- 78
- 0
- 0
XiaoSinAFC
New Member
Hai người đàn ông trụ cột trong gia đình là chồng và con trai lần lượt ra đi vì căn bệnh u não. Cô con gái thứ hai cũng không thoát khỏi căn bệnh quái ác. Chỉ có người mẹ bao đêm tận tụy lo toan chạy chữa cứu chồng, cứu con.
Phải khó khăn lắm chúng tôi mới tìm được đến nhà của người phụ nữ bất hạnh- bà Hoàng Thị Tiến, xóm 4, xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Căn nhà đơn sơ nằm lặng lẽ nơi con hẻm nhỏ chất đầy rơm rạ ngổn ngang. Vừa bước vào tới cửa, đập vào mắt chúng tôi là hai bàn thờ vẫn còn nghi ngút khói hương, một bên là bàn thờ ông bà tổ tiên và người chồng, một bên là bàn thờ cậu con trai mới vừa mất.
Nỗi đau dồn nén nỗi đau đến với gia đình bà Tiến
Bà Hoàng Thị Tiến (sinh năm 1958) và người chồng quá cố là ông Phạm Văn Thiệu (sinh năm 1953) có với nhau được 3 mặt con. Người con trai cả là anh Phạm Đức Thuận (sinh năm 1982) cùng hai người con gái là Phạm Thị Thơm (sinh năm 1987) và Phạm Thị Tho (sinh năm 1990).
Hai vợ chồng cùng các con đều bảo ban nhau chăm chỉ gắng sức làm ăn để đắp xây hạnh phúc đủ đầy. Những tưởng cuộc sống cứ thế bình yên trôi đi, nào ngờ số phận nghiệt ngã đã vô tình gieo nỗi đau mất mát lên cuộc đời người phụ nữ nghèo nơi vùng làng quê chiêm trũng.
Năm 2007, ông Thiệu bỗng có những triệu chứng lạ như: mắt mờ dần, tai ù đi và đầu thì lúc nào cũng luôn đau nhức. Gia đình đưa ông đi khám tại bệnh viện Đa Khoa Ninh Bình, được các bác sỹ chẩn đoán ông đã bị mắc bệnh u não. Nhà nghèo, bệnh trọng, không có điều kiện chạy chữa thuốc thang nên bệnh tình của ông ngày một trầm trọng thêm. Bà Tiến và các con cũng chỉ biết bất lực nhìn sức khỏe của người chồng, người cha dần tàn lụi.
Nỗi đau nối tiếp nỗi đau, năm 2008, anh Phạm Đức Thuận khi đó đang công tác tại Hợp tác xã Khánh Cường đột nhiên có những biểu hiện giống hệt như cha mình. Mọi người cũng chỉ nghĩ đó là một vài triệu chứng bình thường. Nhưng sau khi đi khám ở bệnh viện và nhận được kết quả xét nghiệm mắc bệnh u não, anh và gia đình lại một lần nữa rơi vào hoàn cảnh đau đớn, suy sụp.
Thương con tuổi đời còn quá trẻ với bao ước mơ hoài bão chưa kịp hoàn thành, bà Tiến cố gắng xoay xở, vay mượn khắp nơi được hơn 30 triệu đồng để đưa con lên Bệnh viện 108 phẫu thuật. Ngày anh Thuận lên bàn mổ cũng chính là ngày ông nội của anh ở quê từ giã cõi đời. Người ông tuổi cao sức yếu đã không thể chờ đợi đứa cháu trai xuất viện trở về. Năm đó ông mất cũng vì căn bệnh u não.
Giấy xác nhận hoàn cảnh gia đình bà Tiến
Đời người có những giai đoạn đớn đau, khốn cùng, đối với gia đình bà Tiến thì có lẽ quãng thời gian đó đã khắc sâu quá nhiều nỗi đau và mất mát. Vừa chịu tang bố chồng, vừa một mình chăm con nơi bệnh viện lại thêm ngày đêm lo lắng cho sức khỏe của ông Thiệu, nhiều đêm bà lén trốn con ra hành lang bệnh viện ngồi khóc một mình, thương cho số phận cơ cực.
