ALnML
Super Moderator
Nhắn tin có thể làm hại khả năng đọc của não?
18/02/2012 10:40
(TNO) Thói quen nhắn tin có thể làm tổn hại đến khả năng đọc của não, theo phát hiện mới của Đại học Calgary (Canada).
Nhắn tin thường xuyên có thể phá hoại kỹ năng đọc của con người, theo kết quả cuộc nghiên cứu so sánh những người nghiện nhắn tin với nhóm người thích đọc sách báo hơn là hồi hộp chờ đợi tin nhắn từ điện thoại di động.
Theo đó, các chuyên gia phát hiện những người quá phụ thuộc vào “dế” bị mất đi khả năng hiểu thêm từ vựng mới, và không sẵn sàng đón nhận chúng. Đây là những phần chủ yếu của kỹ năng đọc.
Những người đọc theo ngôn ngữ in truyền thống, như trên sách báo và tạp chí, rất thoải mái trong việc chấp nhận và hiểu thêm từ mới.
“Chúng tôi từng cho rằng nhắn tin khuyến khích sự phát triển của ngôn ngữ tự do. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy đây là điều không đúng sự thật,” AFP dẫn lời chuyên gia Joan Lee tại Đại học Calgary.
Chuyên gia Lee cho rằng đọc sách báo in cho phép con người tiếp cận đến sự đa dạng và sáng tạo trong ngôn ngữ, vốn không tồn tại trong hoạt động giao tiếp bằng tiếng lóng qua tin nhắn mà chỉ có một nhóm nhỏ thành thạo.
Ngược lại, các cuộc nghiên cứu trước đây cho rằng nhắn tin giúp con người sáng tạo hơn với ngôn ngữ. Có người còn nói nhắn tin tương tự như thi ca, như nhà thơ đoạt giải thưởng Anh Carole Ann Duffy tuyên bố: “Thơ chính là một hình thái khác của nhắn tin”.
Hạo Nhiê
18/02/2012 10:40
(TNO) Thói quen nhắn tin có thể làm tổn hại đến khả năng đọc của não, theo phát hiện mới của Đại học Calgary (Canada).
Nhắn tin thường xuyên có thể phá hoại kỹ năng đọc của con người, theo kết quả cuộc nghiên cứu so sánh những người nghiện nhắn tin với nhóm người thích đọc sách báo hơn là hồi hộp chờ đợi tin nhắn từ điện thoại di động.
Theo đó, các chuyên gia phát hiện những người quá phụ thuộc vào “dế” bị mất đi khả năng hiểu thêm từ vựng mới, và không sẵn sàng đón nhận chúng. Đây là những phần chủ yếu của kỹ năng đọc.
Thói quen nhắn tin có thể làm tổn hại đến khả năng đọc của não - Ảnh: AFP |
“Chúng tôi từng cho rằng nhắn tin khuyến khích sự phát triển của ngôn ngữ tự do. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy đây là điều không đúng sự thật,” AFP dẫn lời chuyên gia Joan Lee tại Đại học Calgary.
Chuyên gia Lee cho rằng đọc sách báo in cho phép con người tiếp cận đến sự đa dạng và sáng tạo trong ngôn ngữ, vốn không tồn tại trong hoạt động giao tiếp bằng tiếng lóng qua tin nhắn mà chỉ có một nhóm nhỏ thành thạo.
Ngược lại, các cuộc nghiên cứu trước đây cho rằng nhắn tin giúp con người sáng tạo hơn với ngôn ngữ. Có người còn nói nhắn tin tương tự như thi ca, như nhà thơ đoạt giải thưởng Anh Carole Ann Duffy tuyên bố: “Thơ chính là một hình thái khác của nhắn tin”.
Hạo Nhiê