Những điều cần biết về hiến máu nhân đạo

420
0
0

Sông Cấm

New Member
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO

Máu là món quà vô giá mà cuộc sống đã ban tặng cho mỗi chúng ta. Hàng ngàn người không may mắn đang khao khát chờ có máu để được cứu sống. ''Thương người như thể thương thân'' xin đừng ngại ngần, máu của bạn là vô giá với người bệnh.

Mặc dù khái niệm ''hiến máu nhân đạo'' ra đời đã lâu nhưng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa cũng như khái niệm này. Và sau đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về hiến máu nhân đạo.

Máu của bạn sau khi hiến phải qua một chu trình nghiêm ngặt mới có thể sử dụng cứu sống người bệnh được: bạn hiến máu - Xét nghiệm sàng lọc - Tách cá thành phần máu - Bảo quản - Người bệnh.
Lượng máu của cơ thể trung bình có khoảng 77ml/kg cân nặng đối với nam, 66ml/kg cân nặng đối với nữ. Như vậy một người Việt Nam trưởng thành trung bình có khoảng từ 3, 5- 5 lít máu (bằng khoảng 1/13 trọng lượng của cơ thể).

1. Người hiến máu nhân đạo phải là người như thế nào?

- Là người có tinh thần nhân đạo, tự nguyện, không nhận tiền, quà bồi dưỡng, có ý thức về hiến máu an toàn cho người bệnh.
- Tất cả mọi người từ 18 - 55 tuổi đối với nữ, 18 - 60 tuổi đối với nam, có mang đầy đủ giấy Chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân khác.
- Cân nặng >45kg. Với người đã hiến máu an toàn hoặc cân nặng >50 kg, có thể hiến 350ml máu/lần.
- Với người hiến máu nhắc lại thì phải đảm bảo khoảng thời gian cách lần hiến máu trước tối thiểu là 84 ngày.
- Không nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác.
- Thời gian giữa 2 lần hiến máu tối thiểu là 84 ngày.
- Lượng máu cho không quá 1/10 lượng máu của cơ thể.

2.Trước khi và hiến máu phải làm gì?

- Đêm hôm trước ngày hiến máu không thức quá khuya, nên ăn nhẹ và không uống rượu bia.

- Trong 2-3 ngày đầu sau hiến máu nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, tránh các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều thể lực: đá bóng, tập tạ, không leo trèo cao… không thức quá khuya, không uống rưọu bia.
- Nếu thấy cơ thể hơi mệt mỏi, nên nghỉ ngơi, tránh hoạt động quá nhiều. Nên bình tĩnh và yên tâm, đây chỉ là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể biểu hiện đang trong quá trình phục hồi và tái tạo máu. Nếu yên tâm, tinh thần thoải mái và nghỉ ngơi tốt thì những biểu hiện này sẽ nhanh chóng qua đi.

- Tiếp tục giữ gìn sức khỏe và tham gia hiến máu nhắc lại. Những đơn vị máu của những người hiến máu nhắc lại sẽ có chất lượng và an toàn hơn rất nhiều cho người bệnh nhận máu.

3. Quyền lợi khi tham gia hiến máu

- Người hiến máu được khám và tư vấn sức khỏe miễn phí.
- Được bồi hoàn máu miễn phí (trong trường hợp người hiến máu không may cần phải truyền máu).
- Được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện của Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo tỉnh, thành phố. Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, giấy chứng nhận hiến máu có giá trị bồi hoàn máu, số lượng máu được bồi hoàn lại tối đa bằng lượng máu người hiến máu đã hiến. Giấy Chứng nhận này có giá trị tại các bệnh viện, các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc và có giá trị suốt đời người hiến máu.
- Được bồi dưỡng một suất ăn nhẹ tại chỗ, trao tặng một món quà lưu niệm, hỗ trợ một phần chi phí đi lại.
- Ngoài ra, người hiến máu còn được tham gia vào các tổ chức, các hoạt động có ý nghĩa dành cho người hiến máu...

