- 78
- 0
- 0
XiaoSinAFC
New Member
Trong lúc túng quẫn vì vợ mang bệnh tâm thần và đứa con trai duy nhất suy thận độ 4 thì bệnh viện đồng ý cho ông làm bảo vệ để có thêm tiền trang trải. Lương bảo vệ mỗi tháng 1 triệu đồng cho 2 người trọng bệnh chỉ như muối bỏ biển.
Ông Phạm Đức Châu và đứa con trai độc nhất đang thoi thóp vì căn bệnh suy thận mãn tính độ 4
Người đàn ông và gánh nặng 2 vai
Tôi gặp ông Phạm Đức Châu (xóm 9, xã Nghi Công Nam, Nghi Lộc, Nghệ An) tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Ngồi trước cổng khoa Nội tổng hợp với nhiệm vụ của một bảo vệ, ông cần mẫn mở, khép của cho các y, bác sỹ vào ra và nhã nhặn giải thích cho người nhà bệnh nhân chưa đến giờ thăm nom nên chưa được vào.
Gọi ông Châu "gánh nặng 2 vai" bởi một lúc ông phải gồng mình lo cho cả hai người thân yêu nhất của mình: bà vợ bị bệnh tâm thần 10 năm nay và người con trai độc nhất bị suy thuận độ 4 cùng một loạt chứng bệnh khác. Ông kể rằng ông đã từng có 2 đứa con và một gia đình hạnh phúc. Tuy nghèo khó nhưng vợ chồng ông cũng cố gắng nuôi con ăn học những mong sau này đời nó tươi sáng hơn cuộc đời cha mẹ.
Rồi bao nhiêu biến cố cuộc đời liên tiếp giáng xuống căn nhà nhỏ ấy, khiến nó càng u tịch hơn bởi vắng bặt tiếng cười. Cách đây 10 năm, khi người con thứ 2 đổ bệnh rồi mất đi cũng là khi bà vợ ông rơi vào trầm cảm. Biết căn nhà nhỏ này cần bàn tay của ông để vực dậy nhưng cứ ở nhà mà nhìn vợ héo hon, con gầy mòn thiếu thốn đủ bề ông không đành lòng. Phải kiếm tiền chữa chạy cho vợ! Ông quyết thế và nhắm mắt gửi vợ con cho nhà ngoại rồi ra Bắc làm thuê tích góp ít tiền bạc với hy vọng sẽ đưa vợ ông trở về là người đàn bà nhanh nhẹn, hoạt bát chứ không phải cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn như thế này.
Chưa đủ tiền chạy chữa, bệnh của bà Nguyễn Thị Ánh - vợ ông ngày càng nặng, bà gần như chẳng biết gì nữa. Thỉnh thoảng những hôm trở trời bà bỏ nhà đi lang thang khiến cả nhà ông bạc mắt đi tìm. Bệnh của bà Ánh chưa thể chữa trị thì đùng một cái, ông nhận được tin sét đánh: Phạm Đức Hùng - người con cả và là đứa con duy nhất còn lại của ông bị suy thận. Bệnh đã nặng lắm rồi, không chạy thận thì khó giữ được mạng sống.
Ông chạy đôn chạy đáo đưa con hết Hà Nội rồi về Nghệ An chạy chữa. Con “nhập hộ khẩu” bệnh viện thì ông cũng “tách khẩu” ở quê, gửi vợ cho em chăm nom rồi khăn gói theo con vào đây. “Con trai tôi gắn bó với khoa chạy thận nhân tạo này hơn 1 năm thì cũng là chừng ấy thời gian tôi cũng sống lay lắt tại đây. May mà lãnh đạo bệnh viện biết hoàn cảnh gia đình, thương tình cho tôi làm bảo vệ ở đây, không phải lo một nơi trú ngụ. Mỗi tháng 1 triệu đồng tiền công cũng như muối bỏ bể thôi khi có đến 2 người bệnh nặng”, ông Châu thở dài.
