Những đối tượng dễ nhiễm độc từ đồ điện máy

5,622
9
38

metyruoi

Active Member
(BĐV) Nguy cơ ngộ độc từ đồ điện, điện tử không phải là quá cao. Nhưng để tránh thái độ chủ quan, vấn đề độc tố trong đồ điện, điện tử ở Việt Nam cần nhận được quan tâm và cảnh giác đúng mức.

Trên lý thuyết, trong các thiết bị điện máy mà con người sử dụng hằng ngày có chứa nhiều hóa chất rất độc hại như chì, thủy ngân, cadmi, crôm…, có thể gây hại cho sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường.

Trên thực tế, theo khuyến cáo của các chuyên gia, các độc tố trên chỉ phát thải trong quá trình cháy nổ hoặc bị tiêu hủy, còn khi sử dụng bình thường sẽ không có vấn đề gì, nên người dùng không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, để tránh thái độ chủ quan, vấn đề độc tố trong đồ điện, điện tử ở Việt Nam cần nhận được quan tâm và cảnh giác đúng mức.

Dưới đây là một số đối tượng và các nguy cơ nhiễm độc tố từ đồ điện, điện tử:


Với bản tính hiếu động, trẻ em, đặc biệt là các bé trai có thể tháo, mở, thậm chí là đốt các món đồ chơi chạy pin cũng như các đồ điện gia dụng khác để thỏa trí tò mò, thậm chí là ngậm, nuốt. Điều này có thể khiến các em bị ngộ độc hóa chất.


Với người dùng thông thường, cần lưu ý tới cadmi, một chất hóa học rất độc có trong pin của các thiết bị điện tử cá nhân như máy tính xách tay, điện thoại đi động, máy ảnh kỹ thuật số. Hóa chất này có thể phát tán khi pin bị cháy, nổ.


Các loại pin, ắc quy hỏng hoặc kém chất lượng có thể phát thải nhiều chất độc hại ra môi trường như chì, thủy ngân, muối acid...


Các loại dây, cáp điện cũng không hoàn toàn vô hại. Vỏ của chúng thường chứa PVC - một dạng nhựa khử clo, khi bị đốt hoặc tiêu hủy sẻ thải ra những hóa chất độc là dioxin và furan.


Thợ điện máy là những đối tượng có nhiều nguy cơ tiếp xúc với những hóa chất độc hại...


... như chì ở trong mối hàn, crôm ở trong các bảng mạch, bóng đèn.


Màn hình TV kiểu cũ chứa nhiều chì và thủy ngân.


Thợ sửa máy tính cũng không phải là ngoại lệ. Trong một chiếc máy tính có thể chứa nhiều hóa chất độc hại khác nhau trong pin, bảng mạch, cáp điện.


Việc tiêu hủy các sản phẩm điện, điện tử không theo quy trình an toàn có thể gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe.


Các đối tượng thu mua và tái chế đồ điện cũ, hỏng cũng có nhiều nguy cơ tiếp xúc với những hóa chất độc hại có trong các đồ vật này.
 
Top