Những y bác sỹ và bệnh nhân ở đây đã quá quen với dáng vẻ lam lũ của người đàn bà bất hạnh ấy. Họ luôn động viên bà phải gắng lên mà sống, rằng ông trời sẽ không cướp đi của ai quá nhiều.
Nhưng, chỉ vỏn vẹn 7 ngày sau khi người bố mất, chồng của bà cũng trút hơi thở cuối cùng. Trước khi ra đi, ông vẫn gắng gượng hỏi mọi người “vợ con tôi đâu rồi?”
Còn có nỗi đau nào hơn thế, bà Tiến đành lật đật gửi con lại nơi bệnh viện để về lo đám tang cho người chồng xấu số. Chỉ trong quãng thời gian ngắn ngủi, gia đình bà đã phải gánh chịu quá nhiều nỗi đau.
Anh Phạm Đức Thuận do có khối u nằm trong vòng nguy hiểm, không thể tiến hành tách bỏ nên đã phải ngậm ngùi chấp nhận cuộc sống leo lét như ngọn đèn dầu trước gió. Đến tháng 11/2011, anh đã mãi mãi ra đi ở tuổi 29, bỏ lại mẹ già và các em.
Nhắc lại những ký ức đau buồn, bà Tiến không kìm được tiếng nấc nghẹn ngào, đôi bàn tay gân guốc, chai sần vội vàng quệt nhanh hàng nước mắt trên gương mặt sạm đen vì sương gió của cuộc đời: “Người ta bảo tôi rằng qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai, nhưng gần cuối cuộc đời rồi còn mong ước điều gì, chỉ hi vọng mình đủ sức khỏe để gánh vác gia đình, kiếm bát cơm bát cháo mà nuôi các con qua ngày”.
Số phận nghiệt ngã dường như vẫn không chịu buông tha gia đình bà Tiến. Đầu năm 2011, tin dữ đến với người đàn bà tội nghiệp khi người con gái thứ hai là Phạm Thị Thơm, cũng không thoát khỏi căn bệnh di truyền đáng sợ. Thơm được phát hiện bệnh trong một lần kiểm tra sức khỏe tại nơi làm việc. Thêm một lần bà gạt nước mắt, bán hết những gì có giá trong nhà, rồi vay mượn khắp nơi đưa con đi chạy chữa hết bệnh viện này đến bệnh viên khác với những hi vọng mong manh. Số tiền nợ ngày một chồng chất lên. Và lần này, khi Thơm tiến hành phẫu thuật, cùng lúc bà nội cô cũng đột quỵ ở quê. Không một từ ngữ nào có thể diễn tả hết nỗi đớn đau của gia đình bà Tiến.
Thơm nghẹn ngào khi nghĩ về hoàn cảnh gia đình và bản thân
Chị Thơm sau khi phẫu thuật tách bỏ khối u, hiện sức khỏe vẫn chưa hồi phục, những khi trái gió trở trời nhìn con ôm đầu kêu khóc, bà Tiến không khỏi xót xa. Bà cho biết số tiền thuốc bác sỹ kê đơn hậu phẫu lên đến 6 triệu đồng/ tháng, phải uống liên tục từ 6 đến 9 tháng.
Hiện tại, chung sống cùng gia đình bà Hoàng Thị Tiến còn có người bà bác đơn thân là bà Phạm Thị Tư năm nay đã 84 tuổi. Gia đình với 4 miệng ăn chủ yếu trông chờ vào mấy sào ruộng và lương tháng ít ỏi của cô con gái út đi làm công nhân may mặc, để trả lãi tiền vay nợ còn chưa đủ thì đào đâu ra mà cho Thơm mua thuốc chứ chưa nói gì đến việc lên Hà Nội tái khám định kì.
