ALnML
Super Moderator
[h=1]Ông già buồn tủi, lủi thủi nuôi cháu chăm con[/h]
- Ở cái tuổi đầu bạc răng long, thế nhưng ông Sản vẫn phải nuôi hai đứa cháu tội nghiệp (bố chúng chết vì bị tâm thần, mẹ mới mất do bị bệnh tim). Ông già còm cọm nhặt nhạnh từng đồng nuôi cháu, nhưng vẫn đói vẫn khát.
Ông già buồn tủi…
Cảnh đáng thương mà chúng tôi muốn nói đến là cảnh của ông Trần Gia Sản (thôn Vĩnh Hạ, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, Hà Nội). Nhà ông Sản nằm ngay cạnh con đê ngăn lũ, một căn nhà cấp bốn thấp bé, nền nhà lọt thỏm dưới cái sân, trong nhà có mấy vật dụng thiết yếu phục vụ sinh hoạt đơn sơ, giản dị.
Lưng còng khiến ông khi ngồi cứ khom khom khổ sở, rót chén nước chè mời tôi, ông Sản tâm sự: “Con trai tôi là Trần Văn Đam (sinh năm 1975) bị mắc chứng bệnh thần kinh đã hơn 7 năm nay. Vợ của nó thì bị bệnh tim, gia đình chạy chữa nhưng không khỏi và mới mất được gần một năm. Để lại hai đứa con một trai và một gái là Trần Văn Thoáng (9 tuổi) và Trần Thị Hiền (3 tuổi). Hai vợ chồng tôi mắt mờ chân chậm, cố gắng làm mấy sào ruộng lấy tiền mua rau dưa nuôi cháu."
“Tôi là ông mà phải gánh trách nhiệm của bố mẹ chúng. Hôm cái Hiền bị sốt cứ nằng nặc đòi mẹ bế, vừa thương vừa giận, tôi không thể nào dỗ dành cháu được, nghĩ cũng tủi”.
“Ngày trước hai vợ chồng nó hiền lành, chịu thương chịu khó làm lụng, cấy mấy sào ruộng, trồng mía, cải bắp, nhưng gia đình quá túng thiếu anh Đam bị trầm cảm, dần dà bệnh nặng”, ông Sản bồi hồi nhớ lại.
Ông Sản buồn rầu kể lại: “Nhiều lần bệnh tái phát Đam thường bỏ nhà đi lang thang, tôi cùng các anh em trong nhà lặn lội đi ra tận Hà Nam tìm mãi mới thấy để mang về. Có lần Đam đi xuống chùa Hương, được người ta cho ăn một bữa cơm xong bắt ở lại, khi tôi tìm đến nơi họ bắt chuộc 500 nghìn mà trong người không có nổi mấy chục ngàn, tôi phải van xin, lạy người ta mãi mới cho về”.
Phận con trai thần kinh…
Bước vào căn nhà ngang anh Đam đang ở khiến cho tôi không khỏi xót lòng, chân phải của anh được đeo chiếc xích to bằng ngón tay để “chống chọi” mỗi khi bệnh tái phát. Miệng anh luôn ngậm “tẩu thuốc” đen ngòm, tay bật tanh tách cái bật lửa. Mọi sinh hoạt từ ăn uống đến vệ sinh chỉ quanh quẩn trên chiếc giường, chiếc chăn anh đắp đã ngả sang màu đất. Chiếc thùng to đùng được đặt cạnh giường để “sinh hoạt cá nhân”. Cái nắng oi bức khiến cho gian buồng của anh ở không khí trở lên ngột ngạt, khó chịu.
“Tôi cảm thấy khổ tâm lắm, đứa con thần kinh không ổn định phải xích ở giường, vợ nó lại qua đời bì bệnh tim, để lại cho tôi hai đứa trẻ “ăn chưa no, lo chưa tới” khiến tôi không biết xoay sở như nào, tuổi cao sức yếu cố gắng bám trụ lấy mấy sào ruộng để nuôi cháu trưởng thành”, ông Sản mắt ngấn lệ khi nói về hai đứa cháu.
Hơn 11h vợ ông Sản mới đi làm đồng về, cái nắng oi ả khiến cho mặt mũi bà đỏ ửng, giọt mồ hôi vẫn còn lăn trên má. Bà dốc bầu tâm sự: “Nhà tôi cấy 3 sào ruộng, trồng có 2 sào thanh hao, làm mãi mà không đủ ăn. Hôm nay, tôi đi một thu hoạch một ít thanh hao, bó lại thành từng bó, tôi lại dò dẫm ôm lên đằng đê phơi, để ít nữa công ty họ đến mua, lấy tiền mua đồ ăn cho các cháu”.
