, vật quá
Lần này post hình do khi Resize chót lấy size to hơn, up xong vào photobucket rồi mới phát hiện, vì quá nhiều ảnh nên không muốn làm lại.

Vậy em cố đợi nhé. To mà lâu là đúng rồi.
 
816
0
16

Linh mèo

Member
Ðề: TRỰC TIẾP - Đến với các bé dân tộc trường mẫu giáo và tiểu học Diên Lãm, miền núi Quỳ Châu, Nghệ An

Lần này post hình do khi Resize chót lấy size to hơn, up xong vào photobucket rồi mới phát hiện, vì quá nhiều ảnh nên không muốn làm lại.

Vậy em cố đợi nhé. To mà lâu là đúng rồi.
Khồng phải anh ạ, cái lỗi là do IT bên em nó chặn mợ nó hết rùi hix hix
Anh đọc PM giùm em nhá, thư tình gửi rùi đó hi hi
 
47
0
0

Dì_Bé

New Member
Ðề: TRỰC TIẾP - Đến với các bé dân tộc trường mẫu giáo và tiểu học Diên Lãm, miền núi Quỳ Châu, Nghệ An

:cstt08: :cstt01: :cstt03: :cstt02: :cstt09:
 
0
0
0
B

Bừa

Guest
Ðề: TRỰC TIẾP - Đến với các bé dân tộc trường mẫu giáo và tiểu học Diên Lãm, miền núi Quỳ Châu, Nghệ An


Tiếp tục công việc phát những phần quà sách vở, đò dùng học tập, quần áo, đồ chơi








Phần quà dành cho những em học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn.








Hình ảnh người thầy tận tụy với các con.














Tất cả các con đều rất vui. Khi tôi hỏi:
- Cảm tưởng của các con thế nào??
- Rất thích ạ. Nhưng mà các chú vào muộn chúng con không được hát




Đây là các con trong đội văng nhệ của trường, mấy hôm nay các con đã tập rượt kỹ càng để dành tặng các cô các chú, thế mà...


Tôi động viên các con:
-Chú cũng có chương trình văn nghệ, có cả diễn ảo thuật nữa nhưng mà vì trời nắng quá nên không được diễn đây này. Thôi có dịp khác chú cháu mình sẽ thể hiện sau vậy nhỉ.??

(Còn nữa...)
 
1,557
0
0

Camellia

New Member
Ðề: TRỰC TIẾP - Đến với các bé dân tộc trường mẫu giáo và tiểu học Diên Lãm, miền núi Quỳ Châu, Nghệ An

Ui, cái loạt ảnh gần nhất chụp ánh mắt trẻ thơ đẹp quá (Lần này em tâm phục khẩu phục sư phụ Bảo ạ! :D)
 
1,007
0
0

Mường Tè

New Member
Ðề: TRỰC TIẾP - Đến với các bé dân tộc trường mẫu giáo và tiểu học Diên Lãm, miền núi Quỳ Châu, Nghệ An

Hichic, Bừa ơi là Bừa, anh pot tiếp đi, nhất là cái đoạn biểu diễn ảo thuật ý, cái đoạn mà miệng anh "nạnh nùng" thổi tiền còn khán giả (chủ yếu là nữ) thì lăn lộn trên chiếu, gào thét trên ghế: "Bừa, Bừa, I love u" :D :D :D
Ha ha, tưởng lăn lộn gào thét gọi tên Bừa cả lúc Bừa rút từ trong thắt lưng ra .... miếng vải đỏ chóe chứ, hehe! Lúc đó miệng các chị em lẩm bẩm "Ôi, sao lại miếng vải đỏ, nhầm rồi, tưởng rút ra cái khác chứ, anh Bừa ơi":D:D:D
 
0
0
0
B

Bừa

Guest
Ðề: TRỰC TIẾP - Đến với các bé dân tộc trường mẫu giáo và tiểu học Diên Lãm, miền núi Quỳ Châu, Nghệ An

Gần 3h chiều chúng tôi mới phát quà xong, nhìn các con hân hoan trên vai với những chiếc cặp mới, trông sân trường hôm nay tươi mới hơn. nhìn các con ra về ma tôi tiếc hùi hụi cho màn ảo thuật của mình.















