(MS123.1/TT) 08.10.2011 - CSTT thăm và tặng quà cho các bé học sinh dân tộc vùng cao khó khăn của trường TH Sơn Hải, Lục Ngạn, Bắc Giang

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
10,150
29
48

ALnML

Super Moderator
Sơn Hải là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Lục Ngạn - Bắc Giang, trung tâm xã cách trung tâm huyện khoảng 25 km, địa bàn rộng, giao thông đi lại rất khó khăn, chủ yếu là đi thuyền còn lại đường đất thì nhiều đá, dốc cao. Đường chủ yếu được tạo nên ở sườn núi, đồi nên gặp nhiều khó khăn, vào mùa mưa thì lầy lội, mùa nắng, mùa hanh khô thì bụi mù mịt.

Xã Sơn Hải là một quần thể các "đảo" trong lòng hồ Cấm Sơn hợp lại, với 740 hộ dân, đa số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thưa thớt trên các triền núi của đại ngàn. Vì thế thuyền bè là phương tiện giao thông đi lại chính của những người dân lao động và học sinh nơi đây.

- Với tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 5.267,23 ha trong đó diện tích gieo trồng hàng năm ít, nếu có thì chủ yếu phụ thuộc vào nước trời, và không ổn định hàng năm nguyên nhân( do nước hồ dâng cao hoặc hạn hán kéo dài thì đều gây mất mùa, đói kém).
Nền kinh tế ở đây phát triển chậm, dân sống chủ yếu là làm nương rẫy và đánh bắt cá trên hồ Cấm Sơn, thu nhập thấp. Tỉ lệ hồ nghèo còn nằm ở mức 93,5%.
- Nguồn thu nhập của các hộ gia đình là từ nông nghiệp, và đánh bắt cá hồ. Mức thu nhập bình quân đầu người hàng năm rất thấp khoảng 1.600.000đ/ người/ năm. ( Dưới mức nghèo rất nhiều .)
- Nguồn thu của xã là không có, 100 % là nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ.
- Tỉ lệ hộ nghèo trong xã mặc dù có giảm hàng năm song vẫn ở mức cao, cần có sự quan tâm, giúp đỡ từ các Tổ chức xã hội, các Nhà tài trợ, các Nhà từ thiện thì mới có thể kích thích nền kinh tế phát triển, mới khuyến khích, tạo điều kiện để học sinh vươn lên trong học tập.
- Tổng dân số toàn xã 3859 người, 737 hộ gia đình. Xã chỉ có 2 dân tộc cùng sinh sống là dân tộc Kinh và Nùng. Tỷ lệ người dân tộc Nùng chiếm 81,4 %.


- Trường tiểu học Sơn Hải năm học 2010-2011 có 35 cán bộ giáo viên, tất cả thầy cô đều rất tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của vùng cao Sơn Hải, các thầy cô luôn bám trường, bám lớp, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiều thầy cô giáo đã phấn đấu đạt giaó viên giỏi cấp tỉnh, cấp huyện, một số thầy cô giáo đã hiến chọn cả tuổi thanh xuân của mình phục vụ sự nghiệp giáo dục nơi đây ( lấy chồng và ở lại luôn vùng cao Sơn hải ), động viên học sinh đi học đều, không có học sinh bỏ học giữa chừng. Các thầy cô đã tăng cường dạy thêm buổi để nâng cao chất lượng giáo dục, vì thu nhập của các hộ gia đình thấp như vậy nên việc đầu tư quan tâm đến việc học của con em rất hạn chế ( phụ huynh không có tiền để mua đủ sách vở, đồ dùng học tập, quần áo cho con em họ). Việc dạy thêm buổi ở đây học sinh gặp rất nhiều khó khăn, các em ở lại buổi trưa, nếu em nào mà bố mẹ quan tâm thì có thể chuẩn bị cho các em một nắm cơm nho nhỏ, hoặc một gói mì tôm để các em ăn sống, có những em nhịn đói để học buổi chiều, thương lắm học sinh vùng cao Sơn Hải!