4. Quy trình xử lý máu sau khi thu gom về bệnh viện:

- Những túi máu (máu toàn phần) sau khi lấy từ người hiến máu sẽ được bảo quản ở nhiệt độ lạnh và nhanh chóng được vận chuyển về ngân hàng máu.
- Tại ngân hàng máu, những túi máu toàn phần đó sẽ được kiểm tra các xét nghiệm, gồm nhóm máu, HIV, virus viêm gan B, virus viêm gan C, giang mai, sốt rét…
- Máu và các chế phẩm máu sau đó sẽ được lưu trữ và bảo quản trong các tủ bảo quản lạnh của kho máu theo thời gian.
- Khi có người bệnh đang cấp cứu hoặc điều trị cần phải truyền máu, tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng hoặc tùy từng loại bệnh mà bác sĩ có chỉ định truyền máu hay các chế phẩm máu cho phù hợp. Trước khi truyền máu cho người bệnh, các đơn vị sẽ được định lại nhóm và kiểm tra xem có hòa hợp với máu người bệnh hay không. Việc truyền những túi máu cùng nhóm và hòa hợp với máu người bệnh là một việc rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho người bệnh nhận máu.

5. Hiến máu theo hướng dẫn có hại cho sức khoẻ không?

- Không. Hiến máu theo hướng dẫn của thầy thuốc không có hại cho sức khoẻ.
- Máu có nhiều thầnh phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn luôn được đổi mới hằng ngày. Do đó, ngay sau khi hiến máu, các cơ quan sinh máu sẽ được kích thích và quá trình sinh tạo máu sẽ hoạt động với tốc độ gấp 8 - 10 lần so với bình thường. Hoạt động này của nhằm nhanh chóng lấy lại sự cân bằng của cơ thể. Sau khi hiến máu khoảng 3-4 tuần, các thành phần trong máu phục hồi lại gần như bình thường.
- Những ngày đầu sau khi hiến máu, các chỉ số máu có thay đổi chút ít nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường không hề gây ảnh hưởng đến các chức năng sống của cơ thể.
- Một số ít trường hợp những ngày sau hiến máu cảm thấy lo lắng và hơi mệt mỏi, nên bình tĩnh và yên tâm, đây chỉ là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể biểu hiện đang trong quá trình phục hồi và tái tạo máu. Nếu yên tâm, tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi tốt thì những biểu hiện này sẽ nhanh chóng qua đi.
Như vậy, mỗi người nếu thấy sức khoẻ tốt, không có các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu, đạt tiêu chuẩn hiến máu thì có thể hiến máu từ 3-4 lần trong một năm, vừa không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bản thân, vừa có máu có chất lượng tốt và an toàn cao cho người bệnh, giá trị nhân văn ở đây là rất đáng kính trọng.

BÁO NGƯỜI THẦY THUỐC.
 
594
0
0

meyeuTomTom

New Member
Ðề: Những điều cần biết về hiến máu nhân đạo

Cân nặng >45kg. Với người đã hiến máu an toàn hoặc cân nặng >50 kg, có thể hiến 350ml máu/lần.

Chị ơi! Cái chỗ em bôi đậm ấy, mình đến người ta có cân không. Vì cả bì thì em chưa bao giờ vượt quá 40 Kg cả. Không biết người ta có chấp nhận không hả chị.
 
1,849
0
0

BB&C

New Member
Ðề: Những điều cần biết về hiến máu nhân đạo

Cân nặng >45kg. Với người đã hiến máu an toàn hoặc cân nặng >50 kg, có thể hiến 350ml máu/lần.

Chị ơi! Cái chỗ em bôi đậm ấy, mình đến người ta có cân không. Vì cả bì thì em chưa bao giờ vượt quá 40 Kg cả. Không biết người ta có chấp nhận không hả chị.
Hihi, thế thì em bị loại rồi nàng ơi. Chị đây 43kg mà còn bị loại này. Nhìn em người ta sợ phải cho em máu thì có.
 
420
0
0

Sông Cấm

New Member
Ðề: Những điều cần biết về hiến máu nhân đạo

Cân nặng >45kg. Với người đã hiến máu an toàn hoặc cân nặng >50 kg, có thể hiến 350ml máu/lần.

