metyruoi
Active Member
Một trong những món quà tuyệt vời nhất mà bạn có thể mang đến cho con chính là lòng tự trọng. Nó giúp trẻ cảm nhận tốt về bản thân mình cho dù cuộc đời có biến cố lớn đến đâu. Lòng tự trọng quan trọng vì nó có ảnh hưởng lớn đến thành bại của một con người, đến khả năng kết giao và khả năng cảm nhận hạnh phúc từ thời thơ ấu đến lúc trưởng thành. Dưới đây là vài mẹo nhỏ để giúp phát huy lòng tự trọng cho con bạn:
Bắt đầu với chính bản thân bạn: Thật chẳng thể nào khuyến khích con cảm nhận tốt về bản thân chúng khi mà chính bạn luôn càm ràm rằng bạn chán bản thân mình. Nếu bạn nhận ra rằng lòng tự trọng thật quan trọng trong cuộc đời thì đừng chần chừ gì nữa, hãy đăng ký ngay với một chuyên viên tư vấn để “chỉnh” lại bản thân mình cái đã.
Chấp nhận con trẻ vì tất cả những nét riêng của chúng và khuyến khích con trân trọng những nét độc đáo của chúng. Hãy nhắc nhở con rằng, thế giới này thật buồn chán biết bao nếu ai cũng như ai và ai cũng hành xử như nhau.
Điều chỉnh những ước vọngmà bạn đặt lên con trẻ một cách thực tế. Nhớ ăn mừng những thành quả của con nhưng đừng làm cho con bạn cảm thấy bị áp lực phải đạt được những thành quả không thể; đây chính là yếu tố làm thui chột ý tiến thủ và lòng tự trọng của trẻ.
Khuyến khích con đặt ra những tiêu chuẩn phù hợp với khả năng. Cách mà trẻ cảm nhận về bản thân càng sát với những lý tưởng mà trẻ đặt ra thì lòng tự trọng của trẻ càng cao. Khi đưa ra những chuẩn mực quá cao cho mình, trẻ càng dễ bị thất vọng và chán nản.
Thương con vô điều kiện: Hãy để cho con bạn hiểu rằng dù trẻ ra sao đi nữa bạn cũng thương chúng. Và khi bạn phải áp dụng kỷ luật với trẻ, hãy bảo đảm trẻ hiểu được rằng “Mẹ không ưa cái cách con hỗn hào nhưng mẹ rất thương con”.
Cho con trẻ thời gian của chính bạn và một sự quan tâm không bị gián đoạn. Dành thì giờ chơi và lắng nghe con trẻ, bạn sẽ cho chúng cảm giác rằng chúng thật đặc biệt. Khi bạn trò chuyện với trẻ, hãy bảo đảm rằng bạn quan tâm đến trẻ trọn vẹn, không phân tâm. Bạn không thể tính rằng bạn dành thời gian cho trẻ khi mà bạn vừa nói chuyện với con vừa kiểm tra thư điện tử.
Khuyến khích con thử những điều mới mẻ: Khi trẻ thử một việc mới thành công, trẻ sẽ tận hưởng được sự thăng hoa của lòng tự trọng. Hãy cố tránh tình trạng nôn nóng và nhào vô giúp con quá sớm khi bạn thấy trẻ bắt đầu cáu kỉnh. Bằng cách này, bạn đã cướp đi của con mình cảm giác về thành quả.
Cho trẻ tự do trong việc chọn lựa: Tăng số khả năng cho trẻ chọn lựa là cách tốt nhất giúp nó có những lựa chọn tốt nhất
Hãy xác định rõ trong nhà bạn không chấp nhận miệt thị: Đừng cho phép các thành viên trong gia đình đùa cợt với trò chơi “đặt tên” để chọc ghẹo, miệt thị hay bất kỳ hành động hạ nhục nào.
Giúp trẻ nghĩ lại về những ý nghĩ xấu mà trẻ áp đặt lên bản thân; chẳng hạn như trẻ cho rằng mình là một học sinh dốt chỉ vì học không tốt môn toán, hay cho rằng mình chơi thể thao không giỏi chỉ vì không chụp được bóng. Bạn hãy nhắc rằng trẻ luôn có điểm tốt về môn sinh ngữ và nó thật tuyệt làm sao khi bơi lội.
Quan sát để phát hiện sớm những vấn đề về lòng tự trọng. Một số trẻ có vài triệu chứng một cách không thường xuyên, tuy nhiên khi thấy con bạn có khá nhiều các triệu chứng sau đây trong một thời gian dài thì nên lưu tâm:
- Không sẵn sàng thử một việc gì mới và sợ phơi bày ra rằng trẻ thất bại.
- Khó chấp nhận lời khen ngợi lẫn chỉ trích phê bình.
- Cực kỳ nhạy cảm về suy nghĩ của người khác.
- Bỏ một trò chơi hay một công việc ngay khi cảm thấy bực bội.
- Lừa gạt trong thể thao nhằm tỏ ra chơi tốt.
- Tỏ ra kiểm soát, chèn ép và hà hiếp hay mè nheo và vòi vĩnh như trẻ nhỏ cũng là một cách để trẻ giấu cảm giác bồn chồn và vô dụng của bản thân.
- Đổ lỗi cho người khác về những thất bại của mình hay cố đánh giá thấp những thất bại.
- Mất hứng thú trong các hoạt động mà trước đây trẻ say mê.
- Học hành sa sút.
- Ít giao du bạn bè.
- Trầm cảm (buồn, khóc, tức giận hay cáu kỉnh).