- Năm học 2011 - 2012 trường có 24 lớp 469 học sinh trong đó có 1 lớp ghép 1+2 và 23 lớp đơn. Trường có 5 khu: Cầu Sắt, Cổ Vài, Tam chẽ, Đấp, Đồng Mậm với 469 HS .
Mỗi khu đều có từ lớp 1 đến lớp 5, học sinh đi bộ đến trường, có nhiều em đi bộ, trèo đèo, leo dốc, hoặc đi thuyền từ 4 đến 5 km mới đến trường. Khu đồng Mậm cách khu trung tâm của trường khoảng 20km, cách trung tâm xã khoảng 25 km, khu này chưa có điện, đây là nơi duy nhất chưa có điện của huyện Lục Ngạn và là nơi cách biệt với các khu khác, muốn đi vào đó con đường duy nhất là đi bằng thuyền bè. Khu Đồng Mậm học sinh phải đi thuyền đến trường, những hôm trời có dông, gió to các em đi thuyền gặp rất nhiều nguy hiểm vì có thể bị lật thuyền, các em học sinh lớp 4+5 chèo thuyền chở các em lớp 1+2 đến trường. Khi tan học, lúc đó các em đã đói mà đường lại còn xa, khi về đến nhà đã quá muộn...

Tình hình học sinh
Khối lớpTổng số học sinh
184
278
390
4110
5107
Tổng cộng469





Dự kiến chương trình
Thời gian : Ngày thứ bảy 01.10.2011, đúng 5g00 sáng, tập trung tại nhà Tịnh mequoctrung, A9, Lô 3, Khu ĐTM Định Công.

Dự kiến phần quà cho 469 học sinh: sẽ thông báo sau

Trưởng BTC Hà mecunlinh 0903415455

Tài khoản ủng hộ :
0451001702829 – Ngô Thanh Hà.
Vietcombank - Chi nhánh Thành Công.


Khi gửi nhớ ghi rõ : Gửi ủng hộ chương trình Sơn Hải Bắc Giang của CSTT và rõ ID để BTC tiện theo dõi.
Xin chân thành cảm ơn.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
10,150
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: (MS123/TT.1) 9.2011 CSTT thăm và tặng quà cho các bé học sinh dân tộc vùng cao khó khăn của trường tiểu học Sơn Hải, Lục Ngạn, Bắc Giang

[h=1]“Xé rừng, băng sông” tìm chữ nuôi mộng đại học[/h] http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/vtc.vn/Xe-rung-bang-song-tim-chu-nuoi-mong-dai-hoc/5585052.epi

VTC - 17:03, Thứ Năm, 20/01/2011, [GMT+7]





(VTC News) - Học trò ở xã Sơn Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang ở cả 4 cấp đều đến trường bằng cách cuốc bộ “xé rừng, băng sông", vượt suối gần 7 km với gần 6 tiếng đồng hồ.




Đến lớp "trên miệng Hà Bá"


Xã Sơn Hải là một quần thể các "đảo" trong lòng hồ Cấm Sơn hợp lại, với 740 hộ dân, đa số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thưa thớt trên các triền núi của đại ngàn. Vì thế thuyền bè là phương tiện giao thông đi lại chính của những người dân lao động và học sinh nơi đây.

Ngay từ sáng sớm, từ mọi ngách trong khe núi trên các đảo, hàng chục con thuyền gỗ mỏng manh chở các em lớn, nhỏ trong bộ đồng phục học sinh lênh đênh trên lòng hồ rộng 2.600 ha vào mùa cạn (vào mùa lũ là 3.000 ha), nhằm thẳng hướng trường học mà vội vã tay chèo trong cái rét “cắt thịt".