:(:(:(:(







Các cô chác chú cũng mệt phờ râu tôm.


Tranh thủ nghỉ ngơi (show hàng) trên hè lớp.


Lúc này đại diện nhà trường và CSTT mới có thời giờ làm việc với nhau.


1 bình rượu cần rất to đã được các thầy chuẩn bị sẵn.

- Thôi thì vì điều kiện không giao lưu văn nghệ được với các em học sinh, giờ các thầy cô của trường mời các anh các chị chúng ta cùng quây quần bên bình rượu cần với điệu lăm nhuôn lăm suối (tạm dịch là uống xong lăn luôn)

(Còn nữa...)
 
439
0
0

Thảo Gấu

New Member
Ðề: TRỰC TIẾP - Đến với các bé dân tộc trường mẫu giáo và tiểu học Diên Lãm, miền núi Quỳ Châu, Nghệ An

Ôi ảnh Bảo đẹp, lời bình Bừa hay, máy ảnh Cam xịn. Cái này gọi là tam kiếm hợp bích nhá.
Em yêu cả hai anh và một chị. ;)
 
15
0
0
Ðề: TRỰC TIẾP - Đến với các bé dân tộc trường mẫu giáo và tiểu học Diên Lãm, miền núi Quỳ Châu, Nghệ An

Hihi, anh Bừa thật là vui tính, săn ảnh chẳng khác nào papazazi!
 
1,557
0
0

Camellia

New Member
Ðề: TRỰC TIẾP - Đến với các bé dân tộc trường mẫu giáo và tiểu học Diên Lãm, miền núi Quỳ Châu, Nghệ An

Ôi ảnh Bảo đẹp, lời bình Bừa hay, máy ảnh Cam xịn. Cái này gọi là tam kiếm hợp bích nhá.
Em yêu cả hai anh và một chị. ;)
Nàng ơi nàng đừng quên là phóng viên Bừa cũng có rất nhiều ảnh đẹp đấy nhá, ko phải mình anh Bảo đâu :D

Anh Bừa cố lên!!! (post nốt sớm nhá cho cổ bà con đỡ dài :D)
 
83
0
0

mẹ K.O.M

New Member
Ðề: TRỰC TIẾP - Đến với các bé dân tộc trường mẫu giáo và tiểu học Diên Lãm, miền núi Quỳ Châu, Nghệ An

mặc dù cùng đi trong đoàn mà đọc bài của Bừa vẫn thấy cảm động thế :cstt09:
 
228
0
0

BAO DUY

New Member
Ðề: TRỰC TIẾP - Đến với các bé dân tộc trường mẫu giáo và tiểu học Diên Lãm, miền núi Quỳ Châu, Nghệ An

Nhà em chắc xa nhất, về tới nhà là 2h30 mà em chẳng thấy mệt vì cảm giác vẫn ngập tràn trong lòng. Đã lâu lắm rồi em mới có lại cảm giác như này, mọi ký ức như quay trở lại, thời gian không ngắn mà sao thấy như ngày hôm qua. Cảm ơn các chị, cảm ơn những tấm lòng nhiệt huyết, câu nói " thời gian làm phai nhạt mọi thứ" có lẽ không hợp với các chị, với những tấm lòng CSTT :cstt08:
Hy vọng em lại được cùng các anh/chị sát cánh trên mọi nẻo đường mà CSTT sẽ đi qua

@ Anh Bừa : Lúc anh rút chiếc khăn đỏ em chỉ sợ anh rút nhầm cái gì thì chít ;););););)
 
817
0
16
Ðề: TRỰC TIẾP - Đến với các bé dân tộc trường mẫu giáo và tiểu học Diên Lãm, miền núi Quỳ Châu, Nghệ An

