Người Mỹ dạy bài học 'Cô bé lọ lem' như thế nào?

492
0
0

sweetlily

New Member
Giờ học văn bắt đầu. Hôm nay thầy giảng bài Chuyện Cô bé Lọ Lem.

Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.

Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?

Học sinh (HS): Em thích Cô bé Lọ Lem Cinderella ạ, và cả Hoàng tử nữa nhưng không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.

Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?

HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm.

Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác. Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ). Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy.

HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.

Thầy: Vì sao thế?

HS: Vì... vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.

Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi.

Bây giờ thầy hỏi một câu khác: Bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội?

HS: Vì có cô tiên giúp ạ. Cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella.

Thầy: Đúng, các em nói rất đúng. Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không?

HS: Đúng ạ.

Thầy: Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không?

HS: Không ạ.

Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt. Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không?

HS: Không ạ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu.

Thầy: Đúng quá rồi! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử?

HS: Chính là Cinderella ạ.

Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cho Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào?

HS: Phải biết yêu chính mình ạ.

Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không?

HS: Đúng ạ, đúng ạ!

Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không?

HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ.

Thầy: Trời ơi! Các em thật giỏi quá! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô Bé Lọ Lem - chú thích của người dịch) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này có ai trong số các em muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem! Các em có tin như thế không?

Tất cả học sinh hồ hởi vỗ tay reo hò.

Thời Hàn Băng (nhà báo Trung Quốc)

http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Xa-hoi/2009/07/3BA10F89/
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1,557
0
0

Camellia

New Member
Ðề: Người Mỹ dạy bài học 'Cô bé lọ lem' như thế nào?

Giờ học văn bắt đầu. Hôm nay thầy giảng bài Chuyện Cô bé Lọ Lem.

Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.

Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?

Học sinh (HS): Em thích Cô bé Lọ Lem Cinderella ạ, và cả Hoàng tử nữa nhưng không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.

Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?

HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm.

Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác. Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ). Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy.

HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.

Thầy: Vì sao thế?

HS: Vì... vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.

Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi.

Bây giờ thầy hỏi một câu khác: Bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội?

HS: Vì có cô tiên giúp ạ. Cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella.

Thầy: Đúng, các em nói rất đúng. Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không?

HS: Đúng ạ.

Thầy: Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không?

HS: Không ạ.

Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt. Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không?

HS: Không ạ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu.

Thầy: Đúng quá rồi! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử?

HS: Chính là Cinderella ạ.

Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cho Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào?

HS: Phải biết yêu chính mình ạ.

Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không?

HS: Đúng ạ, đúng ạ!

Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không?

HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ.

Thầy: Trời ơi! Các em thật giỏi quá! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô Bé Lọ Lem - chú thích của người dịch) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này có ai trong số các em muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem! Các em có tin như thế không?

Tất cả học sinh hồ hởi vỗ tay reo hò.

Thời Hàn Băng (nhà báo Trung Quốc)

http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Xa-hoi/2009/07/3BA10F89/

Câu chuyện thật vui và nhiều ý nghĩa sâu sắc!
 
492
0
0

sweetlily

New Member
Ðề: Người Mỹ dạy bài học 'Cô bé lọ lem' như thế nào?

Họ phân tích ra nghe hay nhỉ chị Cam. Đúng là phải đặt mình vào địa vị người khác thì sẽ hiểu người ta hơn.

Em vẫn hãi nhất chuyện Tấm Cám nhà mình, cố sao cũng ko hết hãi cái đoạn cuối cùng làm mắm Cám cho mẹ ghẻ ăn. :-&
 
10,150
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Người Mỹ dạy bài học 'Cô bé lọ lem' như thế nào?

Họ phân tích ra nghe hay nhỉ chị Cam. Đúng là phải đặt mình vào địa vị người khác thì sẽ hiểu người ta hơn.

Em vẫn hãi nhất chuyện Tấm Cám nhà mình, cố sao cũng ko hết hãi cái đoạn cuối cùng làm mắm Cám cho mẹ ghẻ ăn. :-&
Đúng cái đoạn đó thật ác...kiểu ăn miếng trả miếng...đó là điều ko nên dạy các con.
 
841
0
0

Mẹ Tiếu Tiếu

New Member
Ðề: Người Mỹ dạy bài học 'Cô bé lọ lem' như thế nào?

Mình tình cờ có đọc được bài này, có phần dài hơn có với post của chủ thớt nhưng ko có link:

Giờ học văn bắt đầu. Hôm nay thầy giảng bài Chuyện Cô bé Lọ Lem.
Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.
Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?
Học sinh (HS): Thích Cô bé Lọ Lem Cinderella ạ, và cả Hoàng tử nữa. Không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.
Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?
HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Leo ôi, trông kinh lắm !

Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác. Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ). Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy !
HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.
Thầy: Vì sao thế ?
HS: Vì … vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.
Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi.
Bây giờ thầy hỏi một câu khác: bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội ?
HS: Vì có cô tiên giúp ạ, cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella.
Thầy: Đúng, các em nói rất đúng ! Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không?
HS: Đúng ạ !
Thầy: Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không ?
HS: Không ạ !
Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt.
Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không ?
HS: Không ạ ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu.
Thầy: Đúng quá rồi ! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử ?
HS: Chính là Cinderella ạ.
Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cho Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào ?
HS: Phải biết yêu chính mình ạ !
Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không ?
HS: Đúng ạ, đúng ạ !
Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không ?
HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ.
Thầy: Trời ơi ! Các em thật giỏi quá ! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô Bé Lọ Lem - chú thích của người dịch) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này có ai trong số các em muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem ! Các em có tin như thế không ?
Tất cả học sinh hồ hởi vỗ tay reo hò.

