(MS126.1/TT) 14.01.2012 - CSTT mang không khí ấm áp của ngày Tết đến với đồng bào dân tộc thôn 11, Xuân Long, Yên Bình, Yên Bái

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
10,139
24
38

ALnML

Super Moderator
Tết đã cận kề, ngoài trời lạnh thấu xương nhưng 45 hộ dân với hơn 132 con người ( 22 trẻ em) ở thôn 11 xã Xuân Long, Yên Bình, Yên Bái vẫn ko biết đến ánh sáng điện nước, vẫn lạnh và rét, ko biết hạt gạo thơm dẻo mà quanh năm chỉ sắn với sắn mà thôi,
Ngày hôm đó 3.1.2012 trong chuyến đi tiền trạm đến huyện Yên Bình Yên Bái giữa cảnh đất trời thật hùng vĩ, núi giăng núi mây giăng mây. Đẹp vô cùng nhưng cũng xót xa vô cùng khi thinh thoảng lại nhìn thấy hai bên đường một "bãi' sắn. Sắn, dân ở đó chủ yếu sống nhờ vào sắn, rẻ vô cùng , đầu vụ còn đc 1000 đ, giữa vụ chỉ còn 700 đ bán sang TQ có khi còn ít hơn. Tất cả nhà chục miệng ăn chỉ trông mong vào sắn sắn sắn và sắn .
Trước khi đến với mảnh đất này, chúng tôi được nghe kể về "rốn nghèo" của Xuân Long, nhưng thực tiếc do phải đến nhiều ở huyện điểm Yên Bình, nên vào đến đó thì thời gian quá muộn , chỉ đến đầu thôn. Muốn vào thôn chỉ có cách đi bộ, hoặc xe máy lội suối mà thôi. Khi ra về lòng vẫn tiếc nuối.
Và hôm nay Bừa đã thân chinh thay chúng tôi vào tới tận thôn. Chuyến đi của B nhiều thuận lợi, ra về B đã kể với chúng tôi những cảm xúc, những khắc khoải, những mơ ước của người dân ở đó. Bừa nói ở đó họ như ko phải con người. Nghe mà đau nhức nhối con tim.
Dù sáng nay mấy mụ già chúng tôi đã quyết làm một chuyến sau Tết vào tháng 3 sẽ đến đó, nhưng đêm nay lại thấy sôi sục ý chí, Tết này nếu ko chỉa sẻ thì chúng tôi sẽ xót xa, sẽ tiếc nuối và sẽ ko yên .

Nhà mình ơi hãy cùng nắm tay nhau quyết tâm thứ bảy 14.01.2012 tức 21.12.2011 al chúng mình chia sẻ cùng bà con cô bác thôn 11, xã Xuân Long, Yên Bình, Yên Bái nhé.


Dự kiến :
- Thời gian : 4g00 sáng ngày thứ bảy 14.01.2012
- Địa điểm tập trung : A9 lô3 khu ĐTM Định công - nhà mequoctrung (C. Tịnh 0912469988 ) Nhà mequoctrung có thể để được 20 xe máy.
- Phần quà : Chăn bông ấm, 5 kg gạo nếp, đỗ xanh, sữa đặc, bánh quy kẹo, bánh chưng, giò chả, đài chạy pin (??) + cần ủng hộ áo len, áo khoác ấm cũ cho bà con

Thời gian gấp gáp, đường đi vào thôn khó khăn lạnh rét, chúng mình hãy sớm đăng ký để thuê xe và liên hệ trên đó thuê công nông chở đồ, Thành viên nhà mình ai có sức khỏe cố gắng tham gia đợt này nhé. Xin cảm ơn và rất rất cảm ơn cả nhà mình

Trưởng BTC Hà mecunlinh 0903415455


Tài khoản ủng hộ :

0451001702829 – Ngô Thanh Hà.
Vietcombank - Chi nhánh Thành Công.


Khi gửi nhớ ghi rõ : Gửi ủng hộ chương trình Xuân Long, Yên Bình Yên Bái của CSTT và rõ ID để BTC tiện theo dõi.
Xin chân thành cảm ơn. @};-









"Rốn nghèo" của Xuân Long
Cập nhật: Thứ tư, 14/9/2011 | 8:53:35 AM

YBĐT - Xã Xuân Long, huyện Yên Bình (Yên Bái) là xã đặc biệt khó khăn, trong đó thôn 11 là cái “rốn” của sự đói nghèo và thiếu thốn. Không điện, không đường, không trường, không nước sạch…, đời sống của người dân nơi đây vô cùng khốn khó.


