ALnML
Super Moderator
Nhọc nhằn bà mẹ đơn thân đi bước nữa
Cập nhật lúc 14/05/2011 07:05:00 AM (GMT+7)
- Người phụ nữ khi đã qua “một lần đò” lúc nào cũng mong muốn tìm được một gia đình sẵn sàng chấp nhận và yêu thương con riêng của mình. Nhưng để có thể lựa chọn là điều không dễ dàng.
http://vietnamnet.vn/vn/tin-nhanh/20655/bi-an-ngay-tan-the-sach-co-va-nha-tien-tri.html
Cần phải từ bỏ Linh đã lầm lỡ một lần khi trao tình yêu đầu đời với tất cả những gì đẹp đẽ nhất dành cho một người đàn ông không đáng tin cậy. Khi bị người đàn ông ấy bỏ rơi cô còn giữ lại cho mình một sinh linh nhỏ bé.
Cha mẹ Linh đã định cư ở xứ người được hơn 10 năm, riêng cô được cha mẹ gửi lại Việt Nam cùng ông bà, rồi dần dần bố mẹ quên luôn họ có một đứa con là Linh. Bởi vậy, tuy bị mối tình đầu phản bội, nhưng Linh vẫn kiên quyết giữ lại đứa con mà không hề cảm thấy ân hận. Mặc dù, khi giữ lại đứa trẻ, cô sẽ phải từ bỏ việc học, từ bỏ tương lai. Cô không muốn, mình trở thành một người nhẫn tâm như cha mẹ.
Dù có rất nhiều khó khăn, nhưng các bà mẹ cần tìm cho con mình một gia đình (ảnh: Xinhxinh.com )
Xinh đẹp, trẻ trung, Linh lại chọn con đường buôn bán để có thể kiếm tiền nhanh hơn, dồn mọi tâm sức để nuôi con. Không ít người con trai đắm đuối với sắc đẹp, sự thông minh, nhanh nhẹn nhưng cũng đầy nữ tính của cô, kể cả khi biết cô có một đứa con riêng, họ vẫn tình nguyện gắn bó với cô trọn đời.
Vậy mà, Linh lại chỉ cảm thấy rung động với Dũng một chàng trai kém cô 5 tuổi. Dũng chăm sóc cô, yêu thương con cô như chính con đẻ của anh, bên cạnh anh cô cảm thấy hạnh phúc, thanh thản. Khổ nỗi, Dũng là con đích tôn trong gia đình, cha mẹ, họ hàng lên tiếng phản đối kịch liệt. Buộc Linh một là phải từ bỏ con, hai là không bao giờ được gặp lại Dũng. Sử dụng mọi biện pháp, nhẹ nhàng thuyết phục có, kiên quyết bỏ nhà đi có, Dũng vẫn không thể thuyết phục cha mẹ anh chấp nhận.
Và cô đành phải chọn con đường từ bỏ tình yêu để trở về là một người mẹ xinh đẹp, đơn thân.
Toàn những điều không dễ dàng
Trường hợp của Linh không phải là trường hợp duy nhất về một người phụ nữ đẹp, nhưng lựa chọn cuộc sống độc thân vì mang trên mình gánh nặng của tình mẫu tử.
Mai Anh là một cô gái sinh ra trong gia đình cha mẹ làm công chức ở một tỉnh miền Trung. Từ khi trưởng thành đến lúc tìm được tình yêu và lập gia đình, mọi chuyện dường như rất suôn sẻ. Luôn đứng đầu lớp, vừa ra trường chị đã tìm được người mình yêu và lấy tình yêu đầu của mình làm chồng. Nhưng, ông trời chẳng cho không ai điều gì bao giờ. Khi vừa sinh đứa con trai đầu lòng thì một tai nạn bất ngờ đã cướp mất chồng chị, mất cha của con chiij.
Ôm nỗi đau lòng và đóng cửa trái tim mình từ khi người chồng ra đi, Mai Anh dành hết mọi tình cảm cho đứa con trai đầu lòng mà càng lớn càng giống cha.