Đợi mãi không một bóng phà, hay xuồng máy, chúng tôi gửi xe nhà dân “bấm bụng” xin đi ké thuyền của các em học sinh để đến trường tiểu học Sơn Hải. Con thuyền chông chênh trên sóng nước với chiều rộng không đến 1m, chiều dài khoảng 6m được đóng từ gần chục miếng ván gỗ, nước cứ tí tách rỉ qua kẽ các miếng ván vào thuyền ngập quá mắt cá chân. Trên thuyền có 6 học sinh, 4 em lớn thay nhau chèo thuyền còn 2 em nhỏ thì hì hục tát nước trong thuyền ra. Các em đều là học sinh tiểu học. Xung quanh, trên lòng hồ rộng lớn đều là các tay chèo nhí. Sóng mạnh, con thuyền chao đảo làm tôi rùng mình nhưng trên nét mặt hồn nhiên của các em không thoáng một chút sợ hãi.
“Ngày nào chẳng vậy, chúng em quen rồi! Hôm trước thuyền của chúng em bị lật may là có các cô các bác đi chợ cứu không thì…”, câu nói vô tư của Vi Văn Hải học lớp 4E khiến tôi chạnh lòng. Các em tâm sự ngày trước thường xuyên xảy ra các vụ lật thuyền, cũng có nhiều người bị chết đuối trong đó đa số là học sinh, nhưng từ năm 2008 nhà trường tặng cho mỗi học sinh một chiếc áo phao, vẫn có lật thuyền nhưng chưa có ai bị chết đuối. Và cũng từ khi có những chiếc áo phao đó thì bố mẹ các em cũng không còn đưa đón con mình đến lớp như trước. Hàng ngày các em lớp lớn thì đưa đón các em lớp nhỏ, cùng đặt sinh mạng của mình trên con thuyền mỏng manh lật lúc nào không biết, cùng nhau vật lộn với sóng nước để đến trường học chữ.

Trường tiểu học xã Sơn Hải có 24 lớp với 493 học sinh thì trong đó 60% các em phải chèo thuyền đi học. Còn trường THCS có 310 học sinh thì đến 200 em cũng phải dùng thuyền làm phương tiện đến lớp. Xã có 5 thôn thì thôn Đồng Mậm, Đấp, Cầu Sắt là xa trường học nhất và thôn nào cũng rộng, để đến trường các em ở 3 thôn đó ngày nào cũng phải dậy từ lúc gà gáy đi bộ gần 10km ra bến rồi lại tiếp tục 2h chèo thuyền tới lớp. Hai thôn còn lại là Tam Trẽ, Cổ Vàng học sinh không phải đi thuyền tới lớp, nhưng để đến trường học một cách nhanh nhất thì các em phải “xé rừng”, vượt suối theo hướng trường học mà đi.

Nhận xét về các học trò của mình cô Nguyễn Thị Thạo, Hiệu trưởng trường tiểu học Sơn Hải nói trong tự hào: “Từ năm 2000 trở lại đây nhà trường không có một học sinh nào bỏ học, khó khăn gian nan là thế nhưng các em không bao giờ chịu lùi bước. Số lượng học sinh giỏi luôn đạt trên 15%, học sinh học lực yếu chỉ chiếm 4%”.

Giải pháp có nhưng khó thực hiện

Năm 2010, lần đầu tiên ở Sơn Hải cậu học trò người Nùng Vi Văn Dũng đậu hai trường đại học. Em là tấm gương sáng ngời về nghị lực vượt khó vươn lên trong học tập. Dũng đã tạo ra một hiệu ứng tích cực, học sinh Sơn Hải đua nhau học tập với mong ước “được về xuôi học đại học như anh Dũng”. Để chắp cánh cho những ước mơ ấy thì trước mắt phải làm sao cho con đường đến lớp của các em bớt nhọc nhằn hơn.

Với địa thế của Sơn Hải ước mơ về một cây cầu sẽ rất khó thực hiện. Nhưng Sơn Hải có thể lập ra các bến cố định ở các thôn, với các thuyền được tranh bị đầy đủ phao cứu hộ giao cho đoàn thanh niên quản lý để đưa đón các em học sinh.

Hiện nay mô “hình nhà bán trú dân nuôi” ở Sơn Hải đã phát huy hiệu quả, tuy nhiên mới chỉ có 4 phòng ở và 37 em được sử dụng mô hình này. Vì vậy Sơn Hải nên tiếp tục đầu tư xây dựng mở rộng mô hình “nhà bán trú dân nuôi”. Nhà trường có nhà bán trú phải có lịch sinh hoạt hàng ngày, quản lý giờ giấc học tập, vệ sinh, bảo đảm an ninh trật tự và phụ đạo các học sinh yếu kém.