Cảm nghĩ sau khi đọc bài “Người Mỹ giảng dạy chuyện Cô bé Lọ Lem như thế đấy”
Thời Hàn Băng (nhà báo Trung Quốc)
Bài “Người Mỹ giảng dạy chuyện Cô bé Lọ Lem như thế đấy” để lại trong tôi một ấn tượng mạnh hơn bất cứ lời bình nào về nền giáo dục của nước Mỹ.
Người thầy giáo trong bài báo ấy chẳng khác một thiên thần. Ông đem lại cho lũ trẻ lòng công bằng, tình yêu thương, tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, tư duy lý tính, ý nghĩa của cuộc đời … Với cách giáo dục như thế, sao mà lũ trẻ không có tình thương, sao mà chúng còn chịu sự ràng buộc và hạn chế của những điều này khoản nọ nào đấy ?
Tôi bỗng nhớ lại hồi học trung học, thầy giáo có tổ chức cho chúng tôi học tập tấm gương Lại Ninh.
Chuyện Lại Ninh như sau: Ngày 13 tháng 3 năm 1988, thiếu niên Lại Ninh 14 tuổi bỗng phát hiện thấy có đám cháy trong rừng, anh liền tức tốc chạy tới chỗ cháy và cầm lấy một cành cây hăng hái quên mình dập lửa. Tuy các đội viên đội chữa cháy từng khuyên mọi người chớ chạy đến gần đám lửa, nhưng vì không đành lòng nhìn thấy tài sản của nhà nước bị thiệt hại, Lại Ninh vẫn tiếp tục dập lửa. Sau cùng đám cháy rừng bị dập tắt, hơn 3500 mẫu rừng được cứu thoát, trạm vệ tinh chuyển tiếp truyền hình trong rừng và nhà kho của công ty dầu lửa cũng bình yên vô sự. Sáng hôm 14, người ta tìm thấy xác Lại Ninh trong đống tro rừng. Tay phải anh vẫn còn nắm chặt cành cây, mặt hướng lên đồi, cặp kính cận thị văng đâu mất, tay trái bám lấy mặt đất, chân phải ở tư thế leo lên đồi. Lại Ninh đã vĩnh biệt chúng ta nhưng tinh thần của anh mãi mãi còn sống với chúng ta. Anh là tấm gương để chúng ta học tập noi theo ! Anh mãi mãi là niềm kiêu hãnh của chúng ta !
Lại Ninh là một thiếu niên tốt và có tinh thần quý trọng của công rất cao. Thế nhưng tại sao chúng ta không dạy dỗ trẻ em cách phòng tránh khi có cháy rừng mà lại khuyến khích các em chạy tới đám cháy? Có “tài sản nhà nước” nào quý hơn tính mạng con người chăng? Những người thân của Lại Ninh sẽ phải chịu đựng nỗi đau như thế nào vì chuyện ấy? Còn có cách giáo dục nào thiếu đạo đức hơn lối dạy trẻ em như thế không? Nhất là ngày nay, trong khi một lũ quan tham ra sức chiếm đoạt “tài sản nhà nước” thì ta vẫn tiếp tục dạy dỗ các em hy sinh thân mình để bảo vệ một loại tài sản nào đó, thử hỏi đạo trời ở đâu?
Tại nước Mỹ, khi xảy ra nguy hiểm, các thầy cô giáo bao giờ cũng khuyên răn học trò rời xa ngay nơi đó và hướng dẫn chúng rất tường tận cách tránh né. Họ hiểu rằng tính mạng giữ được thì lại có thể làm ra tài sản… Cách giáo dục của chúng ta thì có thể đưa bao nhiêu thanh thiếu niên ưu tú đi tới chỗ chết !
Thế nhưng trước đây tôi đâu có biết đạo lý ấy. Tôi từng mong muốn mình cũng được như Lại Ninh liều thân chữa cháy, dẫu có hy sinh trong đám lửa thì cũng không quản ngại. Cho tới năm học lớp 12, tôi được một thầy giáo trẻ (dạy môn sử) có lương tri bảo ban, dần dần hiểu rõ thực chất của nhiều vấn đề, từ đó tôi bắt đầu suy nghĩ sâu sắc. Sau khi trở thành nhà báo, đi nhiều thấy nhiều, tôi dần dần hiểu ra rằng tính mạng con người, tình thương yêu, lòng khoan dung và niềm tin mới là thứ đáng quý nhất.
Kiểu giáo dục khuyên bảo lũ trẻ con ấu trĩ xông vào cứu cái gọi là “tài sản nhà nước” ấy thật đáng trách, ngay cả loài cầm thú cũng chẳng làm thế. Tất cả mọi thứ vật chất đều có thể làm lại, riêng sinh mạng thì không thể.
Cách giáo dục ấy hủy hoại lũ trẻ từ nhỏ, xóa bỏ thiên tính của chúng, ươm trồng hạt giống tính nô lệ. Ngay từ ở nhà trẻ, có cô giáo đã quyết định thái độ đối xử với từng cháu tùy theo bố mẹ cháu chức vụ cao hay thấp, giàu hay nghèo; ngay từ tuổi ấy chúng đã dần dần học được cách lấy lòng cô giáo. “Nô tính” ấy thâm căn cố đế tới mức sau này có người leo lên địa vị lãnh đạo rồi mà vẫn còn giữ thói cũ, thậm chí còn nặng hơn. Thấy khách nước ngoài thì cung kính vâng vâng dạ dạ; thấy quần chúng bình thường thì nạt nộ ra oai… Thật là đáng buồn làm sao!
Chế độ giáo dục xóa bỏ lương tri, tính người, hủy hoại tình thương yêu, trau dồi nô tính và tính phục tùng, gạt người nghèo ra khỏi ghế nhà trường chẳng những chỉ đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo mà còn hủy hoại tiền đồ của một dân tộc. Nếu không thấy rõ sự khác biệt giữa chúng ta với người Mỹ ngay từ cách giáo dục trẻ em, nếu không cải tổ nền giáo dục mà cứ phát triển theo kiểu giết gà lấy trứng như thế này thì chúng ta sẽ mãi mãi chẳng đuổi kịp người Mỹ và con cháu chúng ta sau này sẽ phải trả giá đau khổ cho cách tăng trưởng kinh tế này./.
Nguyễn Hải Hoành
Lược dịch theo báo Trung Quốc
(Mượn từ blog moscow80)
 
