NGUYỆT SAN - Tìm hiểu các vấn đề xung quanh Nguyệt san - chuyện bình thường của chị em phụ nữ

10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Sau sinh bao lâu thì nguyệt san xuất hiện trở lại?


Thời điểm nguyệt san sẽ trở lại với các mẹ sau khi sinh em bé rất khác nhau và tùy thuộc vào cơ thể, việc cho con bú, hoàn cảnh của mỗi phụ nữ.

Tôi vừa sinh một em bé bụ bẫm gần 4 tháng nay. Tuy nhiên thời gian gần đây tôi cứ có cảm giác mình sắp "bị" lại. Thực tế, nguyệt san vẫn chưa có bất cứ dấu hiệu nào sắp trở lại với tôi. Tôi muốn biết rằng, bao lâu sau thời kỳ sinh đẻ và cho con bú thì nguyệt san lại tiếp tục ghé thăm?

Tôi có nên áp dụng một biện pháp tránh thai nào ngay thời điểm này không? Nói thật tôi rất sợ nhỡ kế hoạch nếu kinh nguyệt xuất hiện quá sớm!(Mẹ bé Ngọc Thảo, HCM)



Trả lời:

Mẹ bé Ngọc Thảo thân mến!

Thật khó để nói chính xác thời điểm nào thì nguyệt san sẽ bắt đầu xuất hiện với các phụ nữ sau khi sinh em bé. Bởi vì thời gian cô nàng đèn đỏ xuất hiện rất khác nhau ở mỗi chị em.


Có nhiều phụ nữ, khi sinh em bé xong phải mất rất lâu thời gian đèn đỏ mới xuất hiện trở lại. Nhưng lại có một số phụ nữ, nguyệt san xuất hiện khá sớm trong thời kỳ cho con bú. Điều này là hoàn toàn bình thường và tùy thuộc vào cơ thể, sự cho con bú và hoàn cảnh của bạn.
Thông thường nếu bạn cho con bú hoàn toàn thì thường sẽ có kinh sau tháng thứ 6 hoặc muộn hơn. Nhưng nếu bạn không cho con bú hoặc cho con bú không hoàn toàn thì kinh nguyệt sẽ trở lại từ 3 - 6 tuần sau sinh.

Theo đó, có vẻ như nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàm thì điều này sẽ giúp trì hoãn thời gian trở lại của nguyệt san, khiến nó xuất hiện muộn hơn. Ngược lại, nếu bạn không cho con bú sữa mẹ hoặc cho con bú bổ sung bằng sữa ngoài thì thời gian bị của bạn có thể sẽ trở lại sớm hơn và có thể bắt đầu trong vòng 3-8 tháng.




Nếu bạn đang cho con bú, thậm chí nguyệt san chưa xuất hiện ở bạn thì vẫn có thể bị rụng trứng. Vì vậy, nó có thể chứa đựng những yếu tố rủi ro khi nhiều mẹ thường dựa vào việc cho con bú sữa mẹ như là một phương pháp tránh thai thời kỳ này.

Một số mẹ đang cho con bú thường sử dụng sự mất kinh khi cho con bú như là một phương pháp tránh thai. Biện pháp này thực tế cũng có hiệu quả đến 98% nếu sử dụng đúng cách. Song một điều cần chia sẻ là biện pháp này có hiệu quả cao hay không hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào mức độ bạn thường xuyên cho bé yêu bú trong bao lâu.




Điều đó nói lên rằng, nếu con bạn dưới sáu tháng tuổi và được cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong cả ngày và đêm thì bạn khó có khả năng mang thai sớm trong giai đoạn này. Nhưng nếu bạn cho con bú sữa mẹ không hoàn toàn thì bạn nên cẩn trọng. Bạn có thể bắt đầu thời kỳ nguyệt san của mình một lần nữa vào bất cứ thời điểm từ 6 tuần -3 tháng sau khi sinh đấy!

Các chị em nên nhớ rằng cơ thể của bạn sẽ phát hành một quả trứng khoảng hai tuần trước khi nguyệt san đến. Vì vậy, trừ khi bạn quá nhạy cảm với sự khác lạ của cơ thể mới phát hiện ra được.



Cho nên sẽ an toàn hơn nhiều nếu phụ nữ sau sinh sử dụng ngay một biện pháp ngừa thai hiệu quả ngay sau khi bạn bắt đầu quan hệ tình dục trở lại để loại bỏ hết những nguy cơ mà sẽ làm bạn có thể thụ thai ngay cả trước khi bạn đã có nguyệt san đầu tiên sau sinh nở.


Thảo Nguyên (Theo babycentre)


0 Chia sẻ bài viết cho bạn bè qua:


Read more: http://afamily.vn/suc-khoe/20100911...i-nguyet-san-xuat-hien-tro-lai/#ixzz1GzhjTRnK
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: NGUYỆT SAN - Tìm hiểu các vấn đề xung quanh Nguyệt san - chuyện bình thường của chị em phụ nữ

Liệu có thể mang thai không khi vẫn có nguyệt san?

