Nói chuyện "dậy thì" với con gái như thế nào?

7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/37169/noi-chuyen--day-thi--voi-con-gai-nhu-the-nao-.html

TS Lissa vừa trở về từ chuyến đi tới 20 thành phố, trao đổi với nhiều người ở các trường đại học, các cửa hàng sách và các hội thảo dành cho phụ nữ, và đã thấy hậu quả của việc giữ kín các vấn đề nhạy cảm. Nhà tâm lý và cũng là sáng lập viên của một cộng đồng trực tuyến về tư vấn, chữa bệnh này vừa có bài trao đổi về việc làm thế nào để "trò chuyện" về tuổi dậy thì, kinh nguyệt và phát triển giới tính với con gái.

Bà nói nhiều bé gái có kinh nguyệt ngay từ lúc 8 tuổi, nhưng ở độ tuổi nào chúng ta mới nên giải thích điều này?

Tôi nghĩ các bạn không thể bắt đầu quá sớm. Con gái tôi 5 tuổi đã biết được khi các cô bé lớn lên, chúng bắt đầu có máu chảy ra khỏi âm đạo và khi điều đó xảy ra, con có thể có em bé. Con tôi biết về giai đoạn dậy thì và hy vọng cháu sẽ không thấy bất an khi một ngày nào đó chuyện này xảy đến với cháu.

Chúng ta sẽ trò chuyện thế nào?

Lại một lần nữa, tôi nghĩ điều đó phụ thuộc vào con gái các bạn - bạn hiểu về con mình rõ hơn bất cứ ai khác. Nhưng tôi nghĩ chúng ta cần đề cập chuyện đó không nên muộn hơn 8 tuổi vì một số bé gái sẽ bắt đầu thấy kinh nguyệt ở độ tuổi này. Nhất định phải quan sát các dấu hiệu phát triển tự nhiên và nhận thấy dấu hiệu thay đổi, nên bắt đầu trò chuyện với con ngay!

Khi trò chuyện, chính xác chúng ta cần nói gì? Có cuốn sách dành cho các bà mẹ xem lại kiến thức về vấn đề này không?

Mẹ tôi tặng tôi cuốn sách "Điều gì đang xảy ra với tôi", cho tới nay đây vẫn là cuốn sách bán chạy nhất! Bà đọc nó cùng tôi và tạo cơ hội để tôi được đặt câu hỏi. Nếu bạn chọn một ngày đặc biệt cho việc này - có lẽ hai mẹ con nên cùng nhau nướng bánh, ra ngoài ăn trưa, đi bách bộ - sau đó bạn có thể biến toàn bộ trải nghiệm về điều này thành một câu chuyện vui, nó sẽ để lại ấn tượng khó phai suốt cuộc đời bạn về cuộc chuyện trò thân mật với con gái. Nếu bạn không chắc những gì cần nói hoặc không biết làm cách nào để bắt đầu, bạn có thể tìm đến sự giúp đỡ từ những lời khuyên hoặc trao đổi với các bà mẹ khác.

Tôi có thể hình dung "cuộc trò chuyện" giữa tôi và con gái như thế này: Tôi đi sâu vào chi tiết quá và sau đó cảm thấy lúng túng. Tôi thấy mắt con gái mình đờ ra, nên "cung cấp thông tin" bao nhiêu là đủ?

Bạn không phải cung cấp quá nhiều thông tin trong buổi trò chuyện đầu tiên. Hãy nói với con gái về những điều tự nhiên - rằng cơ thể cô bé sẽ bắt đầu sinh ra các hormone và những hormone này sẽ gây ra một số thay đổi. Nếu bạn vẫn thu hút được sự chú ý của con gái, hãy nói cho cô bé biết kinh nguyệt là gì – rằng hàng tháng tử cung luôn sẵn sàng vì cơ thể có thể hình thành một em bé và khi không có em bé, máu phải chảy ra ngoài. Khẳng định lại mỗi lần nữa rằng việc chảy máu này có lợi cho sức khỏe, bình thường và chẳng có gì đáng sợ cả.

Đề nghị đưa con gái vào nhà vệ sinh và chỉ dẫn cho con cách vệ sinh cần thiết. Kể cho con nghe một vài câu chuyện từ thời thơ ấu của bạn. Cho cô bé biết rằng con sẽ không đơn độc. Có thể cô bé sẽ có nhiều câu hỏi hoặc không. Hãy để con tự bày tỏ. Nếu cô bé trông đờ đẫn tốt nhất hãy tặng con gái một cuốn sách và để con đọc riêng cho thêm thú vị. Sau đấy hãy bố trí một ngày kế tiếp cùng con gái để bạn có thể trao đổi nhiều hơn về đề tài này.

Khi con gái chúng ta bước vào thời kỳ dậy thì, chúng ta nên hướng dẫn con chọn lựa vệ sinh hay sử dụng sản phẩm nào cho thích hợp?

Hãy để con tự chọn, điều đó giúp trao quyền tự chủ cho cô bé để thêm yêu cơ thể của mình..

Bạn nên nói chuyện cởi mở nhiều hơn, lắng nghe những ưu tư của con, gạt sự chỉ trích sang một bên và giáo dục cô bé, trao quyền tự chủ nhiều hơn để cô bé thêm quan tâm tới sự nữ tính, cơ thể và cuộc đời mình.

Hiển nhiên, một cô bé mới 8 tuổi khi bắt đầu thấy kinh nguyệt thì sẽ cần được chỉ dẫn nhiều hơn một cô bé đã 14 tuổi. Nhưng về mặt sinh học, dù nhỏ tuổi bé cũng đã dậy thì. Đừng can thiệp nhiều khiến bé có lẽ không tìm đến bạn khi thực sự cần bạn nhất.

Tôi còn quên hoặc bà muốn bổ sung điều gì không?

Thưa các bà mẹ! Tôi vừa trở về từ chuyến đi tới 20 thành phố, nơi tôi trao đổi với nhiều người ở các trường đại học, các cửa hàng sách và các hội thảo dành cho phụ nữ. Tôi đã thấy hậu quả của việc giữ kín các vấn đề nhạy cảm.

Rất nhiều phụ nữ nói với tôi rằng, họ không được chuẩn bị gì khi kinh nguyệt xuất hiện và thành thật họ nghĩ rằng mình sắp chết, điều đó khiến họ có nhìn nhận tệ hại với cơ thể và giới tính của họ.

Có được "sự trò chuyện" với con gái, bạn không chỉ thiết lập tiền lệ cho một mối quan hệ mật thiết, cởi mở giữa bạn và con mình, mà còn giúp tạo lập nền móng để con phát triển một cuộc sống biết tự tôn trọng bản thân, tự chủ trong mọi việc xảy ra.

Huy Tuấn (Theo care2)
 
Top