Công việc bảo vệ bệnh viện không giúp ông đủ chi phí trang trải cho bênh tật của vợ và con
Tiền không đủ chạy thận và truyền máu nên cả hai cha con ông phải ăn nín nhịn để tiết kiệm. Mỗi bữa ông chỉ mua một suất cơm bệnh viện đợi con ăn xong bố mới ăn phần còn lại. Thở còn không ra hơi nên Hùng cũng chỉ nuốt được vài thìa rồi nằm vật xuống vì không có thức ăn. Ông Châu thở dài: “Bệnh Hùng giờ nặng lắm rồi, mỗi tuần cháu phải chạy thận 3 lần, rồi truyền máu, tiêm đủ thứ thuốc. May đã có bảo hiểm hộ nghèo chi trả nên mỗi tháng cũng hết ngót 2 triệu chi phí chữa bệnh, đó là chưa kể tiền ăn uống của cả hai bố con, tôi không biết phải xoay xở thế nào nữa”.
Ông Võ Văn Long - Chủ tịch UBND xã Nghi Công Nam (Nghi Lộc, Nghệ An) cho biết: "Gia đình ông Phạm Đức Châu là hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của xã. Bà Nguyễn Thị Ánh thì bị tâm thần 10 năm nay, con trai thì suy thận, bản thân ông Châu cũng mang bệnh trong người. Vừa rồi xã cũng vận động các tổ chức, đoàn thể, cá nhân quyên góp ủng hộ nhưng cũng chẳng được bao nhiêu cả".
Em chỉ mong có thể đi lại được
Ngồi ngoài cổng nhưng thỉnh thoảng ông Châu lại chạy vào phòng bệnh xem con như thế nào. Căn bệnh suy thận độ 4 đã kéo thêm nhiều thứ bệnh khác hành hạ khiến cơ thể chàng trai 26 tuổi tiều tụy. Đôi mắt lờ đờ, da xanh tái, hơi thở khó nhọc đứt quãng, Hùng ngồi bất động trên giường bệnh, xung quanh là lỉnh kỉnh dây nhợ. Đã mấy tháng nay Hùng phải nhờ vào bình ôxi để duy trì những nhịp thở yếu ớt.
Nhà nghèo, mẹ bệnh tật nên Hùng chỉ học đến lớp 11 thì bỏ ngang rồi vào Nam đi làm. Hùng có năng khiếu về hội họa lại đam mê nghề thiết kế nội thất nên xin vào làm thuê trong một cửa hàng trang trí nội thất. Mỗi tháng kiếm 3-4 triệu đồng thì 2/3 trong số đó gửi về quê để dì chăm mẹ. Khi biết mình bị bệnh Hùng cũng không dám chạy chữa đến khi cơ thể không còn chịu đựng được thì đã muộn, thận của em hoàn toàn không còn chức năng lọc máu nữa.
Hùng phải nhờ vào bình ô xi để duy trì nhịp thở yếu ớt
Bác sỹ Phan Việt Tâm Anh - bác sỹ điều trị của Phạm Đức Hùng cho biết: “Hiện tại bệnh nhân Hùng đang mắc nhiều chứng bệnh do suy thận mãn tính độ 4 gây ra như suy tim, tăng huyết áp, thiếu máu nặng, chân phù to không thể tự đi lại được. Suy thận dẫn đến vô niệu hoàn toàn khiến bụng phình to đầy dịch. Bệnh quá nặng nên dù có chạy thận theo chu kỳ cũng khó nói trước được điều gì”.
