“Hãy cho biết lí do xin nghỉ việc của bạn? ” - Đó là một trong những câu hỏi thường gặp khi bạn đưa đơn xin nghỉ việc. Bởi thông qua cách trả lời, nhà tuyển dụng sẽ tìm hiểu được không ít các thông tin về bạn.
Vì vậy hãy suy xét kĩ và tốt nhất là tránh lạm dụng những lí do dưới:
1. Quan hệ giao tiếp phức tạp
Ngày nay, công ty thường yêu cầu tinh thần đoàn kết, đòi hỏi nhân viên có khả năng hợp tác với đồng nghiệp, nếu bạn khép mình và không muốn mở rộng các mối quan hệ, sếp sẽ cho là bạn người không dám thử thách và điều này sẽ cản trở sự nghiệp của bạn.
2. Lương quá thấp
Nếu trả lời như vậy bạn sẽ bị coi là có khuynh hướng làm việc chỉ vì lương và tính toán sự được mất, khi công việc có lương cao hơn bạn sẽ sẵn lòng ra đi.
3. Trả công không công bằng
Hiện nay doanh nghiệp trả lương theo hiệu quả công việc, bằng các hình thức thưởng phạt để khuyến khích nhân viên làm việc và nâng cao hiệu quả công việc; nhiều công ty đã bắt đầu thực hiện chế độ bảo mật lương bổng của nhân viên. Nếu bạn lấy đây là lí do để nghỉ việc thì bạn sẽ mất đi ưu thế cạnh tranh và gây nghi ngờ cho các đồng nghiệp.
4. Thói xấu của cấp trên
Trong xã hội luôn tồn tại nhiều mối quan hệ. Nếu bạn quá khắt khe với cấp trên của mình cho thấy bạn là người thiếu sự thích ứng với công việc, và khi gặp khách hàng khó tính hoặc những đồng nghiệp khác người sẽ khiến bạn mất đi bình tĩnh.
5. Thường xuyên thay đổi lãnh đạo
Hãy làm tốt công việc của mình, sự thay đổi trong ban lãnh đạo công ty không trực tiếp ảnh hưởng đến công việc của bạn. Nếu cư xử quá nhạy cảm sẽ thể hiện bạn là người chưa chín chắn và không có lập trường.
6. Sự cạnh tranh quá khốc liệt
Cùng với quá trình thị trường hóa, trong nội công ty hay giữa các đồng nghiệp, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và đòi hỏi bạn cần phải thích ứng với môi trường làm việc.
7. Áp lực công việc quá lớn
Cùng với nhịp độ nhanh nhạy trong môi trường làm việc ngày nay, khi tuyển dụng nhân viên công ty luôn đòi hỏi nhân viên của mình phải hoàn thành công việc dưới một áp lực lớn và khuynh hướng này ngày càng trở nên rõ rệt
Theo SGTT
Vì vậy hãy suy xét kĩ và tốt nhất là tránh lạm dụng những lí do dưới:
1. Quan hệ giao tiếp phức tạp
Ngày nay, công ty thường yêu cầu tinh thần đoàn kết, đòi hỏi nhân viên có khả năng hợp tác với đồng nghiệp, nếu bạn khép mình và không muốn mở rộng các mối quan hệ, sếp sẽ cho là bạn người không dám thử thách và điều này sẽ cản trở sự nghiệp của bạn.
2. Lương quá thấp
Nếu trả lời như vậy bạn sẽ bị coi là có khuynh hướng làm việc chỉ vì lương và tính toán sự được mất, khi công việc có lương cao hơn bạn sẽ sẵn lòng ra đi.
3. Trả công không công bằng
Hiện nay doanh nghiệp trả lương theo hiệu quả công việc, bằng các hình thức thưởng phạt để khuyến khích nhân viên làm việc và nâng cao hiệu quả công việc; nhiều công ty đã bắt đầu thực hiện chế độ bảo mật lương bổng của nhân viên. Nếu bạn lấy đây là lí do để nghỉ việc thì bạn sẽ mất đi ưu thế cạnh tranh và gây nghi ngờ cho các đồng nghiệp.
4. Thói xấu của cấp trên
Trong xã hội luôn tồn tại nhiều mối quan hệ. Nếu bạn quá khắt khe với cấp trên của mình cho thấy bạn là người thiếu sự thích ứng với công việc, và khi gặp khách hàng khó tính hoặc những đồng nghiệp khác người sẽ khiến bạn mất đi bình tĩnh.
5. Thường xuyên thay đổi lãnh đạo
Hãy làm tốt công việc của mình, sự thay đổi trong ban lãnh đạo công ty không trực tiếp ảnh hưởng đến công việc của bạn. Nếu cư xử quá nhạy cảm sẽ thể hiện bạn là người chưa chín chắn và không có lập trường.
6. Sự cạnh tranh quá khốc liệt
Cùng với quá trình thị trường hóa, trong nội công ty hay giữa các đồng nghiệp, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và đòi hỏi bạn cần phải thích ứng với môi trường làm việc.
7. Áp lực công việc quá lớn
Cùng với nhịp độ nhanh nhạy trong môi trường làm việc ngày nay, khi tuyển dụng nhân viên công ty luôn đòi hỏi nhân viên của mình phải hoàn thành công việc dưới một áp lực lớn và khuynh hướng này ngày càng trở nên rõ rệt
Theo SGTT