[h=1] Qua các phóng sự ảnh của các chương trình từ thiện tập thể CSTT vừa rồi, đến bài viết như dưới đây, mình mới thấy vẫn còn tồn tại quá nhiều điểm trường, lớp học sơ sài, dột nát. Đặc biệt, cái Ký túc xá như bài viết bên dưới làm mình suy nghĩ nhiều - người dân tộc hiểu biết ít, mà họ còn cố gắng làm lấy cái KTX để con em đi học, vậy mà nhà nước ko làm nổi cái trường hay sao ?
Nhân tiện đây không biết CSTT của mình đã đến với các điểm trường dưới đây chưa ?
Những trường học sơ sài đến khó tin [/h]
- Không ít học trò ở các tỉnh miền núi phía bắc hiện nay vẫn phải học trong những phòng học sơ sài, dột nát đến khó tin. Hình ảnh những ngôi trường sơ sài, xuống cấp trầm trọng dưới đây được ghi lại từ các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Yên Bái và Lào Cai.
(trích: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/48068/nhung-truong-hoc-so-sai-den-kho-tin.html)
Và đây là:
[h=1]Ký túc xá độc nhất vô nhị [/h]
- Hơn 20 học sinh Trường THCS Thượng Nung (Xã Thượng Nung, Võ Nhai, Thái Nguyên) trọ học trong một ngôi nhà do cha mẹ các em tự tay dựng lên với lối “kiến trúc” độc nhất vô nhị.
Do nhà xa, đường đi lại khó khăn nên hơn 20 học sinh người H’ Mông, Tày phải trọ học ở gần trường. Ngôi nhà trọ do gia đình các em cùng góp vật liệu dựng lên nhưng đến nay, mái ngói nhiều chỗ đã vỡ hở tuếch toác.
Ngôi nhà trọ quây bằng các mảnh ván trên diện tích đất chừng 20m2 được chia thành nhiều khoang không theo bất cứ một trật tự nào.
Giữa các ngăn đều có những khoảng hở vừa một đứa trẻ chui qua được dùng làm cửa ra vào.
Ngoại trừ một khoang của bốn học sinh nữ được quây gỗ kín, còn lại các ngăn khác thoải mái ra vào. Điểm đặc biệt nữa của ngôi nhà trọ này là không có bất cứ một chiếc thang hay cầu thang nào dẫn lên những ngăn áp mái mà chỉ có cách vân dụng hết bản năng leo trèo trời cho.
(trích: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/48107/ky-tuc-xa-doc-nhat-vo-nhi.html)
Nhân tiện đây không biết CSTT của mình đã đến với các điểm trường dưới đây chưa ?
Những trường học sơ sài đến khó tin [/h]
|
41 học sinh H’ Mông ở Điểm trường Lũng Cà, Trường TH Thượng Nung (Xã Thượng Nung, Võ Nhai, Thái Nguyên) nhiều năm nay phải học trong 3 phòng học tạm quây bằng gỗ tạp. |
|
Hai lớp học chỉ cách nhau một vách gỗ được chằng buộc bằng dây rừng và lớp này nghe rõ tiếng giảng bài của lớp bên cạnh. |
|
Phòng học lớp 3A, Điểm trường Lũng Cà hở tuếch toác. |
|
Một phòng học ở Điểm trường Tà Han thuộc Trường TH Xuân Lạc (Xã Xuân Lạc, Chợ Đồn, Bắc Kạn) đã tốc mái không còn sử dụng được. |
|
Cô Đàm Thị Quý, hiệu trường Trường tiểu học Xuân Lạc cho biết điểm trường Tà Han có 5 lớp học thì có đến 3 phòng học tạm tre nứa lá đã xuống cấp trầm trọng. |
|
Một phòng học ở điểm trường Tà Han nhìn từ bên ngoài. |
|
Nhiều chỗ vách tre mục rách đủ để những cô cậu trò nhỏ chui ra, chui vào. |
|
Những học trò mầm non ở điểm trường Tà Han chuẩn bị đón một mùa đông rét mướt nữa trong phòng học này. |
|
Khó tin đây là cổng Điểm trường Trống Chùa, Trường TH và THCS Tà Xi Láng (Xã Tà Xi Láng, Trạm Tấu, Yên Bái). |
|
Phòng học của học sinh lớp 3 điểm trường Trống Chùa vách trước như một hàng rào vườn rau, xà gồ là những cây gỗ vẫn còn nguyên vỏ. |
|
Một bức vách của phòng học lớp 3 điểm trường Trống Chùa. |
|
Vách ngăn giữa lớp Mầm non và lớp 3 của điểm trường Trống Chùa. |