Nhờ bố nhấc đôi chân teo phần bắp chân, đầu gối nhưng từ phía cổ chân xuống lại sưng phù, Hùng khó nhọc: “Em giờ chỉ mong có thể đi lại được nhưng giờ đến thở em còn không tự mình làm được thì còn mong chi nữa chị. Nếu được ra Hà Nội chạy thận 1-2 tuần thì có lẽ sẽ đỡ hơn nhưng tiền đâu ra mà đi. Lâu lắm rồi em không được về nhà, không được nhìn thấy mẹ. Nếu như em không bệnh thì hai bố con đã có thể kiếm đủ tiền để chữa bệnh cho mẹ rồi”.
Bụng trướng, chân phù... Hùng chỉ mong có thể tự đi lại được
“Em thì sống cũng như chết, chỉ từ phòng bệnh lên phòng chạy thận. Ngoài số tiền bảo hiểm mỗi tháng chi phí chạy thận mỗi tuần 3 lần, thở ôxi mỗi ngày 3 bình rồi truyền máu nữa cũng hết vài ba triệu. Bố em thì già rồi không thể gồng gánh gia đình được mấy hồi nữa. Cứ hết nằm rồi ngồi em lại hay nghĩ ngợi, nếu có việc gì đó mà làm thì chắc cũng đỡ đần bố được một phần.
Em nghĩ với thể trạng của em bây giờ thì không thể làm được việc nặng nhọc nhưng nếu có cái máy tính ở đây em sẽ cố gắng thiết kế các mẫu nội thất rồi bán cho những công ty có nhu cầu, trước đây em đã học qua đồ họa nên việc này sẽ không phức tạp lắm. Nhưng đến miếng ăn hàng ngày bố em còn lo không nổi thì tiền đâu mà mua máy tính... Nhiều lúc em nghĩ nếu em chết đi thì bố em đỡ khổ nhưng em mà chết thì bố biết sống vì ai nữa nên phải gắng gượng để sống” - Hùng tâm sự.
26 tuổi nhưng chỉ mong mình có thể đứng lên bằng đôi chân của mình, cái ước mong nhỏ bé ấy nghe thật xót xa. Có phép màu nào cho em không? Câu hỏi của tôi chìm đi trong cái lắc đầu bất lực của bác sỹ Tâm Anh…
http://dantri.com.vn/c167/s167-526291/nhoc-nhan-luong-bao-ve-g225nh-vo-t226m-than-con-suy-than.htm
Ông Phạm Đức Châu và đứa con trai độc nhất đang thoi thóp vì căn bệnh suy thận mãn tính độ 4
Người đàn ông và gánh nặng 2 vai
Tôi gặp ông Phạm Đức Châu (xóm 9, xã Nghi Công Nam, Nghi Lộc, Nghệ An) tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Ngồi trước cổng khoa Nội tổng hợp với nhiệm vụ của một bảo vệ, ông cần mẫn mở, khép của cho các y, bác sỹ vào ra và nhã nhặn giải thích cho người nhà bệnh nhân chưa đến giờ thăm nom nên chưa được vào.
Gọi ông Châu "gánh nặng 2 vai" bởi một lúc ông phải gồng mình lo cho cả hai người thân yêu nhất của mình: bà vợ bị bệnh tâm thần 10 năm nay và người con trai độc nhất bị suy thuận độ 4 cùng một loạt chứng bệnh khác. Ông kể rằng ông đã từng có 2 đứa con và một gia đình hạnh phúc. Tuy nghèo khó nhưng vợ chồng ông cũng cố gắng nuôi con ăn học những mong sau này đời nó tươi sáng hơn cuộc đời cha mẹ.
Rồi bao nhiêu biến cố cuộc đời liên tiếp giáng xuống căn nhà nhỏ ấy, khiến nó càng u tịch hơn bởi vắng bặt tiếng cười. Cách đây 10 năm, khi người con thứ 2 đổ bệnh rồi mất đi cũng là khi bà vợ ông rơi vào trầm cảm. Biết căn nhà nhỏ này cần bàn tay của ông để vực dậy nhưng cứ ở nhà mà nhìn vợ héo hon, con gầy mòn thiếu thốn đủ bề ông không đành lòng. Phải kiếm tiền chữa chạy cho vợ! Ông quyết thế và nhắm mắt gửi vợ con cho nhà ngoại rồi ra Bắc làm thuê tích góp ít tiền bạc với hy vọng sẽ đưa vợ ông trở về là người đàn bà nhanh nhẹn, hoạt bát chứ không phải cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn như thế này.
