- 78
- 0
- 0
XiaoSinAFC
New Member
Tan trường, khi các bạn cùng trang lứa trở về bên mái ấm gia đình thì cậu bé Nguyễn Văn Thỏa lại vội vã bắt xe khách 50km vào TP Đồng Hới mưu sinh bằng nghề đánh giày.
Mấy ai biết được rằng, đằng sau dáng người gầy còm của em là biết bao trăn trở về gánh nặng cuộc đời và những chật vật cơm áo gạo tiền mà em chưa đáng phải đèo bòng. Suốt năm năm qua, một mình em vừa đến trường, vừa phải vất vả mưu sinh để kiếm tiền nuôi người mẹ bị bệnh bại liệt.
Gánh vác gia đình sớm đè nặng lên vai
Mẹ em là bà Nguyễn Thị Mãnh mắc phải căn bệnh co rút thần kinh quái ác từ nhỏ. Bệnh càng trở nặng khi bà sinh ra em. Đôi chân co quắp, teo tóp rồi cứ thế tê liệt dần. Hai năm trở lại đây, bà vĩnh viễn không thể đi đứng trên đôi chân của mình. Những ngày hiếm hoi bớt đau nhức, bà gắng gượng trở dậy làm nghề đan lát để kiếm ít tiền phụ con học hành.
Những khi bà đau ốm, mọi vất vả lại đè nặng lên đứa con trai vừa bước vào tuổi 12. Cậu bé Nguyễn Văn Thỏa nghiễm nhiên trở thành trụ cột chính trong gia đình không có bóng dáng người cha, còn người mẹ thì quanh năm bệnh tật.
Trong ký ức tuổi thơ của em vẫn lấp đầy hình ảnh của những ngày mẹ bồng em đi khắp các ngả đường, khắp các phố chợ để xin ăn. Lớn lên chút nữa, khi những bước chân của mẹ càng trở nên khó nhọc vì bệnh tật, em lại dắt tay mẹ đi. Hai mẹ con cứ thế dắt díu nhau và nương tựa vào nhau để sống qua ngày.
Lên 13 tuổi, khi cuộc sống của hai mẹ con là đằng đẵng những chuỗi ngày vào rồi ra viện, gánh nặng cơm áo chỉ còn một mình em gánh vác. Ngày bé, hành trình mưu sinh của hai mẹ con gắn liền với những con đường, góc chợ thì giờ đây, em cũng phải lang thang khắp các ngả phố để hành nghề đánh giày. Những đồng tiền em chật vật kiếm được từ những buổi đi đánh giày lại là nguồn thu chủ yếu của gia đình lắm nghèo khó và bất hạnh.
Hàng ngày, một buổi em đến trường, còn một buổi em vẫn đều đặn đi đánh giày kiếm tiền giúp mẹ. Những ngày nghỉ học, bất kể trời mưa to hay gió rét, sáng, em trở dậy nấu vội cho mẹ nồi cơm rồi bắt chuyến xe khách vào TP Đồng Hới đánh giày. 7h tối, em lại vội vã trở về nhà, nấu cơm giúp mẹ. Bữa ăn tối của hai mẹ con bao giờ cũng bắt đầu từ 9h tối.
Hàng ngày, một buổi cậu bé Nguyễn Văn Thỏa đến trường, còn một buổi em vẫn đều đặn đi đánh giày kiếm tiền về nuôi mẹ bạo bệnh
Vào những ngày tháng nghỉ hè, khách đánh giày đông hơn, em phải gửi mẹ lại cho hàng xóm chăm sóc rồi đi đến hai, ba ngày mới về đến nhà. Những đêm ở lại TP Đồng Hới, em và một nhóm bạn phải xin ngủ nhờ ở một mái hiên của một cửa hàng tạp hóa trên đường Lý Thường Kiệt.
Khi đêm về, đường phố là nhà và những kệ đựng hàng hóa của chủ nhà trở thành giường ngủ cho những đứa trẻ ngả lưng. Suốt đêm, trong những manh áo mỏng, những đứa trẻ đánh giày cứ thế ôm nhau ngủ. Sáng mai ra, Thỏa và bạn bè em lại bắt đầu cuộc hành trình mưu sinh lắm vất vả và không hiếm những rủi ro.