|
Phòng học của học sinh lớp Mầm non của điểm trường Trống Chùa. |
|
Hai phòng học tạm của Điểm trường Trống Chùa nhìn từ bên ngoài. |
|
Điểm trường Khe Bốc, trường TH Điện Quan 2 (Xã Điện Quan, Bảo Yên, Lào Cai) gồm 3 lớp học đều được làm bằng tre nứa lá. |
|
Giáo viên dạy lớp Mầm non thuộc Điểm trường Khe Bốc phải kỳ công dán kín bốn vách bằng giấy báo để chống gió lùa cho các bé. |
|
Lớp ghép gồm hai lớp 2 và 3 do một mình cô giáo Vũ Thị Thanh phụ trách hoàn toàn bằng tre nứa lá và đã xuống cấp. |
|
Không có cây gỗ chống này, phòng học của Điểm trường Khe Bốc đã sập từ lâu. |
(trích: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/48068/nhung-truong-hoc-so-sai-den-kho-tin.html)
Và đây là:
[h=1]Ký túc xá độc nhất vô nhị [/h]
Do nhà xa, đường đi lại khó khăn nên hơn 20 học sinh người H’ Mông, Tày phải trọ học ở gần trường. Ngôi nhà trọ do gia đình các em cùng góp vật liệu dựng lên nhưng đến nay, mái ngói nhiều chỗ đã vỡ hở tuếch toác.
Ngôi nhà trọ quây bằng các mảnh ván trên diện tích đất chừng 20m2 được chia thành nhiều khoang không theo bất cứ một trật tự nào.
Giữa các ngăn đều có những khoảng hở vừa một đứa trẻ chui qua được dùng làm cửa ra vào.
Ngoại trừ một khoang của bốn học sinh nữ được quây gỗ kín, còn lại các ngăn khác thoải mái ra vào. Điểm đặc biệt nữa của ngôi nhà trọ này là không có bất cứ một chiếc thang hay cầu thang nào dẫn lên những ngăn áp mái mà chỉ có cách vân dụng hết bản năng leo trèo trời cho.
|
Hơn 20 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 của Trường THCS Thượng Nung trọ học tại ngôi nhà do chính gia đình các em dựng lên cạnh trường. Ngôi nhà đã xuống cấp trầm trọng do xây dựng đã lâu. |
|
Những viên ngói có thể rơi xuống đầu các em bất kể lúc nào. |
|
Ngôi nhà được chia thành nhiều khoang với độ cao thấp khác nhau. |
|
Khoang dành riêng cho 4 cô trò nhỏ người H’ Mông đến từ các bản Lũng Cà, Lũng Luông được quây tương đối kín đáo và có hẳn một cánh cửa nhỏ có khóa. |
|
Những khoang dành cho học sinh nam thông nhau tự do và lồng lộng gió núi. |
|
Không có cửa, vách chắn gió nên khó tưởng tượng những cậu trò nhỏ này chống chọi thế nào với cái rét cắt da, cắt thịt của khí hậu miền núi. |
|
Khoang áp mái là nơi ngủ nghỉ của 6 nam học sinh từ lớp 6 đến lớp 8. |
|
Các khoang không sắp xếp theo nguyên tắc nào, cứ dựa vào khoang đã được gia đình khác quây trước và theo hình dạng, kích thước của vật liệu sẵn có mà làm. |
|
Không có bất cứ cái cầu thang hay thang nào dẫn lên các khoang trên cao, các em hoàn toàn dựa vào bản năng leo trèo trời cho. |
|
Lý Văn Cường, học sinh lớp 9 người H’ Mông có thâm niên ở nhà trọ đang rất khéo léo khi chui qua chiếc “cửa” vào khoang do mình sở hữu. |
|
Đi lại trong các khoang của ngôi nhà trọ phải hết sức cẩn trọng vì đã không ít lần học sinh nam trọ tại đây thụt chân xuống những khe hở thế này. |
|
Di chuyển trong ngôi nhà trọ này là việc khá mạo hiểm. |
|
Chui ra khỏi khoang qua chiếc “cửa” độc đáo này đòi hỏi sự khéo léo và rất cẩn thận khi đặt chân ra ngoài trước khi nhảy xuống khoang dưới thuộc sở hữu của những học sinh khác. |
|
Không có cách nào khác ngoài việc phải nhảy xuống nếu muốn ra ngoài. |
|
Một kiều bàn ăn được các cha mẹ học sinh thiết kế siêu tiết kiệm diện tích. |
(trích: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/48107/ky-tuc-xa-doc-nhat-vo-nhi.html)