Nơi gieo mầm hạnh phúc

10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Nơi gieo mầm hạnh phúc

Dân Việt - Một ngôi nhà đặc biệt, với những số phận đặc biệt. Ở nơi ấy luôn tràn ngập tiếng cười và tình yêu thương, nơi ấy thực sự đã trở thành mái nhà chung, là nơi nâng đỡ, dìu dắt cho những mảnh đời bất hạnh.[/h]
Đó chính là Trung tâm Dưỡng lão và hướng nghiệp phát triển tài năng trẻ Phật Tích, gọi tắt là Trung tâm Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh.

Trung tâm Phật Tích là mô hình bảo trợ xã hội ngoài công lập, thuộc Quỹ Thiện Tâm (Công ty Cổ phần Vincom) và trực thuộc sự quản lý, bảo hộ của chùa Phật Tích và xã Phật Tích. Đây là địa chỉ từ thiện nhận bảo trợ và nuôi dưỡng miễn phí các cụ già cô đơn và trẻ em mồ côi ở khắp các vùng, miền trong cả nước.
Hiện Trung tâm đang nhận nuôi dưỡng và chăm sóc 42 trẻ và 13 cụ đến từ các tỉnh Hà Tĩnh, Hải Phòng, Bắc Kạn, Hà Giang, Bắc Ninh… Các cụ và trẻ em đến đây được chăm sóc trong điều kiện tốt nhất, được sống trong những ngôi nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, có vườn cây ăn quả, vườn rau, ao cá, vườn hoa, cây cảnh.
Ngoài điều kiện ăn, ở tốt, các cụ còn được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, lao động như trồng hoa, cây cảnh, trồng rau màu, chơi các môn thể thao, sinh hoạt theo CLB có lợi cho sức khỏe và được khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và chữa bệnh kịp thời…
Đối với các trẻ thì nhanh chóng được phục hồi sức khỏe (bởi các em đến đây hầu hết thể trạng đều yếu và tổn thương về tinh thần), được đi học, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi như trẻ em ngoài cộng đồng.
Mỗi người đến với Trung tâm đều có số phận kém may mắn khác nhau, song mái ấm tình thương này đã thực sự là nơi chắp cánh ước mơ cho các em bước vào đời và là nơi dưỡng lão tốt nhất cho nhiều tuổi già cô đơn.
Có những trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ từ khi còn quá nhỏ, có em thì bố mẹ bị bệnh hiểm nghèo không có điều kiện nuôi dưỡng, có em lại là người dân tộc vùng cao quanh năm đói, phải ăn sắn ăn ngô, không thạo tiếng kinh, sống khép kín… Nhưng các em đã nhanh chóng hòa nhập, được sống, học tập trong ngôi nhà chung thân thiện của mình.
Còn với các cụ thì có những hoàn cảnh cả ông và cháu đều đến với Trung tâm như cụ Trần Quang Thám (81 tuổi) quê Hà Tĩnh vào đây mới được 2 tháng cùng 2 cháu nội và cảm thấy được nương tựa, yên tâm hơn với cuộc sống của mình. Với cụ bà Nguyễn Thị Phương Thúy vào được 6 tháng, đang bị đau mắt, được các anh chị trong Trung tâm tận tình chăm sóc cũng cảm thấy ngày một gắn bó hơn.
Ông Nguyễn Quang Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết: “Hồi mới vào trung tâm, cuộc sống còn bỡ ngỡ, có cháu ngày nào cũng khóc, vì tủi thân, vì nhớ nhà hay vì nỗi đau giấu kín… Các cụ thì dường như sống khép mình, không muốn tâm sự cùng ai. Đến nay, bằng sự cố gắng và tình yêu thương tận tâm của các cán bộ, hộ lý, công nhân viên trong Trung tâm, ai cũng cảm thấy ngày càng gắn bó với Trung tâm hơn, mãn nguyện khi được cùng nhau chung sống dưới “ngôi nhà hạnh phúc” này”.