Lần đầu tiên được tham gia với chia sẻ tình thương.
Ban đầu cũng cảm thấy mình lạc lõng vì không quen ai, ngoài chị Hà, nhưng càng về sau càng thấy mọi người thật thân thiện, gần gũi. Giờ đây mình thấy mình đã hòa nhịp con tim cùng mọi người trong CSTT. Mong lại được sát cánh bên mọi người trong những chuyến đi sau.
Xin đính chính slogan của nhóm “đồ ăn” là: “Rạch sâu, Nhét đầy, Kẹp chặt, Buộc khít”
:cstt01:
 
1,007
0
0

Mường Tè

New Member
Ðề: TRỰC TIẾP - Đến với các bé dân tộc trường mẫu giáo và tiểu học Diên Lãm, miền núi Quỳ Châu, Nghệ An

Lần đầu tiên được tham gia với chia sẻ tình thương.
Ban đầu cũng cảm thấy mình lạc lõng vì không quen ai, ngoài chị Hà, nhưng càng về sau càng thấy mọi người thật thân thiện, gần gũi. Giờ đây mình thấy mình đã hòa nhịp con tim cùng mọi người trong CSTT. Mong lại được sát cánh bên mọi người trong những chuyến đi sau.
Xin đính chính slogan của nhóm “đồ ăn” là: “Rạch sâu, Nhét đầy, Kẹp chặt, Buộc khít”
:cstt01:
Lần này đi có nhiều thành viên mới, nhiều người chắc lần đầu tham gia. Mỗi chuyến đi là dịp để mỗi người chia sẻ, đồng cảm với những khó khăn, thiếu thốn của bà con nghèo và cũng là dịp để mọi người gắn kết nhau hơn.
Trong bài comment report có nick Sokool không biết có phải là chú em mặc áo đỏ, đeo kính không nhỉ? Chú em mới đi buổi đầu, lúc ngồi chia quà, nóng thấy tướt bơ nhỉ, :D:D:D. Cơ mà vì nick Sokool nên không sao, vẫn cứ mát, hi hi!
 
0
0
0
B

Bừa

Guest
Ðề: TRỰC TIẾP - Đến với các bé dân tộc trường mẫu giáo và tiểu học Diên Lãm, miền núi Quỳ Châu, Nghệ An


Và rồi bình rượu cần ước chừng đến hang 100 lít được đặt giữa phòng sinh hoạt văn hóa


Chiếu đã được trải ra, loa đài đã chuẩn bị xong, những chiếc cần rượu vươn lên đầy sự mời mọc


Các cô mở màn bằng lời mời với điệu “uống xong lăn luôn”






Mỗi nhóm 4 người được mời xuống cầm 4 cần rượu, mỗi lần uống là 2 sừng rượu (sừng trâu dùng để đong rượu)


Cứ thế từng tốp từng tốp thay phiên nhau… mọi người chưa uống thì đi xung quanh múa điệu lăm nhuôn lăm suối.


Đầu tiên là 2 người, rồi 4 người….10 người và rồi cuối cùng tất cả mọi người đều hòa cùng điệu múa tạo lên 1 không khí hết sức thân thiện vui vẻ.








Tiếng cười hòa cùng tiếng nhạc, điệu múa lăm nhuôi lăm suối cứ thế uốn lượn…mềm say như men rượu cần.


Và đáp lại sự thịnh tình của các thầy cô, trong men rượu cần ngất ngây Đa vít coppy Bừa đã biểu diễn màn ảo thuật đặc sắc vừa học được ở Mỹ..Đình.


Mở màn là tiết mục “Chảy đi sông ơi”


-Nước trong chai được rót ra cốc rồi bằng 1 sự thần bí DVCB đã làm nước dừng chảy, khi DVCB hát chảy đi sông ơi… thì nước trong chai lại chảy bình thường.




Tiết mục này đã làm khán giả và ngay cả thành viên CSTT nhà mình cũng hết sức bất ngờ, vỗ tay không ngớt


* Tiếp đến là tiết mục “Tìm em nơi đâu”


-Chiếc khăn đỏ biến mất trên tay DVCB.