2,617
0
0

Me Chip Tom Bi

New Member
Ðề: Người Mỹ dạy bài học 'Cô bé lọ lem' như thế nào?

Họ phân tích ra nghe hay nhỉ chị Cam. Đúng là phải đặt mình vào địa vị người khác thì sẽ hiểu người ta hơn.

Em vẫn hãi nhất chuyện Tấm Cám nhà mình, cố sao cũng ko hết hãi cái đoạn cuối cùng làm mắm Cám cho mẹ ghẻ ăn. :-&
Thế nên mới có những chuyện thế này xẩy ra gần đây ở Việt nam nhà mình (Chị đọc báo lâu rồi nên không nhớ là học sinh lớp mấy):

- Giảng về Tấm Cám, đương nhiên cô giáo thì khen Tấm rồi, HS phát biểu: "Thực chất Tấm mới là nhân vật ác. Cám thì chưa 1 lần dám ra tay hại Tấm. Nhưng Tấm là người đủ can đảm dội nước sôi vào người Cám, rồi chặt người ra thành bao khúc, rồi làm mắm..." Hic, ghê thế. Còn ghê hơn những cái vụ giết người dã man mà thi thoảng báo chí đăng bây giờ. Không biết có phải vì thế mà cái phong trào "cô Tấm thảo hiền" do Đội TNTP phát động ngày trước giờ không thấy ai nhắc đến nữa. Vấn đề ở chỗ là cho đến tận giờ chị mới thấy đúng là Tấm kinh, chứ cái hồi đi học, quả tình bị nhồi sọ tốt thật, suốt ngày ước lớn lên mình thành cô Tấm!

- Có 1 bài văn của 1 HS phân tích về câu ca dao cực nổi tiếng: "Trong đầm gì đẹp bằng sen..... Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Em ý viết: "cần phải lên án cây sen. Sen mọc trong đầm, lớn lên cũng là nhờ bùn, xinh đẹp cũng nhờ bùn, tỏa hương cũng nhờ bùn, thế mà đã không có được 1 lời cám ơn, lại còn vô tình vô nghĩa để mà chê bai miệt thị bùn như thế". Đọc bài báo này, chị giật mình nhận ra, không phải chỉ mình mình, mà cả hàng bao thế hệ học sinh đã có 1 lối nghĩ thiển cận biết nhường nào!

- Còn đây là chuyện có thật ở nhà chi: Chíp lên 3 tuổi, chị mua chuyện "cô bé quàng khăn đỏ" về đọc cho Chíp nghe. Đọc xong mẹ lên mặt giảng giải: "con thấy không, con cái luôn luôn phải nghe lời mẹ dặn". Chip phản đối luôn: "Bà mẹ mới hư. Con bé thế mà lại cho con đi vào rừng một mình. Thế mẹ có cho con vào rừng 1 mình không?" Chị choáng luôn, không trả lời được câu hỏi của con gái, hơi ngượng tý nhưng rất phấn khởi về khả năng tư duy của con mình!

Đọc bài của Sweet post mà thầm ao ước, bao giờ VN mình mới có những giáo viên thế này.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
535
0
0

MeoGiaHp

New Member
Ðề: Người Mỹ dạy bài học 'Cô bé lọ lem' như thế nào?

@Mẹ CTB: có lẽ ko chỉ mình chị có giấc mơ mình thành cô Tấm đâu, hihi`, nhiều nhiều đó :)
 
12
0
0

Jun2000

New Member
Ðề: Người Mỹ dạy bài học 'Cô bé lọ lem' như thế nào?

T
- Còn đây là chuyện có thật ở nhà chi: Chíp lên 3 tuổi, chị mua chuyện "cô bé quàng khăn đỏ" về đọc cho Chíp nghe. Đọc xong mẹ lên mặt giảng giải: "con thấy không, con cái luôn luôn phải nghe lời mẹ dặn". Chip phản đối luôn: "Bà mẹ mới hư. Con có 3 tuổi mà lại cho con đi vào rừng một mình. Thế mẹ có cho con vào rừng 1 mình không?" Chị choáng luôn, không trả lời được câu hỏi của con gái, hơi ngượng tý nhưng rất phấn khởi về khả năng tư duy của con mình!

Đọc bài của Sweet post mà thầm ao ước, bao giờ VN mình mới có những giáo viên thế này.
Ơ, sao chưa bao giờ em nghĩ là cô bé quàng khăn đỏ mới có 3 tuổi nhỉ, em luôn nghĩ cô bé đó ở khoảng 9 -10 tuổi gì đấy....
 
2,617
0
0

Me Chip Tom Bi

New Member
Ðề: Người Mỹ dạy bài học 'Cô bé lọ lem' như thế nào?