Chỉ vào những vết sẹo dài chưa lành lặn khắp thân thể, Thỏa bảo với chúng tôi: “Lần trước em đi nhờ xe khách vô Đồng Hới, không may xe tông phải một chiếc xe khác ngược chiều, em bị trầy xước hết, nhưng như vậy là may lắm rồi, có người còn bị nặng hơn nữa cơ. Còn có hôm, nếu chẳng may gặp phải tụi côn đồ, thì tất cả tiền bạc kiếm được coi như mất hết”.
Mỗi buổi em cần mẫn đánh giày cho khách, nếu nhiều nhất cũng kiếm được chừng 40 ngàn đồng. Số tiền đó em mua thức ăn trong ngày, còn lại bao nhiêu em dành dụm cho những lần đưa mẹ vào bệnh viện. Hai năm nay, bệnh mẹ trở nặng, mỗi tháng nhập viện ít nhất cũng hai, ba lần. Những đồng tiền ít ỏi em kiếm được, cộng với một ít tiền bán sản phẩm từ nghề đan lát của mẹ vẫn không đủ trang trải cho những lần mẹ nhập viện chữa bệnh.
“Con chỉ mong mẹ đừng ốm đau thêm nữa”
Chứng kiến cơ cảnh nghèo hàn của hai mẹ con em ngay từ lúc em mới sinh ra, những người hàng xóm cảm động trước tình thương cậu bé 14 tuổi Nguyễn Văn Thỏa dành cho mẹ. Cảm động nhất là trong những đêm khuya, mẹ lên cơn đau nhức, Thỏa lại trở dậy, rồi thức trắng để xoa bóp cho mẹ. Sáng mai ra em vẫn đều đặn đến trường, chiều lại tất tả bắt chuyến xe khách vào Đồng Hới đánh giày.
“May mắn là thằng cu Thỏa không hư hỏng, mà biết thương mẹ, chừ mọi việc nhà, chị Mãnh chỉ biết nhờ vào hắn thôi”, bà Hoàng Thị Đờng, hàng xóm của gia đình em chia sẻ.
Trò chuyện với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Mãnh nghẹn ngào:“Ngày trước, cứ nghĩ có con thì sau này mình đỡ vất vả, nhưng giờ, nhìn con cái vì mình mà cực khổ vậy thì lại tự trách mình”. Thương cho số phận lắm bất hạnh của mình và thương cả đứa con trai sinh ra đã sớm vướng víu những lo toan, bà quyết tâm không để con học hành dang dở. “Nhưng chắc học hết lớp 9 thì cũng phải cho hắn nghỉ học thôi. Tiền ăn còn lo từng ngày thì lấy mô ra tiền học?”, bà lại nghẹn ngào.
“Con chỉ mong mẹ đừng ốm đau thêm nữa”, Thỏa trải lòng, gương mặt đem nhẻm cúi xuống như muốn che giấu đi giọt nước mắt đang vội vàng lăn xuống
Chúng tôi đến thăm gia đình em vào một buổi sáng trời nổi cơn mưa lớn. Căn bếp nhỏ với mái tôn đã thủng lỗ chỗ dường như không còn đủ sức để che chắn trước sức mạnh của gió mưa. Nền nhà ướt đẫm nước. Em Thoả bảo: “Mấy hôm nay em đang cố gắng để kiếm thêm ít tiền sửa lại mái nhà bếp vì mùa mưa lũ cũng đã đến rồi”.
Giấy xác nhận hoàn cảnh khó khăn của chính quyền địa phương
14 tuổi, khi chúng bạn cùng trang lứa đã đầy ắp những mơ ước và dự định nhưng cậu bé Nguyễn Văn Thỏa lại “chẳng dám ước mơ chi”. “Ước mơ thì cũng có làm được mô. Giờ em chỉ mong một điều là mẹ em đừng ốm đau thêm nữa. Mẹ sống được với em được ngày mô là mừng ngày nấy rồi”, Thỏa trải lòng, gương mặt đem nhẻm cúi xuống như muốn che giấu đi giọt
Nguồn: http://dantri.com.vn/c167/s167-534051/mui-long-canh-cau-be-hoc-lop-9-danh-giay-nuoi-me-bao-benh.htm
P/s: Mọi sự đóng góp hảo tâm của các bạn xin hãy vào link nguồn của bài viết, xin thay mặt gia đình em gửi lời tri ân đến toàn thể ACE đã giúp đỡ cũng như xem bài viết này...