“Gái một con trông mòn con mắt”, Mai Anh tuy vất vả nhưng luôn giữ được vẻ đẹp mặn mà, đằm thắm của người phụ nữ Việt Nam. Cũng rất nhiều vệ tinh vây xung quanh, mong muốn được chăm sóc cho mẹ con chị. Nhưng có quá nhiều nỗi lo lắng khiến trái tim chị vừa hé cửa đã đóng lại ngay lập tức, như: Liệu người đàn ông ấy có thực lòng yêu thương con trai mình? Đối với những người cũng đã “qua một lần đò” như chị thì liệu con cái họ có chấp nhận? Điều quan trọng hơn cả, chị sợ làm tổn thương tâm hồn non trẻ của đứa con, hạt ngọc mà chị vẫn thường nâng niu, chiều chuộng; Sợ nó không phù hợp với người cha kế, nhưng cũng thấy đau lòng khi chưa bao giờ con được gọi một tiếng Cha.
Cha mẹ luôn mong những đứa con trưởng thành và hạnh phúc, ngược lại, chúng cũng muốn mang đến hạnh phúc cho cha/mẹ (ảnh: Eva.vn)
Gặp toàn những chuyện không dễ dàng. Bởi vậy, nấn ná mãi, cho đến tận bây giờ Mai Anh vẫn chưa thể quyết định đi bước nữa hay không.
Con cái là gánh nặng khiến mẹ không thể tái hôn? Một trang web của Trung Quốc đã đưa ra vấn đề tái hôn của các bà mẹ độc thân như một chủ đề, để các cư dân mạng cùng thảo luận. Trong số hơn 100 người tham gia diễn đàn thì có tới 85% số người cho rằng việc tái hôn của bà mẹ đơn thân có rất nhiều khó khăn. Về vấn đề: con cái có phải trở ngại trong quá trình tái hôn của người phụ nữ hay không, 50% số người trả lời là “Có”, 25% cho là “Không” và khoảng 24% còn lại cho rằng vấn đề này không thể nói chắc chắn được.
Có những bà mẹ, vì muốn đi bước nữa, nhưng vướng bận con cái đã gửi con lại cho cha mẹ, hoặc tìm mọi cách giấu diếm. Chắc chắn, đó không phải là phương án hay, bởi: “cái kim trong bọc có ngày sẽ lộ ra”, đến khi đối phương phát hiện sự thật thì lòng tin sẽ mất đi mà không có gì lấy lại được
Nhưng các bà mẹ trẻ cũng không nên đóng kín cửa trái tim mình mà đôi lúc các bước ngoặt sẽ làm thay đổi cả dòng chảy của gia đình, nếu sự thay đổi ấy dựa trên một cơ sở chắc chắn và tạo được môi trường mới thuận lợi thì quả là điều hạnh phúc. Ở bất cứ đâu, bất cứ địa vị nào, bất cứ bạn là ai thì việc có một gia đình để hàng ngày trở về, có đủ cả cha, lẫn mẹ sẽ luôn là điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống.
Một cuộc khảo sát năm 2007 tại Mỹ với 354 bà mẹ đơn thân và 1.689 bà mẹ bình thường, cho thấy, tỉ lệ bà mẹ đơn thân bị mắc bệnh tâm thần hoặc có biểu hiện nặng nề về tâm lý chiếm 28,7%. Trong khi tỉ lệ này ở các bà mẹ bình thường chỉ 15,7%. Mặt khác, các bà mẹ đơn thân cũng nhận được dịch vụ sức khỏe kém hơn so với các bà mẹ bình thường, có gia đình đầy đủ. Một cuộc khảo sát rộng rãi ở Canada năm 2002 cũng cho thấy, có khoảng 11,2% bà mẹ đơn thân có triệu chứng trầm cảm và tỉ lệ này là gấp hai lần bà mẹ bình thường.