Song theo ông Vi Văn Sáo, Chủ tịch UBND xã Sơn Hải thì cả hai giải pháp trên đều gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện, vì địa bàn xã rộng dân cư lại không ở tập trung, còn mô hình “nhà bán trú dân nuôi” nếu chỉ dựa vào ngân sách của một xã với 93% là hộ nghèo thì không thể thực hiện được.

Đã đến lúc cần sự chung tay của cả xã hội và ngành giáo dục cùng tấm lòng của các Mạnh Thường Quân để con đường đến lớp nuôi ước mơ đại học của các em bớt nhọc nhằn hơn.


Lê Nguyễn – Phan Lê


 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1,416
0
36

MomMi

Active Member
Ðề: (MS123/TT.1) 9.2011 CSTT thăm và tặng quà cho các bé học sinh dân tộc vùng cao khó khăn của trường tiểu học Sơn Hải, Lục Ngạn, Bắc Giang

cho em đăng ký một suất trước nhé. cảm ơn BTC nhiều.
 
3,455
2
38

mecunlinh

Active Member
Ðề: (MS123/TT.1) 9.2011 CSTT thăm và tặng quà cho các bé học sinh dân tộc vùng cao khó khăn của trường tiểu học Sơn Hải, Lục Ngạn, Bắc Giang

Sơ sơ qua tình hình là đường núi khó đi nên chỉ đi được xe 30 chỗ là tối đa. Vì các điểm trường phụ cách rất xa nhau và h/s đi được đến điểm phụ gần nhất cũng đã phải đi bộ 10-20km nên không thể tập trung tất cả h/s về điểm trường chính như các chuyến đi trước. Chúng ta sẽ phải chia làm 4 nhóm để đi đến các điểm phụ tặng quà cho h/s, phương tiện di chuyển là xe máy & thậm chí là thuyền hoặc xuồng máy . Vì vậy chuyến đi này sẽ vất vả, trưa có thể chỉ ăn mì gói tại điểm trường phụ. Vì vậy BTC kêu gọi các bạn có sức khoẻ, xốc vác và nếu có thể thì ... biết bơi :D

Sokool, hanhsonlinh, Nhân Ái, đệ tử của Thảo Gấu, ......... ơi, đi nhé :x
 
10,150
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: (MS123/TT.1) 9.2011 CSTT thăm và tặng quà cho các bé học sinh dân tộc vùng cao khó khăn của trường tiểu học Sơn Hải, Lục Ngạn, Bắc Giang

Nghe và Đọc các thông tin về Sơn Hải, mấy chị em già trẻ bảo nhau, bận đến mấy cũng cố mà thu xếp đi tiền trạm, chứ nào là "xé rừng, băng sông", "các quần đảo giữa lòng hồ", ko dò đường hỏi han trước, thì chuyến đi của cả CSTT sẽ vất vả lắm.
Thế rồi sau vài cuộc đt bóng bàn, LG OMM Hà Pooh người trốn việc, đứa chốn chồng, chốn con, định ngày thứ 6, đúng 19.8 Sơn Hải thẳng tiến.

Cả đêm trời mưa. 6h30 , dù vẫn mưa, "bác tài" Hà Pooh với dày dạn kinh nghiệm gần 10 năm vặn vô lăng hăm hở rồ ga lên đường.

7h đến cầu Thanh Trì.
Mất 2 tiếng, 9h đến thị trấn Chũ, 90km. (Cầu Thanh Trì - ngã 3 Kế: 54km; Ngã 3 Kế - Chũ: 36km). Trời mưa trơn nên ko dám đi nhanh. Chả biết có phải vì mưa gió nhà mạng chui vào chăn ôm nhau ngủ hết ko mà GPS die, 3G hấp hối, Vina Mobi Viettel Iphone Nokie thành cục gạch hết; Quyển bản đồ giấy của LG lại hoá thành hữu hiệu nhất, đến Chũ rẽ trái là hướng đi Sơn Hải, nhưng rẽ chỗ nào thì phải dừng lại hỏi thôi, Chũ có đến chục cái ngã ba ngã tư í chứ; nhớ nhé, Thị trấn Chũ, đến số nhà 401 đường Lê Hồng Phong, là ngã 4, thì rẽ trái; chỗ góc trái đó có nhà biển đề Đài Truyền Hình Lục Ngạn, nhưng mà mờ tịt.