Đường vào trong làng bắt buộc phải qua con suối lớn này.​







Khốn khó trăm bề
Từ lời nhận xét của đồng chí Phó chủ tịch UBND xã Xuân Long -Hoàng Minh Xuân, chúng tôi đã tới thăm thôn 11 vào một buổi sáng. Con đường độc đạo dẫn vào làng là một con suối lớn, do không có đường nên đành lội bộ. Đi cùng tôi là anh Thang Văn Kiên người tình nguyện dẫn đường. Cũng vì ngăn sông cách núi nên 43 hộ dân nơi đây từ lâu đã trở thành biệt lập trong thung lũng sâu này. Nhìn hình ảnh cụ bà Nông Thị Ngọc 63 tuổi, lội bộ gánh hàng ra chợ xã với đôi chân chai sạn mà chúng tôi gặp trên đường vào khiến ai cũng phải chạnh lòng, đó cũng là hình ảnh chung của gần 200 người dân từ già đến trẻ nơi đây.
“Nhà tôi có hai đứa, đứa lớn học lớp 1, đứa nhỏ học mẫu giáo. Ngày nào cũng vậy tôi phải dậy từ 5 giờ sáng để cõng hai đứa đi học, đến 3h chiều lại đi đón chúng. Mỗi lần cả đi cả về mất hơn 3 tiếng đấy khổ lắm chú ạ. Mùa đông thì lạnh, mùa lũ nước to nên tôi cho chúng nó nghỉ học thường xuyên, làm sao mà đưa được mãi…” Bà mẹ người Dao - Đặng Thị Thanh than thở.
Được biết, chẳng riêng gì chị mà tất cả những hộ gia đình nơi đây có con nhỏ đi học đều chịu chung nỗi cực nhọc này, chính vì thế mà nhiều người đùa rằng “thôn này là thôn đặc biệt nhất vì cả mẹ lẫn con cùng đi học”. Có lẽ cũng vì giao thông đi lại khó khăn mà chuyện học sinh nơi đây bỏ học xảy ra như cơm bữa. “Ở đây khó khăn quá, không ai nghĩ đến chuyện đi học đâu. Đến nay cả thôn mới vinh dự có được một học sinh học lên đến cấp III, nhưng chưa chắc đã theo hết. Đời bố mẹ đã thất học cũng mong con cháu học cái chữ lắm, nhưng đành lực bất tòng tâm…” - Trưởng thôn Lê Quảng Bình giọng đầy tiếc nuối.
Đường đã vậy mà điện ở đây cũng không có. Với người dân nơi đây thì điện như một giấc mơ xa xỉ. “Sống dầu đèn, chết kèn trống” thôi. Tôi gần đất rồi chỉ mong sao con cái sau này được có điện, được xem cái tivi …”, cụ ông Hoàng Văn Lược nói.
Không điện thắp sáng, cuộc sống của họ cứ mãi tăm tối trong núi rừng sâu thẳm vì mù thông tin. Cuộc sống hàng ngày đã vậy, nhưng khi đau ốm việc lo chỗ khám chữa bệnh cũng thật gian nan. Ở đây bất kể ốm đau bệnh tật hay sinh đẻ người dân đều phó mặc cho ông trời và những bài thuốc nam gia truyền, thậm chí phó mặc số phận cho thầy bói, thầy cúng trong làng… Chẳng thế mà đã có biết bao cái chết oan nghiệt do không được cứu chữa kịp thời. Ở đây chẳng có ai không biết đến cái chết của bà Hoàng Thị Môn, Hoàng Thị Ái hay cái chết trẻ của cậu con trai Trưởng thôn, chỉ là bị cảm nhưng do đường quá xa khi đưa ra đến trạm y tế xã thì đã quá muộn. Cũng không còn ai nhớ nổi những lần “thừa sống thiếu chết” trên đường ra trạm y tế của người dân trong bản.
Thứ có thể coi là giàu có nhất mà người dân nơi đây có được là nước uống vì nhà nào cũng có một vòi nước tự chảy được lấy về từ các con suối. Thế nhưng, có tận mắt chứng kiến cảnh từng đàn trâu thi nhau đằm và “bậy” ngay giữa dòng nước mới thấy được nguồn nước họ đang có và được sử dụng thoải mái nhất đang tiềm ẩn nguy cơ về bệnh tật. Đó là chưa kể đến việc cả bản không có nổi một nhà vệ sinh mà thay vào đó là việc đi vệ sinh bừa bãi vào các bụi rậm gần suối hay chính dòng nước mà họ đang dùng.
Nhà nông có câu “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, thế nhưng nhiều hộ gia đình trong bản 11 này vẫn chưa có nổi một con nghé con để mà cày cấy như bao gia đình làm nông nghiệp khác. Không trâu, không bò, người làm nông nghiệp ở đây như mất đi đôi tay, nghèo đói cứ nối tiếp đói nghèo.


Trưởng thôn Lê Quảng Bình ngao ngán cầm cuốn sổ kê tên hộ nghèo.



