Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 3 - 6 tuổi

6
0
0

ctvparentslink87

New Member
Khi trẻ 3 - 6 tuổi có sự phát triển cân nặng chênh lệch hơn 15% cân nặng chuẩn thì chứng tỏ trẻ có vấn đề về dinh dưỡng, dẫn tới việc trẻ bị thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng béo phì. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm đến đặc điểm phát triển của trẻ và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn này.

Đặc điểm phát triển của trẻ

Trẻ ở độ tuổi này đã có thể kiểm soát được những động tác của mình như: chạy, nhảy… và phạm vi hoạt động của trẻ tương đối lớn. Trẻ có thể học vẽ, viết chữ…, biết dùng ngôn ngữ để biểu đạt ý muốn của bản thân như: hát, kể lại những câu chuyện đã nghe. Giai đoạn này, một số trẻ được bồi dưỡng đặc biệt nên có một vài tư chất vượt xa so với trẻ em bình thường.
Các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng, sự phát triển trí não của trẻ 3 tuổi gần bằng so với người bình thường. Não là vật chất cơ bản cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Hơn nữa, sự phát triển của não lại có quan hệ mật thiết với việc cung cấp các chất dinh dưỡng, nhất là việc cung cấp prôtêin.

Chúng ta có thể kiểm tra trọng lượng và chiều cao ở từng độ tuổi của trẻ để biết được thể trạng sức khỏe của bé.


Sau đây là cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ trong giai đoạn này theo chuẩn tăng trưởng mới của WHO.



Đối với bé gái


Tuổi
Bình thường
Suy dinh dưỡng
Thừa cân
3 tuổi
13,9 kg - 95,1 cm
10,8 kg - 87,4 cm
18,1 kg
4 tuổi
16,1 kg - 102,7 cm
12,3 kg - 94,1 cm
21,5 kg
5 tuổi
18,2 kg - 109,4 cm
13,7 kg - 99,9 cm
24,9 kg
Đối với bé trai


Tuổi
Trung bình
Suy dinh dưỡng
Thừa cân
3 tuổi
14,3 kg - 96,1 cm
11,3 kg - 88,7 cm
18,3 kg
4 tuổi
16,3 kg - 103,3 cm
12,7 kg - 94,9 cm
21,2 kg
5 tuổi
18,3 kg - 110 cm
14,1 kg -100,7 cm
24,2 kg
Các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ

Có hơn 60 chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí thông minh của trẻ ở lứa tuổi này, bao gồm 6 loại: protein, mỡ, đường, vitamin, khoáng chất và nước. Trong đó, mỡ, đường và vitamin là ba khoáng chất quan trọng nhất.

Chất béo

Dầu và mỡ cung cấp năng lượng trong bữa ăn của trẻ, làm cho thức ăn lỏng, mềm, tạo cảm giác ngon miệng. Nó cũng là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Các vitamin này chỉ hấp thu được khi chế độ ăn có đủ dầu mỡ. Ở lứa tuổi 3 - 6, trẻ cần khoảng 3g dầu mỡ một ngày.
Nên cho trẻ ăn cả dầu và mỡ, nhất là mỡ các loại gia cầm như gà, ngan, vịt… vì chúng chứa nhiều axit béo chưa no cần thiết cho sự phát triển của trẻ, nhất là các tế bào não.
Cung cấp cho trẻ một lượng mỡ nhất định là rất cần thiết. Nếu trong một thời gian dài lượng mỡ không được cung cấp đầy đủ sẽ ảnh hưởng tới dinh dưỡng, hạn chế chiều cao. Còn nếu lượng mỡ quá nhiều sẽ dẫn tới béo phì, mỡ trong máu cao, tiêu hóa không tốt.

Prôtêin

Prôtêin do các chất acid amin cấu thành, có tất cả 20 loại acid amin, trong đó có 8 loại acid amin phải lấy từ đồ ăn hay còn gọi là acid amin bắt buộc. Còn các acid amin khác được sản sinh từ trong cơ thể con người, nói một cách tương đối, nó không quan trọng bằng các acid amin bắt buộc.