Mấy ai biết được rằng, đằng sau dáng người gầy còm của em là biết bao trăn trở về gánh nặng cuộc đời và những chật vật cơm áo gạo tiền mà em chưa đáng phải đèo bòng. Suốt năm năm qua, một mình em vừa đến trường, vừa phải vất vả mưu sinh để kiếm tiền nuôi người mẹ bị bệnh bại liệt.
Gánh vác gia đình sớm đè nặng lên vai
Mẹ em là bà Nguyễn Thị Mãnh mắc phải căn bệnh co rút thần kinh quái ác từ nhỏ. Bệnh càng trở nặng khi bà sinh ra em. Đôi chân co quắp, teo tóp rồi cứ thế tê liệt dần. Hai năm trở lại đây, bà vĩnh viễn không thể đi đứng trên đôi chân của mình. Những ngày hiếm hoi bớt đau nhức, bà gắng gượng trở dậy làm nghề đan lát để kiếm ít tiền phụ con học hành.
Những khi bà đau ốm, mọi vất vả lại đè nặng lên đứa con trai vừa bước vào tuổi 12. Cậu bé Nguyễn Văn Thỏa nghiễm nhiên trở thành trụ cột chính trong gia đình không có bóng dáng người cha, còn người mẹ thì quanh năm bệnh tật.
Trong ký ức tuổi thơ của em vẫn lấp đầy hình ảnh của những ngày mẹ bồng em đi khắp các ngả đường, khắp các phố chợ để xin ăn. Lớn lên chút nữa, khi những bước chân của mẹ càng trở nên khó nhọc vì bệnh tật, em lại dắt tay mẹ đi. Hai mẹ con cứ thế dắt díu nhau và nương tựa vào nhau để sống qua ngày.
Lên 13 tuổi, khi cuộc sống của hai mẹ con là đằng đẵng những chuỗi ngày vào rồi ra viện, gánh nặng cơm áo chỉ còn một mình em gánh vác. Ngày bé, hành trình mưu sinh của hai mẹ con gắn liền với những con đường, góc chợ thì giờ đây, em cũng phải lang thang khắp các ngả phố để hành nghề đánh giày. Những đồng tiền em chật vật kiếm được từ những buổi đi đánh giày lại là nguồn thu chủ yếu của gia đình lắm nghèo khó và bất hạnh.
Hàng ngày, một buổi em đến trường, còn một buổi em vẫn đều đặn đi đánh giày kiếm tiền giúp mẹ. Những ngày nghỉ học, bất kể trời mưa to hay gió rét, sáng, em trở dậy nấu vội cho mẹ nồi cơm rồi bắt chuyến xe khách vào TP Đồng Hới đánh giày. 7h tối, em lại vội vã trở về nhà, nấu cơm giúp mẹ. Bữa ăn tối của hai mẹ con bao giờ cũng bắt đầu từ 9h tối.
Hàng ngày, một buổi cậu bé Nguyễn Văn Thỏa đến trường, còn một buổi em vẫn đều đặn đi đánh giày kiếm tiền về nuôi mẹ bạo bệnh
Vào những ngày tháng nghỉ hè, khách đánh giày đông hơn, em phải gửi mẹ lại cho hàng xóm chăm sóc rồi đi đến hai, ba ngày mới về đến nhà. Những đêm ở lại TP Đồng Hới, em và một nhóm bạn phải xin ngủ nhờ ở một mái hiên của một cửa hàng tạp hóa trên đường Lý Thường Kiệt.
Khi đêm về, đường phố là nhà và những kệ đựng hàng hóa của chủ nhà trở thành giường ngủ cho những đứa trẻ ngả lưng. Suốt đêm, trong những manh áo mỏng, những đứa trẻ đánh giày cứ thế ôm nhau ngủ. Sáng mai ra, Thỏa và bạn bè em lại bắt đầu cuộc hành trình mưu sinh lắm vất vả và không hiếm những rủi ro.
