metyruoi
Active Member
Lời tác giả
"Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò” là cuốn sách đầu tay của tôi trong loại y học phổ cập. Sách do tác giả tự xuất bản (La Ngà), năm 1972 tại Saigon (Nguyễn Hiến Lê đề tựa, in tại nhà in Trí Đăng, Lá Bối phát hành) được sự đón nhận nồng nhiệt của sinh viên học sinh và các bậc phụ huynh thời bấy giờ.
Tôi viết những dòng này cho em. Trong khi viết, tôi không nghĩ là tôi đang viết mà là đang được nói chuyện cùng em. Và em ngồi đó, trước mặt tôi, thoáng một chút âu lo trên vầng trán, một chút bẽn lẽn trong đôi mắt và rất nhiều băn khoăn thắc mắc trong tâm hồn, cũng như tôi, cách đây không lâu trong lứa tuổi của em bây giờ.
Những băn khoăn thắc mắc đó của em- mà “người lớn” không sao hiểu nổi, cho là ngớ ngẩn, buốn cười- đôi khi là cả những ”vấn đề “ đối với em, trong đó có những thành kiến, những sai lầm ít nhiều tai hại cho chính sức khỏe em và ngay cả sự học hành của em nữa. Có nhiều thắc mắc vượt khỏi phạm vi thuần túy của y học mà tôi có dịp nghe trong thời gian tôi còn dạy ở một vài tư thục, rất khó trả lời, chẳng hạn có thứ thuốc nào uống cho nhớ lâu, có thứ thuốc nào uống cho khỏi làm biếng, bớt chán nản viêc học… bên cạnh những thắc mắc thông thường như về mụn trứng cá, bón, trĩ, nhức đầu… Cho nên trong quyển sách nhỏ này nhiều khi tôi đã vượt ra ngoài phạm vi “chuyên môn” của một y sĩ (*), để nói với em về những điều khác nữa, từ những kinh nghiệm cá nhân và những hiểu biết mà tôi có được.
Tựa của Nguyễn Hiến Lê:
Tập này là tác phẩm đầu tay của ông. Ông dùng kinh nghiệm bản thân khi đi học và dạy học (vì như một số sinh viên khác, ông phải tự túc), cùng những sở đắc trong ngành y khoa để hướng dẫn các bạn học sinh trong việc giữ gìn sức khỏe, ngừa trước những bệnh thông thường và khi bệnh đã phát thì nên làm gì. Yêu nghề và có lương tâm, ông không mách thuốc bừa bãi như thỉnh thoảng chúng ta thấy trên một số báo, ông phản đối thái độ “vô trách nhiệm” đó.
Tôi không biết gì về y học, nhưng tôi thấy nhiều điều ông khuyên trong chương I (bênh cận thị…), chương VIII (bệnh nhức đầu), chương XI (bệnh bón)… rất có lương tri, giá được biết từ hồi thiếu niên thì có lợi cho tôi lắm.
Một điểm đáng khen nữa là ông không có thành kiến, cái gì không biết thì nhận là không biết, lại có công tam, như khi ông nhận xét về phương pháp dưỡng sinh của Ohsawa…
Chương tôi thích nhất, và theo tôi, cũng ích lợi nhất, là chương cuối: “Đi khám bác sĩ”. Từ lâu tôi vẫn mong có ai chỉ dẫn cho tôi hiểu tâm lí, trọng trách cùng nhiệm vụ của y sĩ, bệnh nhân nên có thái độ ra sao, khi đi y sĩ, nên “hợp tác” với y sĩ cách nào để cho bệnh mau hết, nên dùng thuốc ra sao v.v…và bây giờ tôi mới thấy Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trình bày rành mạch sơ lược những kiến thức thông thường cần thiết cho mọi người đó. Tôi mong rằng sau này ông sẽ đào sâu vấn đề mà viết thành một tập riêng.
Văn ông lưu loát, sáng sủa, giọng ông thân mật, nhiều chỗ dí dỏm:
“Trừ một số rất ít được uống nước sâm trong những ngày học thi (và thường thì thi rớt) còn phần lớn các em phải đi làm thêm một buổi để có chút đỉnh tiền” (chương 18).
Có chỗ mỉa mai chua chát một cách nhẹ nhàng:“Vì nếu thi rớt, ở thời đại chúng ta không phải em chỉ bị ăn ớt (thi không ăn ớt thế mà cay – Tú Xương) mà có khi còn bị ăn đạn!” (chương 22).
Có chỗ lại nên thơ: “Tới một tuổi nào đó, ta quan tâm rất nhiều đến thân thể mình. Ta lắng nghe thân thể mình phát triển như chú dế mèn lắng nghe tiếng cỏ mọc trong đêm khuya…” (chương 17).
"Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò” là cuốn sách đầu tay của tôi trong loại y học phổ cập. Sách do tác giả tự xuất bản (La Ngà), năm 1972 tại Saigon (Nguyễn Hiến Lê đề tựa, in tại nhà in Trí Đăng, Lá Bối phát hành) được sự đón nhận nồng nhiệt của sinh viên học sinh và các bậc phụ huynh thời bấy giờ.
Tôi viết những dòng này cho em. Trong khi viết, tôi không nghĩ là tôi đang viết mà là đang được nói chuyện cùng em. Và em ngồi đó, trước mặt tôi, thoáng một chút âu lo trên vầng trán, một chút bẽn lẽn trong đôi mắt và rất nhiều băn khoăn thắc mắc trong tâm hồn, cũng như tôi, cách đây không lâu trong lứa tuổi của em bây giờ.
Những băn khoăn thắc mắc đó của em- mà “người lớn” không sao hiểu nổi, cho là ngớ ngẩn, buốn cười- đôi khi là cả những ”vấn đề “ đối với em, trong đó có những thành kiến, những sai lầm ít nhiều tai hại cho chính sức khỏe em và ngay cả sự học hành của em nữa. Có nhiều thắc mắc vượt khỏi phạm vi thuần túy của y học mà tôi có dịp nghe trong thời gian tôi còn dạy ở một vài tư thục, rất khó trả lời, chẳng hạn có thứ thuốc nào uống cho nhớ lâu, có thứ thuốc nào uống cho khỏi làm biếng, bớt chán nản viêc học… bên cạnh những thắc mắc thông thường như về mụn trứng cá, bón, trĩ, nhức đầu… Cho nên trong quyển sách nhỏ này nhiều khi tôi đã vượt ra ngoài phạm vi “chuyên môn” của một y sĩ (*), để nói với em về những điều khác nữa, từ những kinh nghiệm cá nhân và những hiểu biết mà tôi có được.
Tựa của Nguyễn Hiến Lê:
Tập này là tác phẩm đầu tay của ông. Ông dùng kinh nghiệm bản thân khi đi học và dạy học (vì như một số sinh viên khác, ông phải tự túc), cùng những sở đắc trong ngành y khoa để hướng dẫn các bạn học sinh trong việc giữ gìn sức khỏe, ngừa trước những bệnh thông thường và khi bệnh đã phát thì nên làm gì. Yêu nghề và có lương tâm, ông không mách thuốc bừa bãi như thỉnh thoảng chúng ta thấy trên một số báo, ông phản đối thái độ “vô trách nhiệm” đó.
Tôi không biết gì về y học, nhưng tôi thấy nhiều điều ông khuyên trong chương I (bênh cận thị…), chương VIII (bệnh nhức đầu), chương XI (bệnh bón)… rất có lương tri, giá được biết từ hồi thiếu niên thì có lợi cho tôi lắm.
Một điểm đáng khen nữa là ông không có thành kiến, cái gì không biết thì nhận là không biết, lại có công tam, như khi ông nhận xét về phương pháp dưỡng sinh của Ohsawa…
Chương tôi thích nhất, và theo tôi, cũng ích lợi nhất, là chương cuối: “Đi khám bác sĩ”. Từ lâu tôi vẫn mong có ai chỉ dẫn cho tôi hiểu tâm lí, trọng trách cùng nhiệm vụ của y sĩ, bệnh nhân nên có thái độ ra sao, khi đi y sĩ, nên “hợp tác” với y sĩ cách nào để cho bệnh mau hết, nên dùng thuốc ra sao v.v…và bây giờ tôi mới thấy Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trình bày rành mạch sơ lược những kiến thức thông thường cần thiết cho mọi người đó. Tôi mong rằng sau này ông sẽ đào sâu vấn đề mà viết thành một tập riêng.
Văn ông lưu loát, sáng sủa, giọng ông thân mật, nhiều chỗ dí dỏm:
“Trừ một số rất ít được uống nước sâm trong những ngày học thi (và thường thì thi rớt) còn phần lớn các em phải đi làm thêm một buổi để có chút đỉnh tiền” (chương 18).
Có chỗ mỉa mai chua chát một cách nhẹ nhàng:“Vì nếu thi rớt, ở thời đại chúng ta không phải em chỉ bị ăn ớt (thi không ăn ớt thế mà cay – Tú Xương) mà có khi còn bị ăn đạn!” (chương 22).
Có chỗ lại nên thơ: “Tới một tuổi nào đó, ta quan tâm rất nhiều đến thân thể mình. Ta lắng nghe thân thể mình phát triển như chú dế mèn lắng nghe tiếng cỏ mọc trong đêm khuya…” (chương 17).