Chưa đủ tiền chạy chữa, bệnh của bà Nguyễn Thị Ánh - vợ ông ngày càng nặng, bà gần như chẳng biết gì nữa. Thỉnh thoảng những hôm trở trời bà bỏ nhà đi lang thang khiến cả nhà ông bạc mắt đi tìm. Bệnh của bà Ánh chưa thể chữa trị thì đùng một cái, ông nhận được tin sét đánh: Phạm Đức Hùng - người con cả và là đứa con duy nhất còn lại của ông bị suy thận. Bệnh đã nặng lắm rồi, không chạy thận thì khó giữ được mạng sống.
Ông chạy đôn chạy đáo đưa con hết Hà Nội rồi về Nghệ An chạy chữa. Con “nhập hộ khẩu” bệnh viện thì ông cũng “tách khẩu” ở quê, gửi vợ cho em chăm nom rồi khăn gói theo con vào đây. “Con trai tôi gắn bó với khoa chạy thận nhân tạo này hơn 1 năm thì cũng là chừng ấy thời gian tôi cũng sống lay lắt tại đây. May mà lãnh đạo bệnh viện biết hoàn cảnh gia đình, thương tình cho tôi làm bảo vệ ở đây, không phải lo một nơi trú ngụ. Mỗi tháng 1 triệu đồng tiền công cũng như muối bỏ bể thôi khi có đến 2 người bệnh nặng”, ông Châu thở dài.
Công việc bảo vệ bệnh viện không giúp ông đủ chi phí trang trải cho bênh tật của vợ và con
Tiền không đủ chạy thận và truyền máu nên cả hai cha con ông phải ăn nín nhịn để tiết kiệm. Mỗi bữa ông chỉ mua một suất cơm bệnh viện đợi con ăn xong bố mới ăn phần còn lại. Thở còn không ra hơi nên Hùng cũng chỉ nuốt được vài thìa rồi nằm vật xuống vì không có thức ăn. Ông Châu thở dài: “Bệnh Hùng giờ nặng lắm rồi, mỗi tuần cháu phải chạy thận 3 lần, rồi truyền máu, tiêm đủ thứ thuốc. May đã có bảo hiểm hộ nghèo chi trả nên mỗi tháng cũng hết ngót 2 triệu chi phí chữa bệnh, đó là chưa kể tiền ăn uống của cả hai bố con, tôi không biết phải xoay xở thế nào nữa”.
Ông Võ Văn Long - Chủ tịch UBND xã Nghi Công Nam (Nghi Lộc, Nghệ An) cho biết: "Gia đình ông Phạm Đức Châu là hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của xã. Bà Nguyễn Thị Ánh thì bị tâm thần 10 năm nay, con trai thì suy thận, bản thân ông Châu cũng mang bệnh trong người. Vừa rồi xã cũng vận động các tổ chức, đoàn thể, cá nhân quyên góp ủng hộ nhưng cũng chẳng được bao nhiêu cả".
Em chỉ mong có thể đi lại được
Ngồi ngoài cổng nhưng thỉnh thoảng ông Châu lại chạy vào phòng bệnh xem con như thế nào. Căn bệnh suy thận độ 4 đã kéo thêm nhiều thứ bệnh khác hành hạ khiến cơ thể chàng trai 26 tuổi tiều tụy. Đôi mắt lờ đờ, da xanh tái, hơi thở khó nhọc đứt quãng, Hùng ngồi bất động trên giường bệnh, xung quanh là lỉnh kỉnh dây nhợ. Đã mấy tháng nay Hùng phải nhờ vào bình ôxi để duy trì những nhịp thở yếu ớt.
