Phí một số dịch vụ y tế dự kiến tăng

5,642
9
38

metyruoi

Active Member
(Dân trí) - Trong năm 2011-2012, 350 dịch vụ dịch vụ y tế có thể tăng giá. Những dịch vụ dự tính tăng gồm giá khám - chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe, giá giường bệnh và giá các dịch vụ kỹ thuật. Bộ Y tế khẳng định việc tăng này là tất yếu.


Bảng phí một số dịch vụ dự kiến tăng:

Tên dịch vụ
Phí quy định hiện hành (đồng): tối thiểu - tối đa
Phí dự kiến tăng (đồng)
tối thiểu - tối đa
Khám lâm sàng chung, chuyên khoa​
2.000-3.000​
20.000-30.000​
Khung giá ngày giường​
2.500-18.000​
10.000-240.000​
Chỉ phẫu thuật​
1.000-2.000/sợi​
45.000-70.000/sợi​
Dịch vụ khám bệnh​
500-3.000/lần​
6.000-25.000 đồng/lần​
Chạy thận nhân tạo (1 lần)​
150.000-300.000​
300.000-400.000​
Phẫu thuật vết thương phần mềm tổn thương nông​
15.000-40.000​
100.000-145.000​
Sinh thiết ruột​
10.000-30.000​
300.000-350.000​
Lấy dị vật thanh quản​
30.000-60.000​
300.000-350.000​
Mổ quặm một mi​
15.000-25.000​
350.000-450.000​
Sinh thiết tủy xương​
10.000-30.000​
1.800.000-2.000.000​
Sinh thiết màng phổi, màng hoạt dịch​
10.000-30.000​
300.000-350.000​
Phẫu thuật vết thương phần mềm, tổn thương nông​
15.000-40.000​
100.000-145.000​
Nắn trật khớp háng (bột tự cán)​
30.000- 75.000​
130.00- 150.000​
Nắn trật khớp khủyu/khớp cổ chân​
15.00- 40.000​
55.000- 75.000 (bột tự cán) và 200.000- 220.000 (bột liền)​
Lấy dị vật thanh quản​
30.000-60.000​
200.000-300.000​
Cắt amidan​
20.000- 40.000/ca​
600- 700.00/ca​
Sinh thiết tủy xương​
10.000- 30.000​
1,8-2 triệu​
Soi dạ dày sinh thiết​
10.000- 30.000​
300.000- 350.000​
Soi trực tràng sinh thiết​
10.000- 30.000​
300.000- 350.000​
Soi phế quản, lấy dị vật hay sinh thiết​
25.000- 75.000​
30.000- 350.000​
Soi bàng quang lấy dị vật​
25.000- 75.000​
300.000- 350.000​
Cắt bỏ những u nhỏ, sẹo của da​
15.000- 45000​
100.000- 170.000​
Nắn, bó bột xương cánh tay​
25.000- 50.000​
80.000- 100.000 (bột tự cán) và 230.000- 250.000 (bột liền)
Ca đẻ thường​
50.000- 150.000/ca​
130.00- 300.000/ca​
Ca Đẻ khó​
70.000- 180.000/ca​
180.000- 350.000/ca​
Đốt điện tử cung​
10.000- 20.000​
90.000- 120.000​
Trích apxe tuyến vú​
25.000- 50.000​
100.000- 150.000​
Thử thị lực đơn giản​
2.000- 5.000​
3.000- 8.000​
Đo nhãn áp​
2.000- 4.000​
6.000- 10.000​
Lất dị vật giác mạc sâu một mắt​
20.000- 40.000​
250.000- 340.000​
Mổ mộng đơn một mắt​
20.000- 60.000​
400.000- 600.000​
Mổ quặm một mi​
16.000- 25.0000​
350.000- 400.000​
Lấy dị vật tai​
10.000- 20.000​
200.000- 30.000​
Lấy dị vật mũi không gây mê​
10.000- 20.000​
160.000- 200.000​
Lấy dị vật mũi có gây mê​
20.000- 30.000​
250.000- 300.000​
Đo nồng độ cồn trong nước tiểu​
10.000- 30.000​
250.000- 290.000​
Lấy dị vật thanh quản​
30.000- 60.000​
200.000- 300.000​
Cắt polype mũi​
20.000- 40.000​
200.000- 300.​


Tăng hay thế!!!!!!!!!! :(
 
1,669
0
0

mesubim

New Member
Ðề: Phí một số dịch vụ y tế dự kiến tăng

Viện phí tăng, lương công chức có giảm?



Khi viện phí tăng, mức đóng bảo hiểm trích từ lương của công chức - viên chức sẽ tăng, nên thu nhập của họ có giảm?