Gỗ rừng bị khai thác bừa bãi để bán lấy tiền đong gạo.​






Đi tìm lời giải
“Cả thôn có 43 hộ thì có tới 27 hộ nghèo, còn lại là không nghèo nhưng xét cho cùng cũng như nhau, vì thật khó có thể so sánh sự chênh lệch ở đây khi mà người dân cùng chung cảnh khốn khó” - Phó chủ tịch xã - Hoàng Minh Xuân phân trần. Cả thôn chỉ có hơn hai mẫu ruộng một vụ, năm được, năm không chia ra mỗi hộ không nổi một sào. Nhà nào làm may mắn lắm thì mỗi năm cũng chỉ thu về tạ thóc từng đó chỉ đủ cho một người ăn dè trong vòng hơn tháng. Không có cái ăn nên nhà nhà thi nhau vào rừng chặt gỗ đem bán. Ngay trên con đường dẫn vào làng chúng tôi đã chứng kiến hàng chục đống gỗ to nhỏ đủ loại được người dân kéo ra từ trong rừng chuẩn bị đem bán để đổi lấy gạo.
Về một số giải pháp thoát nghèo, theo ông Xuân, trước đây đã có dự án xây dựng công trình nước sạch nằm trong nguồn hỗ trợ của Chương trình 135 nhưng do người dân sống không tập trung và địa hình quá phức tạp nên dự án này đã không thành. Hiện nay, xã đang triển khai dự án mở đường vào thôn với nguồn vốn 135, nhưng cũng khó có thể hoàn thành bởi tuyến đường quá dài và địa hình đồi núi rất phức tạp. Trao đổi với ông Xuân về các dự án khác như điện, trường học, thì ông lắc đầu bởi chưa có dự án nào đủ kinh phí để có thể đầu tư vào.
Chia tay xóm nghèo cùng với bao ước vọng, làm sao để có đường, có điện, và trường học, làm sao để thoát nghèo thật sự đang là một bài toán rất cần lời giải của các cấp, các ngành chức năng huyện Yên Bình.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
563
0
0

Tâm Tuệ

New Member
Trả lời: (MS127/1) 14.01.2012 CSTT mang không khí ấm áp của ngày Tết đến với đồng bào dân tộc thôn 11i Xuân Long, Yên Bình, Yên Bái

BTC ơi, tối thứ 7 đã về đến HN chưa ạ? Nếu kịp thì cho em đăng ký với ạ. Em cảm ơn ạ!
 
10,139
24
38

ALnML

Super Moderator
Ðề: Trả lời: (MS127/1) 14.01.2012 CSTT mang không khí ấm áp của ngày Tết đến với đồng bào dân tộc thôn 11i Xuân Long, Yên Bình, Yên Bái

BTC ơi, tối thứ 7 đã về đến HN chưa ạ? Nếu kịp thì cho em đăng ký với ạ. Em cảm ơn ạ!
Về rồi em ơi
Danh sách đăng ký đi
1. LG
2. mecunlinh
3. T&G
4. OMM
5. Tyruoi
6. Bừa
7. Hanhsonlinh
8. Tâm tuệ
9.​
 
18
0
0

CHÁO BỘT No1

New Member
Trả lời: (MS127/1) 14.01.2012 CSTT mang không khí ấm áp của ngày Tết đến với đồng bào dân tộc thôn 11i Xuân Long, Yên Bình, Yên Bái

Không có lí do j mà em ko đi được :) cho em đăng kí đi lun ạ :xYêu áo chuối nhà mình quá cơ :x
 
741
0
16
Ðề: (MS127/1) 14.01.2012 CSTT mang không khí ấm áp của ngày Tết đến với đồng bào dân tộc thôn 11i Xuân Long, Yên Bình, Yên Bái

1. LG
2. mecunlinh
3. T&G
4. OMM
5. Tyruoi
6. Bừa
7. Hanhsonlinh
8. Tâm tuệ
9. Temporal_life
 
741
0
16
Ðề: Trả lời: (MS127/1) 14.01.2012 CSTT mang không khí ấm áp của ngày Tết đến với đồng bào dân tộc thôn 11i Xuân Long, Yên Bình, Yên Bái

Để em đi kêu gọi mọi người quyên góp áo ấm nhé!
 
2,398
0
36

Mexecuazin

Active Member
Ðề: (MS127/1) 14.01.2012 CSTT mang không khí ấm áp của ngày Tết đến với đồng bào dân tộc thôn 11i Xuân Long, Yên Bình, Yên Bái

Vợ chồng em xin 1 ghế dự bị
 
3,455
2
38

mecunlinh

Active Member
Ðề: (MS127/1) 14.01.2012 CSTT mang không khí ấm áp của ngày Tết đến với đồng bào dân tộc thôn 11i Xuân Long, Yên Bình, Yên Bái

Đã đặt xong 47 chăn bông, 47 suất mỗi suất gồm 5kg gạo nếp + 3 lạng đỗ xanh, 5kg gạo tẻ, 2 cái bánh chưng, 1 cây giò lụa 0.5kg. Chốc nữa mua thêm mỗi hộ gói bánh , gói kẹo nữa là bà con có cái Tết sớm ấm áp rồi nhỉ.
 
741
0
16
Ðề: (MS127/1) 14.01.2012 CSTT mang không khí ấm áp của ngày Tết đến với đồng bào dân tộc thôn 11i Xuân Long, Yên Bình, Yên Bái

1. LG
2. mecunlinh
3. T&G
4. OMM
5. Tyruoi
6. Bừa
7. Hanhsonlinh
8. Tâm tuệ
9. Temporal_life
10. Bạn Temp
 
1,416
0
36

MomMi

Active Member
Ðề: (MS127/1) 14.01.2012 CSTT mang không khí ấm áp của ngày Tết đến với đồng bào dân tộc thôn 11i Xuân Long, Yên Bình, Yên Bái

ôi , các bác toàn làm khó em thế này. em lại hụt chuyến nữa rồi. thế có quyên góp áo ấm không ạ để em nhắn tin về nhà để quyên ạ.
 