21-09-2010 11:00:00


Bạn biết không một khi cơ thể bạn bắt đầu sản xuất các hormone mang thai (hCG) thì chu kỳ nguyệt san bình thường của bạn sẽ dừng lại và biến mất.

Tháng này, tôi vẫn có kinh nguyệt bình thường nhưng không hiểu sao cơ thể tôi lại xuất hiện những triệu chứng lạ lắm. Chẳng hạn như tôi luôn cảm thấy buồn nôn, đầy bụng...giống như tôi đang có bầu mà không biết vậy.

Liệu có khi nào tôi vẫn có nguyệt san mà đang có bầu được không? (Cẩm Bình, Đà Nẵng)



Trả lời:

Chào Cẩm Bình!

Nếu như bạn vẫn có kinh nguyệt bình thường thì chắc chắn là bạn không thể đang mang bầu được bạn ạ. Bởi vì một khi cơ thể bạn bắt đầu sản xuất các hormone mang thai (hCG) thì chu kỳ nguyệt san bình thường của bạn sẽ dừng lại và tạm thời biến mất.

Do đó, đầu tiên bạn nên xác định lại xem máu xuất hiện ở vùng kín ấy có phải chính xác là máu nguyệt san hàng tháng hay không nhé hay chỉ là một chút máu như kiểu bị xuất huyết thôi? Đôi khi vào đầu thai kỳ, bạn có thể bị chảy một chút máu báo hiệu việc bạn đang mang thai đấy!



Những máu này có thể khiến bạn lầm tưởng là máu kinh nguyệt vì nó trông giống như những ngày "bị" bình thường của bạn. Tuy nhiên, những máu báo hiệu này thường ít hơn máu nguyệt san và nó xảy ra khi các hormone hCG đã kiểm soát phá vỡ chu kỳ kinh nguyệt của cơ thể bạn.

Ngoài ra, bạn có thể bị chảy máu vùng kín ở thời điểm khi cơ thể cấy trứng đã thụ tinh vào trong màng tử cung của bạn.

Vì thế, nếu cơ thể bạn bắt đầu có dấu hiệu gần giống với những triệu chứng sớm của thai kỳ và bạn nhận thấy bị xuất huyết chút máu đốm thì đây là một ý tưởng tốt để bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa bởi đôi khi nó có thể là một vấn đề cần quan tâm.



Chẳng hạn như, đôi khi chảy máu có thể là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu sự sẩy thai. Nếu điều này là sự thật, bạn sẽ cảm thấy máu nguyệt san không giống như lúc bình thường và kèm theo đau bụng dữ dội hoặc tình trạng chảy máu nhiều hơn.

Nếu máu của bạn chảy ra có màu tối màu hoặc chảy máu nhiều kèm theo cơn đau bụng dưới mạnh, đặc biệt là đau ở một bên bụng bạn nên gọi cho bác sĩ ngay. Bạn có thể đang mang thai ngoài tử cung và cần phải điều trị nhanh chóng.

Nhiều khả năng hơn nữa là việc chảy máu của bạn có thể không có gì đáng phải lo lắng. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn đang mang thai, họ có thể gợi ý để bạn tiến hành một xét nghiệm máu để kiểm tra hàm lượng hoóc môn trong cơ thể.



Nếu bác sĩ có bất kỳ những nghi ngờ nào, họ thường sẽ nhắc bạn phải tiến hành kiểm tra lại một lần nữa, điều này thường được thực hiện khi thai kỳ ở khoảng 12 tuần.


Lê Nhi (Theo babycentre)


0 Chia sẻ bài viết cho bạn bè qua:


Read more: http://afamily.vn/suc-khoe/20100911...ai-khong-khi-van-co-nguyet-san/#ixzz1GziJuUhQ
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: NGUYỆT SAN - Tìm hiểu các vấn đề xung quanh Nguyệt san - chuyện bình thường của chị em phụ nữ

8 việc chị em không nên làm trong ngày "nguyệt san"

28-11-2010 00:01:03
Trương Thu Hường (Theo meishichina)
Vào những "ngày ấy", các chị em không nên uống trà, không được đấm lưng dù có mỏi lưng, không mặc quần áo chật, ăn đồ chiên nướng....

1. Không nên đấm lưng

Trước, trong và sau kì nguyệt san, không ít chị em thường bị đau lưng. Để giảm cảm giác đau mỏi, chị em rất hay đấm lưng nhưng chính việc này lại “lợi bất cập hại” đấy.

Các triệu chứng: đau lưng, sưng bắp chân hoặc bụng dưới, đau vú, tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi và buồn ngủ... là những hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Chúng sẽ biến mất sau thời kì kinh nguyệt mà không cần điều trị.









Đối với triệu chứng đau mỏi ở vùng lưng, các bác sĩ lí giải là do trong thời kì này ở phụ nữ thường có biểu hiện của sự “ùn tắc” ở vùng xương chậu. Khi các chị em thường xuyên đấm lưng không những không khiến cho cơn đau mỏi bị đẩy lùi mà ngược lại càng làm tăng thêm tình trạng tắc nghẽn, làm ùn tắc hơn nữa tốc độ của máu lưu thông ở khu vực này. Từ đó có thể dẫn đến tình trạng rong kinh hoặc kinh nguyệt kéo dài.