Đường cực tồi tệ, ổ voi sống trâu thôi rồi, cộng với trận mưa đêm qua:



Nào thì đánh dấu bò lạc lần 1, vì cả LG, HT đều dỏng tai nghe OMM tường thuật vụ triệu $ đến hồi gay cấn :)) ; đi quá, chừng 2km, bò lạc quay đầu; nhớ nhé từ chỗ rẽ trên đi khoảng 3 km thôi, chừng 15 phút, có ngã ba chợ cóc nhỏ, rẽ phải vào xã Kiên Thành. Chỗ này cực khó nhớ vì nó chả có gì đặc biệt cả, góc phải có nhà lợp tôn đỏ :p .



Thấy đường khá hơn, lại nhớ cô Hiệu trưởng bảo đường đi tốt, 20km đường nhựa mới làm, sau đó 3km đường đất nữa là tới trường.

Niềm vui ngắn chẳng tày gang, đc khoảng 2km bon bon, rồi tiếp đến là đường đất ... xịn:



Rồi cứ thế, được 500m rải nhựa để tay lái lụa Hà Pooh tranh thủ giãn gân cốt, rồi lại đường đất rải sỏi, LG ko chịu nổi nhưng cú xóc nẩy đầu cộc trần xe, đt hỏi cô HT cô ơi ko biết bọn em có đi nhầm đường ko chứ toàn đường đất sỏi cô ah, cô bảo ko nhầm đâu qua đất là đến nhựa các e cứ xông pha tiếp đi ;) .

Bỗng OMM ngồi ghế trên thất kinh, chị ơi mình đang lên núi rồi, lên núi mà sao con bé phải hét lên thế nhỉ, LG chồm người lên, thôi xong, đường lên cực hẹp, lại lại rải sỏi làm dở, mà vắng tanh ko bóng người qua lại, mưa rả rích và sương khói lãng đãng cứ như chốn bồng lai mà ko tiên ko cảnh :( . Xe lầm lũi bò, 3 chị em im thin thít, hay là lại lạc đường nhỉ, hun hút cứ như đi lên cổng trời;



May quá đi 1 đoạn thì có thằng bé ngược chiều, nó xác nhận đúng hướng đi Sơn Hải.

Có 1 dòng suối ven đường thơ mộng phết ;)



Đi tiếp, từng đoạn từng đoạn đường vẫn kinh khủng thế, mất sóng đt kể cả Viettel. Đi 13km thì gặp trường Cấp 2 Sơn Hải. Hỏi dân, bảo cấp 1 đi tiếp. Lại lầm lũi bò; Đi tiếp chứ chả lẽ quay về hihi. Đt hỏi cô HT, em thấy có 1 đường đất, bé tẹo như đường mòn trong rừng bên tay trái, có phải rẽ vào đó ko cô, cô bảo đi tiếp đi, cách trg cấp 2 kia chừng 3.5km cơ; Hà Pooh lẩm nhẩm, mình mới đi đc 1.5 - 2.0km. Thế là lại bò tiếp. Đc chừng 3km, độc đạo, ko ngã rẽ nào. Bỏ mịa, LG hốt hoảng, sao tai chị ù thế nhỉ, các em ơi. Xe khựng lại. Đúng là lại lên dốc núi tiếp, mà nữa, đường toàn đá hộc đang làm, ko thể bò tiếp đc; OMM đội mưa lao ra khỏi xe, lội lên dốc tìm nhà dân hỏi thăm. Thấy 1 zai lao ra chỉ trỏ, lại hướng ngược lại, LG Hà Pooh ngao ngán thở dài. Đường hẹp xấu thế này, sao quay đầu đc đây. Tâm sự 1 hồi rất lâu với zai bản, OMM quay lại đầu tóc ướt mèm, zai bẩu trường ở hướng ... kia cơ, đường này lên ... cổng trời, 500m nữa là ... hết đường đi roài.
Đt cho cô, Viettel die củ tỏi luôn phương án "gọi đt cho ng thân" . Không đi đc dĩ nhiên quay lại rồi. Đá hộc, đường hẹp, bên núi bên vực, LG OMM thật ko dám thở mạnh, chỉ còn nước phó thác cho Hà Pooh đang tay số chân côn lùi xe, mặt mũi căng thẳng.