Chị ơi! Cái chỗ em bôi đậm ấy, mình đến người ta có cân không. Vì cả bì thì em chưa bao giờ vượt quá 40 Kg cả. Không biết người ta có chấp nhận không hả chị.
Gay rồi em ơi, có khi BB&C nói đúng đấy, hôm qua em goi cho chi à, chi để quên máy nên không biết. Chắc phải nhờ Cúc tìm người khác thay em thôi. Từ giờ cố gắng tập tành ăn uống nhiều nữa để tăng cân em nhé, hẹn gặp em lần sau:D
 
15
0
0

NGHÉ

New Member
Ðề: Những điều cần biết về hiến máu nhân đạo

Gay rồi em ơi, có khi BB&C nói đúng đấy, hôm qua em goi cho chi à, chi để quên máy nên không biết. Chắc phải nhờ Cúc tìm người khác thay em thôi. Từ giờ cố gắng tập tành ăn uống nhiều nữa để tăng cân em nhé, hẹn gặp em lần sau:D
Cho mình đăng ký hiến máu với nhé. hôm nào cậu qua nhà mình thì cho mình biết cụ thể với nhé.
 
594
0
0

meyeuTomTom

New Member
Ðề: Những điều cần biết về hiến máu nhân đạo

Cho mình đăng ký hiến máu với nhé. hôm nào cậu qua nhà mình thì cho mình biết cụ thể với nhé.
Chị ơi! vậy chị thay hộ em nhé. Em cứ lo trước nhỡ may đến đấy bác sĩ không đồng ý thì chết.
Cám ơn chị nhiều nhé
 
594
0
0

meyeuTomTom

New Member
Ðề: Những điều cần biết về hiến máu nhân đạo

Gay rồi em ơi, có khi BB&C nói đúng đấy, hôm qua em goi cho chi à, chi để quên máy nên không biết. Chắc phải nhờ Cúc tìm người khác thay em thôi. Từ giờ cố gắng tập tành ăn uống nhiều nữa để tăng cân em nhé, hẹn gặp em lần sau:D
Hôm qua đọc được topic này của chị em mới lo quá, gọi cho chị luôn để xem tình hình thế nào (vì em chưa cho máu bao giờ). Mà chị ơi! em mà tăng lên 45kg thì ko khác gì chú ỉn con đâu chị ạ.
 
420
0
0

Sông Cấm

New Member
Ðề: Những điều cần biết về hiến máu nhân đạo

Cho mình đăng ký hiến máu với nhé. hôm nào cậu qua nhà mình thì cho mình biết cụ thể với nhé.
Thế là có Nghé thay meyeutomtom roi Cúc nhé. D/S 4 người bây giò là: Nghé, Sông Cấm, Rôphi va OX Thuyvuong @};-

Mong tin tức về con quá, cầu mong mọi chuyện tốt đẹp.
 
10,139
24
38

ALnML

Super Moderator
Ðề: Những điều cần biết về hiến máu nhân đạo

Em thấy chị nói qua việc hôm qua thêm kinh nghiệm mà chờ mãi không thấy post.
 
420
0
0

Sông Cấm

New Member
Ðề: Những điều cần biết về hiến máu nhân đạo

Em thấy chị nói qua việc hôm qua thêm kinh nghiệm mà chờ mãi không thấy post.
Hic, chả là chị và mấy bạn hôm đấy hầu như đều là cho máu lần đầu nên cứ lớ ngớ nào là cứ nghĩ phải nhịn đói không được ăn gì, rồi nghe bảo cái kim lấy máu dài và to lắm (thấy hãi), rồi bắt buộc phải có chứng minh thư nhân dân, v.v.v. và v.vv...

Sau xong rồi thì thấy mọi thứ đơn giản thôi, chỉ cần giữ cho tinh thần thật thoải mái, buổi sáng hôm lấy máu vẫn ăn sáng bình thường (ăn nhẹ it mỡ, ko uống bia rượu) uống thêm nước trà đường thế là ổn.
Mà bạn nào trước đó có đi chữa răng, hoặc các mẹ đang trong chu kỳ là không được cho máu đâu đấy nhé.
Còn CMTND và giấy tờ tùy thân có mang thì tốt nhất, trường hợp quên thì nhớ số, ngày cấp để khai báo là được (Khổ hôm trước bắt tội ox thuyvuong mưa gió phải quay về nhà lấy cho được cái chứng minh thư - phát hiện thêm rằng các bố mẹ cstt đã nhiệt tình rồi các ox, bx cũng nhiệt tình không kém đâu @};-)
 
Top