Do đó, việc giải thích cho các con hiểu không quan trọng bằng việc làm cho các con thấy tầm quan trọng của việc mẹ tìm cho chúng một người cha mới và rồi chúng sẽ cảm nhận được rằng, ít ra: con cũng có thêm một người thân thiết có thể đem lại hạnh phúc cho mẹ.
Thanh Mai (tổng hợp)
Cập nhật lúc 14/05/2011 07:05:00 AM (GMT+7)

http://vietnamnet.vn/vn/tin-nhanh/20655/bi-an-ngay-tan-the-sach-co-va-nha-tien-tri.html
Cần phải từ bỏ Linh đã lầm lỡ một lần khi trao tình yêu đầu đời với tất cả những gì đẹp đẽ nhất dành cho một người đàn ông không đáng tin cậy. Khi bị người đàn ông ấy bỏ rơi cô còn giữ lại cho mình một sinh linh nhỏ bé.
Cha mẹ Linh đã định cư ở xứ người được hơn 10 năm, riêng cô được cha mẹ gửi lại Việt Nam cùng ông bà, rồi dần dần bố mẹ quên luôn họ có một đứa con là Linh. Bởi vậy, tuy bị mối tình đầu phản bội, nhưng Linh vẫn kiên quyết giữ lại đứa con mà không hề cảm thấy ân hận. Mặc dù, khi giữ lại đứa trẻ, cô sẽ phải từ bỏ việc học, từ bỏ tương lai. Cô không muốn, mình trở thành một người nhẫn tâm như cha mẹ.

Xinh đẹp, trẻ trung, Linh lại chọn con đường buôn bán để có thể kiếm tiền nhanh hơn, dồn mọi tâm sức để nuôi con. Không ít người con trai đắm đuối với sắc đẹp, sự thông minh, nhanh nhẹn nhưng cũng đầy nữ tính của cô, kể cả khi biết cô có một đứa con riêng, họ vẫn tình nguyện gắn bó với cô trọn đời.
Vậy mà, Linh lại chỉ cảm thấy rung động với Dũng một chàng trai kém cô 5 tuổi. Dũng chăm sóc cô, yêu thương con cô như chính con đẻ của anh, bên cạnh anh cô cảm thấy hạnh phúc, thanh thản. Khổ nỗi, Dũng là con đích tôn trong gia đình, cha mẹ, họ hàng lên tiếng phản đối kịch liệt. Buộc Linh một là phải từ bỏ con, hai là không bao giờ được gặp lại Dũng. Sử dụng mọi biện pháp, nhẹ nhàng thuyết phục có, kiên quyết bỏ nhà đi có, Dũng vẫn không thể thuyết phục cha mẹ anh chấp nhận.
Và cô đành phải chọn con đường từ bỏ tình yêu để trở về là một người mẹ xinh đẹp, đơn thân.
Toàn những điều không dễ dàng
Trường hợp của Linh không phải là trường hợp duy nhất về một người phụ nữ đẹp, nhưng lựa chọn cuộc sống độc thân vì mang trên mình gánh nặng của tình mẫu tử.
Mai Anh là một cô gái sinh ra trong gia đình cha mẹ làm công chức ở một tỉnh miền Trung. Từ khi trưởng thành đến lúc tìm được tình yêu và lập gia đình, mọi chuyện dường như rất suôn sẻ. Luôn đứng đầu lớp, vừa ra trường chị đã tìm được người mình yêu và lấy tình yêu đầu của mình làm chồng. Nhưng, ông trời chẳng cho không ai điều gì bao giờ. Khi vừa sinh đứa con trai đầu lòng thì một tai nạn bất ngờ đã cướp mất chồng chị, mất cha của con chiij.
Ôm nỗi đau lòng và đóng cửa trái tim mình từ khi người chồng ra đi, Mai Anh dành hết mọi tình cảm cho đứa con trai đầu lòng mà càng lớn càng giống cha.
