metyruoi
Active Member
(SK&ĐS) Gần đây có nhiều thông tin nói về các chất phóng xạ và sự nhiễm xạ, vậy các chất phóng xạ nhiễm vào thực phẩm như thế nào? Khi bị nhiễm xạ cơ thể có những biểu hiện gì? Làm thế nào để phòng chống nhiễm xạ do thực phẩm?
Các chất phóng xạ thoát ra từ những sự cố nhà máy điện hạt nhân, hay từ những vụ nổ hạt nhân dưới dạng bụi phóng xạ bay lơ lửng, gây ô nhiễm không khí, hoặc hòa tan gây ô nhiễm nguồn nước. Chất phóng xạ có thể phát tán rất xa nguồn phóng xạ, chúng rơi xuống từ không khí hoặc nước mưa, tuyết sẽ thẩm thấu qua bề mặt các loại rau quả, hay phủ lên thức ăn. Chất phóng xạ có thể nhiễm bám ở mặt ngoài rau quả, thực phẩm hoặc theo nguồn nước xâm nhập vào trong rau quả, theo thức ăn nước uống nhiễm vào cơ thể gia súc, gia cầm, cũng có thể len [FONT="][/FONT]lỏi vào các con sông, hồ và biển nơi mà cá và hải sản có thể nhiễm phải các chất này. Khi ăn các loại rau quả, lương thực, thực phẩm hoặc uống nước nhiễm phóng xạ sẽ làm tăng lượng chất phóng xạ trong cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe con người ở các mức độ khác nhau phụ thuộc vào lượng phóng xạ tích tụ trong cơ thể.
Ảnh hưởng của chất phóng xạ đến sức khỏe
Cho đến nay, theo các số liệu báo cáo, i-ốt phóng xạ là chất gây ô nhiễm chính và tập trung trong một số mẫu thực phẩm. I-ốt phóng xạ có chu kỳ bán rã là 8 ngày và phân hủy tự nhiên trong vòng vài tuần. Nếu ăn phải, nó có thể tích lũy trong cơ thể, đặc biệt là tuyến giáp, tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp, đặc biệt ở trẻ em. Ngoài ra là xe-zi, cesium phóng xạ cũng tìm thấy trong 1 số thực phẩm và nó thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe khi ăn phải những thực phẩm này. Một số thực phẩm sản xuất tại các khu vực mà bị ảnh hưởng bởi sự cố hạt nhân sẽ dễ bị ô nhiễm phóng xạ. Mức độ nhiễm xạ phụ thuộc vào loại chất phóng xạ và lượng phóng xạ phát ra hoặc vùng thực phẩm được sản xuất hoặc thu hoạch.
Mặc dù phóng xạ i-ốt trong thực phẩm rất đáng lo ngại nhưng chu kỳ tồn tại của chúng tương đối ngắn và sẽ tự nhiên phân rã hết sau khi chu kỳ hoạt động của nó kết thúc.
Trái ngược với i-ốt phóng xạ, xe-zi, cesium phóng xạ có thể tồn tại trong môi trường nhiều năm, nhiễm vào thực phẩm, lượng thực và là mối đe dọa cho sức khỏe con người.
Ngoài những sự cố hạt nhân, trong thực tế, cơ thể chúng ta còn luôn bị đe dọa bởi những loại bức xạ trong môi trường sống (như các loại tia rơngen, an-pha, bê-ta, gam-ma…) từ máy chụp X-quang, liệu pháp xạ trị trong điều trị ung thư, một số loại máy (vi tính, máy fax, máy in...).
Đã có một sự thống nhất quốc tế về mức độ phóng xạ trong các thực phẩm thương mại khi xảy ra các thảm họa hạt nhân. Tiêu chuẩn này viết tắt là GLs do FAO và WHO công bố.