Đồ ăn chứa protein được chia làm 2 loại:

Đồ ăn có chứa nhiều protein: Hàm lượng acid amin ở các đồ ăn này cao nhất, tỉ lệ trong các đồ ăn cũng rất phù hợp với nhu cầu của cơ thể như: thịt, cá, các loại sữa…


Đồ ăn có chứa một phần protein: Những đồ ăn này thiếu acid amin hoặc có một lượng rất thấp, tỉ lệ không phù hợp với cơ thể con người. Đó là các đồ ăn được chế biến chủ yếu từ thực vật như: các loại ngũ cốc, các loại đỗ, các loại rau...
Những đồ ăn có chứa hàm lượng protein cao (hay còn gọi là protein động vật) có lượng acid amin cần thiết, nó có giá trị "dinh dưỡng" tương đối cao, vì thế trong các bữa ăn cần phải cung cấp đầy đủ.
Lứa tuổi nhi đồng đang độ tuổi phát triển nhanh chóng về thể chất và trí tuệ nên lượng prôtêin cần thiết về thể chất và trí tuệ so với người trưởng thành là rất cao. Trẻ ở tuổi 3 - 6 phải cần một lượng protein từ 25 - 30g một ngày. Trong đó, protein từ thịt, trứng, sữa, cá, các loại đỗ phải chiếm 50%.
Nếu chất lượng protein được cung cấp không tốt, hoặc số lượng không đầy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh của trẻ. Thậm chí, nó còn làm giảm khả năng miễn dịch, chống lại bệnh tật của trẻ, gián tiếp làm giảm sự phát triển của trí não. Nhưng trong thời gian dài nếu cung cấp lượng prôtein thừa sẽ có hại đối với sức khỏe và dẫn đến không thể tiêu thụ hết.
Đường
Các loại đường chủ yếu là cung cấp nhiệt năng cho cơ thể. Trẻ 3 - 6 tuổi mỗi ngày cần 15g đường. Đường có trong các loại thức ăn như: ngũ cốc, sữa, hoa quả, các loại đỗ, rau.

Nếu cung cấp đường không đầy đủ sẽ gây ra bệnh thiếu đường trong máu và sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng khác, làm cho sự tiêu hóa protein trong cơ thể cao. Nhưng, nếu lượng đường quá nhiều trong cơ thể thì chúng sẽ được chuyển thành mỡ và gây nên béo phì.
Trong các bữa ăn nếu quá nhiều đường thì thành ruột phải tiết ra một lượng men lớn dẫn đến lượng mỡ giảm mạnh và chất gây chua sẽ ảnh hưởng đến thành ruột gây ra đau bụng.
Các vitamin

Vitamin A cần cho sự tăng trưởng, bảo vệ da, niêm mạc, tăng cường đề kháng của cơ thể, chống các bệnh viêm nhiễm khuẩn, bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnh khô mắt. Nhu cầu vitamin A có nhiều trong gan, trứng, sữa, dầu gan cá, gan cá biển, dầu cọ, dầu đậu tương, dầu ngô, đu đủ, xoài, cà rốt, bí ngô, gấc, rau ngót, rau muống, rau dền...


Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi, phốt pho để duy trì và phát triển hệ xương, răng vững chắc, chống bệnh còi xương ở trẻ em. Nhu cầu vitamin D là 400UI/ngày.


Vitamin C tăng cường hấp thu sắt, chống bệnh thiếu máu, giữ cho thành mạch vững chắc, chống bệnh chảy máu chân răng. Nhu cầu vitamin C là 30 - 60mg/ngày.
Các chất khoáng

Canxi, phốt pho giúp cho việc tạo xương, tạo răng, đảm bảo chức năng thần kinh và sự đông máu bình thường. Mỗi ngày, trẻ cần 500 - 600mg canxi. Chất này có nhiều trong sữa, các loại tôm, cua, cá, trai, ốc… Phốt pho có nhiều trong các loại cây ngũ cốc. Giữa canxi (CA) và phốt pho (P) phải có một tỷ lệ thích hợp thì trẻ mới hấp thu được. Tỷ lệ CA/P trong sữa mẹ là phù hợp nhất (bằng 1/1.5) nên trẻ bú sữa mẹ ít bị còi xương hơn trẻ uống sữa bò.
Canxi và phốt pho muốn hấp thu và chuyển hóa được lại phải có vitamin D, có rất ít trong thức ăn (sữa mẹ, lòng đỏ trứng và gan). Dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời vào buổi sáng, vitamin D ở dưới da sẽ chuyển thành vitamin D. Cho nên muốn phòng chống còi xương ở trẻ, ngoài việc ăn uống đầy đủ, phải cho trẻ ra ngoài trời tắm nắng vào buổi sáng.