Hi hi, chị nhầm. Phải là: con bé thế mà cho đi 1 mình.
Chị cũng chả biết cô bé QKĐ bi nhiêu tuổi. Mua truyện tranh cho con. Nhìn hình vẽ là 1 cô bé xinh xinh nhỏ xíu à.
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Người Mỹ dạy bài học 'Cô bé lọ lem' như thế nào?

Bản đầu tiên của Cô bé quàng khăn đỏ không có kết thúc êm ái, và có nhiều interpretation chắc nhiều bố mẹ sẽ thôi không cho con đọc :smiling:. Nhiều truyện của Andersen cũng vậy.

Chuyện cổ tích hay có những chi tiết "hãi hùng", "cay độc", "vô lý". Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng. Thay đổi các tình tiết câu văn có thể làm mất nhiều giá trị của nó. Vì thế nhiều nhà khoa học và tâm lý nói rằng, khi đọc truyện cổ tích không nên biến đổi và giản lược :smiling:. Trẻ con thông qua các biểu tượng trong chuyện cổ tích, học cách đối mặt với cái xấu, biết xử lý nỗi sợ hãi, biết có cách nhìn không dập khuôn của sự "có lý" thông thường, biết tự đặt câu hỏi thắc mắc :smiling:.

Tuy nhiên gần đây ở Pháp sách truyện cổ tích, nếu xuất bản dưới dạng sách vở hay phim ảnh, có luật là phải có kết thúc êm ả, không nhất thiết là có hậu, nhưng cần có tính tích cực.

Còn về giáo viên Tây và VN, có lẽ mình may mắn gặp được nhiều thầy cô VN tâm lý. Chứ ở Tây thầy cô không tâm lý cũng nhiều lắm :D. Cũng là một đề tài được bàn nhiều trên tivi, sách báo và phim ảnh...
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
2,801
0
0

muathu

New Member
Ðề: Người Mỹ dạy bài học 'Cô bé lọ lem' như thế nào?

Chuyện cổ tích hay có những chi tiết "hãi hùng", "cay độc", "vô lý". Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng. Thay đổi các tình tiết câu văn có thể làm mất nhiều giá trị của nó. Vì thế nhiều nhà khoa học và tâm lý nói rằng, khi đọc truyện cổ tích không nên biến đổi và giản lược :smiling:. Trẻ con thông qua các biểu tượng trong chuyện cổ tích, học cách đối mặt với cái xấu, biết xử lý nỗi sợ hãi, biết có cách nhìn không dập khuôn của sự "có lý" thông thường, biết tự đặt câu hỏi thắc mắc :smiling:.
Có một lần em tranh luận truyện Tấm Cám với một cô bạn, cô ấy nói Tấm không tốt trả thù gì mà ác thế, và hình như có hẳn 1 topic nói về vấn đề cô Tấm ác, em không thể tranh luận vì bạn ấy là học sinh giỏi văn nhưng em có nói việc cô Tấm trả thù chẳng làm hư hỏng trẻ con như các bạn ấy nghĩ vì đơn cử em cũng đọc Tấm cám em cũng thương cô Tấm lắm và sau này nó ảnh hưởng cho em là thấy ai bị bắt nạt, ai khổ sở, bị chèn ép là em thương lắm :)
 
354
0
16

Mr_Ech

Member
Ðề: Người Mỹ dạy bài học 'Cô bé lọ lem' như thế nào?

Vấn đề ở chỗ là cho đến tận giờ chị mới thấy đúng là Tấm kinh, chứ cái hồi đi học, quả tình bị nhồi sọ tốt thật, suốt ngày ước lớn lên mình thành cô Tấm!
Trong chương trình Ngữ văn bọn em dạy bây giờ không còn truyện cổ tích Tấm Cám. Nhưng khi dạy đội tuyển học sinh giỏi chuyên đề về Truyện cổ tích thì em có nhắc đến. Và những thắc mắc cô Tấm ác vẫn được mang ra hỏi thầy rất cặn kẽ, :(.

Em thường giải thích với học sinh như này (chả biết có chính xác không nữa, ;)). Mỗi truyện cổ tích ra đời đều gắn với một thời đại lịch sử. Cách hành xử của nhân vật thực chất là đại diện cho cách hành xử của cộng đồng thời đó. Truyện cổ tích Tấm Cám thuộc nhóm những truyện ra đời sớm nhất. Và vào thời ấy, tư duy con người còn đơn giản, thiện ác phân minh. Cái ác cần bị trừng trị, càng "tận gốc tận rễ" càng tốt. Bởi thế, cô Cám mới bị dội nước sôi cho mà chết nhăn răng. Và mụ dì ghẻ thì ăn thịt con, sau đó lăn đùng ra chết. Và sự trừng trị ấy phải do cái thiện thực hiện. Bởi thế, cô Tấm mới ra tay. Đừng trách cô Tấm ác. Cô Tấm hành xử như vậy vì cộng đồng thời đó họ hành xử vậy, bởi quần chúng lao động cho rằng như thế mới xứng đáng để loại trừ cái ác ra khỏi cộng đồng của họ. Cô Tấm đại diện cho tư duy và cách hành xử của thời đại cô sống mà thôi. Suy nghĩ cô Tấm ác, là đã dùng cách tư duy, suy nghĩ của thời hiện đại để nhìn nhận một hiện tượng, một chi tiết của câu chuyện ra đời từ thời xa xưa, khi mà tư duy của quần chúng lao động còn đơn giản, chất phác.