Màn ảo thuật này khiến các Fan hết sức kinh ngạc, bởi chiếc khăn lạ kỳ nó biến mất trong nháy mắt và xuất hiện ở bất cứ nơi đâu trong phòng.


Bên dưới các phen nữ bắt đầu xì xào, ánh mắt đầy vẻ ngưỡng mộ.


Tiếp đến là tiết mục đặc sắc “Vòng tay cầu hôn”




-4 chiếc vòng sắt tròn kín, và chỉ trong tích tắc DVCB đã lồng chúng vào nhau 1 cách nhẹ nhàng như tỏ tình với nàng.

Tiết mục này mặc dù DVCB đã từng diễn trên sân khấu ở nhiều nơi, nhưng đây là lần đầu tiên được diễn ngay cùng khán giả nên mọi người thay nhau sờ nắn chiếc vòng.
Quá than phục, nên dù màn ảo thuật chưa kết thúc mà bên dưới những tràng pháo tay không ngớt.






Phía bên ngoài người dân ở các xã lân cận đổ về mỗi lúc 1 đông chen lấn xô đẩy khiến cho lực lượng an ninh làm việc hết sức vất vả.




Và rất còn nhiều tiết mục khác nữa. Nhưng đỉnh điểm nhất vẫn là nhưng tiết mục liên quan đến tiền


- Từ giấy trắng biến thành tiền.. từ tiền nhỏ thành tiền to,




Tiết mục làm sững sờ biết bao trái tim băng giá. Khi diễn đến tiết mục này bên dưới đã có nhiều Fan nữ kêu gào thảm khốc. Một Fan nữ có Nametag là Thảo Gấu đã hét khản tiếng


-Ai lốc viu Cốc by Bừa.. em cần có anh… bởi em rất cần ti..ền.


Từ nghi hoặc đến thám phục, phóng viên Mường Tè và nhà quay phim Vê tê vê Nát đã quyết định yêu cầu DVCB cởi áo và biểu diễn lại từ đầu với 1 tờ báo cũ.




Ống kính máy quay, quay chính diện DVCB


Trên tay bừa là 1 tờ báo cũ, 1 cái kéo và 1 tờ tiền mẫu.


Mọi người hồi hộp chờ đợi. 1 phút.. 2 phút… 3 phút, giấy báo đã cắt xong. Lúc này chỉ toàn là giấy báo và trước ống kính máy quay, trước hàng trăm con mắt của khán giả, tờ giấy báo phút chốc biến thành 1 sấp USD cứng cựa.


Lúc này nhiều Fan đã không kìm được cảm xúc bật dậy khỏi ghế chạy nhào lên khán đài… Cô gái có tên là Mexecuazil nói trong sự vùng vẫy.


Đa vít coppy Bừa. Em muốn có anh, muốn mang anh về nuôi….. lấy giống.








Rất may là cảnh sát đã kịp thời can ngăn, đích thân thầy Ái phải chạy lên sân khấu nói như gào vào Micrro và xin mọi người bình tĩnh.. hết sức bình tĩnh. Đa vít coppy Bừa sẽ còn nhiều lần về đây, giờ ai muốn xin chữ ký hoặc xin chụp anh cũng thì chúng tar a hết ngoài sân….


Phải mất hơn 1 giờ đồng hồ mới giải tán được nhóm người hâm mộ. Và 2h30 sáng ngày 19/9 DVCB đã về tới Hà Nội và chưa thanh toán hết tiền mặng chua (Còn nợ bổ dưa năm chục)

Theo VnExpress (Vi en ích ích)

Chúc cả nhà 1 ngày mới vui vẻ!!!!
:cstt08:​
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1,122
0
0

SCP

New Member
Ðề: TRỰC TIẾP - Đến với các bé dân tộc trường mẫu giáo và tiểu học Diên Lãm, miền núi Quỳ Châu, Nghệ An

Cực kỳ hâm mộ DVCP @};-@};-@};-
 
7,828
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: TRỰC TIẾP - Đến với các bé dân tộc trường mẫu giáo và tiểu học Diên Lãm, miền núi Quỳ Châu, Nghệ An

Đất nghèo hiếu học

http://vovnews.vn/Home/Dat-ngheo-hieu-hoc/20109/155276.vov

(VOV) - Người mẹ không biết chữ, sáng sáng đưa 2 con tới trường rồi mới lên nương làm rẫy, trưa lại cuốc bộ từ rẫy ra trường đón con. Cái ăn, cái mặc còn thiếu, nhưng không vì thế mà mọi người xem nhẹ sự học.