10,139
24
38

ALnML

Super Moderator
Ðề: (MS127/1) 14.01.2012 CSTT mang không khí ấm áp của ngày Tết đến với đồng bào dân tộc thôn 11i Xuân Long, Yên Bình, Yên Bái

Quà cho bà con
Vì thời gian sát Tết hàng hóa lên giá vù vù, nên hôm nay chúng mình đã chốt hàng luôn rồi ạ

Đã đặt xong
47 chăn bông
47 suất : mỗi suất gồm 5kg gạo nếp + 3 lạng đỗ xanh + 5kg gạo tẻ + 2 cái bánh chưng + 1 cây giò lụa 0.5kg + 1 gói bánh + 1 gói kẹo
Như vậy bà con có cái Tết sớm ấm áp rồi nhỉ.
Danh sách ủng hộ:

1.
tuntun_tintin nói:
chi oi em vua ck 500k ung ho dong bao, cho em chung tay voi cac chi giup dong bao don Tet chi nhe
em Hue


Danh sách thành viên tham gia chuyến đi

1. LG
2. mecunlinh
3. T&G
4. OMM
5. Tyruoi
6. Bừa
7. Hanhsonlinh
8. Tâm tuệ
9. Temporal_life
10. Bạn Temp
11. Cháo Bột No1
12. Giun đất
13.
 
0
0
0
B

Bừa

Guest
Ðề: (MS127.1/TT) 14.01.2012 - CSTT mang không khí ấm áp của ngày Tết đến với đồng bào dân tộc thôn 11 Xuân Long, Yên Bình, Yên Bái

HÌNH ẢNH CHUYẾN ĐI THỊ SÁT THÔN 11 XÃ XUÂN LONG HUYỆN YÊN BÌNH TỈNH YÊN BÁI

---------------------​




Trường tiểu học Yên Thành và thôn 11 xã Xuân Long, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là 2 điểm mà chúng tôi đã lên kế hoạch và thị sát trong tuần vừa rồi.
Mặc dù đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, xuất phát từ Hà Nội lúc 3 giờ sáng nhưng vì chưa nắm rõ địa hình, phần vì lạc đường, phần vì trời mưa, đoạn đường vào thôn 11 quá xấu nên đoàn chúng tôi đã chấp nhận quay về.







Đây là điểm đầu lối rẽ vào thôn 11 của xã Xuân Long, điểm lầy lội này tuy không khó lắm, nhưng hôm đó chúng tôi không dám liều mình băng qua vì nhỡ xơ xảy xe tuột xuống mương thì không có xe nào vào đây kéo ra cho được.
Đúng là chưa có chuyến đi thị sát nào khiến tôi băn khoăn như lần thị sát này. 3 chúng tôi (LG, T&G và tôi) đã đến được Yên Bình đã thăm và làm việc được với trường tiểu học Yên Thành 1 nhưng thôn 11 của xã Xuân Long điểm mà chúng tôi nung nấu nhất thì lại không thể...
Trên đường về, trên xe, trên điện thoại chúng tôi cứ bàn luận mãi mà vẫn chưa thể thống nhất địa điểm mà CSTT sẽ đến tặng quà, bởi cái hình ảnh thôn 11 của Xuân Long không điện không nước vẫn cứ mập mờ trong đầu chúng tôi.





Và hôm nay tôi đã quyết định 1 mình quay trở lại với Yên Bình để nhất quyết phải đến được thôn 11 của xã Xuân Long.
3h05 sáng (lệch 5 phút so với chuyến đi thị sát trước cho thêm phần may mắn) tôi khoác chiếc balô, bên trong là máy ảnh, máy tính USB 3G, chân máy ảnh, đèn pin và 1 chiếc chăn chiên nhỏ (Dự phòng nếu có phải ngủ lại tại thôn)
Trời không mưa nên con đường QL 32 hôm nay sáng sủa hơn và thoáng đãng hơn.



Không xôi, không chả, không thịt gà, không cà phê. Nhưng tôi rất tin vào cái bụng dễ bảo của tôi, người ta ăn được cái gì tôi sẽ ăn được cái đó. Qua thị trấn Phùng bắt gặp ngay quán bánh mỳ nóng tại lò thế là tôi làm ngay chục cái nhẩm tính chỉ cần thế này và sáng sẽ mua vài hộp sữa nữa thôi là quá OK rồi.



Rất may trước lúc đi tôi đã kịp vơ vội được mấy đĩa DVD hài Tết. Thế là trong cái bối cảnh đường khuya vắng vẻ vừa lái xe vừa nhai bánh mỳ vừa nghe hài Tết thấy cũng thú vị ra… phết.




Chẳng mấy chốc tôi đã đến được thị xã Phú Thọ, càng lên dần phía vũng cao dân cư càng thưa thớt, thiếu ánh đèn của dân bên đường khiến trời như càng thêm tối hơn. Lúc này tự nhiên cũng thấy nhớ 2 bà bạn già LG và T&G, cái không gian này mà có 2 bà ý thì cơ man là chuyện phòng the chăn gối.







6h tôi đã đến được đất Yên Bái và chỉ còn cách Thác Bà 7km. Đi 1 mình đỡ được cái khoản dừng lại hát hò nên lần này có vẻ đi được nhanh hơn.



6h30: Đến cầu Thác Ông bắt đầu rẽ vào con đường trục chính của huyện Yên Thành.