Mặt khác, trong thời kì này, sức đề kháng của chị em mình bị giảm xuống đáng kể do niêm mạc tử cung bong ra. Nếu chị em đấm lưng thường xuyên sẽ gây tác động đến niêm mạc tử cung, làm cho những vết thương ở niêm mạc có thể bị nhiễm trùng cấp tính và gây nên bệnh phụ khoa mãn tính.

Mẹo nhỏ: Chị em bị đau lưng trong thời kì đèn đỏ không nên ngồi hoặc đứng nhiều. Tốt nhất chị em nên tìm một chỗ có thể ngả lưng. Như thế sẽ rất tốt cho sức khoẻ.

2. Không nên uống nhiều trà

Thường xuyên uống trà rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, trong thời kì kinh nguyệt, chị em nên ít uống trà hoặc tốt nhất là không nên uống trà.

Bởi vì trong trà có chứa một số chất tiền acid tannic, có thể kết hợp với một số loại thực phẩm hoặc sắt trong máu dẫn đến ngăn chặn sự hấp thụ tiêu hoá của sắt, cản trở việc sử dụng bình thường của sắt trong máu. Như vậy, nếu uống quá nhiều trà trong thời kì kinh nguyệt có thể làm rối loạn quá trình hấp thụ sắt, dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong cơ thể.


Ngoài ra, trong thời kì này, một số chị em thường có biểu hiện căng thẳng, khó chịu, bồn chồn, mất ngủ và một số triệu chứng kích thích thần kinh khác. Trong trà có chứa một lượng caffeine có thể kích thích hệ thần kinh, từ đó làm cho các triệu chứng trên trở nên trầm trọng, gây ảnh hưởng không tốt đối với sức khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần.

Mẹo nhỏ: Trong thời kì kinh nguyệt, chị em nên uống nước lọc ấm là thích hợp nhất.

3. Không nên mặc quần áo quá chật

Để giữ cho dáng người thanh mảnh, gọn gàng, nhiều chị em thích mặc quần áo chật hơn so với size thực tế của mình. Đây là một điều không tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là trong thời kì nguyệt san.

Khi mặc quần quá chật sẽ làm ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của máu, đông thời tăng ma sát giữa quần và cơ thể ở vùng chậu sẽ dẫn đến tình trạng ùn tắc và phù nề ở đáy chậu.


Trong khi đó, cấu tạo của bộ phận sinh dục nữ lại có nhiều nếp gấp thường xuyên tích tụ mồ hôi, bã nhờn, dịch tiết âm đạo… vì thế có rất nhiều vi khuẩn kí sinh trùng.

Nếu chị em mặc quần quá chật, đặc biệt là trong thời kì nguyệt san sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu và sinh sản.

Mẹo nhỏ: Mặc quần áo rộng rãi, thường xuyên rửa ráy để giữ cho vùng đáy chậu sạch, khô và thoải mái.

4. Không nên uống rượu

Các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng: đối với phụ nữ trong thời kì nguyệt san, uống rượu không chỉ dễ dàng bị say hơn bình thường, mà rượu còn có thể ngấm vào gan nhiều hơn và gây ra những tổn thương nghiêm trọng như rối loạn chức năng gan. Hơn nữa uống rượu còn làm cho lượng kinh nguyệt ra nhiều hơn, không tốt cho sức khoẻ.

Mẹo nhỏ: Không uống bất cứ một loại rượu nào, kể cả rượu vang nhẹ.


5. Không nên ăn các loại thực phẩm chiên

Chị em trong thời kì nguyệt san thường tăng sự tiết bã nhờn, da trở nên nhạy cảm hơn. Nếu ăn nhiều thức ăn chiên sẽ tạo gánh nặng cho sự bài tiết của da, là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá, viêm nang lông và làm sạm màu da. Mặt khác, ăn nhiều thực phẩm chiên trong thời kì này dễ làm tích tụ chất béo trong cơ thể, làm tăng nguy cơ bị béo phì.

Mẹo nhỏ: Không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, các thực phẩm chiên. Nên ăn nhiều các thực phẩm giàu sắt.

6. Không nên ăn thực phẩm tươi sống, thực phẩm lạnh

Trong thời kì kinh nguyệt, nếu ăn nhiều thực phẩm lạnh hoặc thực phẩm tươi sống sẽ làm cho cơ thể bị lạnh, dẫn đến tình trạng ứ đọng máu, từ đó có thể dẫn đến đau bụng kinh.


Mẹo nhỏ: Không ăn đồ lạnh ngay cả trong mùa hè. Nên ăn uống những loại đồ ăn ấm ấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông máu.

7. Không nên tập những bài tập thể dục cường độ cao

Tập thể dục là một thói quen tốt, tuy nhiên do những thay đổi của cơ thể trong thời kì nguyệt san, để tránh những ảnh hưởng không tốt đối với hệ miễn dịch của cơ thể, chị em nên tập những bài tập nhẹ nhàng.