Tiễn chúng tôi ra cửa, Thơm nước mắt lưng tròng: “Giờ em chỉ muốn mau khỏe để đi làm kiếm tiền giúp đỡ gia đình. Thương mẹ nhiều mà chẳng biết phải làm sao”, ánh mắt buồn rười rượi của Thơm cứ ăn sâu vào tâm trí chúng tôi. Xin được cầu mong cho gia đình em qua cơn bĩ cực…
http://dantri.com.vn/c167/s167-530920/toi-da-khoc-can-nuoc-mat-vi-chong-vi-con.htm
Phải khó khăn lắm chúng tôi mới tìm được đến nhà của người phụ nữ bất hạnh- bà Hoàng Thị Tiến, xóm 4, xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Căn nhà đơn sơ nằm lặng lẽ nơi con hẻm nhỏ chất đầy rơm rạ ngổn ngang. Vừa bước vào tới cửa, đập vào mắt chúng tôi là hai bàn thờ vẫn còn nghi ngút khói hương, một bên là bàn thờ ông bà tổ tiên và người chồng, một bên là bàn thờ cậu con trai mới vừa mất.
Nỗi đau dồn nén nỗi đau đến với gia đình bà Tiến
Bà Hoàng Thị Tiến (sinh năm 1958) và người chồng quá cố là ông Phạm Văn Thiệu (sinh năm 1953) có với nhau được 3 mặt con. Người con trai cả là anh Phạm Đức Thuận (sinh năm 1982) cùng hai người con gái là Phạm Thị Thơm (sinh năm 1987) và Phạm Thị Tho (sinh năm 1990).
Hai vợ chồng cùng các con đều bảo ban nhau chăm chỉ gắng sức làm ăn để đắp xây hạnh phúc đủ đầy. Những tưởng cuộc sống cứ thế bình yên trôi đi, nào ngờ số phận nghiệt ngã đã vô tình gieo nỗi đau mất mát lên cuộc đời người phụ nữ nghèo nơi vùng làng quê chiêm trũng.
Năm 2007, ông Thiệu bỗng có những triệu chứng lạ như: mắt mờ dần, tai ù đi và đầu thì lúc nào cũng luôn đau nhức. Gia đình đưa ông đi khám tại bệnh viện Đa Khoa Ninh Bình, được các bác sỹ chẩn đoán ông đã bị mắc bệnh u não. Nhà nghèo, bệnh trọng, không có điều kiện chạy chữa thuốc thang nên bệnh tình của ông ngày một trầm trọng thêm. Bà Tiến và các con cũng chỉ biết bất lực nhìn sức khỏe của người chồng, người cha dần tàn lụi.
Nỗi đau nối tiếp nỗi đau, năm 2008, anh Phạm Đức Thuận khi đó đang công tác tại Hợp tác xã Khánh Cường đột nhiên có những biểu hiện giống hệt như cha mình. Mọi người cũng chỉ nghĩ đó là một vài triệu chứng bình thường. Nhưng sau khi đi khám ở bệnh viện và nhận được kết quả xét nghiệm mắc bệnh u não, anh và gia đình lại một lần nữa rơi vào hoàn cảnh đau đớn, suy sụp.
Thương con tuổi đời còn quá trẻ với bao ước mơ hoài bão chưa kịp hoàn thành, bà Tiến cố gắng xoay xở, vay mượn khắp nơi được hơn 30 triệu đồng để đưa con lên Bệnh viện 108 phẫu thuật. Ngày anh Thuận lên bàn mổ cũng chính là ngày ông nội của anh ở quê từ giã cõi đời. Người ông tuổi cao sức yếu đã không thể chờ đợi đứa cháu trai xuất viện trở về. Năm đó ông mất cũng vì căn bệnh u não.
Giấy xác nhận hoàn cảnh gia đình bà Tiến
Đời người có những giai đoạn đớn đau, khốn cùng, đối với gia đình bà Tiến thì có lẽ quãng thời gian đó đã khắc sâu quá nhiều nỗi đau và mất mát. Vừa chịu tang bố chồng, vừa một mình chăm con nơi bệnh viện lại thêm ngày đêm lo lắng cho sức khỏe của ông Thiệu, nhiều đêm bà lén trốn con ra hành lang bệnh viện ngồi khóc một mình, thương cho số phận cơ cực.
Những y bác sỹ và bệnh nhân ở đây đã quá quen với dáng vẻ lam lũ của người đàn bà bất hạnh ấy. Họ luôn động viên bà phải gắng lên mà sống, rằng ông trời sẽ không cướp đi của ai quá nhiều.