Phần lớn nhà dân sống bám theo con đường chính này, bên hữu là những sườn núi bạt ngàn sắn, bên tả là diện tích mặt hồ Thác bà.
Là 1 trong 3 hồ lớn nhất Việt Nam nhưng người dân ở đây lại không khai thác được nhiều nguồn lời từ thủy hải sản, mà phần lớn vẫn trông chờ vào những cây sắn, loại cây trồng chủ lực nhưng lại phụ thuộc rất nhiều vào thương lái Trung Quốc. Theo lời người dân ở đây thì Trugn Quốc mà nhả ra thì chỉ có nước cho lợn ăn dần, chứ bán trong nước thì rẻ lắm, hiện giờ đang là 700đ/1kg.






Càng đi vào sâu tôi càng thấy phong cảnh hung vĩ hoang sơ. Không thấy điểm du lịch, không thấy quán ăn nhà hàng, nhà nghỉ, chỉ sắn và sắn mà thôi. Hình như người ta không màng đến chuyện làm du lịch.

Đường qua xã Yên Thành….










Đường qua xã Xuân La..







Đường qua xã Mỹ Gia….






Và phía trước kia là thị trấn Cẩm Nhân.









Khung cảnh mây trời, đồi núi, sông nước ở Cẩm Nhân rất đẹp, đứng bất kỳ ở vị trí nào nhìn ra hồ Thác Bà cũng thấy đẹp như bức tranh thủy mặc.



Cũng vì cảnh đẹp quá mà trong chuyến đi thị sát trước vì quá ham hố với những bức ảnh mà 3 già chúng tôi đã liều mình đi vào con đường ….chắc không có lần thứ 2 được đi lại.







Đây là cung đường chạy song song với con đường men theo hồ phía dưới. Có lẽ nếu ai đến Thác Bà mà chưa được đi con đường này thì có thể coi như chưa được đến Thác Bà.



Từ trên cao nhìn xuống thị trấn Cẩm Nhân tôi không thể tin rằng chỉ còn khoảng 20km nữa thôi là tôi sẽ đến Xuân Long, sẽ đến thôn 11 mà ở đó người dân không có điện không có nước thiếu thốn đủ thứ trên đời.

(còn tiếp...)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
0
0
0
B

Bừa

Guest
Ðề: (MS127.1/TT) 14.01.2012 - CSTT mang không khí ấm áp của ngày Tết đến với đồng bào dân tộc thôn 11 Xuân Long, Yên Bình, Yên Bái

(Tiếp Ps..)

8h30 Tôi đã đến được Xuân Long, do phải dừng lại chữa hộ 1 cái xe cho 1 bác tài xế nên mãi 9h30 tôi mới tới được đầu thôn 11.
UBND xã Xuân Long nằm ngay trên lối rẽ vào thôn 11. Thấy có nhiều xe máy trước sân tôi hỏi anh cán bộ kiểm lâm thì được biết hôm nay UBND xã Xuân Long đang có cuộc họp các thôn bản, bàn về quản lý và bảo vệ rừng và bác trưởng thôn 11 hình như cũng có họp ở đây.
Tôi mừng như vớ được vàng, bởi thông tin về thôn 11 của tôi lúc này chỉ là số 0.




Vào UBND xã làm việc, vừa nói về thôn 11, kể về thông tin mà tôi đã đọc được trên báo điện tử Yên Bái thì anh Hứa Ngọc Thách - Trưởng CA xã Xuân Long đã bảo.
- Vừa rồi chúng tôi khốn khổ vì bài báo đó đấy, bài viết của anh Tiến Minh thì đúng nhưng mấy cái ảnh ghi chú thích thì không đúng, nói bà con phá rừng khai thác gỗ là hoàn không có thật. Làm bên công an bên kiểm lâm họ về điều tra. Đến khổ…
Vậy anh hết sức thong cảm, cho chúng tôi xin thông tin cá nhân và những giấy tờ cần thiết khi tác nghiệp. Anh Thách nói.



Thủ tục xong xuôi tôi được bác Thang Quang Tinh – bí thư xã mời sang phòng uống nước. Khi được tôi giới thiệu về CSTT chấm org (Hình như bác đã vào mạng kiểm tra) bác đã rất vui và rất cảm kích khi biết tôi đã phải quay lại đây lần thứ 2 để thị sát. Bác cho tôi số điện thoại và còn dặn thêm.
- Hôm nào vào tặng quà thì điện cho tôi trước nhé. Tôi vừa gọi điện cho bác Quốc trưởng thôn rồi đấy (bác ấy vừa họp ở đây về) và bác Hoàng Văn Beng công an viên của xã sẽ đi cùng anh dẫn đường vào thôn 11.
- Dạ, vầng, rất cảm ơn sự chu đáo của bác.



Biết có “nhà báo” vào thôn, bác Quốc đã đứng đợi tôi ở ngã 3 chợ trên tay xách túi cá. Vui quá, bác gửi lại chiếc xe đạp ở chợ và lên xe cùng tôi và bác Beng vào thôn 11.




Đây là điểm mà trong chuyến đi lần trước chúng tôi đã không qua được phải quay về, nhưng cạnh đó có 1 con dốc đi lên núi.