Cụ Thám chia sẻ, vì hoàn cảnh gia đình cụ đã tìm đến Trung tâm cùng hai cháu. “Cuộc sống trong Trung tâm thực sự thoải mái và đầy đủ. Đây là ngôi nhà chung để chúng tôi vui tuổi già, thực sự là một mái ấm nhân ái để nuôi các cháu khôn lớn và chắp cánh cho ước mơ của các cháu thành sự thật. Thế này, tôi có hi vọng các cháu tôi sẽ khôn lớn trưởng thành rồi”.
Cho các em được hòa nhập vào cộng đồng, hoàn thiện kỹ năng sống, đặc biệt là hướng nghiệp, phát triển tài năng để có ích cho xã hội đúng như tên gọi “hướng nghiệp và phát triển tài năng” là mục tiêu lớn nhất của Trung tâm, những cô, chú ở Trung tâm đã tình nguyện làm cha, làm mẹ của rất nhiều đứa con mồ côi.
Trung tâm Phật Tích luôn mở rộng cánh cửa cho mọi mảnh đời bất hạnh trong xã hội. Thế nhưng, nhiều người vẫn chưa hiểu đúng về vai trò của những Trung tâm, vô tình đã làm mất đi cơ hội của những người kém may mắn.
Ông Thắng với nhiều năm kinh nghiệm làm công tác xã hội tâm sự: “Trung tâm Phật Tích được xây dựng trên tinh thần tương thân tương ái, nhằm giúp đỡ những người già cô đơn và trẻ mồ côi, đặc biệt là các đối tượng chính sách trên cả nước. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất không phải về vấn đề kinh phí nuôi dưỡng, cơ sở vật chất mà là vấn đề tuyển chọn.
Qua khảo sát ở nhiều địa phương cho thấy, vẫn còn không ít trường hợp những người thân trong gia đình không có đủ điều kiện chăm lo nhưng rất ngại ngần và khó thuyết phục họ để ông bà, bố mẹ, hay con cháu mình đến sống tại Trung tâm. Bởi họ sợ sự kỳ thị của bà con lối xóm… Chính những suy nghĩ còn nặng nề, mặc cảm đó đã làm mất cơ hội được sống tốt và trưởng thành cho người thân, con em của mình. Cái trăn trở nhất là làm sao để họ có thể hiểu đúng và nghĩ được sâu sắc hơn về Trung tâm”.
Xin mượn lời thơ của tác giả Phương Thúy, một trong những cụ đang nhận được chăm sóc tại Trung tâm để nói cảm ơn và tri ân sâu sắc tới Trung tâm: “Cứ ngỡ mùa xuân không kịp đến/ Những mắt tròn chưa biết ban mai/ Cứ ngỡ mùa xuân không trở lại/ Những bàn chân hụt hẫng cuối chiều/…” nhưng nay thì: “Xuân đã về lộc biếc chồi xanh/ Ngân vọng tiếng chuông chùa an lạc/ Khu trang viên đẹp như cổ tích/ Đóa thiện tâm dâng ngát hương lành/ Xuân đã về nắng ấm trời xanh/ Câu quan họ dập dìu Kinh Bắc/ Những nụ cười rưng rưng nước mắt/ Có điều gì như cuộc hồi sinh…”.
Ngọc Án
 
5,642
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Nơi gieo mầm hạnh phúc

LG ơi, chỗ này hôm trước em nói với chị đấy, hii... Nếu quả thật họ làm được như kế hoạch và như những gì họ nói, thì nơi đây sẽ là nơi gieo mầm hạnh phúc thật sự đấy, chị nhỉ. Giới thiệu thêm về TT này nữa:


TRUNG TÂM PHẬT TÍCH: ĐẤT PHẬT DÀNH CHO LÒNG THIỆN TÂM
http://todinhlongkhanh.com/trung-tam-phat-tich-at-phat-danh-cho-long-thien-tam-2011-06-17.aspx

Cách Hà Nội 25km, tại xã Phật tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh có Trung tâm Dưỡng lão và Hướng nghiệp phát triển tài năng trẻ Phật Tích (gọi tắt là Trung tâm Phật Tích) với tổng diện tích 12ha. Trung tâm được Công ty Cổ phần Vincom xây dựng quy mô, khang trang.