Đầu năm học mới, miền đất nghèo khó mà hiếu học xứ Nghệ lại một lần nữa thôi thúc chúng tôi, những thành viên của nhóm thiện nguyện Chia sẻ tình thương www.chiasetinhthuong.org/diendan lên đường.

Ngày 18/9/2010, chúng tôi trở lại miền núi Quỳ Châu, Nghệ An, đến với các bé dân tộc Thái trường mẫu giáo và tiểu học xã Diên Lãm. |

Đồng thời với chuyến đi của các thành viên miền Bắc là chuyến đi của các thành viên ở miền Trung (ngày 19/09/2010, đến thăm và tặng quà cho các em ở trung tâm BTXH TP Đà Nẵng nhân dịp Tết Trung Thu).


Những chuyến xe tình người …

Huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An) có 39 trường học các cấp trên địa bàn 12 xã thị trấn trong huyện với số lượng học sinh gần 10.000 em. Trong đó bậc tiểu học có 16 trường, mầm non có 12 trường và THCS có 11 trường. 78% trong tổng số học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Có 27 trường thuộc các địa phương khu vực vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn trong diện hỗ trợ theo chương trình 135, 134 của Chính phủ với hệ thống các điểm trường phụ đến tận các bản.

Trường tiểu học Diên Lãm ở Bản Chao, xã Diên Lãm, là một trong những trường khó khăn, xa xôi của huyện miền núi này, nằm cách thành phố Vinh 170km, cách thị trấn Quỳ Châu hơn 30km, trong đó hơn 20 là đường nhựa, còn lại là đường đất đang thi công. Trường có 1 điểm chính và 2 điểm lẻ cách đó 3-5km, với 20 thày cô giáo, 200 học sinh, tất cả đều là người dân tộc Thái. Trường mẫu giáo Diên Lãm ngay cạnh đó, có 130 cháu từ 3 đến 5 tuổi.
Trước ngày khởi hành 1 tuần, vì lường trước được đường đi vô cùng khó khăn do đường đất đang thi công, lại đúng mùa mưa, sạt lở và nguy hiểm, nên 1 xe tải chở hàng ủng hộ đã được chuyển lên trước, bao gồm: 238 chiếc cặp sách, hàng trăm áo đồng phục, 4.760 quyển vở, 238 bộ đồ dùng học tập gồm hộp bút, bút mực, bút chì, thước kẻ, tẩy, gọt bút chì; 330 chiếc cắt móng tay, gần 100 mũ len, gần 200 đôi tất len, 360 bộ dầu gội đầu và dầu tắm, 360 túi du lịch, 360 bộ mặt nạ và đèn Trung thu, 440 kg gạo; cùng rất nhiều bánh kẹo, sữa đặc, phấn viết bảng, quần áo, sách truyện cũ, đồ chơi, với tổng trị giá khoảng 70 triệu đồng.

Hôm đó, xe phải dừng cách trường gần 10km, và hàng được chuyển sang xe tải thùng mượn của đơn vị đang thi công đường, loại xe chuyên dụng chở gỗ, đá, cũng là phương tiện tải nặng duy nhất có thể đi vào đến trường.

Lần này, xe chở hơn 30 thành viên của đoàn, dù trời đã hết mưa cách đó vài ngày, nắng to, nhưng do những đoạn đường đang thi công và những đoạn sạt lở do đợt mưa trước nên cũng không thể đi tiếp. Gần 10km còn lại chúng tôi cũng lại được “chuyển” sang đi xe thùng, các thành viên CSTT gọi đùa là “taxi Quỳ Châu”.