Trong thời kì này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị giảm. Vì thế nếu tập những bài tập cần tiêu hao một lượng năng lượng lớn: chạy đường dài, nhảy, ném… sẽ làm gia tăng các triệu chứng khó chịu. Thậm chí có thể dẫn đến tình trạng rong kinh.

Mẹo nhỏ: Tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng, tốt nhất là đi bộ nhẹ nhàng.

8. Không nên quan hệ tình dục

Trong thời kì kinh nguyệt, bề mặt niêm mạc tử cung thường có những vết thương, cổ tử cung mở, hàm lượng axit ở âm đạo giảm, vì thế khả năng phòng chống vi khuẩn cũng giảm.


Nếu có quan hệ tình dục sẽ làm gia tăng lượng vi khuẩn trong âm đạo, dễ dẫn đến viêm phần phụ, viêm vùng chậu… ảnh hưởng không tốt đối với sức khoẻ.

Mẹo nhỏ: Kiềm chế ham muốn trong thời kì nguyệt san. Hãy tâm sự với chồng để được chia sẻ, cảm thông.



0 Chia sẻ bài viết cho bạn bè qua:


Read more: http://afamily.vn/suc-khoe/20101127...-nen-lam-trong-ngay-nguyet-san/#ixzz1GzifieXQ
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: NGUYỆT SAN - Tìm hiểu các vấn đề xung quanh Nguyệt san - chuyện bình thường của chị em phụ nữ

Giảm đau do “đèn đỏ” bằng chuyện ấy?




Tâm trạng bực bội, ngực đau, lưng đau… mỗi khi đèn đỏ có thể giảm đi nhiều nếu tần suất yêu của bạn đều đặn.

Mỗi tuần ít nhất “yêu” một lần

Theo báo cáo của trang web “ Sinh lý ngày nay” của Mỹ, chuyên gia y học giới tính , tiến sỹ Wen Nifoleide Cutler phát hiện: “yêu” đều đặn, có quy luật có thể điều hòa được kinh nguyệt. Đó chính là do, “chuyện ấy” có thể làm cho nữ giới có được chất kích thích tố có ích từ trên cơ thể của nam giới, từ đó ảnh hưởng đến tình trạng nội bài tiết trong cơ thể mình. “Chuyện ấy” càng có quy luật, mức độ bài tiết hormon nam trong cơ thể nữ giới sẽ càng ổn định, các phản ứng sinh lý tương quan, ví dụ như chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ dần dần ổn định.



Đau mỗi khi "đèn đỏ" khiến phụ nữ dễ cáu bẳn. Ảnh minh họa
Nói cụ thể hơn, mỗi tuần “yêu” một lần sẽ có thể làm cho chu kỳ kinh nguyệt điều tiết đến 29.5 ngày, và đây cũng là chu kỳ tốt nhất để duy trì sức khỏe nội bài tiết và khả năng sinh nở cho nữ giới.

Nếu tần suất của “chuyện ấy”thấp hơn 1 lần/ tuần thì hiệu quả lại rất kém, như thế thậm chí hoàn toàn không yêu thì hơn. Nhưng nếu cao hơn tần suất này, chỉ cần ở mức độ thích hợp thì cũng sẽ rất có lợi cho sức khỏe sinh lý của nữ giới.

Dùng ẩm thực khống chế đau bụng kinh

Vấn đề gây phiền phức tiếp theo cho nữ giới là đau bụng kinh. Đau bụng kinh sẽ làm cho nữ giới tay chân bị lạnh cóng, thường xuyên rớt mồ hôi lạnh, thậm chí nôn mửa, ngất, hôn mê. Chính vì thế rất nhiều nữ giới xem nước lạnh và hoa quả là kẻ thù của mình và ăn nhiều thực phẩm nóng ấm bồi bổ.

Rất nhiều người hiểu nhầm rằng, đau bụng kinh đều là do “thể chất có địa hàn, tử cung lạnh”, thực ra nguyên nhân thì rất nhiều.

Nếu vì một số bệnh như u cơ tử cung hoặc nội mạc tử cung ở vị trí khác nhau gây ra đau nhức thì phải nên kịp thời đi khám. Nếu tùy tiện ăn đồ nóng tẩm bổ, thì tất sẽ “ bổ càng nhanh, nội mạc sưng sẽ càng nhanh”.

Nếu vì tử cung hàn lạnh gây ra đau, thông thường nữ giới sẽ có lượng kinh nguyệt ít, kinh nguyệt kéo dài, đồng thời khi kinh nguyệt đến thì tử cung sẽ co đau nhức nghiêm trọng, kinh nguyệt bài tiết ra ngoài không đều. Những người phụ nữ thuộc loại này thì khi “đèn đỏ” hỏi thăm nên ăn một ít chocolate, uống nước gừng hoặc canh gừng, nước đường đỏ thì sẽ có tác dụng dần dần giảm nhẹ cơn đau.

Nếu vì tử cung hơi nóng, xương chậu xung huyết nhiều từ đó gây ra đau bụng kinh, phương pháp đảm bảo an toàn là ăn một số thức ăn hơi lạnh, ví dụ như hoa quả hoặc canh rau nhạt.