Một góc Trung tâm Phật Tích

Trung tâm có 20 tòa nhà, trong đó có 7 nhà ở dành cho các cụ, mỗi nhà có 5 phòng ở (2 cụ một phòng). Trung tâm có 6 nhà dành cho trẻ em với diện tích bình quân là 8,5m2/người, có phòng ngủ, phòng tiếp khách. Các phòng ở trang bị quạt trần, tủ đựng quần áo và các đồ sinh hoạt cá nhân. Phòng ở của người già, trẻ mồ côi được xây dựng hệ thống vệ sinh khép kín, mỗi phòng có bình tắm nóng lạnh và máy giặt. Nhà sinh hoạt chung cho các cụ và trẻ em gồm thư viện, phòng hội họp, phòng ăn… đáp ứng nhu cầu chăm sóc về tinh thần để giải trí, giao tiếp và cập nhật thông tin, được trang bị tivi, tủ lạnh, thiết bị âm thanh, điều hòa nhiệt độ…

Khuôn viên của Trung tâm có vườn cây ăn quả, vườn rau, vườn hoa, ao cá với các con đường đi dạo rất thuận tiện với tuổi già lại có cả đồi vọng cảnh nằm trên hồ nước lớn mang lại không gian thoáng mát, tươi đẹp phục vụ nhu cầu thư giãn cho cuộc sống của các thành viên nơi đây.

Trung tâm Phật Tích có đội ngũ cán bộ, nhân viên, điều dưỡng viên, bác sỹ, các nhân viên y tế, các cô bảo mẫu phục vụ các cụ và các em tận tình chu đáo. Trung tâm Phật Tích bắt đầu tiếp nhận các cụ già cô đơn và trẻ em mồ côi không nơi nương tựa ở mọi địa phương trên cả nước từ tháng 7/2010. Hiện nay Trung tâm đang có 14 cụ, tuổi từ 61 – 84 và 42 trẻ mồ côi (từ 6 – 16 tuổi) sinh sống.

Vốn xây dựng Trung tâm trên 50 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Vincom tài trợ, khởi công ngày 10/10/2009, đến nay, cơ sở vật chất Trung tâm đã cơ bản hoàn thành và đủ điều kiện chính thức đi vào hoạt động.Khác với các trung tâm bảo trợ xã hội từ thiện khác trên cả nước, Trung tâm Phật Tích được Quỹ Thiện Tâm - Công ty Cổ phần Vincom, một công ty bất động sản lớn có truyền thống làm từ thiện trên cả nước, bảo trợ cả về nhân lực và vật lực nên đây sẽ là một trung tâm từ thiện với nhiều điểm ưu việt hoàn toàn mới.



Mô hình Trung tâm từ thiện Phật Tích, nằm trên diện tích gần 12ha tại xã Phật Tích huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, cách khu vực di sản chùa và núi Phật Tích khoảng 500m về phía Đông Nam theo tỉnh lộ 295 mới. (Ảnh: Kiều Minh)

Các cụ già cô đơn, trẻ em mồ côi ở đây cho biết: Trung tâm là nơi đất phật từ bi che chở, nuôi dưỡng những người có hoàn cảnh không may mắn. Trên đường thăm Trung tâm, chúng tôi gặp cụ Đoàn Thị Lộc, 87 tuổi đến từ An Lão, Hải Phòng cho biết: Ở quê, tôi sống một mình. Lủi thủi, cô đơn tôi mong cho hết ngày dài rồi lại qua đêm. Khổ nhất là lúc ốm đau, không người chăm sóc, tủi thân vô cùng. Còn ở đây, người già chúng tôi sống như một gia đình, chuyện trò vui vẻ, có các cháu qua chơi thăm nom. Quan trọng nhất là điều kiện ăn ở tốt, tôi tin là mình sẽ sống thọ.