- Liên tục miệt thị bản thân.
Khuyến khích trẻ tự khen: Dạy cho con nhìn nhận thành quả của bản thân để trẻ có thể nhận hoàn toàn trách nhiệm về việc xây dựng lòng tự trọng của bản thân mình.
Theo Tuổi trẻ
Bắt đầu với chính bản thân bạn: Thật chẳng thể nào khuyến khích con cảm nhận tốt về bản thân chúng khi mà chính bạn luôn càm ràm rằng bạn chán bản thân mình. Nếu bạn nhận ra rằng lòng tự trọng thật quan trọng trong cuộc đời thì đừng chần chừ gì nữa, hãy đăng ký ngay với một chuyên viên tư vấn để “chỉnh” lại bản thân mình cái đã.
Chấp nhận con trẻ vì tất cả những nét riêng của chúng và khuyến khích con trân trọng những nét độc đáo của chúng. Hãy nhắc nhở con rằng, thế giới này thật buồn chán biết bao nếu ai cũng như ai và ai cũng hành xử như nhau.
Điều chỉnh những ước vọngmà bạn đặt lên con trẻ một cách thực tế. Nhớ ăn mừng những thành quả của con nhưng đừng làm cho con bạn cảm thấy bị áp lực phải đạt được những thành quả không thể; đây chính là yếu tố làm thui chột ý tiến thủ và lòng tự trọng của trẻ.
Khuyến khích con đặt ra những tiêu chuẩn phù hợp với khả năng. Cách mà trẻ cảm nhận về bản thân càng sát với những lý tưởng mà trẻ đặt ra thì lòng tự trọng của trẻ càng cao. Khi đưa ra những chuẩn mực quá cao cho mình, trẻ càng dễ bị thất vọng và chán nản.
Thương con vô điều kiện: Hãy để cho con bạn hiểu rằng dù trẻ ra sao đi nữa bạn cũng thương chúng. Và khi bạn phải áp dụng kỷ luật với trẻ, hãy bảo đảm trẻ hiểu được rằng “Mẹ không ưa cái cách con hỗn hào nhưng mẹ rất thương con”.
Cho con trẻ thời gian của chính bạn và một sự quan tâm không bị gián đoạn. Dành thì giờ chơi và lắng nghe con trẻ, bạn sẽ cho chúng cảm giác rằng chúng thật đặc biệt. Khi bạn trò chuyện với trẻ, hãy bảo đảm rằng bạn quan tâm đến trẻ trọn vẹn, không phân tâm. Bạn không thể tính rằng bạn dành thời gian cho trẻ khi mà bạn vừa nói chuyện với con vừa kiểm tra thư điện tử.
Khuyến khích con thử những điều mới mẻ: Khi trẻ thử một việc mới thành công, trẻ sẽ tận hưởng được sự thăng hoa của lòng tự trọng. Hãy cố tránh tình trạng nôn nóng và nhào vô giúp con quá sớm khi bạn thấy trẻ bắt đầu cáu kỉnh. Bằng cách này, bạn đã cướp đi của con mình cảm giác về thành quả.
Cho trẻ tự do trong việc chọn lựa: Tăng số khả năng cho trẻ chọn lựa là cách tốt nhất giúp nó có những lựa chọn tốt nhất
Hãy xác định rõ trong nhà bạn không chấp nhận miệt thị: Đừng cho phép các thành viên trong gia đình đùa cợt với trò chơi “đặt tên” để chọc ghẹo, miệt thị hay bất kỳ hành động hạ nhục nào.
Giúp trẻ nghĩ lại về những ý nghĩ xấu mà trẻ áp đặt lên bản thân; chẳng hạn như trẻ cho rằng mình là một học sinh dốt chỉ vì học không tốt môn toán, hay cho rằng mình chơi thể thao không giỏi chỉ vì không chụp được bóng. Bạn hãy nhắc rằng trẻ luôn có điểm tốt về môn sinh ngữ và nó thật tuyệt làm sao khi bơi lội.
Quan sát để phát hiện sớm những vấn đề về lòng tự trọng. Một số trẻ có vài triệu chứng một cách không thường xuyên, tuy nhiên khi thấy con bạn có khá nhiều các triệu chứng sau đây trong một thời gian dài thì nên lưu tâm:
- Không sẵn sàng thử một việc gì mới và sợ phơi bày ra rằng trẻ thất bại.
- Khó chấp nhận lời khen ngợi lẫn chỉ trích phê bình.
- Cực kỳ nhạy cảm về suy nghĩ của người khác.
- Bỏ một trò chơi hay một công việc ngay khi cảm thấy bực bội.
- Lừa gạt trong thể thao nhằm tỏ ra chơi tốt.
- Tỏ ra kiểm soát, chèn ép và hà hiếp hay mè nheo và vòi vĩnh như trẻ nhỏ cũng là một cách để trẻ giấu cảm giác bồn chồn và vô dụng của bản thân.
- Đổ lỗi cho người khác về những thất bại của mình hay cố đánh giá thấp những thất bại.
- Mất hứng thú trong các hoạt động mà trước đây trẻ say mê.
- Học hành sa sút.
- Ít giao du bạn bè.
- Trầm cảm (buồn, khóc, tức giận hay cáu kỉnh).
- Liên tục miệt thị bản thân.
Khuyến khích trẻ tự khen: Dạy cho con nhìn nhận thành quả của bản thân để trẻ có thể nhận hoàn toàn trách nhiệm về việc xây dựng lòng tự trọng của bản thân mình.
Theo Tuổi trẻ