Ngay nhan đề của tác phẩm đã phản ảnh cái mâu thuẫn chính trong truyện là "Tấm - Cám". Trong truyện, cô Tấm nhiều lần đấu tranh trực tiếp với cô Cám và cô Cám lại về "mách mẹ". Và trước những việc làm của bà mẹ, cô Cám "thản nhiên như không" và thụ hưởng thành quả. Trong cuộc tranh giành giữa Tấm và Cám, bà mẹ như một "công cụ" của cô Cám. Bởi thế, cô Cám bị trừng trị là đúng, có oan uổng gì đâu.

Những truyện cổ tích ra đời sau này đều có cách để cho nhân vật chính hành xử khôn ngoan hơn, bởi các lễ giáo, cách ứng xử thời đại quy định. Ví dụ: Thạch Sanh không giết Lý Thông mà tha cho về quê làm ăn. Nhưng nhân dân lại muốn trừng trị hắn nên đã mượn tay "trời" để đánh chết và hóa kiếp hắn thành bọ hung. Đó là cách "giữ tiếng" cho Thạch Sanh, để cho Thạch Sanh trở nên lý tưởng hơn (dẫu sao thì Lý Thông cũng là anh em kết nghĩa với Thạch Sanh. Thạch Sanh giết Lý Thông chả hóa ra là giết anh, bất nghĩa sao). Có điều đó là bởi vì, Truyện "Thạch Sanh" ra đời muộn, ở Tkỷ XVIII thì phải, khi mà lễ giáo PK đã có ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống và cách ứng xử của nhân dân.

Và chúng ta cần công nhận với nhau rằng, dù truyện cô Tấm bị cho là "ác" thế, nhưng trẻ con rất thích. Kể chuyện này cho bọn nhóc tì đứa nào cũng thích cô Tấm và chả kêu cô Tấm ác.

SGK giờ không dạy Tấm Cám. Có lẽ vì để tránh cái kết ấy. Nhưng em vẫn tiếc cái truyện cổ tích hàng đầu của Việt Nam ấy. Người VN, chả ai là không biết đến Tấm Cám, phải không ạh.

Ngoài lề: Em đã có lần lấy con mắt người hiện đại để đánh giá như thế. Đó là khi phân tích truyện Kiều. Ai cũng ngợi ca mối tình Kim-Kiều phải không ạh ? Em bảo cô giáo, đó không phải mối tình đẹp. Bởi Kim Trọng đâu phải là người yêu lý tưởng. Yêu Kiều thắm thiết đến độ khóc ầm ầm khi biết tin Kiều bán mình chuộc cha thì rõ rồi nhưng Kim Trọng cũng chẳng "từ" lấy Thúy Vân, vẫn cùng Thúy Vân sống cuộc sống êm đềm. Sau đó, khi Kiều hết 15 năm đoạn trường, lại đòi... lấy Thúy Kiều tiếp. Cái lý luận này của em được cô giáo lưu truyền đến mấy thế hệ học sinh học đội tuyển sau, hix.

- Có 1 bài văn của 1 HS phân tích về câu ca dao cực nổi tiếng: "Trong đầm gì đẹp bằng sen..... Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Em ý viết: "cần phải lên án cây sen. Sen mọc trong đầm, lớn lên cũng là nhờ bùn, xinh đẹp cũng nhờ bùn, tỏa hương cũng nhờ bùn, thế mà đã không có được 1 lời cám ơn, lại còn vô tình vô nghĩa để mà chê bai miệt thị bùn như thế".
Khi học chuyên nghiệp em cũng phân tích như em HS này đấy. Cả 3 câu trên, em phân tích hình ảnh sen rõ đẹp. Nhưng ở câu 4 thì sen là loài vô ơn. Sen mọc trong đầm, lớn lên nhờ bùn, đẹp nhờ bùn, tỏa hương nhờ bùn, thế mà lại còn vô tình vô nghĩa để mà chê bai miệt thị bùn.

Sau này em mới được đọc một bài của nhà văn Phùng Quán (hình như thế) cũng kết luận như thế và đề nghị đuổi cổ bài ca dao này ra khỏi kho tàng ca dao VN, :D.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
492
0
0

sweetlily

New Member
Ðề: Người Mỹ dạy bài học 'Cô bé lọ lem' như thế nào?

Ngoài lề: Em đã có lần lấy con mắt người hiện đại để đánh giá như thế. Đó là khi phân tích truyện Kiều. Ai cũng ngợi ca mối tình Kim-Kiều phải không ạh ? Em bảo cô giáo, đó không phải mối tình đẹp. Bởi Kim Trọng đâu phải là người yêu lý tưởng. Yêu Kiều thắm thiết đến độ khóc ầm ầm khi biết tin Kiều bán mình chuộc cha thì rõ rồi nhưng Kim Trọng cũng chẳng "từ" lấy Thúy Vân, vẫn cùng Thúy Vân sống cuộc sống êm đềm. Sau đó, khi Kiều hết 15 năm đoạn trường, lại đòi... lấy Thúy Kiều tiếp. Cái lý luận này của em được cô giáo lưu truyền đến mấy thế hệ học sinh học đội tuyển sau, hix.
Cái lý luận này được lưu truyền đến vài thế hệ, quả thật là cũng đáng :))
 
2,651
0
0

Khai Tâm

New Member
Ðề: Người Mỹ dạy bài học 'Cô bé lọ lem' như thế nào?

Ngày hôm qua đọc bài của thầy giáo Ếch ;), chỉ kịp nhấn "Cảm ơn" chứ không tiếp chuyện được. :x

Copy lại mọi người cùng đọc bài thơ Sen của cố nhà thơ Phùng Quán.