Bà Đinh Thị Ca, 68 tuổi, nguyên là thanh niên xung phong quê Thuận Thành, Bắc Ninh đến với Trung tâm tháng 9/2010. Nét đẹp thời con gái dường như vẫn y nguyên nơi khuân mặt trái xoan, nụ cười duyên và đôi mắt nhanh nhẹn của bà, bà cho biết: Cả đời cống hiến cho những cung đường ra mặt trận thời chống Mỹ cứu nước và phát triển kinh tế của đất nước sau này. Già sống độc thân, khổ và buồn đau nên nương nhờ vào Phật Tích.

Tấm lòng của Phó Giáo sư, Tiến sỹ, nhà giáo Ưu tú Mai Tất Tố (nguyên Bí thư Đảng bộ Trường Đại học Dược Hà Nội) nay là Giám đốc Trung tâm, ai cũng ghi nhận. Đến với Trung tâm là những con người có hoàn cảnh không may mắn nhưng đã về đây là một gia đình, cuộc sống được tôn trọng và an hưởng tuổi già.Chúng tôi gặp ở Trung tâm rất nhiều trẻ em dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng… con em đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Cạn, Hà Giang, Hà Tĩnh… được Sở Lao động Thương binh Xã hội giới thiệu về đây sinh sống.

Em Sùng A De, dân tộc Mông, 13 tuổi đến từ xã Cổ Ninh, huyện Pắc Nậm, Bắc Cạn, nói: Bố mẹ con mất lâu rồi từ ngày con còn học lớp 1, trường bản. Lang thang ở hết nhà cô này, chú khác trước khi được về Phật Tích. Nay gần hết một năm học, cháu đã quen trường, quen bạn. Là đứa trẻ lớn nhất nhóm, hàng ngày De được các mẹ giao cho trọng trách dẫn các em nhỏ tuổi hơn đến trường, cùng đi học.

Tôi hỏi một cậu bé dân tộc Mông, có khuân mặt khôi ngô tên Giàng Mý Pó, 8 tuổi đến từ Hà Giang: Ở đây vui không? Vui chứ - em trả lời, vui hơn ở bản Mông của em mà! Có mẹ yêu thương nhiều à! lại có nhiều anh chị em nữa, cùng học, cùng vui chơi. Cuối tuần, các thầy cô lại cho sang chùa Phật Tích lễ phật, nơi Trung ương Hội Phật giáo Việt Nam giúp đỡ từ thủa ban đầu và đặc biệt là Đại đức Thích Đức Thiện đỡ đầu Trung tâm. Mý Pó còn nói: Chúng cháu được các thầy cô, cha mẹ tổ chức đi tham quan nhiều điểm văn hóa, du lịch tại Hà Nội. Sống ở đây, thích hơn ở bản đấy!

Thầy giáo Nguyễn Văn Thăng, tốt nghiệp khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Công đoàn Hà Nội trở thành cán bộ Công ty Cổ phần Vincom, đã nhớ tên, hoàn cảnh từng cháu trong Trung tâm, thầy cho biết: Các cháu đang tuổi ăn, tuổi nghịch nên dạy dỗ, rèn luyện hơi khó. Nhưng vui lắm anh ạ! Làm ở đây khiến thanh niên bọn em chín chắn lên, trưởng thành trong cuộc sống.