Sắt rất cần cho sự tạo máu để phòng chống thiếu máu. Nó còn tham gia vào thành phần các men ôxy hóa khử trong cơ thể. Sắt có nhiều trong các loại thức ăn động vật như tim, gan, thận, đậu, đỗ và các loại rau có màu xanh thẫm. Sắt trong thức ăn động vật dễ hấp thu hơn trong thực vật, nhưng các loại rau xanh lại chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường hấp thu sắt. Vì vậy, nên cho trẻ ăn cả 2 loại.
Kẽm giúp chuyển hóa năng lượng và hình thành tổ chức. Kẽm tham gia vào các men chuyển hóa trong cơ thể, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt. Khi bị thiếu kẽm, trẻ thường kém ăn, rối loạn vị giác, chậm liền vết thương, rối loạn giấc ngủ, chậm phát triển về chiều cao. Kẽm có nhiều trong các loại thức ăn động vật như thịt, cá, các loại nhuyễn thể như trai, hến, sò huyết. Các loại ngũ cốc, rau quả cũng chứa nhiều kẽm nhưng giá trị sinh học thấp hơn.


Ngoài các chất dinh dưỡng đã nêu ở trên, cơ thể trẻ còn cần các chất xơ giúp đưa nhanh chất thải ra khỏi đường tiêu hóa, phòng chống táo bón. Chất này có nhiều trong rau xanh và quả chín.

Nước


Tất cả mọi hoạt động sinh lý của cơ thể đều cần nước. Con người sống được chủ yếu dựa vào thức ăn và nước uống. Lượng nước rất nhỏ được sản sinh ra từ trong cơ thể. Lượng nước cần thiết của trẻ ở lứa tuổi này mỗi ngày cần uống 1 - 1,2 lít nước. Nên uống nước đun sôi để nguội, nước quả, nước rau luộc… không nên dùng các loại nước ngọt có ga.

Vào mùa hè, hoặc sau những lần vận động liên tục thì lượng nước cần thiết lại càng cao. Khi đó cần phải chú ý cung cấp kịp thời nước cho trẻ tránh để việc thiếu nước xảy ra. Nhưng nếu uống nhiều nước quá cũng sẽ có hại cho sức khỏe của trẻ.
Đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ
Thịt cá, rau quả phải tươi sống, đảm bảo an toàn không thuốc trừ sâu hay hóa chất. Thức ăn chế biến sẵn như xúc xích, cá mòi, ruốc, phô mai, sữa chua… nên lựa chọn thương hiệu uy tín về chất lượng cũng như về an toàn thực phẩm.
Thức ăn nấu chín nên ăn ngay. Nếu chưa dùng phải đậy nắp và để tủ lạnh, khi dùng phải nấu lại vì có một số vi khuẩn vẫn phát triển ở nhiệt độ 5 -10 độ C.
Thịt, cá và rau quả cần rửa sạch dưới vòi nước chảy, không nên cắt nhỏ và ngâm trong nước vì sẽ làm mất đi một số vitamin tan trong nước (vitamin C, nhóm B, axit folic…). Riêng rau, củ như: khoai tây, cà rốt thì nên rửa nhẹ nhàng trong chậu nước sau khi đã gọt vỏ để giảm thiểu vitamin hòa tan vào nước, vì các vitamin thường nằm ngay dưới lớp vỏ.
Thức ăn của trẻ cần chế biến từ mềm đến cứng, từ ít đến nhiều để trẻ quen dần. Nên thái, bằm từ rất nhỏ đến nhỏ vừa, nấu từ rất mềm đến mềm vừa đến cứng để tạo cảm giác ngon miệng và giúp răng lợi, cơ nhai, cơ tiêu hóa phát triển.

Thường xuyên thay đổi cách chế biến để tạo cảm giác ngon miệng. Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt (bánh kẹo). Chỉ nên cho trẻ ăn bánh, kẹo sau bữa ăn. Sau khi cai sữa cần có chế độ ăn riêng cho trẻ, không bắt trẻ ăn chung quá sớm với người lớn sẽ ảnh hưởng tới tiêu hóa của trẻ.
 
Top