Sen

Phùng Quán
"Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"

Mặc cho câu ca được cả nước lưu truyền
Và đời vẫn tin là ca ngợi phẩm chất của sen.
Nhưng tôi không thể nào tin được
Câu ca này gốc gác tự nhân dân.
Bởi câu ca sặc mùi phản trắc
Của những phường bội nghĩa vong ân!

Vốn con cái của giai cấp cùng khổ
Chúng chòi lên cuộc đời quyền lực vàng son
Nghĩ đến mẹ cha chúng xấu hổ
Chúng mưu toan giấu che từ bỏ
Nói xa gần, chúng mượn chuyện sen
.... Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Tất cả là trong cái chữ "gần"
Chỉ một chữ mà ta thấu gan thấu ruột
Những manh tâm bội nghĩa vong ân.

Bùn với sen đâu phải chuyện gần?
Chính là sen mọc lên từ trong đó
Gốc của sen là thăm thẳm bùn đen
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh...
Tất cả, tất cả, tất cả!...
Là do bùn hôi nuôi dưỡng
Ngay cả hương thanh khiết ta đặt lên bàn thờ cúng
Cũng là xương thịt của bùn tanh!
Như nhân dân
Gian truân, thầm lặng, vô danh
Ðã sinh ra vĩ nhân, anh hùng, nghệ sĩ...

Nhân danh bùn
Nhân danh sen
Tôi đề nghị:
Ðuổi câu phản trắc này khỏi kho báu dân gian!


Có nhiều người bình bài thơ này, người đồng tình người phản đối, cũng là lẽ thường bởi một vấn đề luôn được nhìn bởi nhiều khía cạnh khác nhau. Nhìn theo khía cạnh của Phùng Quán, chữ "gần" không chỉ là "ở cạnh" mà có nghĩa hơn thế, có thể theo nhà thơ, chính là Sen được sinh ra từ Bùn. Và vì được Bùn sinh ra, nuôi dưỡng, câu tiếp theo đó có nhắc chữ "hôi tanh" vẻ như khinh khi nên Sen bị coi là phường phản trắc. Nhìn Sen, hay đánh giá Con Người, cũng một đạo lý như vậy mà thôi! Có thể ai đó nói rằng ôi đấy là bùn nhơ, một mặt khinh khi rẻ rúng, nhưng mặt khác vẫn cứ phải bám lấy mà sống. Thực đáng khinh hay đáng trọng?

Mặt khác, có lý luận lại cho rằng Sen là do cha mẹ Sen sinh ra, sống nơi bùn ao, vươn lên làm đẹp cho đời. Có một bài thơ không rõ tác giả, cũng xin trích lại:

Cha mẹ sen cũng là sen đó
Hương thơm tho theo gió bay xa
Bùn kia sen gá tấm thân
Tỏa hương thơm ngát hiến dâng cho đời.

Thế có kẻ nhận lầm nguồn gốc
Cho sen là phản trắc vong ơn.
Ví von xưa của cha ông
Nay thay đổi còn gì là đạo lý.

Người xưa dạy sống trong nhơ nhớp
Phải giữ lòng trong sạch như sen
Đem gian khổ làm đường tôi luyện
Góp hương thơm tỏa ngát muôn đời.

Ví lấy loài cây không đẹp đẽ
Gieo vào bùn, vun bón tốt tươi.
Cũng nơi sen sống chốn ao bùn
Sao không mang mùi hương thơm ngát?

Tâm hồn sen tự đã thanh cao
Vì thừa hưởng từ cha ông muôn thuở.
Nếu giống bùn màu sắc và mùi hương
Thì mới bảo sen quên ơn mất gốc!

Xin hết lời ca ngợi sen kia
Đừng nản chí vì người hay phân biệt
Chẳng cần bàn đến chuyện sạch nhơ
Vì chính sen đã chứng minh điều đó.


Bùn chẳng nhơ chẳng sạch
Sen chẳng sạch chẳng nhơ
Chỉ người ham tranh cãi
Mới có sạch có nhơ

Thực ra thì chẳng phải lỗi chị Sen, cũng chẳng phải lỗi bác Bùn, mà là do suy nghĩ của người đời. Nói thế nào cũng được cả :) Và trở lại bài học "Cô gái Lọ Lem", em thích thầy giáo truyền đạt lại cho học sinh cách tư duy, nhìn theo hướng tích cực nhưng vẫn sát với thực tế. Dạy không phải là đúc khuôn, mà hình thành cách suy nghĩ một cách toàn diện và công bằng.
 
4,154
2
38

Mít và Nem

Active Member
Ðề: Người Mỹ dạy bài học 'Cô bé lọ lem' như thế nào?

Cái Thiện và cái Ác đôi khi cũng thật khó phân định. Em rất ấn tượng khi xem một bộ phim Mỹ trên truyền hình lâu rồi em không nhớ tên.

Một đôi vợ chồng người da màu đi trên đường đột ngột bị hai người cảnh sát giữ lại hỏi giấy tờ và khám xét người xem có vũ khí không. Hai cảnh sát một già một trẻ, người trẻ mới đi làm. Người lớn tuổi này khám xét rất kỹ, khiến cho người vợ tức giận vì người cảnh sát dùng tay kiểm tra từ trên xuống dưới, người chồng cũng bực nhưng nén giận, còn người vợ thì ko chịu nổi cảm giác bị kiểm tra và tức giận người chồng vì nghĩ anh ko bảo vệ cô. Xung đột gần như lên đỉnh điểm khi người vợ nói chồng và gần như hai người đã có ý định kháng cự. Người cảnh sát lớn tuổi bắt đầu rút sung ra, và anh ta sẵn sàng bắn ngay lập tức nếu đôi vợ chồng này phản kháng. Người cảnh sát trẻ ra can ngăn hai vợ chồng và đề nghị hai người lên xe đi. Anh cảnh sát trẻ từ đó luôn có ấn tượng là anh kia ác.