Hầu hết các cụ ở đây được Trung tâm chăm sóc trong điều kiện tốt, miễn phí. Dù các cụ đang giai đoạn tuổi già khó tính, nhưng khi chúng tôi đến thăm Trung tâm không nghe được bất kỳ lời kêu ca, phàn nàn nào. Các cụ có thể tham gia các hoạt động thể thao, lao động thích hợp với lứa tuổi và theo nguyện vọng như trồng cây cảnh, chăm sóc hoa, trồng rau, tăng gia hoa màu… Hàng tuần, các cụ tham gia hoạt động ngoại khóa như sinh hoạt khoa học theo định kỳ và được chăm sóc sức khỏe thường xuyên …

Với phươnng châm: Sống đoàn kết, đúng với tiêu chí người cao tuổi: "sống vui - sống khỏe - sống có ích", các cụ được tự do lựa chọn hướng hoạt động như: rèn luyện sức khỏe, làm công việc nhổ cỏ, bắt sâu, chăm sóc cây cảnh, vườn hoa trong khuôn viên. Số tiền từ trồng rau xanh, chăn nuôi gà Trung tâm thu mua sẽ được chuyển lại để các cụ có thể chi tiêu riêng hay lập sổ tiết kiệm. Trong trường hợp các cụ bị bệnh tật, ốm đau Trung tâm chịu trách nhiệm chăm sóc.Các em nhỏ đang học bài tại Trung tâm. Các cháu nhỏ vào đây sẽ được nhân viên của trung tâm nhận nuôi dưỡng, chăm lo đào tạo và chịu sự dạy bảo từ các cụ. Các cháu sẽ được nuôi, ăn học miễn phí đến khi tốt nghiệp đại học hoặc học thành nghề, kết hợp đầy đủ giữa vui chơi, thể thao và lao động phù hợp với lứa tuổi. Số tiền thu được từ thành quả lao động của trẻ qua làm vườn sẽ được bố mẹ cho vào sổ tiết kiệm, sẽ đưa lại cho các cháu sau khi trưởng thành, dành làm vốn lập nghiệp.

Phó Giáo sư - Tiến sỹ Mai Tất Tố, Chủ tịch kiêm Giám đốc Trung tâm Phật Tích chia sẻ: "Trung tâm Phật Tích được xây dựng trên tinh thần tương thân tương ái nhằm giúp đỡ những người già cô đơn và trẻ mồ côi, đặc biệt là các đối tượng chính sách trong cả nước. Đây cũng là công trình ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long của Công ty Cổ phần Vincom bởi công trình này được xây dựng tại vùng quê Kinh Bắc, nơi sinh của Đức Lý Thái Tổ. Chúng tôi tin rằng, nơi đây sẽ là gia đình lớn đầy tình thương, nơi các cụ được chăm lo tận tình, các cháu sẽ được dạy dỗ, học hành trở thành công dân tốt của đất nước ".

Hiện nay Trung tâm đang đặt vấn đề với Sở Lao động Thương binh & Xã hội các tỉnh, thành trong cả nước tiếp tục tuyển người già cô đơn, trẻ mồ côi. Hướng tới kỷ niệm Ngày thương binh - liệt sỹ 27/7/2011, Trung tâm Phật Tích sẽ ưu tiên tiếp nhận các cụ và các cháu thuộc gia đình chính sách, con em, cha mẹ của thương binh - liệt sỹ, người có công với cách mạng trong cả nước.


Để đăng ký xin vào Trung tâm Phật Tích, mọi liên hệ xin gửi về Trung tâm dưỡng lão và hướng nghiệp phát triển tài năng trẻ, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Điện thoại: 0241 3725 626 hoặc Văn phòng Trung tâm Phật Tích tại Hà Nội, tầng 8, tòa nhà Vincom City Towers, 191 Bà Triệu, Hà Nội.
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Nơi gieo mầm hạnh phúc

[h=1]Thêm tiêu chí chọn ng vào đây để mấy "mụ già" cơ nhỡ chả may ko có xiền mua đất mà phấn đấu

Mái ấm dành cho người không nơi nương tựa[/h] Thứ ba - 05/07/2011 11:31

Đó là Trung tâm dưỡng lão và hướng nghiệp phát triển tài năng trẻ Phật Tích (gọi tắt là Trung tâm Phật Tích – TT Phật Tích) nằm ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Được xây dựng và hoạt động bằng nguồn kinh phí Quỹ Thiện tâm của Cty CP Vincom tài trợ, đây là một địa chỉ từ thiện đã và đang tiếp nhận để nuôi dưỡng các cụ già cô đơn, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa. Nơi hội tụ những cảnh đời...