Tâm sự của đứa cháu thơ dại…
Bệnh tình của anh Đam bình thường không ai có thể nhận ra nhưng khi đột ngột lên cơn bất cứ lúc nào khiến cho bố mẹ và hai đứa con nhỏ của anh khiếp sợ. Ngồi cạnh ông, khuôn mặt buồn rười rượi, Thoáng - con anh Đam tâm sự: “Thi thoảng cháu mới mang cơm vào cho bố, lúc nào bố bảo mang cho bố cốc nước thì cháu lại mang, còn đâu cháu không dám đến gần bởi chẳng may bố cháu lên cơn thì sợ lắm ạ, đợt trước phát bệnh bố cháu còn cầm cả điếu cày đánh ông, mọi đồ đạc trên giường ném tung tóe khắp nhà”.
Nét buồn cứ hiện mãi lên khuân mặt của Thoáng, ngồi rúm ró bên ông nội, từ lúc nói chuyện với tôi Thoáng không hề nở một nụ cười. 10 tuổi - có lẽ, Thoáng cũng hiểu được nỗi thiếu thốn hơi ấm của mẹ, cái đói luôn vật vờ ở trong đầu, và những lúc bố phát bệnh luôn ám ảnh làm Thoáng sợ.
Cũng như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác, Thoáng luôn khao khát được đi chơi với đám bạn, nhưng nghĩ thương ông bà nên khi đi học về là Thoáng lao vào phụ giúp các việc lặt vặt trong gia đình. Lắm hôm bà đi làm đồng về muộn, Thoáng đi học về còn vào bếp nấu cơm.
75 tuổi – lưng của ông Sản đã còng, không đủ sức cày cấy mấy sào ruộng để nuôi cháu. “Nhiều khi thấy khổ tâm lắm, mong trời khấn phật cho tôi khỏe thêm mấy năm nữa để đi làm nuôi cháu lớn thêm. Ngày 5 miệng ăn, tôi chỉ dám tiêu 20 ngàn”.
Gia đình ông Sản rất khó khăn, để có thể nuôi được hai cháu ăn học đến nơi đến chốn, cần lắm những tấm lòng giúp đỡ của các nhà hảo tâm.
Ông già buồn tủi…
|
Thân già nhưng ông Sản phải nuôi con thần kinh, nuôi cháu thơ dại... |
Cảnh đáng thương mà chúng tôi muốn nói đến là cảnh của ông Trần Gia Sản (thôn Vĩnh Hạ, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, Hà Nội). Nhà ông Sản nằm ngay cạnh con đê ngăn lũ, một căn nhà cấp bốn thấp bé, nền nhà lọt thỏm dưới cái sân, trong nhà có mấy vật dụng thiết yếu phục vụ sinh hoạt đơn sơ, giản dị.
Lưng còng khiến ông khi ngồi cứ khom khom khổ sở, rót chén nước chè mời tôi, ông Sản tâm sự: “Con trai tôi là Trần Văn Đam (sinh năm 1975) bị mắc chứng bệnh thần kinh đã hơn 7 năm nay. Vợ của nó thì bị bệnh tim, gia đình chạy chữa nhưng không khỏi và mới mất được gần một năm. Để lại hai đứa con một trai và một gái là Trần Văn Thoáng (9 tuổi) và Trần Thị Hiền (3 tuổi). Hai vợ chồng tôi mắt mờ chân chậm, cố gắng làm mấy sào ruộng lấy tiền mua rau dưa nuôi cháu."
“Tôi là ông mà phải gánh trách nhiệm của bố mẹ chúng. Hôm cái Hiền bị sốt cứ nằng nặc đòi mẹ bế, vừa thương vừa giận, tôi không thể nào dỗ dành cháu được, nghĩ cũng tủi”.
“Ngày trước hai vợ chồng nó hiền lành, chịu thương chịu khó làm lụng, cấy mấy sào ruộng, trồng mía, cải bắp, nhưng gia đình quá túng thiếu anh Đam bị trầm cảm, dần dà bệnh nặng”, ông Sản bồi hồi nhớ lại.
Ông Sản buồn rầu kể lại: “Nhiều lần bệnh tái phát Đam thường bỏ nhà đi lang thang, tôi cùng các anh em trong nhà lặn lội đi ra tận Hà Nam tìm mãi mới thấy để mang về. Có lần Đam đi xuống chùa Hương, được người ta cho ăn một bữa cơm xong bắt ở lại, khi tôi tìm đến nơi họ bắt chuộc 500 nghìn mà trong người không có nổi mấy chục ngàn, tôi phải van xin, lạy người ta mãi mới cho về”.