Đi 1 đoạn gặp thằng bé, chắc mẩm nó đang tuổi đến trg, thể nào cũng biết đường, nó ú ớ, 3 chị em chả ai hiểu gì, hoá ra trường nhiều phân hiệu, nó ko gọi là trg Sơn Hải, mà gọi là Trường Đập, trường Cầu Sắt - tên các điểm lẻ của trường.

Đang đi nàng OG lắp bắp ớ ớ sờ tóp em nhìn thấy ... cái gì giống như trường học, lùi xe lại thì có vẻ đúng. Chốn khỉ ho cò gáy mà có dãy nhà hình chữ U thế này ko uỷ ban thì cũng trg học, mà lạ là tịnh chả có biển, chả có cờ.



3 chị em quần sắn móng lợn mặt hí hửng lao xuống, đến nỗi 1 cô ra hỏi LG: chị đến xin học cho cháu à. Haha mặt LG giống mẹ gái bản quá :)) . Hoá ra đây là phân hiệu Cổ Vải - mà khi đó nghe ko ra, Hà Pooh bảo Cổ Vai còn OMM bảo Cổ Vịt. Cổ j thì cũng ... sống rồi, có cô dẫn đường ko lo phải ăn lạc nữa.

Trăm ngã rẽ cũng dẫn tới thành Rome, ngay lại đúng ngã ba đường đất, có quán nhỏ bên đg mà lúc trc hỏi cô bảo cứ đi tiếp đi ấy. Thâm cùng cốc đế, gọi là đường mòn, đường rừng chứ ko nghĩ nó lại dẫn vào điểm chính trg cấp 1 của cả xã như thế. Như vậy từ ngã 3 chợ Kiên Thành vào đg đất này khoảng 15km, đi mất 1 tiếng.

Nhiều đoạn hẹp thế này:



2km mà đi mất chừng 20 phút.

Trg nằm cheo leo trên núi, bên núi bên hồ.



Hồ chưa đến mùa lũ nên cạn nước:



Lũ lên là đến mép tường này:



Cô HT và 2 thày hiệu phó cực nhiệt tình, giới thiệu về trg lớp và những khó khăn tột cùng mà thày trò đang vấp phải:



Lúc chia tay cô HT rơm rớm nc mắt, các con ở đây nghèo cực lắm, nếu đc các cô các chú giúp cho tấm áo tấm quần thì thật ko còn gì bằng,

Điểm chính này là điểm Tam Chẽ, có hơn trăm hs; điểm Cổ Vài là mấy chị e vừa ghé qua, hôm phát quà điểm này sẽ tập trung về điểm chính đc; điểm Cầu Sắt ở phía ngoài, cách ngã 3 chợ Kiên Thành khoảng 8km, cũng hơn 100 hs, hôm đó trên đg vào chúng ta sẽ thả vài thành viên xuống phát quà giao lưu ở điểm này; Điểm Đấp, hơn 100hs, ô tô ko vào đc, 1 nhóm thành viên đi điểm này sẽ phải tăng bo xe máy từ điểm chính; Gay go nhất là điểm Đồng Mậm, có 39 hs, ko còn đg nào khác ngoài đi xuồng máy 30 phút và .... đi bộ khuân hàng 15 phút, ko thể di chuyển xe máy vào chở hàng đc đâu huhu.