Chuyển sang cảnh khác. Một hôm người vợ trẻ này đi đường, bị tai nạn, xe lật nhào, xăng chảy ra. Gần đó chiếc ô tô húc vào xe cô bốc cháy, và xăng từ xe của cô chảy ra gần đến xe kia, tình huống nguy hiểm cận kề. Vẫn là hai anh cảnh sát nói trên đi qua và trước tình thế nguy hiểm, người lớn tuổi đã lao vào để cứu người phụ nữ còn người trẻ tuổi cũng như các nhân viên cứu hộ ngăn anh ta lại vì sợ xe sẽ nổ khi anh kia chui vào. Đến lúc người phụ nữ nhìn thấy mặt người cảnh sát này, cô nhớ lại toàn bộ sự việc xảy ra lần trước và gào lên ko muốn anh này động vào người mình để lôi mình ra, nhưng người này vẫn kiên quyết lôi cô ra vừa kịp trước khi chiếc ô tô phát nổ.

Cuối cùng là cảnh chàng cảnh sát trẻ đi trên đường về nhà buổi tối, có một thanh niên vẫy xe đi nhờ. Có điều anh này tay cứ để trong túi quần và dường như đang cầm vật gì đó. Anh cảnh sát cho đi nhờ đột nhiên bỗng thấy lo lắng và yêu cầu anh kia rút tay ra nhưng thái độ dữ quá làm cậu thanh niên sợ ko rút tay ra ngay, và anh cảnh sát trẻ do quá sợ hãi đã nổ sung giết chết người thanh niên rồi vứt luôn xác anh ta trên đường vắng.

Câu chuyện đơn giản nhưng cho thấy không dễ mà phân định Thiện Ác. Trong tình huống này người ta là Thiện thì trong tình huống khác sẽ có thể là Ác và ngược lại.
 
492
0
0

sweetlily

New Member
Ðề: Người Mỹ dạy bài học 'Cô bé lọ lem' như thế nào?

@Mít Nem: phim này là phim Crash từ hồi năm 2004, được 3-4 giải Oscar gì đó. Phải công nhận là rất hay, chứa đựng nhiều hàm ý sâu xa.

@Mr_Ếch: hôm nay tò mò lên internet tìm xem bản gốc tiếng Anh của câu chuyện này ở đâu, hihi ko tìm đâu ra :D chỉ có duy nhất 1 cái link đã chết ngắc ngư từ 1 blog của Tàu, phải xem trong Cached mới thấy. Làm chị cũng nghi ngờ liệu có phải thực sự là bài học của "thày giáo Mỹ" hay ko, hay chỉ lấy đó làm cái tiêu đề để thu hút độc giả. Nhưng dù sao thì cũng phải công nhận là bài viết khá sáng tạo.

Còn chuyện Tấm Cám, nếu như cô Tấm làm như vậy do thời đó người ta làm vậy, còn về sau này Thạch Sanh lại tha chết cho Lý Thông, tại sao dân mình không thay đổi cái kết cục đó của cô Tấm đi, cho phù hợp với thời đại hiện nay, mà vẫn ko bị mất đi một câu chuyển cổ tích kinh điển của Việt Nam?
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Người Mỹ dạy bài học 'Cô bé lọ lem' như thế nào?

@Mít Nem: phim này là phim Crash từ hồi năm 2004, được 3-4 giải Oscar gì đó. Phải công nhận là rất hay, chứa đựng nhiều hàm ý sâu xa.

@Mr_Ếch: hôm nay tò mò lên internet tìm xem bản gốc tiếng Anh của câu chuyện này ở đâu, hihi ko tìm đâu ra :D chỉ có duy nhất 1 cái link đã chết ngắc ngư từ 1 blog của Tàu, phải xem trong Cached mới thấy. Làm chị cũng nghi ngờ liệu có phải thực sự là bài học của "thày giáo Mỹ" hay ko, hay chỉ lấy đó làm cái tiêu đề để thu hút độc giả. Nhưng dù sao thì cũng phải công nhận là bài viết khá sáng tạo.

Còn chuyện Tấm Cám, nếu như cô Tấm làm như vậy do thời đó người ta làm vậy, còn về sau này Thạch Sanh lại tha chết cho Lý Thông, tại sao dân mình không thay đổi cái kết cục đó của cô Tấm đi, cho phù hợp với thời đại hiện nay, mà vẫn ko bị mất đi một câu chuyển cổ tích kinh điển của Việt Nam?
Chị nghĩ thay đổi đi thì mất hẳn cái hay. Từng tình tiết có ý nghĩa sâu sa về cách nhìn thế giới lắm. Tấm ngã xuống sông, có chết đâu, thành Vàng Anh và sống lại đấy chứ. Những cách nhìn đó vẫn đúng cho ngày nay, nếu coi đó là metaphor. Nếu mà thay đổi, thì phải thay đổi cả Kinh Thánh mất.

Chị thấy đúng như Mít và Nem nói, tốt xấu luôn tồn tại song song trong mỗi người, trong mỗi xã hội, và tùy cách nhìn mà là tốt hay xấu. Còn câu thơ về sen, đó là do người ta cứ giảng là bùn mùi hôi tanh rồi suy ra kết luận chung là bùn xấu. Chứ đọc đúng câu thơ đó, cũng có thể hiểu sen chẳng chê bùn xấu về bản chất, chỉ nói lên đúng một thực tế là cây sen lớn lên cạnh bùn nhưng không nhuốm mùi của bùn. Cái tốt phát triển lên nhờ cả cái xấu. Đó là một nhân sinh quan rất phổ biến ở phương Đông và cả phương Tây.