Những thực phẩm có mức độ phóng xạ thấp dưới tiêu chuẩn GLs là an toàn đối với người sử dụng. Khi mức GLs cao hơn tiêu chuẩn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người với những biểu hiện: Buồn nôn và ói mửa là những triệu chứng sớm nhất của bệnh nhiễm phóng xạ. Liều lượng phóng xạ càng lớn thì triệu chứng này càng xuất hiện sớm. Khi phóng xạ đã bắt đầu lan rộng và xâm nhập vào từng tế bào trong cơ thể, nó sẽ kích thích thành ruột, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến tiêu chảy ra máu. Phóng xạ sẽ gây tổn thương cho nang tóc, thậm chí việc rụng tóc sẽ mang tính vĩnh viễn. Bệnh nhiễm phóng xạ sẽ dẫn đến tình trạng loét niêm mạc, có thể khiến cho mũi, họng, răng chảy máu tự nhiên, từ đó rất dễ gây ra chảy máu từ các bộ phận khác, thậm chí còn gây ra chứng nôn ra máu.
Nhiễm phóng xạ sẽ làm cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi, không sinh lực, giống như khi chúng ta bị cảm cúm. Hồng cầu giảm đi rõ rệt dẫn đến thiếu máu.
Phòng chống nhiễm xạ thực phẩm
Phòng chống nhiễm xạ phụ thuộc vào sự cảnh báo của cơ quan chức năng và những cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm có thiết bị đo mức độ nhiễm xạ.
Các chất phóng xạ bề mặt không thể làm ô nhiễm thực phẩm đã được đóng gói bằng giấy, nhựa…. Việc uống i-ốt ka-li là một cách ngăn chặn sự hấp thu, tích tụ của i-ốt phóng xạ tại tuyến giáp do đó sẽ bị đào thải ra ngoài cơ thể. Phòng tránh nhiễm xạ về cơ bản, ngoài các biện pháp như tránh xa vùng bị nhiễm xạ, che chắn chỗ ở kín đáo và không để rau quả, lương thực, thực phẩm tiếp xúc với vật dụng nghi ngờ nhiễm xạ, sử dụng thuốc khi cần thiết, ăn uống cẩn trọng để không đưa thực phẩm nhiễm xạ vào cơ thể là biện pháp phòng ngừa được các cơ quan chức năng khuyến cáo. Việc dùng các loại thực phẩm chứa hàm lượng cao vitamin C, vitamin A, vitamin E, i-ốt, kali, kẽm, chất xơ, các chất đặc biệt (như selenium, quercetin…) có tác dụng giúp cơ thể đào thải độc tố, chống ôxy hóa, tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm xạ.
BS. Bùi Hiền
Các chất phóng xạ thoát ra từ những sự cố nhà máy điện hạt nhân, hay từ những vụ nổ hạt nhân dưới dạng bụi phóng xạ bay lơ lửng, gây ô nhiễm không khí, hoặc hòa tan gây ô nhiễm nguồn nước. Chất phóng xạ có thể phát tán rất xa nguồn phóng xạ, chúng rơi xuống từ không khí hoặc nước mưa, tuyết sẽ thẩm thấu qua bề mặt các loại rau quả, hay phủ lên thức ăn. Chất phóng xạ có thể nhiễm bám ở mặt ngoài rau quả, thực phẩm hoặc theo nguồn nước xâm nhập vào trong rau quả, theo thức ăn nước uống nhiễm vào cơ thể gia súc, gia cầm, cũng có thể len [FONT="][/FONT]lỏi vào các con sông, hồ và biển nơi mà cá và hải sản có thể nhiễm phải các chất này. Khi ăn các loại rau quả, lương thực, thực phẩm hoặc uống nước nhiễm phóng xạ sẽ làm tăng lượng chất phóng xạ trong cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe con người ở các mức độ khác nhau phụ thuộc vào lượng phóng xạ tích tụ trong cơ thể.
Ảnh hưởng của chất phóng xạ đến sức khỏe
Cho đến nay, theo các số liệu báo cáo, i-ốt phóng xạ là chất gây ô nhiễm chính và tập trung trong một số mẫu thực phẩm. I-ốt phóng xạ có chu kỳ bán rã là 8 ngày và phân hủy tự nhiên trong vòng vài tuần. Nếu ăn phải, nó có thể tích lũy trong cơ thể, đặc biệt là tuyến giáp, tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp, đặc biệt ở trẻ em. Ngoài ra là xe-zi, cesium phóng xạ cũng tìm thấy trong 1 số thực phẩm và nó thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe khi ăn phải những thực phẩm này. Một số thực phẩm sản xuất tại các khu vực mà bị ảnh hưởng bởi sự cố hạt nhân sẽ dễ bị ô nhiễm phóng xạ. Mức độ nhiễm xạ phụ thuộc vào loại chất phóng xạ và lượng phóng xạ phát ra hoặc vùng thực phẩm được sản xuất hoặc thu hoạch.