Nhà nghèo, mẹ bệnh tật nên Hùng chỉ học đến lớp 11 thì bỏ ngang rồi vào Nam đi làm. Hùng có năng khiếu về hội họa lại đam mê nghề thiết kế nội thất nên xin vào làm thuê trong một cửa hàng trang trí nội thất. Mỗi tháng kiếm 3-4 triệu đồng thì 2/3 trong số đó gửi về quê để dì chăm mẹ. Khi biết mình bị bệnh Hùng cũng không dám chạy chữa đến khi cơ thể không còn chịu đựng được thì đã muộn, thận của em hoàn toàn không còn chức năng lọc máu nữa.
Hùng phải nhờ vào bình ô xi để duy trì nhịp thở yếu ớt
Bác sỹ Phan Việt Tâm Anh - bác sỹ điều trị của Phạm Đức Hùng cho biết: “Hiện tại bệnh nhân Hùng đang mắc nhiều chứng bệnh do suy thận mãn tính độ 4 gây ra như suy tim, tăng huyết áp, thiếu máu nặng, chân phù to không thể tự đi lại được. Suy thận dẫn đến vô niệu hoàn toàn khiến bụng phình to đầy dịch. Bệnh quá nặng nên dù có chạy thận theo chu kỳ cũng khó nói trước được điều gì”.
Nhờ bố nhấc đôi chân teo phần bắp chân, đầu gối nhưng từ phía cổ chân xuống lại sưng phù, Hùng khó nhọc: “Em giờ chỉ mong có thể đi lại được nhưng giờ đến thở em còn không tự mình làm được thì còn mong chi nữa chị. Nếu được ra Hà Nội chạy thận 1-2 tuần thì có lẽ sẽ đỡ hơn nhưng tiền đâu ra mà đi. Lâu lắm rồi em không được về nhà, không được nhìn thấy mẹ. Nếu như em không bệnh thì hai bố con đã có thể kiếm đủ tiền để chữa bệnh cho mẹ rồi”.
Bụng trướng, chân phù... Hùng chỉ mong có thể tự đi lại được
“Em thì sống cũng như chết, chỉ từ phòng bệnh lên phòng chạy thận. Ngoài số tiền bảo hiểm mỗi tháng chi phí chạy thận mỗi tuần 3 lần, thở ôxi mỗi ngày 3 bình rồi truyền máu nữa cũng hết vài ba triệu. Bố em thì già rồi không thể gồng gánh gia đình được mấy hồi nữa. Cứ hết nằm rồi ngồi em lại hay nghĩ ngợi, nếu có việc gì đó mà làm thì chắc cũng đỡ đần bố được một phần.
Em nghĩ với thể trạng của em bây giờ thì không thể làm được việc nặng nhọc nhưng nếu có cái máy tính ở đây em sẽ cố gắng thiết kế các mẫu nội thất rồi bán cho những công ty có nhu cầu, trước đây em đã học qua đồ họa nên việc này sẽ không phức tạp lắm. Nhưng đến miếng ăn hàng ngày bố em còn lo không nổi thì tiền đâu mà mua máy tính... Nhiều lúc em nghĩ nếu em chết đi thì bố em đỡ khổ nhưng em mà chết thì bố biết sống vì ai nữa nên phải gắng gượng để sống” - Hùng tâm sự.
26 tuổi nhưng chỉ mong mình có thể đứng lên bằng đôi chân của mình, cái ước mong nhỏ bé ấy nghe thật xót xa. Có phép màu nào cho em không? Câu hỏi của tôi chìm đi trong cái lắc đầu bất lực của bác sỹ Tâm Anh…
http://dantri.com.vn/c167/s167-526291/nhoc-nhan-luong-bao-ve-g225nh-vo-t226m-than-con-suy-than.htm