Đi vào hoạt động từ tháng 7.2010, đến nay TT đã tiếp nhận và nuôi dưỡng miễn phí 42 cháu nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, 14 cụ già neo đơn nghèo khó của các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Hà Nội. Mỗi người đến đây đều mang theo một số phận khác biệt, nhưng cùng chung một điểm, họ là những người kém may mắn.

Hai anh em cháu Nguyễn Bảo Nguyên và Nguyễn Hoàng Hà ở An Lão (Hải Phòng), bố mẹ bỏ nhau, mẹ cháu vào miền Nam lập gia đình, bố nuôi hai anh em bằng nghề tự do. Cách đây 4 năm, bố các cháu đã bị cụt chân do tai nạn gỗ đè. Hai anh em sớm phải bỏ học. Từ khi về TT, các cháu lại tiếp tục được đến trường.

Góc học tập của các cháu tại TT Phật Tích.

Đặc biệt, trường hợp của 3 ông cháu cụ Trần Quang Thám (81 tuổi) ở Hà Tĩnh, hai thế hệ đang được nuôi dưỡng tại TT. Con trai bị tâm thần, con dâu mất do tai nạn giao thông, cụ Thám tuổi cao sức yếu, không thể lo cho hai cháu tiếp tục đi học. Khi biết có TT Phật Tích, ba ông cháu đã xin về để có chỗ nương tựa. Hai cháu của cụ đã đi học trở lại, cụ Thám tâm sự: “Được vào đây, tôi hoàn toàn yên tâm về tương lai của hai đứa cháu nội, ba ông cháu sống thoải mái, chúng tôi được các cô chú nhân viên ở đây chăm sóc nhiệt tình, chu đáo”.

Trong số 42 cháu ở trung tâm có đến gần chục trường hợp là cặp anh chị em ruột. Em Giàng Thị Chay - (12 tuổi) ở Hà Giang kể: “Bố mất từ khi nào em cũng không nhớ, mẹ đi lấy chồng, 3 chị em ở với chú, nhưng chưa bao giờ được đi học. Chị gái lớn đã lấy chồng, từ khi được về TT, cả hai chị em bắt đầu được đi học chữ”. Khi được hỏi, cuộc sống ở đây thế nào, hầu như các cháu đều trả lời: “Chúng con thích ở đây nhưng mong muốn thỉnh thoảng được về thăm quê, thăm người thân”. Biết được nguyện vọng này của các cháu, cứ mỗi cuối tuần TT lại cho các cháu liên hệ với gia đình qua điện thoại.

... Và hội tụ những tấm lòng

Hiện nay, với 28 nhân viên phục vụ, trình độ từ trung cấp trở lên, được trang bị cơ sở vật chất khá đầy đủ tiện nghi và đồng bộ, TT đã thành nơi nương tựa của những cảnh đời không may mắn. Với chi phí tiền ăn cho mỗi cháu (hoặc cụ già) trung bình 1 triệu đồng/người/tháng chưa kể chi phí học hành, cuộc sống của các cháu có thể nói là khá tốt.

Ông Nguyễn Quang Thắng - Phó giám đốc TT, nguyên là giám đốc TT Bảo trợ xã hội 4 ở Ba Vì (Hà Nội) đã nói với chúng tôi: “Tiêu chí đầu tiên của những cán bộ làm việc cho TT là phải có tâm, còn bằng cấp tuy bắt buộc nhưng vẫn xếp hàng “thứ”, ưu tiên những người được đạo tạo ngành công tác xã hội”. Các cháu được đưa về đây là trẻ mồ côi hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, phần đông thiếu sự chăm sóc và dạy dỗ, một số cháu là người dân tộc (ở Hà Giang, Bắc Cạn…) ngôn ngữ bất đồng. Chúng tựa như những cây non hoang dại, cần có sự uốn nắn công phu.