Bệnh viện Chợ Rẫy quá tải và đang tìm được giải pháp tốt nhất để khắc phục. Ảnh: Trần Việt Đức


Tăng lương cơ bản sẽ bù vào viện phí


Bộ Y tế sắp trình Chính phủ dự thảo tăng viện phí. Nếu được thông qua vào quý IV năm nay thì năm 2012 sẽ bắt đầu áp dụng.

Trong khi đó, Đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho hay, nếu viện phí tăng thì cơ quan này cũng sẽ đề xuất tăng mức đóng bảo hiểm (từ tiền của người tham gia hoặc cơ quan sử dụng lao động).

Số tiền dư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay khoảng 2.000 tỷ đồng, nên nếu viện phí tăng, chỉ có thể cân đối trong năm 2012. Đến năm 2013 sẽ “không đỡ nổi”, nên cơ quan này phải tăng nguồn thu từ việc tăng mức đóng bảo hiểm.


Trao đổi với VTC News sáng 15/9, một cán bộ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam phân tích, mức đóng bảo hiểm y tế hiện nay của công chức, viên chức là 4,5% lương. Trong đó ngân sách Nhà nước chi 3%, công chức – viên chức chi 1,5% còn lại.

Nếu tăng mức đóng bảo hiểm y tế mà lương cơ bản không tăng thì lương công chức, viên chức có thể giảm, vì Nhà nước chỉ hỗ trợ 100% bảo hiểm cho một số đối tượng nhất định, chứ không bao cấp tràn lan. Hiện nay, luật Bảo hiểm y tế cho phép đóng bảo hiểm y tế tối đa bằng 6% mức tiền lương, tiền công tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3.

Dự kiến năm 2012, lương cơ bản sẽ tăng. Khi đó có thể bù vào phần tăng do đóng bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên, theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, điều quan trọng là 40% dân cư Việt Nam hiện nay (khoảng 36 triệu người) không có bảo hiểm y tế, mà họ thường rơi vào đối tượng thu nhập thấp. Nên nếu tăng viện phí thì đây là đối tượng bị tác động nhiều nhất.

Không phải tất cả dịch vụ y tế đều tăng

Trước khi Bộ Y tế công bố đề xuất tăng viện phí, VTC News đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Nam Liên, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Y tế xung quanh vấn đề này.

Tăng viện phí có hạn chế quá tải bệnh viện? Ảnh: Cẩm Quyên


- Thưa ông, liệu việc điều chỉnh viện phí có ảnh hưởng đến người nghèo vì người nghèo phải chi 5% chi phí và một số thuốc không nằm trong danh mục BHYT?

Việc điều chỉnh viện phí là thực hiện đúng chủ trương của Đảng, Quốc hội: Thực hiện cơ chế giá dịch vụ theo hướng từng bước tính đủ chi phí, đồng thời Nhà nước có hỗ trợ các đối tượng chính sách, người nghèo. Sửa đổi chế độ viện phí theo nguyên tắc xác định đầy đủ chi phí khám, chữa bệnh và chia sẻ hợp lý trách nhiệm chi trả giữa Nhà nước, xã hội và người bệnh. Nhà nước trợ giúp một phần hoặc toàn bộ viện phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách thông qua BHYT”.


Về cơ bản, việc điều chỉnh viện phí lần này không ảnh hưởng nhiều đến người nghèo, đối tượng chính sách xã hội vì Quốc hội đã thông qua Luật BHYT, có hiệu lực thi hành từ 01/7/2009.

Trong đó người có công với cách mạng đã được nhà nước mua thẻ BHYT, được BHYT thanh toán 100% chi phí; người thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn đã được Nhà nước bảo đảm kinh phí để mua thẻ BHYT (đến nay 14,7 triệu người thuộc đối tượng này đã được cấp thẻ BHYT, chiếm 17% dân số, năm 2011 thực hiện chuẩn nghèo mới thì số đối tượng còn tăng lên nhiều).


Khi không may bị đau ốm, đi khám, chữa bệnh được BHYT thanh toán 100% khi khám, chữa bệnh tại trạm y tế xã, trường hợp phải chuyển tuyến trên còn được thanh toán tiền vận chuyển từ tuyến huyện lên tuyến trên, được thanh toán 95% khi khám, chữa bệnh tại các bệnh viện công lập; chỉ phải đóng 5% chi phí; gần 9 triệu trẻ em dưới 6 tuổi đã được Nhà nước mua thẻ BHYT, khi đi khám chữa bệnh được quỹ BHYT thanh toán 100% theo quy định của Luật BHYT.

Những người cao tuổi hơn 80 tuổi cũng được Nhà nước hỗ trợ mua thẻ BHYT.