Bác Beng chỉ cho tôi và ý muốn hỏi …. liệu chú có lái được không.??

Thế là theo tay của bác Beng chỉ tôi đã phi lên con dốc , quanh co lộn lên luộn xuống, qua mấy vườn sắn mới chui ra được chỗ này. Cảm giác được luồn lách, chui rào cũng thật thú vị.





Nhưng trước mắt tôi là cả 1 chặng đường ghập ghềnh với 2 vệt bánh sâu hoắm của những chiếc xe công nông chở sắn tạo nên.



Phần đường còn lại có thể đi được nhưng lại gồ kiểu sống trâu, vừa hẹp lại vừa trơn, chỉ cần chệch 1 cái là…xuống ao tắm ngay.






Đây có lẽ là đoạn đường rộng và dễ đi nhất trong thôn 11 này, nhưng nó chỉ dài được chừng 500m.



Đây là con suối đầu tiên. Đối với công nông, hoặc otô tải như thế này thì không vấn đề gì, nhưng với xe con thì quả thực cũng thấy hơi run. Vô phúc gặp phải đoạn suối sâu, nước ục vào máy thì coi như xong…đời. Cho nên tôi cứ phải “cẩn tắc vô áy náy”, đoạn nào cũng phải lội xuống kiểm tra độ sâu, thấy thực sự an toàn mới dám lái qua.



3 chú cháu lúc bì bõm lội suối, lúc lắc lư trên đường. Bác Hoàng Văn Quốc cười khà khà bảo “Đây là lần đầu tiên thôn 11 có xe ôtô con vào đấy, và tôi cũng lần đầu tiên được đi xe ôtô.




Ngôi nhà đầu tiên bác chỉ cho tôi là ngôi nhà của hộ thứ 45, hôm nay họ về nhà mới đấy. Tôi bảo bác “cháu muốn lên trên đó thăm và mừng nhà mới với họ được không bác ?” Được. Nhưng đường vào nhà đó phải lên từ tít đầu con suối kia.

Thế là 3 chúng tôi lại tiếp tục hành trình. Đây là con suối có tên theo tiếng dân tộc (tôi nghe mà quên mất). Toàn bộ người dân thôn 11 sống dọc theo con suối này nhưng nắm rất rải rác không tập trung.



Đường đi ở đây là men theo suối nên lúc đường ở bên trái, lúc ở bên phải, chỉ có 1 con suối thôi mà mới đi được 1 đoạn đã thành lội qua lội lại tới cả chục lần.



“Như vầy nên mỗi lần có mưa, nước suối lên cao là nhà nào ở nhà nấy, các em học sinh phải nghỉ học hết.” bác Quốc nói.



Ngôi nhà đầu tiên chúng tôi đặt chân đến là nhà chị Lý Thị Mây. Tôi đến khi chị đang đóng những bao tải sắn ở sân. Hỏi chị tôi được biết sắn này chị dỡ cả 1 tuần nay rồi, đang đợi khô để bán cho nhà máy Trung Quốc, gánh ra tận ngoài đường to mới bán được 700đ 1 cân. Khổ lắm….




Thấy tôi giới thiệu là đại diện đoàn từ thiện vào thăm, chị vội vàng mời tôi vào nhà nhưng trong nhà chẳng có gì ngoài mấy bao tải sắn cái giường tre và quần áo. Nhà và bếp chung luôn 1 gian.



Ngoài sân là chuồng lợn, chỗ tắm và vệ sinh chung nhau như thế này đây. Đứng trước cảnh này tôi hỏi bác Quốc về tình hình bệnh tật người già và trẻ nhỏ ở đây như thế nào. Bác kể.



- Các cháu bé ở đây ít lắm cả thôn có 45 hộ, 132 người thì chỉ có 22 em nhỏ. Ai sống trong này cũng khổ, Trẻ em ít được đi học, người già thì nằm nhà không đủ sức để làm ruộng giúp đỡ, người trẻ thì phải gánh vác hết việc chính.




Đi xe thêm được 1 đoạn nhưng cuối cùng tôi bàn với bác là thôi, cứ quẳng xe ở đây mấy chú cháu mình lội suối thì mới thăm được nhiều nhà.

Tiếp tục bác dẫn tôi tới nhà anh Hoàng Văn Da, ngôi nhà sàn nằm hút sâu trong hẻm núi. Vào nhà không thấy có ai. Vẫn là những chiếc chuồng lợn quay tròn kiểu giống nhà chị Mây, bên trên là sàn nhà làm bằng tre nứa, xung quanh tuềnh toàng không gì đáng giá cả.












Tôi vừa quay trở ra tới ngõ thì gặp anh Da về. Anh đi cùng với 1 lái sắn người Tung Của, anh vừa bán cho họ được hơn 5 tạ sắn. Tôi cùng anh Da nhẩm tính 5 tạ sắn x 700đ, như vậy thì bao lâu anh sẽ mua được xe máy??
Nếu cứ sắn thế này mà để có chiếc xe máy trị giá 10tr đồng thì phải có 15 tấn sắn, 1 bài toán thật khó cho anh Da, thật khó cho bà con thôn 11.