Kinh nguyệt không đều cần kịp thời kiểm tra có thai hay không

Phụ nữ đã có kinh nghiệm trong “chuyện ấy” thì chỉ cần xuất hiện kinh nguyệt không đều nên lập tức đi kiểm tra xem liệu mình có thai hay không.

Khi đi khám, phụ nữ trong độ tuổi sinh nở khi bị sẩy thai trong giai đoạn mới chớm thì sẽ xuất hiện chảy máu âm đạo, thông thường bị hiểu rằng là do kinh nguyệt không sạch; nhưng phụ nữ trong độ tuổi sinh nở thỉnh thoảng tắt kinh, thường bị hiểu nhầm là kinh nguyệt đến chậm. Nếu không lưu tâm trường hợp này thì nguy hiểm cực kỳ lớn”.

Sau khi bài trừ khả năng mang thai, nếu vẫn có vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn, ví dụ như hai tuần đến một lần, có thể làm cho nữ giới thiếu máu, cơ thể yếu, tốt nhất là nên uống thuốc đông y để giúp khống chế và điều tiết. Nếu chu kỳ quá dài, ví dụ như vượt quá 1,5 tháng- 2 tháng, hoặc là không có kinh nguyệt thì có thể làm cho nữ giới vô sinh, nên kiểm tra liệu có phải hoocmon bài tiết có vấn đề gì hay không?

Nếu dẫn đến chảy máu dị thường, có thể liên quan đến việc “chuyện ấy” trong thời kỳ kinh nguyệt, hoặc “chuyện ấy” kích thích quá mạnh. Nhưng nên lưu ý “chuyện ấy” trong thời kỳ kinh nguyệt dễ làm cho nữ giới bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục, chính vì thế nên tránh.



Theo VTC

 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: NGUYỆT SAN - Tìm hiểu các vấn đề xung quanh Nguyệt san - chuyện bình thường của chị em phụ nữ

Giảm bớt “mùi” trong ngày “đèn đỏ”

27-05-2010 07:17:06

Mỗi khi “ngày ấy” đến, chị em lại phải “nhăn mặt” khó chịu vì mùi ấy quá nặng. Một vài bí quyết sau sẽ giảm được nỗi lo khi ngày ấy cận kề.

Nguyên nhân gây mùi khó chịu khi ngày ấy đến chính là do hỗn hợp máu và niêm mạc tử cung. Ngoài ra, mồ hôi tiết ra cùng với bã nhờn của cơ thể cũng khiến cho mùi trở nên nặng hơn. Muốn cải thiện tình trạng này, cách tốt nhất chính là “cải thiện” vệ sinh trên cơ trên cơ thể.
Đối với những cô gái trẻ, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn khiến cho các hoocmone gây mùi cũng theo đó mà tăng, đây chính là nguyên nhân khiến làn da thường xuyên có dầu, mụn xuất hiện. Để tránh được tình trạng này, bạn nên vệ sinh vùng kín nhiều hơn, dùng các sản phẩm vệ sinh làm sạch và lấy khăn mềm thấm khô, tình hình sẽ được cải thiện.

Vệ sinh sạch sẽ là một trong những cách tốt nhất để hạn chế mùi khó chịu trong những ngày ấy.
Ngoài ra, trong thời gian “đèn đỏ”, không nên mặc đồ lót quá chật và bí. Hãy sử dụng đồ lót mỏng, chất liệu cotton là tốt nhất. Nên thường xuyên thay băng vệ sinh, cách khoảng từ 2 đến 3 tiếng nên thay một lần để tránh cảm giác ẩm ướt vùng kín. Với những chị em ra nhiều trong ngày đó thì nên rút ngắn thời gian thời gian thay băng để luôn có cảm giác khô thoáng.
Môt điều quan trọng hơn, đó chính là phải siêng tắm trong những ngày “ấy”. Tắm sẽ khiến cơ thể sạch sẽ và hạn chế mùi khó chịu. Bên cạnh đó, trong những ngày đèn đỏ, nên hạn chế ăn những thực phẩm có thể để lại mùi như tỏi…
Nắm được một vài bí quyết trên, chị em sẽ bớt lo lắng hơn khi ngày ấy đến gần.
Bảo Vy
Tổng hợp từ PC

 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: NGUYỆT SAN - Tìm hiểu các vấn đề xung quanh Nguyệt san - chuyện bình thường của chị em phụ nữ

4 cách trì hoãn nguyệt san theo ý muốn

28-10-2010 00:04:01

Nếu các chị em muốn tìm cách “delay” ngày nguyệt san của mình vì một lý do nào đó để tận hưởng những giây phút trọn vẹn nhất thì có thể sử dụng những biện pháp sau nhé!

Những lý do khiến chị em muốn "delay" ngày nguyệt san?

Thứ nhất, khi có 1 kỳ nghỉ ở biển, chuyến dã ngoại hay đang chuẩn bị cho ngày kết hôn sắp tới nhưng thật không may cô nàng nguyệt san lại rơi vào đúng những ngày đó thì những chị em thường muốn tìm cách “delay”chúng để tận hưởng những giây phút trọn vẹn nhất.