Gia đình khuyến học, thày cô hiếu dạy, con trẻ hiếu học …

Mảnh đất cằn cỗi Quỳ Châu chỉ duy nhất cây lúa nước, lúa nương, ngô, sắn là sống được lay lắt, năng suất rất thấp. Người dân ở đây sống dựa vào nghề “đi rừng” – chặt cây lấy gỗ bán - là chủ yếu. Cái ăn, cái mặc còn không kham nổi, tưởng chừng nói gì đến cái chữ. Vậy mà điều làm chúng tôi mừng đến khôn xiết là sự khuyến học thành tâm của các bậc làm cha, làm mẹ ở đây.

Chị Hà Thị Kim, nhà ở bản Na Luộc, có 2 đứa con. Bé Trương Văn Thông học lớp 3C trường tiểu học, bé Trương Văn Minh 5 tuổi học trường mẫu giáo. Chị Kim người gày gò, nhỏ thó, đen sắt vì cuộc đời lam lũ bán mặt cho đất bán lưng cho giời trên nương, tâm tình với chúng tôi bằng giọng Kinh chưa sõi: “Con nó thích học lắm cô ơi, phải cho con học thật giỏi!.” – “Học để làm gì?” – “Học để làm cô làm thày, đi dạy lại chữ cho trẻ con.” – “Học đến lớp mấy thì nghỉ?” – “Học hết chữ thì nghỉ. Con thích học mà, không cho con nghỉ đâu. Cám ơn thày cô lắm lắm”. “Nhà xa lắm, đi chân không thôi, không có xe, khô…ổ… lắm!”
Âm cuối kéo dài nghẹn ngào nhọc nhằn. Người mẹ không được học chữ này vẫn hàng sáng đưa 2 con tới trường, rồi mới lên nương làm rẫy, trưa lại từ rẫy đến trường đón con. Câu chuyện về chị mang đến cho chúng tôi niềm vui khôn xiết. Hành động thể hiện sự quan tâm chăm lo đến việc tới trường của con này tưởng chừng rất đỗi đơn giản, thường nhật đối với các phụ huynh vùng xuôi, lại là một bước tiến dài đối với bà con miền ngược. Thật đáng quý lắm thay!


Mẹ con chị Kim


Ngồi chung xe với tôi suốt quãng đường gần chục km vào trường, thày giáo Vi Văn Thuận, người đã có hơn chục năm đứng lớp, kể: những năm học gần đây các gia đình quan tâm đến việc học hành của con cái hơn những năm trước rất nhiều, việc bắt con nghỉ học ở nhà gần như không còn. Chỉ có điều cuộc sống còn nhọc nhằn quá, bố mẹ phần đông lại không biết chữ, thành ra áp lực dạy và “trồng người” vẫn là trách nhiệm hoàn toàn của các thày cô. Đầu năm học các thày cô thường phải bỏ tiền túi ra hỗ trợ học sinh đồ dùng học tập. Mùa đông rét cóng mà có cháu chân trần, trên người độc 1 bộ quần áo mỏng, cầm lòng không đặng, các thày cô lại mang quần áo cũ của con em mình hoặc đi xin quần áo cho. Những ngày mưa lũ, học sinh không thể đến trường, các thày cô dạy bù vào buổi chiều hoặc những ngày nghỉ để cho kịp chương trình, mà hoàn toàn không có thêm trợ cấp nào. Đem chuyện làm bài tập về nhà ra hỏi bé Ngân Văn Hợp lớp 5B, bé kể: “Thày ít cho bài về nhà, vì về nhà cũng không có ai giảng cho. Bài nào về nhà không hiểu, hôm sau thày sẽ chữa trên lớp hoặc giảng thêm cho từng bạn khi hết tiết học”. Công việc tưởng chừng như đơn giản, nhưng kéo dài suốt bao năm của cuộc đời một nhà giáo, mới thấu hiểu sự tận tâm của các thày cô nơi đây để làm tròn trách nhiệm với cuộc đời.


