Ngơ ngác với việc hàng triệu điện thoại cố định đổi mã vùng

10,150
29
48

ALnML

Super Moderator
[h=2]GiadinhNet - Kể từ ngày 1/3 tới, mã vùng điện thoại cố định các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ thay đổi. Sự thay đổi này để phù hợp với tình hình mới, nhưng cũng đồng nghĩa với việc, hàng triệu đơn vị sẽ tốn kém khi phải in ấn lại địa chỉ liên lạc. Nhiều gia đình cũng sẽ bất ngờ khi tra tìm số mới thay vì đã ghi nhớ số cũ như trước đây.[/h]


Theo đại diện VNPT Hà Nội, việc thay đổi mã vùng điện thoại cố định sẽ kéo theo nhiều tốn kém. Ảnh: Chí Cường


Mã vùng Hà Nội thành 24

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Thông tư 22/2014/TT-BTTTT quy hoạch kho số viễn thông. Theo đó, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đổi mã vùng điện thoại cố định. Cụ thể, Hà Nội sẽ đổi từ 4 thành 24, TPHCM đổi từ 8 thành 28, TP Hải Phòng đổi từ 31 thành 225, Quảng Ninh đổi từ 33 thành 203, Thanh Hóa đổi từ 37 thành 237, Khánh Hòa đổi từ 58 thành 258, Lâm Đồng đổi từ 63 thành 263, Cao Bằng đổi từ 26 thành 206… Có những nơi như TP Đà Nẵng sẽ đổi hoàn toàn mã vùng từ 511 thành 236, Thừa Thiên Huế đổi từ 54 thành 234, TP Cần Thơ đổi từ 710 thành 292, Cà Mau đổi từ 780 thành 290… Theo quy hoạch mới này, số thuê bao mạng viễn thông cố định mặt đất có độ dài 7 hoặc 8 chữ số. Số thuê bao mạng viễn thông cố định vệ tinh có độ dài 7 chữ số. Số thuê bao mạng viễn thông di động mặt đất có độ dài 7 chữ số. Đối với mạng viễn thông dùng riêng của cơ quan Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì số thuê bao có độ dài 5, 6 hoặc 7 chữ số tùy thuộc vào quy mô mỗi mạng và giai đoạn áp dụng. Số dịch vụ khẩn cấp được quy định có 3 chữ số. Cụ thể: 112 là số dịch vụ gọi tìm kiếm, cứu nạn; 113 là số dịch vụ gọi Công an; 114 là số dịch vụ gọi Cứu hỏa; 115 là số dịch vụ gọi Cấp cứu y tế. Bộ Thông tin và Truyền thông giao Cục Viễn thông thực hiện việc quản lý, phân bổ, thu hồi mã, số viễn thông theo đúng quy hoạch này và quy định về quản lý, sử dụng kho số viễn thông; hàng năm công bố công khai việc phân bổ và sử dụng mã, số viễn thông. Nhiều đơn vị ngơ ngác Anh Nguyễn Xuân Đoàn, giám đốc một công ty xây dựng ở Hà Nội cho biết, anh rất lo lắng nếu phải đổi mã vùng điện thoại. Công ty của anh mỗi năm in hàng nghìn chiếc phong bì thư trên đó có địa chỉ số fax và điện thoại cố định để liên lạc. Ngoài ra, chưa kể các biển hiệu của công ty, các biển hiệu quảng cáo… trị giá cả trăm triệu đồng. Tất cả sẽ phải chỉnh sửa nếu thay đổi mã vùng điện thoại cố định. “Những tổn thất này, doanh nghiệp phải gánh chịu”, anh Đoàn nói. Để tìm hiểu kĩ hơn, chiều 6/1, PV Báo GĐ&XH đã liên lạc với VNPT Hà Nội. Đại diện Phòng truyền thông của VNPT Hà Nội cho biết mới tiếp nhận được thông tin này và kế hoạch triển khai cụ thể thế nào thì vẫn chưa được nắm rõ. Đồng thời, mỗi lần đổi số phải thay đổi rất nhiều vấn đề kỹ thuật nên VNPT Hà Nội sẽ phải có sự chuẩn bị kĩ càng. Đại diện Phòng truyền thông của VNPT Hà Nội cũng cho hay, năm 1996, Hà Nội đã từng đổi các số điện thoại cố định từ 5 thành 6 số. Sau đó, khi Hà Nội sáp nhập với Hà Tây (cũ), mã vùng của thành phố phải thêm số 3 ở đầu. Thời điểm đó, do hệ thống viễn thông chưa phát triển như bây giờ nên việc thay đổi số điện thoại gây khá nhiều xáo trộn. Mặc dù vậy, nếu chủ trương đưa ra, các đơn vị cũng phải thực hiện. Theo thống kê ban đầu của VNPT Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 1 triệu thuê bao cố định. Nhiều năm trở lại đây, hệ thống viễn thông phát triển rất mạnh nên việc thay đổi sẽ rất khó khăn và kéo theo nhiều tốn kém. Trao đổi qua điện thoại với PV Báo GĐ&XH, bà Xuân Thúy - Trưởng phòng Kinh doanh của VNPT TPHCM cho biết, bà chưa biết gì về thông tin thay đổi mã vùng. Hiện nay, toàn thành phố này có khoảng 700.000 - 800.000 điện thoại cố định nên việc thay đổi sẽ rất phức tạp và phải chuẩn bị kỹ.
Lương Mỹ
 
Top