Thứ hai, bản thân nguyệt san đến vẫn thường gây cho bạn sự khó chịu. Các chị em thường có cảm giác thật không thoải mái, mệt mỏi và vướng víu khi phải dùng băng vệ sinh hoặc tampon trong những ngày ấy. Đôi khi đây cũng là một lý do khiến những chị em muốn trì hoãn tạm thời ngày đặc biệt này.

4 cách trì hoãn nguyệt san theo ý muốn

1. Sử dụng chế độ ăn kiêng

Giảm cân nhanh là một trong những lý do khiến nhiều bạn gái có chu kì kinh nguyệt không đều đặn. Nếu cân nặng của bạn dưới mức được khuyến cao có thể gây ra hiện tượng chậm kinh vài tháng một lần.

Điều này xảy ra khi bạn có một chế độ ăn quá ít chất béo. Vì vậy, ăn kiêng tức tốc có thể khiến nguyệt san tạm thời chưa ghé thăm vào đúng chu kì.


2. Luyện tập cường độ cao

Những người có cường độ vận động cao thường cũng không có chu kì kinh nguyệt ổn định, thường đó là những vận động viên chuyên nghiệp.

Ví dụ như ở môn thể dục dụng cụ, những người phải tập luyện thể thao với cường độ mạnh và kéo dài. Vì vậy nếu muốn có thể trì hoãn chu kì nguyệt san sắp tới, bạn có thể bắt đầu luyện tập với cường độ cao hằng ngày.


3. Tạo áp lực

Căng thẳng là một trong những lý do khiến nhiều bạn gái chậm kinh. Stress khiến mức estrogen giảm mạnh, có thể làm nguyệt san biến mất khi đến tháng.

Luôn bận rộn với công việc và không thư giãn một chút nào cả, bạn sẽ khiến ngày đèn đỏ sắp tới tạm thời biến mất đấy!


4. Dùng thuốc tránh thai

Tại Mỹ, một loại thuốc tránh thai mới đã được sản xuất để có thể giới hạn chu kỳ kinh nguyệt của bạn chỉ còn 4 lần một năm, trong khi sử dụng thuốc tránh thai truyền thống, chu kì nguyệt san của bạn vẫn sẽ hoạt động như bình thường, mà lượng nguyệt san sẽ không nhiều hay kéo dài hơn so với bình thường.


Với loại thuốc mới này, bạn phải uống mỗi ngày một viên vào thời gian nhất định trong 84 ngày và ngưng trong 7 ngày sau đó mới tiếp tục theo chỉ dẫn.

Nếu bạn muốn sử dụng loại thuốc tránh thai bình thường vỉ 21 viên thì sau khi uống hết một vỉ thuốc trước, bạn tiếp tục uống sang vỉ thuốc mới thay vì theo quy định bạn phải ngưng uống 1 tuần sau mỗi vỉ thuốc.

Việc dùng liên tục những viên thuốc tránh thai hàng ngày có chứa hormones này sẽ làm trì hoãn được nguyệt san của bạn do nồng độ hormone luôn được duy trì, không tụt xuống để tạo ra hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng.


Lưu ý:

Tuy có rất nhiều cách để trì hoãn nguyệt san nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng có hiệu quả vì thế rất nên nhờ sự tư vấn từ bác sĩ. Bên cạnh đó, không nên quá lạm dụng chúng vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.



Thanh Tâm (Theo Ehow)


Read more: http://afamily.vn/suc-khoe/20101027120656754/4-cach-tri-hoan-nguyet-san-theo-y-muon/#ixzz1GzjMk7Bf
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: NGUYỆT SAN - Tìm hiểu các vấn đề xung quanh Nguyệt san - chuyện bình thường của chị em phụ nữ

hu kỳ nguyệt san không đều có đáng lo?

28-07-2010 14:16:37

Thưa bác sĩ, cháu nghe nói chu kỳ nguyệt san đều là phải lặp lại sau mỗi 4 tuần và như vậy được coi là bình thường? Vậy nếu không chính xác khoảng 4 tuần thì có sao không ạ?

p { margin-bottom: 0.08in; } Trả lời: Trên thực tế không có số ngày kinh nguyệt chính xác cho tất cả mọi người.



Chu kỳ nguyệt san của một số bạn gái đến như đồng hồ điểm báo thức nhưng một số khác thì lại hơi lệch thời điểm vào mỗi tháng. Nhiều bạn gái có chu kỳ khá đều đặn nhưng trong một số dịp đặc biệt như áp lực thi cử, stress cũng có thể khiến cô nàng đèn đỏ không chịu “ló mặt” hoặc “giận hờn” đòi ra sớm. Nhưng tất cả hoàn toàn là bình thường.



Và cũng hoàn toàn tự nhiên nếu số ngày trong chu kỳ của bạn có sự thay đổi nào đó. Một số bạn, 1 thời điểm nào đó kinh nguyệt chỉ kéo dài 2 ngày thôi nhưng đôi khi có thể kéo dài hẳn một tuần. Đó là vì mức độ hormone trong cơ thể được sản sinh ra khác nhau ở mỗi một chu kỳ kế tiếp.