Nhưng, chỉ vỏn vẹn 7 ngày sau khi người bố mất, chồng của bà cũng trút hơi thở cuối cùng. Trước khi ra đi, ông vẫn gắng gượng hỏi mọi người “vợ con tôi đâu rồi?”
Còn có nỗi đau nào hơn thế, bà Tiến đành lật đật gửi con lại nơi bệnh viện để về lo đám tang cho người chồng xấu số. Chỉ trong quãng thời gian ngắn ngủi, gia đình bà đã phải gánh chịu quá nhiều nỗi đau.
Anh Phạm Đức Thuận do có khối u nằm trong vòng nguy hiểm, không thể tiến hành tách bỏ nên đã phải ngậm ngùi chấp nhận cuộc sống leo lét như ngọn đèn dầu trước gió. Đến tháng 11/2011, anh đã mãi mãi ra đi ở tuổi 29, bỏ lại mẹ già và các em.
Nhắc lại những ký ức đau buồn, bà Tiến không kìm được tiếng nấc nghẹn ngào, đôi bàn tay gân guốc, chai sần vội vàng quệt nhanh hàng nước mắt trên gương mặt sạm đen vì sương gió của cuộc đời: “Người ta bảo tôi rằng qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai, nhưng gần cuối cuộc đời rồi còn mong ước điều gì, chỉ hi vọng mình đủ sức khỏe để gánh vác gia đình, kiếm bát cơm bát cháo mà nuôi các con qua ngày”.
Số phận nghiệt ngã dường như vẫn không chịu buông tha gia đình bà Tiến. Đầu năm 2011, tin dữ đến với người đàn bà tội nghiệp khi người con gái thứ hai là Phạm Thị Thơm, cũng không thoát khỏi căn bệnh di truyền đáng sợ. Thơm được phát hiện bệnh trong một lần kiểm tra sức khỏe tại nơi làm việc. Thêm một lần bà gạt nước mắt, bán hết những gì có giá trong nhà, rồi vay mượn khắp nơi đưa con đi chạy chữa hết bệnh viện này đến bệnh viên khác với những hi vọng mong manh. Số tiền nợ ngày một chồng chất lên. Và lần này, khi Thơm tiến hành phẫu thuật, cùng lúc bà nội cô cũng đột quỵ ở quê. Không một từ ngữ nào có thể diễn tả hết nỗi đớn đau của gia đình bà Tiến.
Thơm nghẹn ngào khi nghĩ về hoàn cảnh gia đình và bản thân
Chị Thơm sau khi phẫu thuật tách bỏ khối u, hiện sức khỏe vẫn chưa hồi phục, những khi trái gió trở trời nhìn con ôm đầu kêu khóc, bà Tiến không khỏi xót xa. Bà cho biết số tiền thuốc bác sỹ kê đơn hậu phẫu lên đến 6 triệu đồng/ tháng, phải uống liên tục từ 6 đến 9 tháng.
Hiện tại, chung sống cùng gia đình bà Hoàng Thị Tiến còn có người bà bác đơn thân là bà Phạm Thị Tư năm nay đã 84 tuổi. Gia đình với 4 miệng ăn chủ yếu trông chờ vào mấy sào ruộng và lương tháng ít ỏi của cô con gái út đi làm công nhân may mặc, để trả lãi tiền vay nợ còn chưa đủ thì đào đâu ra mà cho Thơm mua thuốc chứ chưa nói gì đến việc lên Hà Nội tái khám định kì.
Tiễn chúng tôi ra cửa, Thơm nước mắt lưng tròng: “Giờ em chỉ muốn mau khỏe để đi làm kiếm tiền giúp đỡ gia đình. Thương mẹ nhiều mà chẳng biết phải làm sao”, ánh mắt buồn rười rượi của Thơm cứ ăn sâu vào tâm trí chúng tôi. Xin được cầu mong cho gia đình em qua cơn bĩ cực…
http://dantri.com.vn/c167/s167-530920/toi-da-khoc-can-nuoc-mat-vi-chong-vi-con.htm