Nếu cứ phân tích thẳng, từng từ từng chữ nghĩa đen, và ai cũng phải phân tích như nhau, thì còn nhiều câu như thế lắm.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
713
0
16

Virgo2007

Member
Ðề: Người Mỹ dạy bài học 'Cô bé lọ lem' như thế nào?

Tôi thì không nghĩ Ông Phùng Quán nghĩ hẹp như vậy. Sen và Bùn ở đây có "nói" gì nhau đâu và đâu có tranh sang - hèn, đúng - sai, xấu - đẹp. Đó là cách ông Phùng Quán hoặc mỗi chúng ta nghĩ ra và gán cho chúng đấy chứ...

Mới đọc tôi nghĩ rằng Phùng Quán là một nhà thực vật học, đang ra sức bảo vệ môi trường (đặc biệt là bùn) :D. Thơ nó không "thô" như vậy! Theo cách nhìn của tôi thì bài này đơn giản nói lên điều giản dị: Trong cùng một môi trường, hòan cảnh, mọi thứ đề có thể tồn tại và phát triển khác xa nhau về hình thức thể hiện mà mọi người có thể cảm nhận được. Tuy nhiên cảm nhận ở các mức độ khác nhau.

Đây là cách ví von thông thường mà đa phần mọi người cảm nhận được và những thông điệp kiểu này đã truyền tải được nhiều điều thiện trong suốt cuộc đời của mỗi chúng ta (trước khi nó được các nhà thơ kiêm nhà thực vật học mổ xẻ).

Và nếu nhìn theo cách của tôi thì cuộc sống của chúng ta chủ yếu dựa vào những thứ có mùi tanh và hôi (nước mắm, mắm tôm, cá thối (ướp chua ấy), mùi mồ hôi quyến rũ :), và nhiều cái có mùi tanh khác...) chứ thơm như... nước hoa thì ít dùng lắm. Nếu nghĩ như vậy thì có lẽ ở trên Sen đang bị chê thì phải??? Như vậy chắc vẫn phải giữ bài này trong kho tàng văn học của Việt Nam thôi.

TỨC CẢNH LÀM THƠ

Trong đầm chẳng thấy có Sen

Bởi vì ở dưới Bùn đen đâu còn

Có Bùn thì mới mọc sen

Có tanh mới có bông chen nhụy vàng

Nhụy vàng bông trắng lá xanh

Bởi vì Bùn có mùi tanh sen cần

Bùn hay Sen đẹp do ta cả

Mỗi cách nhìn thấy một cái hay

Quán Phùng mổ xẻ thẳng tay

E rằng cách ấy không hay chút nào

Người đời bảo sao không nhìn rộng

Lại lấy dao tự cứa vào tay???

(Thơ mới làm lúc nãy :D)


THAM KHẢO

- Tranh khỏa thân không hề tục tĩu mà sự tục tĩu là do những cái đầu xem nó sinh ra.

- Tất cả đều tương đối, đừng đem những cái riêng tuyệt đối để phán xét cái tổng thể.

- Nếu Tôi xem bông sen như một cô cave quần áo lụa là, nước hoa Pháp thơm phức, cô ta ở cùng một anh chàng xe ôm thật thà đến cáu bẩn, tình tình hiền lành (anh ta là bùn), thế mà cô ta chẳng học được đức tính gì tốt đẹp ở anh ta cả. Thì nếu đọc câu này lên thì là bùn được khen đấy! Chắc mọi người cũng lấy được ví dụ ngược theo cách nhìn của mình.
 
19
0
0

Hanguyen

New Member
Ðề: Người Mỹ dạy bài học 'Cô bé lọ lem' như thế nào?

Họ phân tích ra nghe hay nhỉ chị Cam. Đúng là phải đặt mình vào địa vị người khác thì sẽ hiểu người ta hơn.

Em vẫn hãi nhất chuyện Tấm Cám nhà mình, cố sao cũng ko hết hãi cái đoạn cuối cùng làm mắm Cám cho mẹ ghẻ ăn. :-&
Đọc topic này em lại nhớ hồi xưa đi thi học sinh giỏi, mình em cãi nhau với cả hội đồng thi văn để cuối cùng dành điểm 10 duy nhất.
Lí do: đề ra là " Anh chị hãy phát biểu đánh giá của mình về các nhân vật trong chuyện Tấm Cám".
Em nói đại ý là: những nét đẹp của Tấm và sự độc ác của mẹ con nhà Cám thì ai cũng biết rồi. Nhưng cái ác của mẹ con Cám lộ diện nên rất dễ nhận ra , và có thể đấu tranh trực tiếp. Nhưng cái ác của Tấm lại giấu mặt sau vỏ bọc nết na, dịu dàng...người ta không thể dễ dàng nhận ra để dấu tranh loại trừ nó. Đấy mới là cái ác đáng ghê sợ....
Thầy chấm em 3 điểm. Em kiện lên Hội đồng. Cuối cùng HĐ thi mời em lên tranh luận. Cuối cùng em đã chứng minh được ý kiến của mình.
Bao nhiêu năm đi học, em ghét nhất và hay nổi loạn để phản ứng kiểu giáo dục của VN, cứ khuôn sáo, như những con vẹt, ko có tý tự do tư duy nào hết.
 
Top