Ngân Văn Hợp và cô giáo

Với dáng người nhỏ thó, ánh mắt như biết nói và đôi má lúm đồng tiền thật xinh, cậu bé Ngân Văn Hợp, lớp 5B rụt rè kể với chúng tôi, “bố mẹ con bỏ nhau từ lâu rồi, con ở với bố nhưng bố đi rừng suốt, con ở nhà với ông bà nội… Sáng con nhịn đói đi học, quen rồi con không thấy đói, trưa và tối mỗi bữa con được ăn 2 bát cơm, với muối thôi, canh cũng không có … vì ông bà già lắm rồi không trồng được rau, cũng không đi tìm rau rừng được...”

Câu chuyện cứ ngắt quãng vì cả chúng tôi và em đều rớt nước mắt. “Con chỉ biết mình sinh năm 1999 chứ không biết ngày tháng nào… Mẹ thi thoảng cũng có về nhà, mua cho con đôi dép và bộ quần áo mới… Con mong mẹ về lắm. Mà mẹ có chồng có em khác rồi. Bố đi rừng tuần về 1 lần, mang theo gạo và muối cho cả nhà. Lần nào về bố cũng bảo mang sách vở bố xem, điểm kém bố không mắng đâu, chỉ bảo: “Cố lên con, cho khỏi mù chữ. Học để sau làm người tốt (!!!)”.

“Sau giờ học con về nhà gùi nước từ khe về nhà ngày 3 chuyến, đủ dùng cho ông bà và con, gùi nước xa, nặng, đau lưng lắm, nhưng ông bà già rồi, con phải cố gùi thôi”(!)
Nhìn đôi chân trần chai sạn, tôi nghẹn ngào hỏi “vậy hàng ngày cứ đi chân trần đường rừng tới lớp thế này sao?”, bé đáp “Đau nhưng con cố chịu, bố bảo lần tới đi rừng về có tiền bố mua dép cho.”

Bé mặc trên người chiếc quần khá mới nhưng áo thì ngả màu vàng khè và sờn rách, “nhà chỉ còn đủ tiền mua quần thôi, hết tiền mua áo rồi. Con có 2 chiếc áo, ở nhà còn 1 cái cũ hơn cái này”. Tôi chả biết nói sao, chỉ cố ngăn nước mắt cứ chực trào ra.
Cô bé Quang Thị My, nhà ở bản Naca, một trong những học sinh giỏi của lớp 5A, chữ viết rất đẹp. “Sáng con dây từ 5h sáng, ôn bài đến 6h rồi đi học, 7h mới đến được trường vì nhà cách trường 5km đường rừng. Mẹ chuẩn bị cho hộp cơm mang đi, cơm không thôi, không canh, không muối. Trưa con ở lại trường, không ngủ đâu, tranh thủ học bài rồi chiều học tiếp. Tối về nhà còn quét nhà, nấu cơm, rửa bát, trông em, ngày nghỉ thì lên nương cuốc rẫy cùng bố mẹ.”



Vở của bé Quang Thị My

… “Nhà con nghèo lắm nhưng bố mẹ bảo các con phải cố gắng học, sau này lớn lên con muốn làm cô giáo, vì cô giáo có thể giúp mọi người học chữ”. Nói đến đây mắt cô bé ánh lên, và tôi tin rằng, với sự khích lệ của gia đình, sự tận tâm của thày cô, ý chí quyết tâm của bản thân, cô bé sẽ làm được điều mình mong muốn. Đó cũng là ước mong của Chia sẻ tình thương, của tôi, của bạn, của tất cả chúng ta, để một ngày không xa, Quỳ Châu – vùng đất nghèo khắc nghiệt, sẽ được nhắc đến bởi những tấm gương vượt nghèo- kiếm chữ.



Những chuyến xe ôm và "taxi Quỳ Châu" đưa nhóm Chia sẻ tình thương đến với các em bé nghèo













Trao quà cho Ngân Văn Hợp- lớp 5, cậu bé chân đất đi học





Màn văn nghệ "cây nhà lá vườn" giao lưu với các em
















Theo Chiasetinhthuong.org
 
Top