Còn mấy quyển lịch sót trên xe, tôi lấy xuống tặng anh. Trao cho anh và nhìn anh vui sướng nhận quyển lịch từ tay tôi. Tôi thầm nghĩ “hơn 100 quyển lịch tặng Tết, có lẽ đây là người duy nhất mình cảm nhận thấy họ vui sướng thật sự, chả bù cho mấy bác thành phố không có chỗ treo..”

Chia tay anh Da và bắt tay người bạn Tung Của tôi nói đùa vài câu và nhờ anh Da dịch hộ.

“Tao là đại gia sắn ở HN, hôm nay về tìm chỗ để thu mua, giá là 1500đ/cân”
Nó cười lè lưỡi và hỏi lại tôi mua về làm gì??
“Làm bột bán cho hội bánh của CSTT….”
Nhìn tôi vừa nói vừa cười chắc anh bạn Tung Của cũng biết tôi nói đùa. Trêu họ là vậy nhưng cũng phải cảm ơn họ bởi trong bối cảnh bài toán nuôi con gì trồng cây gì còn chưa có lời giải đáp. Thì có cây sắn và có họ lúc này cũng là điều tốt rồi….




Tiếp tục hành trình lội qua 2 lần suối, qua 1 khe núi chúng tôi đến nhà anh (Chị) Hoàng Văn Nhạt, nhưng anh chị cũng đi vắng, nhìn ngôi nhà từ xa trông nó rẹo rọ chẳng khác gì đống rơm mục.















Chỉ tay xuống đường cách đó không xa, bác Quốc bảo.
- Giờ này mọi người đi gánh sắn hết rồi, phải đến mấy nhà người già thì họ mới có.






(Còn tiếp...)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
0
0
0
B

Bừa

Guest
Ðề: (MS127.1/TT) 14.01.2012 - CSTT mang không khí ấm áp của ngày Tết đến với đồng bào dân tộc thôn 11 Xuân Long, Yên Bình, Yên Bái

(tiếp Ps...)

Thế là tôi lại theo chân 2 bác.



Bác dẫn tôi đến nhà bà Hoàng Thị Dũng. Ngôi nhà lụp xụp nằm giữa lưng chừng đồi keo. Chúng tôi đến khi bà đang lúi húi dưới bếp đốt vỏ cây để sưởi. Thấy bác Quốc dẫn người lạ đến bà vội vàng mời tôi vào nhà uống nước.



Tôi nói sơ qua công việc và xin chụp bà 1 kiểu ảnh. Ngôi nhà của ông bà rất sạch sẽ và thoáng, nhưng cuộc sống của bà thì khổ quá. Gia sản bà chẳng có gì ngoài cái giường phên tre, cái chăn cũ và vài cái quần áo rách.






- Bà năm nay 70 tuổi rồi, ông cũng bằng thế, nhưng vẫn khỏe hơn tôi nên ông ấy vẫn làm ruộng và đi gánh sắn thuê, 1 gánh từ trên núi xuống họ trả 20 nghìn. Tôi có 2 đứa con nhưng chúng nó mất nết, không nhờ cậy được gì, chúng nó ở ngoài đường to cả.







Nói đến đây thì bà khóc, rót xong chén nước bà ngồi trầm ngâm mắt ngân ngấn nước. Thấy vậy tôi đã động viên và nói với bà rằng “Sắp tới có thể chúng cháu sẽ vào đây tặng quà, chúng cháu sẽ tặng bà chăn ấm, áo ấm và còn có cả chương trình văn nghệ nữa bà có thích không??



Nói đến đây tôi thấy bà vui hẳn lên, bà bảo.

Trước đây tôi hát hay lắm, tôi hát được cả chèo, cả cải lương…. Gì tôi cũng hát được. Các anh các chị về đây tôi sẽ xung phong hát tặng các anh các chị ngay, không ngại.






Chia tay bà Dũng chúng tôi tiếp tục đi sâu hơn nữa vào trong bản, nhưng vì đường khó đi quá, nên chúng tôi quay trở ra vào chơi nhà bác Quốc trưởng thôn.









So với tất cả những hộ mà tôi đã tới, thì nhà bác Quốc trưởng thôn là trông khang trang nhất, ngồi nhà cũng chủ yếu làm bằng tre nứa, nhưng trông chắc chắn hơn, sạch sẽ và gọn gang hơn và duy nhất nhà bác là tôi thấy có đường nước được dẫn từ suối ngầm vào.







Pha ấm nước, trong lúc đợi chè ngấm, bác lôi cái đài ra rồi buộc cái ăng ten lên cột. Bác bảo.





Ở đây nghe đài thấy sướng lắm quanh đây có mỗi tôi hay nghe, tối thì ăn cơm bằng cái đèn này, hết điện lại đi sạc. các hộ khác họ không mua vì họ ngại đi ra ngoài kia sạc pin nên chủ yếu vẫn là đèn dầu và đốt củi.