Khuyến mãi thêm vài bức ảnh trên đường về nữa. Bánh xe trạt đất nghẹt cứng, xoay tít mù, thày giáo đi sau phải kiếm cành cây cậy bớt đất ra:



Bác tài Hà Pooh 2h chiều tay lái tay chống đói bằng bim bim:



Bữa trưa của đoàn tiền trạm, 3 thằng chia nhau bát miến lòng gà vừa mặn vừa dai nhách cùng sàn sạn trong mồm những vẫn phải ăn vì quá đói, nhanh nhanh chóng chóng còn về kịp đón con ;)



Trên đường về, đánh dấu số km cực đẹp "999" của xe đẹp tài xế càng đẹp hơn:



BTC sẽ bàn bạc để quyết định ngày đi, ngay sau khi đặt xong đồng phục, đi càng sớm càng tốt vì mùa mưa bão, nước lũ đến rồi. Chỉ mưa thôi xe 35 chỗ đã ko thể đi đc.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
741
0
16
Ðề: (MS123/TT.1) 9.2011 CSTT thăm và tặng quà cho các bé học sinh dân tộc vùng cao khó khăn của trường tiểu học Sơn Hải, Lục Ngạn, Bắc Giang

Vote cho ba bà già dũng cảm! Nhưng phải có những trận như này mới thấy rằng mình mạnh mẽ hơn mình tưởng nhỉ!:x
Em đặt gạch một chân cho chuyến sắp tới nhé.
 
1,467
0
36

Pokiona

Active Member
Ðề: (MS123/TT.1) 9.2011 CSTT thăm và tặng quà cho các bé học sinh dân tộc vùng cao khó khăn của trường tiểu học Sơn Hải, Lục Ngạn, Bắc Giang

Hihi, chuyến đi tiền trạm đầu tiên của em, ấn tượng mà vui ạ. Em có cơ hội thử tay lái đường đèo đường núi, được ngắm cảnh nên thơ lắm cơ. Chị LG bảo mùng 2/9 chả cần đi nghỉ ở đâu, lên đây ngắm cảnh núi đủ rồi :D. Công nhận trường học nghèo lắm, các thầy cô đi từ nhà đến trường hơn chục cây số toàn đường núi đường đất, trời mưa trơn ô tô còn khó đi đừng nói là xe máy. Thế mà các con còn đi bộ đi học, lại còn tự chèo thuyền, đủ thấy các con chịu khó thế nào. Nghe các thầy cô nói thấy thương các con lắm lắm, chỉ mong các con có tấm áo khoác cho những ngày đông rét mướt. Cả nhà mình ơi, chuyến này đi sẽ vất vả lắm, rất cần những người có sức khỏe tham gia. Nhà mình cố lên để đến với các con nhé.
 
1,467
0
36

Pokiona

Active Member
Ðề: (MS123/TT.1) 9.2011 CSTT thăm và tặng quà cho các bé học sinh dân tộc vùng cao khó khăn của trường tiểu học Sơn Hải, Lục Ngạn, Bắc Giang

Vote cho ba bà già dũng cảm! Nhưng phải có những trận như này mới thấy rằng mình mạnh mẽ hơn mình tưởng nhỉ!:x
Em đặt gạch một chân cho chuyến sắp tới nhé.
Huhu, chị ơi, em chưa già đâu, em ứ nhận danh hiệu bà già dũng cảm của chị đâu. Chi sửa đi ko em dỗi đấy
 
439
0
0

Thảo Gấu

New Member
Ðề: (MS123/TT.1) 9.2011 CSTT thăm và tặng quà cho các bé học sinh dân tộc vùng cao khó khăn của trường tiểu học Sơn Hải, Lục Ngạn, Bắc Giang

hihi, đi chứ. Càng vất vả càng máu đi :p
 
741
0
16
Ðề: (MS123/TT.1) 9.2011 CSTT thăm và tặng quà cho các bé học sinh dân tộc vùng cao khó khăn của trường tiểu học Sơn Hải, Lục Ngạn, Bắc Giang

Ờ Gấu giống mình, càng vất càng thấy máu là seo?