Chỉ vào những vết sẹo dài chưa lành lặn khắp thân thể, Thỏa bảo với chúng tôi: “Lần trước em đi nhờ xe khách vô Đồng Hới, không may xe tông phải một chiếc xe khác ngược chiều, em bị trầy xước hết, nhưng như vậy là may lắm rồi, có người còn bị nặng hơn nữa cơ. Còn có hôm, nếu chẳng may gặp phải tụi côn đồ, thì tất cả tiền bạc kiếm được coi như mất hết”.
Mỗi buổi em cần mẫn đánh giày cho khách, nếu nhiều nhất cũng kiếm được chừng 40 ngàn đồng. Số tiền đó em mua thức ăn trong ngày, còn lại bao nhiêu em dành dụm cho những lần đưa mẹ vào bệnh viện. Hai năm nay, bệnh mẹ trở nặng, mỗi tháng nhập viện ít nhất cũng hai, ba lần. Những đồng tiền ít ỏi em kiếm được, cộng với một ít tiền bán sản phẩm từ nghề đan lát của mẹ vẫn không đủ trang trải cho những lần mẹ nhập viện chữa bệnh.
“Con chỉ mong mẹ đừng ốm đau thêm nữa”
Chứng kiến cơ cảnh nghèo hàn của hai mẹ con em ngay từ lúc em mới sinh ra, những người hàng xóm cảm động trước tình thương cậu bé 14 tuổi Nguyễn Văn Thỏa dành cho mẹ. Cảm động nhất là trong những đêm khuya, mẹ lên cơn đau nhức, Thỏa lại trở dậy, rồi thức trắng để xoa bóp cho mẹ. Sáng mai ra em vẫn đều đặn đến trường, chiều lại tất tả bắt chuyến xe khách vào Đồng Hới đánh giày.
“May mắn là thằng cu Thỏa không hư hỏng, mà biết thương mẹ, chừ mọi việc nhà, chị Mãnh chỉ biết nhờ vào hắn thôi”, bà Hoàng Thị Đờng, hàng xóm của gia đình em chia sẻ.
Trò chuyện với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Mãnh nghẹn ngào:“Ngày trước, cứ nghĩ có con thì sau này mình đỡ vất vả, nhưng giờ, nhìn con cái vì mình mà cực khổ vậy thì lại tự trách mình”. Thương cho số phận lắm bất hạnh của mình và thương cả đứa con trai sinh ra đã sớm vướng víu những lo toan, bà quyết tâm không để con học hành dang dở. “Nhưng chắc học hết lớp 9 thì cũng phải cho hắn nghỉ học thôi. Tiền ăn còn lo từng ngày thì lấy mô ra tiền học?”, bà lại nghẹn ngào.
“Con chỉ mong mẹ đừng ốm đau thêm nữa”, Thỏa trải lòng, gương mặt đem nhẻm cúi xuống như muốn che giấu đi giọt nước mắt đang vội vàng lăn xuống
Chúng tôi đến thăm gia đình em vào một buổi sáng trời nổi cơn mưa lớn. Căn bếp nhỏ với mái tôn đã thủng lỗ chỗ dường như không còn đủ sức để che chắn trước sức mạnh của gió mưa. Nền nhà ướt đẫm nước. Em Thoả bảo: “Mấy hôm nay em đang cố gắng để kiếm thêm ít tiền sửa lại mái nhà bếp vì mùa mưa lũ cũng đã đến rồi”.
Giấy xác nhận hoàn cảnh khó khăn của chính quyền địa phương
14 tuổi, khi chúng bạn cùng trang lứa đã đầy ắp những mơ ước và dự định nhưng cậu bé Nguyễn Văn Thỏa lại “chẳng dám ước mơ chi”. “Ước mơ thì cũng có làm được mô. Giờ em chỉ mong một điều là mẹ em đừng ốm đau thêm nữa. Mẹ sống được với em được ngày mô là mừng ngày nấy rồi”, Thỏa trải lòng, gương mặt đem nhẻm cúi xuống như muốn che giấu đi giọt
Nguồn: http://dantri.com.vn/c167/s167-534051/mui-long-canh-cau-be-hoc-lop-9-danh-giay-nuoi-me-bao-benh.htm
P/s: Mọi sự đóng góp hảo tâm của các bạn xin hãy vào link nguồn của bài viết, xin thay mặt gia đình em gửi lời tri ân đến toàn thể ACE đã giúp đỡ cũng như xem bài viết này...