Đúng vậy, để có cái đài cái ti vi không khó, nhưng để hàng ngày phải đạp xe qua mấy suối mấy lần dốc để sạc pin thì đúng là khó thật. Điện… đang là nỗi khát khao của bà con nhân dân thôn 11.
Bác kể. “Hồi đầu năm cũng có 1 anh trông như chú đến đây bảo về làm đường điện, rồi ăn cơm ở đây nữa, xong rồi cũng chẳng thấy đâu….”
Thấy bác nói vậy tiện thể tôi cũng hỏi luôn.
- Tại sao ở đây không có điện, đường sá thì khó đi mà người dân như bác vẫn vào đây sống ạ??
- Vì mỗi hộ vào đây dựng nhà ở thì sẽ được địa phương ủng hộ 20tr. Mình nghèo, gia đình khó khăn thì phải vào thôi.
Hai mươi triệu, số tiền kể ra cũng lớn, nhưng vì 20tr mà đẩy 1 hộ gia đình vào sống ở 1 nơi thiếu thốn như thôn 11 này, để người già bệnh tật, trẻ em thiếu học thì đúng là điều đáng phải suy nghĩ…


Ngoài trời bắt đầu lắc rắc mưa. Lúc này chúng tôi mới bắt đầu quây quần bên mâm cơm chiều trong tranh tối tranh sáng. Mấy hộ dân gần nhà cũng sang chơi, không khí thật ấm cúng, nhưng sao tôi thấy thiếu quá thấy thương quá người dân thôn 11. Nhưng điều đơn giản nhất của cuộc sống mà họ cũng thiếu...







Hy vọng đang có 1 dự án khả thi “công trình đường điện 220V – Thôn 11 xã Xuân Long, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái" đang được phê duyệt. Hy vọng vào 1 năm mới 1 tầm nhìn mới về tương lai của người dân thôn 11, tương lai của cây sắn trên mảnh đất…Yên Bình.

[video=youtube;mDbtimVo2jQ]http://www.youtube.com/watch?v=mDbtimVo2jQ[/video]


Các cá nhân tập thể có nhu cầu ủng hộ thôn 11 xã Xuân Long. Xin liên lạc theo số ĐT:

- Ông: Thang Quang Tinh - Bí thư xã Xuân Long - ĐT: 0972086615
- Ông: Hoàng Văn Beng - Công an viên phụ trách thôn 11 - Số ĐT: 01678370705
- Ông Hoàng Văn Quốc - Trưởng thôn 11 - Số ĐT: 01678230575 (Lưu ý số này hay mất sóng, vì thôn 11 ở sâu trong núi)

Trân trọng cảm ơn.!!!


- HẾT-​
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
713
0
16

Virgo2007

Member
Ðề: (MS127.1/TT) 14.01.2012 - CSTT mang không khí ấm áp của ngày Tết đến với đồng bào dân tộc thôn 11 Xuân Long, Yên Bình, Yên Bái

Ôi, mấy bà già chơi ác thế. Em tưởng chốt chuyến đi cuối cùng rồi nên sắp xếp lịch khác vào rồi, giờ lại đi thì làm sao mà em hoãn được, lại đành ngậm ngùi ở nhà nhìn rồi. Đến cuối năm rồi lại còn bị bỏ sót mất chuyến cuối cùng :(:)(:)((
 
46
0
0

Mẹ Tốn

New Member
Ðề: (MS127.1/TT) 14.01.2012 - CSTT mang không khí ấm áp của ngày Tết đến với đồng bào dân tộc thôn 11 Xuân Long, Yên Bình, Yên Bái

Cho minh dang ky 1 suat nhe!

Cuoi nam lai vo duoc mon nay vui qua :)

Cam on tin va bai cua BUA. Cam dong!!!
 
3,455
2
38

mecunlinh

Active Member
Ðề: (MS127/1) 14.01.2012 CSTT mang không khí ấm áp của ngày Tết đến với đồng bào dân tộc thôn 11i Xuân Long, Yên Bình, Yên Bái

Đã nhận được ủng hộ của :
- tuntun_tintin : 500k
- IBVCB.0801120297387001.Ung ho chuyen di Yen Bai : 500k ( của ai đây ạ ? )
 
66
0
0

Cunbonghe

New Member
Ðề: (MS127.1/TT) 14.01.2012 - CSTT mang không khí ấm áp của ngày Tết đến với đồng bào dân tộc thôn 11 Xuân Long, Yên Bình, Yên Bái

Mình gửi ủng hộ 1tr quà tết cho bà con, lát tôi chuyển tiền vào TK Hà nhé.
 
590
0
0

dieuhuong

New Member
Trả lời: (MS127.1/TT) 14.01.2012 - CSTT mang không khí ấm áp của ngày Tết đến với đồng bào dân tộc thôn 11 Xuân Long, Yên Bình, Yên Bái

Cho chị già đăng ký một ghế nhé, ko đọc thì thôi đọc xong lại thấy hừng hực tinh thần, thôi thì có sức dùng sức, chừng nào ko còn sức thì ta ủng hộ cái khác nhỉ.
 
1,014
0
0

Em bé ngoan

New Member
Ðề: (MS127.1/TT) 14.01.2012 - CSTT mang không khí ấm áp của ngày Tết đến với đồng bào dân tộc thôn 11 Xuân Long, Yên Bình, Yên Bái

Cảm động quá! Anh Bừa chịu khó ghê :)
Hôm đó 2 bọn em đều rất muốn đồng hành của nhà mình, nhưng có việc từ trước đã nhận lời rồi nên không đi cùng nhà mình được. 2 đứa ngồi tiếc ngẩn ngơ ...
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top