Hầu hết chu kỳ “bất thường” (kéo dài 2-3 năm kể từ ngày đầu tiên xuất hiện đèn đỏ) là một phần trong sự thay đổi thông thường khi ở tuổi dậy thì và sẽ “ngoan ngoãn” đi vào nề nếp khi qua tuổi này…



Tuy nhiên, có thể xuất hiện giai đoạn bất thường hoặc mất kinh nguyệt do thuốc, tập thể dục quá nhiều, giảm cân hoặc ăn không đủ lượng; mất cân bằng hormone (hormone tuyến giáp, hormone androgen - một loại hormone làm tăng trọng lượng các cơ, cân nặng, phát triển tóc, lông mặt và có giọng trầm như các cậu con trai). Lượng androgen cao còn gây ra những vi ô lông đáng ghét mà bạn gái không mong muốn như mọc ở mặt, cằm, ngực và bụng, đôi khi điều này liên quan tới việc béo phì nữa.

Theo Minh Anh
Dân trí/Kidshealth

 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: NGUYỆT SAN - Tìm hiểu các vấn đề xung quanh Nguyệt san - chuyện bình thường của chị em phụ nữ

Nguyệt san” thế nào thì nhất thiết phải đi khám bác sĩ?

14-02-2011 10:17:17
T. H - Theo Women
Có 7 vấn đề xảy ra trong giai đoạn này mà chị em không thể bỏ qua, bởi rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật của cơ thể bạn.

Những rắc rối trong giai đoạn “đèn đỏ” không còn là lạ với nhiều chị em phụ nữ. Có những người ngay lập tức hiểu rằng họ đang gặp vấn đề gì khi có các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng, đau chân hoặc một loạt các triệu chứng khác. Những triệu chứng này thường là tùy theo cơ địa mỗi người và sẽ tự hết sau một vài ngày hoặc sau khi kết thúc kì nguyệt san.

Tuy nhiên, có 7 vấn đề xảy ra trong giai đoạn này mà chị em không thể bỏ qua, bởi rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật của cơ thể bạn.

7. Máu kinh ra nhiều

Nhiều phụ nữ thường thấy máu kinh ra nhiều trong ngày đầu tiên, 2-3 ngày sau đó thì có giảm bớt đi một chút. Nhưng lại có chị em thấy máu ra nhiều và liên tục trong suốt những ngày “đèn đỏ”. Chu kì kinh nguyệt kéo dài và ngày nào cũng nhiều như nhau, dấu hiệu giảm đi không đáng là bao. Trong trường hợp này, chị em nên thay băng vệ sinh đều dặn và liên tục hàng giờ. Đồng thời, chị em nên ở khám bác sỹ phụ khoa để đảm bảo chu kì nguyệt san của mình không có vấn đề gì.



6. Đau quanh vùng bụng

Thông thường thì trước hoặc ngay khi đến chu kì bạn sẽ cảm thấy khó chịu quanh vùng bụng, vì khu vực này rất mềm và nhạy cảm. Những cảm giác này sẽ tự biến mất sau ngày đầu tiên hoặc vài ngày sau đó. Còn nếu bạn bị đau bụng trong suốt những ngày từ trước và trong tất cả những ngày có “đèn đỏ” thì tốt nhất bạn nên đi khám bệnh tổng thể để yên tâm hơn.

5. Đau đầu

Có nhiều chị em nói rằng, họ cảm thấy choáng váng và chóng mặt một chút trong những ngày có kinh nguyệt. Chuyện này cũng hoàn toàn bình thường và tự nhiên bởi cơ thể bạn đang bị mất máu. Tuy nhiên, trong trường hợp cảm thấy choáng váng và đau đầu nặng nề thì bạn nên đi khám bác sĩ. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do cơ thể bạn bị thiếu máu hoặc thiếu chất gì đó.



4. Chuột rút và đau nặng

Đa số phụ nữ có thể gặp phải hiện tượng chuột rút hoặc đau mỏi cơ thể một chút trong những ngày này. Hiện tượng này cũng là tự nhiên và cũng sẽ giảm dần, sau đó tự mất sau vài ngày. Còn nếu sau mấy ngày mà số lần chuột rút hoặc mức độ đau tăng lên thì hoàn toàn không bình thường. Lúc này, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để được xác định bệnh và điều trị thích hợp.

3. Liên tục chảy máu lâu hơn một tuần

Tùy theo cơ địa mỗi người mà có người chỉ thấy “đèn đỏ” trong khoảng 3-4 ngày, nhưng có người lên tới 5-6 ngày hoặc dài hơn một tuần. Nếu bạn nhận thấy rằng thời gian gian nguyệt san của mình bất thường kéo dài trên một tuần thì bạn nên chú ý để có thể đến khám bác sĩ kịp thời. Đặc biệt, trong trường hợp nguyệt san kéo dài khác thường, kèm theo đó là máu kinh ra nhiều liên tục, không có dấu hiệu chậm lại. Đây có thể là vấn đề liên quan đến phụ khoa.