“Gái một con trông mòn con mắt”, Mai Anh tuy vất vả nhưng luôn giữ được vẻ đẹp mặn mà, đằm thắm của người phụ nữ Việt Nam. Cũng rất nhiều vệ tinh vây xung quanh, mong muốn được chăm sóc cho mẹ con chị. Nhưng có quá nhiều nỗi lo lắng khiến trái tim chị vừa hé cửa đã đóng lại ngay lập tức, như: Liệu người đàn ông ấy có thực lòng yêu thương con trai mình? Đối với những người cũng đã “qua một lần đò” như chị thì liệu con cái họ có chấp nhận? Điều quan trọng hơn cả, chị sợ làm tổn thương tâm hồn non trẻ của đứa con, hạt ngọc mà chị vẫn thường nâng niu, chiều chuộng; Sợ nó không phù hợp với người cha kế, nhưng cũng thấy đau lòng khi chưa bao giờ con được gọi một tiếng Cha.

Gặp toàn những chuyện không dễ dàng. Bởi vậy, nấn ná mãi, cho đến tận bây giờ Mai Anh vẫn chưa thể quyết định đi bước nữa hay không.
Con cái là gánh nặng khiến mẹ không thể tái hôn? Một trang web của Trung Quốc đã đưa ra vấn đề tái hôn của các bà mẹ độc thân như một chủ đề, để các cư dân mạng cùng thảo luận. Trong số hơn 100 người tham gia diễn đàn thì có tới 85% số người cho rằng việc tái hôn của bà mẹ đơn thân có rất nhiều khó khăn. Về vấn đề: con cái có phải trở ngại trong quá trình tái hôn của người phụ nữ hay không, 50% số người trả lời là “Có”, 25% cho là “Không” và khoảng 24% còn lại cho rằng vấn đề này không thể nói chắc chắn được.
Có những bà mẹ, vì muốn đi bước nữa, nhưng vướng bận con cái đã gửi con lại cho cha mẹ, hoặc tìm mọi cách giấu diếm. Chắc chắn, đó không phải là phương án hay, bởi: “cái kim trong bọc có ngày sẽ lộ ra”, đến khi đối phương phát hiện sự thật thì lòng tin sẽ mất đi mà không có gì lấy lại được
Nhưng các bà mẹ trẻ cũng không nên đóng kín cửa trái tim mình mà đôi lúc các bước ngoặt sẽ làm thay đổi cả dòng chảy của gia đình, nếu sự thay đổi ấy dựa trên một cơ sở chắc chắn và tạo được môi trường mới thuận lợi thì quả là điều hạnh phúc. Ở bất cứ đâu, bất cứ địa vị nào, bất cứ bạn là ai thì việc có một gia đình để hàng ngày trở về, có đủ cả cha, lẫn mẹ sẽ luôn là điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống.
Một cuộc khảo sát năm 2007 tại Mỹ với 354 bà mẹ đơn thân và 1.689 bà mẹ bình thường, cho thấy, tỉ lệ bà mẹ đơn thân bị mắc bệnh tâm thần hoặc có biểu hiện nặng nề về tâm lý chiếm 28,7%. Trong khi tỉ lệ này ở các bà mẹ bình thường chỉ 15,7%. Mặt khác, các bà mẹ đơn thân cũng nhận được dịch vụ sức khỏe kém hơn so với các bà mẹ bình thường, có gia đình đầy đủ. Một cuộc khảo sát rộng rãi ở Canada năm 2002 cũng cho thấy, có khoảng 11,2% bà mẹ đơn thân có triệu chứng trầm cảm và tỉ lệ này là gấp hai lần bà mẹ bình thường.
Do đó, việc giải thích cho các con hiểu không quan trọng bằng việc làm cho các con thấy tầm quan trọng của việc mẹ tìm cho chúng một người cha mới và rồi chúng sẽ cảm nhận được rằng, ít ra: con cũng có thêm một người thân thiết có thể đem lại hạnh phúc cho mẹ.
Thanh Mai (tổng hợp)