Không chỉ quan tâm đến người nghèo, Nhà nước cũng đã quan tâm đến cả đối tượng người thuộc hộ cận nghèo (có mức thu nhập trung bình từ 1- 1,3 lần mức thu nhập của người thuộc hộ nghèo); thông qua việc quy định ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% mệnh giá thẻ BHYT của người thuộc hộ nghèo để người cận nghèo tham gia BHYT; hỗ trợ học sinh, sinh viên từ 30-50% để các em tham gia BHYT; đặc biệt theo lộ trình từ 01/01/2012, sẽ hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng BHYT đối với người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp... để đạt mục tiêu phấn đấu Bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2014.

Các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo đã được Nhà nước bảo đảm về cơ bản trong trường hợp không may bị bệnh. Ở nhiều nước trên thế giới có điều kiện kinh tế phát triển nhưng nhà nước cũng không thể bao cấp hết cho người nghèo được, nước ta đã bao cấp tới 95% chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo đã là sự cố gắng rất lớn của Nhà nước trong điều kiện ngân sách rất hạn chế như hiện nay, người nghèo khi không may bị đau ốm chỉ phải đóng 5%, nên cũng chỉ phải đóng thêm 5% của số tăng thêm; Bộ Y tế cũng đã và đang phối hợp với các Bộ trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định 139 để hỗ trợ cho một số đối tượng có khó khăn.


- Tại sao trong nhiều năm qua, chúng ta không có lộ trình tăng dần dần viện phí, tránh gây sốc cho người dân?

Ngay từ những năm 1997-1998, Bộ Y tế cũng đã tiến hành nghiên cứu để điều chỉnh giá viện phí ban hành từ năm 1995, trong quá trình từ năm 1997 đến nay, năm nào Bộ Y tế cũng đặt vấn đề được điều chỉnh viện phí, đã nhiều lần phối hợp với các Bộ Tài chính và các Bộ có liên quan xây dựng phương án điều chỉnh viện phí, nhưng do các lý do khách quan như tình hình kinh tế xã hội có khó khăn, việc điều chỉnh viện phí liên quan đến các chính sách an sinh, xã hội nên Chính phủ chưa quyết định.

Cũng không phải điều chỉnh giá 350 dịch vụ này là viện phí của người bệnh phải nộp tăng tất cả. Mà như đã nói ở trên, viện phí hiện nay thu theo dịch vụ, nên nếu có điều chỉnh viện phí thì chỉ người bệnh nào sử dụng các dịch vụ trong số 350 dịch vụ này mới phải trả thêm tiền, còn 88% số dịch vụ quy định tại Thông tư số 03/2006 không bị ảnh hưởng.

Ví dụ: một người bệnh đi khám, chữa bệnh tại BV đa khoa tỉnh X, với giá viện phí hiện nay phải thanh toán là 3.000 đồng tiền khám, các xét nghiệm, chiếu chụp, thủ thuật khoảng 300.000 đồng, tiền giường điều trị 7 ngày hết khoảng 105.000 đồng, tiền thuốc, dịch truyền, vật tư sử dụng trong quá trình điều trị khoảng 1.000.000 đồng; tổng cộng 1.408.000 đồng.

Nếu tính theo giá viện phí dự kiến điều chỉnh, tiền khám bệnh 25.000 đồng, các xét nghiệm, chiếu chụp, thủ thuật khoảng 350.000 đồng, tiền giường điều trị 7 ngày hết khoảng 350.000 đồng, tiền thuốc, dịch truyền, vật tư sử dụng trong quá trình điều trị vẫn là 1.000.000 đồng; tổng số 1.725.000 đồng, tăng 317.000 đồng, khoảng 20%.

Đối với người bệnh thuộc hộ nghèo, hiện nay, Nhà nước đã bỏ ra khoảng 380.000 đồng/năm/người để mua thẻ BHYT cấp cho người bệnh, người bệnh không phải bỏ tiền ra mua thẻ, được BHYT thanh toán 95%, số tiền phải thanh toán trước đây là 70.400 đồng, nay là 86.250 đồng, chỉ tăng 15.850 đồng.

Nếu người bệnh chỉ khám ngoại trú, thì chỉ tăng tiền khám bệnh là 22.000 đồng/lần đi khám, còn tiền thuốc không thay đổi.

Hiện nay, 60% dân số đã có BHYT, các đối tượng chính sách xã hội về cơ bản đã được Nhà nước bảo đảm thông qua BHYT, mức đóng Bảo hiểm y tế đã được điều chỉnh từ 3% lương lên 4,5% tiền lương, mức lương tối thiểu hàng năm đều tăng; chúng ta cũng đã thực hiện Luật BHYT được 1 năm, nên tại thời điểm này, việc điều chỉnh mức thu viện phí của các dịch vụ ban hành từ 1995 là thực sự cần thiết và cấp bách.

Cảm ơn ông!

Thực hiện: / Nguồn: VTC.vn


http://docbao.com.vn/tintuc/d-16092011/bai-100141
 
Top