2. Máu kinh bị vón cục

Trong một số trường hợp, máu kinh bị vón cục là hoàn toàn bình thường, và đa số chị em đều đã từng gặp trường hợp máu kinh của mình bị vón cục một chút. Thế nhưng, nếu thấy máu bị vón thành những cục lớn, và bị như vậy trong suốt kì nguyệt san thì chị em cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

1. Trễ kinh tới hơn 1 tháng

Có thể bạn sẽ cảm thấy vui mừng khi bị trễ kinh tới hơn một tháng mà lại không phải là có thai. Tuy nhiên, chị em nên biết rằng, việc mất kinh tới hơn một tháng có thể là cảnh báo của một sự “lộn xộn” trong cơ thể bạn. Nhất là trước đây, các kì kinh của bạn rất đều mà nay lại như vậy thì rất có thể có sự bất thường của một bộ phận cơ thể nào đó. Và việc đến khám bác sĩ sẽ không phải là thừa trong trường hợp này.



Trên đây là 7 vấn đề liên quan đến nguyệt san mà bạn không nên bỏ qua. Phụ nữ có những “kiểu” nguyệt san khác nhau, có người có cả 7 vấn đề trên nhưng toàn toàn bình thường. Nói như vậy không có nghĩa là ai cũng có thể coi thường sức khỏe sinh sản của mình được. Lời khuyên cho chị em quan tâm đến kì nguyệt san của mình là hãy đến khám bác sĩ khi thấy có bất kì dấu hiệu bất thường nào.



0 Chia sẻ bài viết cho bạn bè qua:

 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: NGUYỆT SAN - Tìm hiểu các vấn đề xung quanh Nguyệt san - chuyện bình thường của chị em phụ nữ

Phát hiện bệnh u xơ tử cung qua biểu hiện của "nguyệt san"

18-03-2011 14:00:00
Nhật Minh

kỳ kinh của bạn gái là bình thường. Nhưng trong một vài trường hợp, dấu hiệu khác thường của nguyệt san lại tố cáo bệnh u xơ tử cung.

Chào bác sỹ, năm nay em 28 tuổi, chưa lập gia đình. Bình thường em bị kinh nguyệt khá nhiều, nhưng hai lần kinh nguyệt gần đây em bị ra rất nhiều máu đông với kích thước rất lớn. Có lần em cảm thấy như là ộc hẳn ra ngoài. Hiện em rất lo lắng, không biết em có bị bệnh gì không? Mong bác sỹ sớm cho e lời khuyên. Em xin cảm ơn!

Trả lời:

Em gái thân mến!


Mỗi tháng ở buồng trứng có một nang trứng chín, lớp áo trong của nang sẽ tiết ra estrogen làm tái tạo và dầy nội mạc tử cung. Đến giữa chu kỳ, dưới ảnh hưởng của LH (Luteinizing Hormon) của tuyến yên, trứng thoát nang gọi là "rụng", vỏ trứng chuyển sang màu vàng gọi là hoàng thể. Hoàng thể tiết progesteron tiếp tay với estrogen để nội mạc dầy lên, ứ nước và tiết dịch chứa glycogen. Nội mạc tử cung dầy lên nhằm đón trứng đã thụ tinh về làm tổ. Nếu trứng không được thụ tinh thì nó teo lại, tan ra, còn hai hoóc môn thấy “hết việc” nên không làm gì nữa.

Nồng độ 2 hoóc môn trong máu giảm hẳn sẽ làm các mạch máu nuôi nội mạc tử cung co lại. Lúc đầu, chúng co giãn nhịp nhàng, sau co nhanh hơn rồi thít chặt như ta buộc sợi chỉ rồi đứt và một lượng máu chảy ra, đọng dưới nội mạc. Mấy ngày sau nội mạc suy dinh dưỡng bắt đầu bị bong tróc từng phần, cơn co tử cung sẽ giúp đẩy máu ra ngoài tạo kinh nguyệt.
Máu chảy ra rồi đọng dưới nội mạc tử cung. Ban đầu chúng đông lại, sau đó chừng một ngày, chất pasminogen trong máu sẽ làm tan cục máu đông, máu trở thành lỏng và chảy ra ngoài, vì thế thông thường ta thấy máu kinh không đông.
Nhưng có nhiều bạn gái đến chu kỳ kinh thì xuất hiện rất nhiều máu cục, thậm chí ra nhiều làm cho các bạn cảm thấy lo lắng. Thực tế đó là do những cục máu đông chưa đủ thời gian tan ra đã bị đẩy ra ngoài. Khi ấy bạn thấy bụng chướng và có những cơn đau bụng dưới rất rõ.
Hiện tượng máu cục xuất hiện trong những chu kỳ kinh của bạn gái là bình thường. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xuất hiện thường xuyên và mức độ của máu cục ra nhiều bất thường thì em nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, bởi vì u xơ hoặc pô – líp nội tử cũng thường gây ra hiện tượng huyết kinh nguyệt chứa nhiều máu cục.

Chúc em vui.

Thân ái!



Read more: http://afamily.vn/suc-khoe/20110317...g-qua-bieu-hien-cua-nguyet-san/#ixzz1Gzk8tCiZ
 
Top