Phòng cháy, chữa cháy

5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Mỗi nhà nên có một bình cứu hoả. Bình phải để ở chỗ thoáng, dễ nhìn thấy để mọi người trong gia đình có thể dễ lấy khi cần sử dụng (trừ trẻ con). Người giúp việc, cô giữ trẻ cần được chỉ dẫn để biết sử dụng. Bạn nên:

- Nên mua loại bình có ghi ký hiệu từ 2A10BC trở lên. Ký hiệu của những chỉ loại bình thích hợp để dập loại vật liệu này? Thí dụ: "A" là loại vật liệu như giấy và gỗ; "B" là loại vật liệu hỏng như dầu, xǎng; "C" để dập lửa những vật liệu điện. Những con số, chỉ chiều cao của ngọn lửa. Số càng lớn, khả nǎng dập lửa của bình càng cao.

- Nên chọn các bình có chữ U.L hoặc F.M là loại được sản xuất ở những phòng thí nghiệm, ở nơi sản xuất có bảo đảm nên có hiệu quả, an toàn và đáng tin cậy.

- Nên đọc các lời hướng dẫn đơn giản và dễ hiểu trên bình.

- Đặt bình nơi chắc chắn an toàn và dễ nhìn thấy.

- Nên hiểu rõ bộ máy trong bình hoạt động thế nào. Bạn nên nhận định kỹ tình hình có cần phải sử dụng tới bình chữa cháy hay chưa? Vì một khi bạn đã ấn nút hoặc nhấc cái tay núm lên là bình sẽ hoạt động cho tới hết, dù bạn chỉ cần sử dụng có vài giây. Sau đó, bạn đưa bình đi nạp lại.

- Phải kiểm tra bình hàng tháng (kiểm tra nút bấm hoặc nắp mở), để xem bình có thể hoạt động được hay không.

- Khi dùng, ấn hay bật khoá sử dụng.

- Hướng chất phun ra vào gốc ngọn lửa, không phun ở trên ngọn lửa.

- Ấn mạnh vào chỗ tay cầm.

- Phun chất phun ra phía trước, phía sau vật cháy.

Bình CO2 - chuyên chữa cháy chất lỏng (xăng, dầu, cồn), chữa cháy khí (methan, gas) và thiết bị điện. Trên bình thường ghi rõ CO2, hoặc MT2, MT3, MT5

Đặc điểm của loại bình này là có tác dụng làm loãng đám cháy, do đó không thể chữa ngoài trời mà chỉ chữa trong nhà. Nhưng do đặc tính CO2 gây ngạt, nên cũng không thể bình để chữa cháy trong phòng kín có người ở.

Ngoài ra, khi CO2 được phun ra sẽ có nhiệt độ rất lạnh là -73 độ C, đo đó người sử dụng không được phun trực tiếp vào người khác, hoặc cầm vào loa bình, vì sẽ bị bỏng lạnh.
Bình CO2 cũng không được sử dụng để chữa các chất cháy mà trong đó có gốc là kim loại kiềm, kiềm thổ (như nhôm, chất nổ đen...), vì sẽ làm đám cháy mạnh hơn.

Bình bột: Có nhiều loại khác nhau, để chữa các vật liệu cháy có đặc tính khác nhau, được ký hiệu lần lượt là A (chữa cháy chất rắn), B (chữa cháy chất lỏng), C (chữa cháy chất khí) và D hoặc E (chữa cháy điện).

Ví dụ, nếu bình ghi BC sẽ dập được đám cháy chất lỏng hoặc chất khí, bình ABC dập được ba loại cháy là chất rắn, lỏng, và khí. Riêng loại ABCE có thể chữa cháy cả thiết bị điện.
Đặc điểm nổi bật của loại bình bột là khi dập xong đám cháy dễ bùng phát lại, do đó người dập lửa phải kiểm tra kỹ.

Bình bột cũng tuyệt đối không được dùng để phun vào các thiết bị điện tử, thiết bị công nghệ cao như máy tính, vì bột có thành phần muối, sẽ làm hư hại thiết bị.

Cát: Dùng tốt trong việc dập cháy do chất lỏng, để ngăn ngừa chất lỏng lan ra (như cháy xăng dầu)

Chăn bông: Chăn bông tẩm nước rất hữu dụng trong việc bịt các khe hở ngăn khói, hoặc phủ lên người để chạy xuống cầu thang thoát hiểm (người chạy nên bò sát cách mặt sàn 40-60 cm, là nơi luôn có ôxi để thở), hoặc cháy bếp dầu, xe máy.

Nước: Không được dùng nước để cứu hỏa các trường hợp chất lỏng cháy (xăng, dầu), cháy thiết bị điện, hóa chất.
 
Top