Hiện nay, các cháu sống tại TT được phân về từng phòng, mỗi phòng từ 8 đến 10 cháu với 2 cô chăm sóc. Các cô luôn sát cánh bên các cháu từng giờ để nhắc nhở giờ giấc: ăn uống, giải lao, rèn luyện thân thể, học hành và hàng ngày đưa đến trường như những người mẹ thực thụ. Mỗi cháu đều có góc học tập riêng, hoặc phòng học để các cháu học bài ở nhà hoặc có gia sư đến phụ đạo thêm. Với diện tích gần 12ha, nên ngoài khu nhà ở TT còn có vườn trồng cây ăn quả, trồng rau, trồng hoa, ao cá, hồ sinh thái, có phòng tập thể thao để các cháu cùng các cụ tham gia sinh hoạt và lao động thêm tùy theo khả năng và sức khỏe của mỗi người.

Chị Đinh Thị Dung người Nam Định, tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm sau đó là học tiếp khoa Công tác xã hội của trường Đại học Lao động xã hội đã làm việc ở TT 7 tháng cho rằng: “Tôi đã từng đi thực tập ở nhiều trung tâm bảo trợ xã hội nhưng chưa có nơi nào có điều kiện và môi trường sống tốt như ở đây. Tốt với cả người được nuôi dưỡng và với cả nhân viên”. TT Phật Tích hoạt động với sự định hướng và giúp đỡ của Trung ương Giáo hội Phật giáo VN, đặc biệt là Đại đức Thích Đức Thiện và các thầy ở chùa Phật Tích.

Ông Mai Tất Tố - Giám đốc TT cho biết: “TT hoạt động dưới sự tài trợ của DN Phật tử có tâm, mong muốn của chúng tôi là được chung tay góp sức với các DN, góp một phần giúp đỡ các mảnh đời bất hạnh thực sự trong cả nước. Là một mô hình xã hội hóa công tác xã hội, rất mong các cơ quan hữu quan và các gia đình có các cháu và người thân đang gặp hoàn cảnh khó khăn hãy gửi gắm đến TT để các cháu và các cụ già sớm được nhận sự quan tâm, chăm sóc của TT Phật Tích”.

Tiêu chí tuyển chọn người cao tuổi neo đơn và trẻ em mồ côi vào nuôi dưỡng tại TT:

Người cao tuổi: từ 60 đến 75 tuổi, già yếu, không có con cháu hoặc người thân để nương tựa, thuộc hộ nghèo, không có lương hưu. Ưu tiên Mẹ VN Anh hùng, cha mẹ của các liệt sĩ, người cao tuổi là thương bệnh binh, cựu chiến binh, cựu TNXP. Không tiếp nhận: các cụ già câm điếc, mù lòa, dị tật, khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận của cơ thể ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân và không nhận các cụ bị tâm thần, bệnh lao, HIV, bại liệt, ung thư, suy tim, suy thận...

Trẻ em mồ côi: từ 6 đến 14 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc một người, người còn lại mất tích hoặc không đủ năng lực hành vi, khả năng nuôi dưỡng. Cha mẹ còn sống nhưng cả cha và mẹ đều mất khả năng lao động, quá nghèo không nuôi được con hoặc cả cha và mẹ đang chấp hành hình phạt bị giam giữ tại trại giam, các cháu không có người nuôi dưỡng. Không tiếp nhận: các cháu tàn tật và mắc các cháu bệnh nan y (như ở các cụ cao tuổi).

Kim Chung

Nguồn Lao Động
 
Top