Mặc dù phóng xạ i-ốt trong thực phẩm rất đáng lo ngại nhưng chu kỳ tồn tại của chúng tương đối ngắn và sẽ tự nhiên phân rã hết sau khi chu kỳ hoạt động của nó kết thúc.
Trái ngược với i-ốt phóng xạ, xe-zi, cesium phóng xạ có thể tồn tại trong môi trường nhiều năm, nhiễm vào thực phẩm, lượng thực và là mối đe dọa cho sức khỏe con người.
Ngoài những sự cố hạt nhân, trong thực tế, cơ thể chúng ta còn luôn bị đe dọa bởi những loại bức xạ trong môi trường sống (như các loại tia rơngen, an-pha, bê-ta, gam-ma…) từ máy chụp X-quang, liệu pháp xạ trị trong điều trị ung thư, một số loại máy (vi tính, máy fax, máy in...).
Đã có một sự thống nhất quốc tế về mức độ phóng xạ trong các thực phẩm thương mại khi xảy ra các thảm họa hạt nhân. Tiêu chuẩn này viết tắt là GLs do FAO và WHO công bố.
Những thực phẩm có mức độ phóng xạ thấp dưới tiêu chuẩn GLs là an toàn đối với người sử dụng. Khi mức GLs cao hơn tiêu chuẩn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người với những biểu hiện: Buồn nôn và ói mửa là những triệu chứng sớm nhất của bệnh nhiễm phóng xạ. Liều lượng phóng xạ càng lớn thì triệu chứng này càng xuất hiện sớm. Khi phóng xạ đã bắt đầu lan rộng và xâm nhập vào từng tế bào trong cơ thể, nó sẽ kích thích thành ruột, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến tiêu chảy ra máu. Phóng xạ sẽ gây tổn thương cho nang tóc, thậm chí việc rụng tóc sẽ mang tính vĩnh viễn. Bệnh nhiễm phóng xạ sẽ dẫn đến tình trạng loét niêm mạc, có thể khiến cho mũi, họng, răng chảy máu tự nhiên, từ đó rất dễ gây ra chảy máu từ các bộ phận khác, thậm chí còn gây ra chứng nôn ra máu.
Nhiễm phóng xạ sẽ làm cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi, không sinh lực, giống như khi chúng ta bị cảm cúm. Hồng cầu giảm đi rõ rệt dẫn đến thiếu máu.
Phòng chống nhiễm xạ thực phẩm
Phòng chống nhiễm xạ phụ thuộc vào sự cảnh báo của cơ quan chức năng và những cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm có thiết bị đo mức độ nhiễm xạ.
Các chất phóng xạ bề mặt không thể làm ô nhiễm thực phẩm đã được đóng gói bằng giấy, nhựa…. Việc uống i-ốt ka-li là một cách ngăn chặn sự hấp thu, tích tụ của i-ốt phóng xạ tại tuyến giáp do đó sẽ bị đào thải ra ngoài cơ thể. Phòng tránh nhiễm xạ về cơ bản, ngoài các biện pháp như tránh xa vùng bị nhiễm xạ, che chắn chỗ ở kín đáo và không để rau quả, lương thực, thực phẩm tiếp xúc với vật dụng nghi ngờ nhiễm xạ, sử dụng thuốc khi cần thiết, ăn uống cẩn trọng để không đưa thực phẩm nhiễm xạ vào cơ thể là biện pháp phòng ngừa được các cơ quan chức năng khuyến cáo. Việc dùng các loại thực phẩm chứa hàm lượng cao vitamin C, vitamin A, vitamin E, i-ốt, kali, kẽm, chất xơ, các chất đặc biệt (như selenium, quercetin…) có tác dụng giúp cơ thể đào thải độc tố, chống ôxy hóa, tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm xạ.
BS. Bùi Hiền