Phận con trai thần kinh…
|
Anh Đam bị thần kinh, gia đình phải xích lại... |
Bước vào căn nhà ngang anh Đam đang ở khiến cho tôi không khỏi xót lòng, chân phải của anh được đeo chiếc xích to bằng ngón tay để “chống chọi” mỗi khi bệnh tái phát. Miệng anh luôn ngậm “tẩu thuốc” đen ngòm, tay bật tanh tách cái bật lửa. Mọi sinh hoạt từ ăn uống đến vệ sinh chỉ quanh quẩn trên chiếc giường, chiếc chăn anh đắp đã ngả sang màu đất. Chiếc thùng to đùng được đặt cạnh giường để “sinh hoạt cá nhân”. Cái nắng oi bức khiến cho gian buồng của anh ở không khí trở lên ngột ngạt, khó chịu.
“Tôi cảm thấy khổ tâm lắm, đứa con thần kinh không ổn định phải xích ở giường, vợ nó lại qua đời bì bệnh tim, để lại cho tôi hai đứa trẻ “ăn chưa no, lo chưa tới” khiến tôi không biết xoay sở như nào, tuổi cao sức yếu cố gắng bám trụ lấy mấy sào ruộng để nuôi cháu trưởng thành”, ông Sản mắt ngấn lệ khi nói về hai đứa cháu.
Hơn 11h vợ ông Sản mới đi làm đồng về, cái nắng oi ả khiến cho mặt mũi bà đỏ ửng, giọt mồ hôi vẫn còn lăn trên má. Bà dốc bầu tâm sự: “Nhà tôi cấy 3 sào ruộng, trồng có 2 sào thanh hao, làm mãi mà không đủ ăn. Hôm nay, tôi đi một thu hoạch một ít thanh hao, bó lại thành từng bó, tôi lại dò dẫm ôm lên đằng đê phơi, để ít nữa công ty họ đến mua, lấy tiền mua đồ ăn cho các cháu”.
Tâm sự của đứa cháu thơ dại…
Bệnh tình của anh Đam bình thường không ai có thể nhận ra nhưng khi đột ngột lên cơn bất cứ lúc nào khiến cho bố mẹ và hai đứa con nhỏ của anh khiếp sợ. Ngồi cạnh ông, khuôn mặt buồn rười rượi, Thoáng - con anh Đam tâm sự: “Thi thoảng cháu mới mang cơm vào cho bố, lúc nào bố bảo mang cho bố cốc nước thì cháu lại mang, còn đâu cháu không dám đến gần bởi chẳng may bố cháu lên cơn thì sợ lắm ạ, đợt trước phát bệnh bố cháu còn cầm cả điếu cày đánh ông, mọi đồ đạc trên giường ném tung tóe khắp nhà”.
|
"Cháu không dám đến gần bởi chẳng may bố cháu lên cơn thì sợ lắm, đợt trước phát bệnh bố cháu còn cầm cả điếu cày đánh cả ông, mọi đồ đạc trên giường ném tung tóe” Thoáng ngây ngô tâm sự. |
Nét buồn cứ hiện mãi lên khuân mặt của Thoáng, ngồi rúm ró bên ông nội, từ lúc nói chuyện với tôi Thoáng không hề nở một nụ cười. 10 tuổi - có lẽ, Thoáng cũng hiểu được nỗi thiếu thốn hơi ấm của mẹ, cái đói luôn vật vờ ở trong đầu, và những lúc bố phát bệnh luôn ám ảnh làm Thoáng sợ.
Cũng như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác, Thoáng luôn khao khát được đi chơi với đám bạn, nhưng nghĩ thương ông bà nên khi đi học về là Thoáng lao vào phụ giúp các việc lặt vặt trong gia đình. Lắm hôm bà đi làm đồng về muộn, Thoáng đi học về còn vào bếp nấu cơm.
75 tuổi – lưng của ông Sản đã còng, không đủ sức cày cấy mấy sào ruộng để nuôi cháu. “Nhiều khi thấy khổ tâm lắm, mong trời khấn phật cho tôi khỏe thêm mấy năm nữa để đi làm nuôi cháu lớn thêm. Ngày 5 miệng ăn, tôi chỉ dám tiêu 20 ngàn”.
Gia đình ông Sản rất khó khăn, để có thể nuôi được hai cháu ăn học đến nơi đến chốn, cần lắm những tấm lòng giúp đỡ của các nhà hảo tâm.
Mọi sự ủng xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp ông Trần Gia Sản (thôn Vĩnh Hạ, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, Hà Nội). 2. Hoặc qua báo VietNamNet ( Ghi rõ ủng hộ ông Trần Gia Sản) Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: - Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 -Bank: - BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam -SWIFT code: BFTVVNVX 3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 Email: banbandoc@vietnamnet.vn |
- Đình Hường