@ Hà poo: Ờ thôi chị đính chính là "bà chưa già mà máu" vậy hihi
 
1,014
0
0

Em bé ngoan

New Member
Ðề: (MS123/TT.1) 9.2011 CSTT thăm và tặng quà cho các bé học sinh dân tộc vùng cao khó khăn của trường tiểu học Sơn Hải, Lục Ngạn, Bắc Giang

Em ngồi nhà chờ ảnh về mail để up mà sốt cả ruột, thương 2 già 1 trẻ mưa gió đường xấu thân gái dặm trường :)
Ơn Trời đi và về bình an!
Cám ơn đoàn tiền trạm nhiều nhiều lắm ạ :-*
 
6,216
0
36

susu1811

Active Member
Ðề: (MS123/TT.1) 9.2011 CSTT thăm và tặng quà cho các bé học sinh dân tộc vùng cao khó khăn của trường tiểu học Sơn Hải, Lục Ngạn, Bắc Giang

Cám ơn các chị :-*
 
4,074
0
36

Pham Lam

Active Member
Trả lời: (MS123/TT.1) 9.2011 CSTT thăm và tặng quà cho các bé học sinh dân tộc vùng cao khó khăn của trường tiểu học Sơn Hải, Lục Ngạn, Bắc Giang

Eo bé như cái kẹo thế mà thồ được 1 già béo, 1 già gầy đi đường khó thế, phục H trẻ quá cơ :)
 
277
0
0

meocon1982

New Member
Trả lời: (MS123/TT.1) 9.2011 CSTT thăm và tặng quà cho các bé học sinh dân tộc vùng cao khó khăn của trường tiểu học Sơn Hải, Lục Ngạn, Bắc Giang

Em xin đăng ký 1 chân cho chuyến đi nhé!
 
13
0
0

Tôm&Bông

New Member
Trả lời: (MS123/TT.1) 9.2011 CSTT thăm và tặng quà cho các bé học sinh dân tộc vùng cao khó khăn của trường tiểu học Sơn Hải, Lục Ngạn, Bắc Giang

Em xin ủng hộ 200k từ tk 0711002...7732 ạ
 
235
0
16

1974

Member
Ðề: (MS123/TT.1) 9.2011 CSTT thăm và tặng quà cho các bé học sinh dân tộc vùng cao khó khăn của trường tiểu học Sơn Hải, Lục Ngạn, Bắc Giang

Ôi, thương và cảm ơn 1 già, 1 bánh tẻ + 1 trẻ nhiều nhiều
 
713
0
16

Virgo2007

Member
Ðề: (MS123/TT.1) 9.2011 CSTT thăm và tặng quà cho các bé học sinh dân tộc vùng cao khó khăn của trường tiểu học Sơn Hải, Lục Ngạn, Bắc Giang

Em đăng ký 2 suất nhá. Sao hôm đấy mấy chị không gọi xế nhà em cho đỡ vất vả?
 
3,455
2
38

mecunlinh

Active Member
Ðề: (MS123/TT.1) 9.2011 CSTT thăm và tặng quà cho các bé học sinh dân tộc vùng cao khó khăn của trường tiểu học Sơn Hải, Lục Ngạn, Bắc Giang

mecunlinh đã nhận được UH của :
- Saomai : 1,000k
- Tôm&Bông : 200k

@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-
 
439
0
0

Thảo Gấu

New Member
Ðề: (MS123/TT.1) 9.2011 CSTT thăm và tặng quà cho các bé học sinh dân tộc vùng cao khó khăn của trường tiểu học Sơn Hải, Lục Ngạn, Bắc Giang

chị Hà ơi em và anh Thắng chắc chắn đi nhé. Còn có thêm 2 anh bạn trai dập dòm đợi ngày để xem có thu xếp đi cùng được ko ạ.
 
7,828
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: (MS123/TT.1) 9.2011 CSTT thăm và tặng quà cho các bé học sinh dân tộc vùng cao khó khăn của trường tiểu học Sơn Hải, Lục Ngạn, Bắc Giang

Em đăng ký 2 suất nhá. Sao hôm đấy mấy chị không gọi xế nhà em cho đỡ vất vả?
Tại lịch của bọn chị dở hơi lắm, chả đc chọn; Xế nhà em bọn chị "để dành" đấy, thể nào cũng phải ới :x .
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top