- 104
- 0
- 0
vuthihuong1988
New Member
Trẻ “có tính đối kị” là muốn được chiếm giữ vị trí trung tâm, luôn muốn mình là số một và làm mình làm mẩy với cha mẹ khi thấy bạn khác có đồ chơi, hoặc quần áo đẹp hơn mình... Tính đối kị sẽ làm ảnh hưởng đến sự hoà nhập của trẻ, vì vậy cha mẹ cần có phương pháp giáo dục phù hợp, giúp trẻ loại bỏ “tính xấu” này.
1. Giúp trẻ nhận thức đúng đắn về bản thân
Trước tiên, cha mẹ nên khẳng định mong muốn ganh đua của trẻ có ý nghĩa tích cực, sau đó cần giúp trẻ nhận ra điểm yếu của bản thân và khuyến khích trẻ khiêm tốn để học hỏi bạn bè. Khiêm tốn là sự xác nhận bản thân, là biểu hiện của khả năng nhận thức đúng về mình. Cha mẹ nên bắt đầu từ nhận thức của trẻ, khắc phục hành vi hạ thấp người khác để đề cao bản thân trẻ.
2. An ủi và khích lệ trẻ
Khi đối kị với người khác, trong lòng trẻ sẽ vô cùng khó chịu, vì thế nếu cha mẹ muốn xoá bỏ trạng thái tâm lí này ở trẻ thì nên dùng tình cảm để khích lệ trẻ một cách từ từ. Điều này chứa đựng sự tin tưởng và cả tình yêu thương của cha mẹ đối với trẻ, là sự đồng thuận với thái độ sai lầm mà trẻ đã nhận ra. Trong quá trình giáo dục phẩm chất đạo đức cho trẻ, đặc biệt là khi trẻ phạm lỗi và đã biết lỗi của mình thì cha mẹ nên lấy thái độ khoan dung, độ lượng để có những an ủi đối với trẻ, từ đó củng cố thêm can đảm sửa chữa sai lầm cho trẻ. Tuyệt đối không trách mắng trẻ khi thấy trẻ kém hơn các bạn khác.
3. Hướng dẫn trẻ chuyển tính đối kị sang lòng ngưỡng mộ
Cha mẹ nên thường xuyên khích lệ trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể, cùng vui đùa, học tập với các bạn cùng tuổi. Hình thành cho trẻ thái độ cạnh tranh lành mạnh như: khâm phục người khác, học hỏi người khác để rồi vượt qua họ, đồng thời nhìn nhận những điểm chưa tốt của người khác để rút kinh nghiệm cho bản thân, tuyệt đối không được vui mừng trước thất bại của người khác.
Thông thường, khi gạt bỏ được tính đối kị thì trẻ sẽ chuyển sang ngưỡng mộ, đó là những lời khen ngợi, sự khâm phục người khác và là liều thuốc kích thích bản thân trẻ vươn tới.
4. Giáo dục trẻ không nên so bì một cách thiếu hiểu biết
Hình thành nên lòng tự trọng, khắc phục tâm lí tự ti cho trẻ. Cha mẹ cần dạy trẻ luôn bắt đầu từ điều kiện thực tế của bản thân, không nên đem mình ra so bì với người khác một cách thiếu hiểu biết. Cha mẹ cần giáo dục trẻ về tính khiêm tốn, hoà thuận để tính cách của trẻ phát triển theo hướng lành mạnh.
5. Hình thành tính nhẫn nại cho trẻ
Cha mẹ không nên yêu chiều trẻ quá mức, bởi điều này sẽ tạo điều kiện cho tính đối kị của trẻ phát triển. Những trẻ được cha mẹ chiều chuộng, thường coi mình cao hơn người khác, tự xem mình được người khác khen ngợi là lẽ đương nhiên, bởi vậy khi thấy người khác được khen thì tỏ vẻ khó chịu. Cha mẹ cần dạy trẻ tính kiên trì, nhẫn nại trên cơ sở của sự khoan dung, chịu đựng và thông cảm với người khác.
Cha mẹ dạy trẻ thử đặt mình vào địa vị của người khác để suy nghĩ và hiểu được tâm trạng, cách giải quyết vấn đề của người khác. Chuyển góc độ nhìn, trẻ sẽ học được suy xét vấn đề từ góc độ của người khác, đồng thời thừa nhận đối phương có quyền thể hiện suy nghĩ của bản thân. Như vậy, trẻ không chỉ hiểu được người khác mà còn học được cách trao đổi, chia sẻ với người khác.
6. Cha mẹ luôn chú ý đến cách xử sự của mình với người khác
Nhiều trẻ học tính đối kị từ chính cha mẹ của mình, vì vậy nếu muốn giáo dục trẻ xoá bỏ được tính này thì cha mẹ cần chú ý đến cách ứng xử hàng ngày của mình. Đặc biệt, cha mẹ cần mở rộng lòng khoan dung, thông cảm với người khác. Đây là cách tốt nhất để giáo dục trẻ.
[FONT="]Để biết thêm các thông tin liên quan khác các bạn vui long ghé thăm trang [/FONT][FONT="]http://www.mangthai.vn[/FONT][FONT="] đây là một trang web rất bổ ích cung cấp thông tin, hỗ trợ dịch vụ tuyên truyền, đào tạo các kiến thức làm cha mẹ chăm sóc và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.[/FONT]
1. Giúp trẻ nhận thức đúng đắn về bản thân
Trước tiên, cha mẹ nên khẳng định mong muốn ganh đua của trẻ có ý nghĩa tích cực, sau đó cần giúp trẻ nhận ra điểm yếu của bản thân và khuyến khích trẻ khiêm tốn để học hỏi bạn bè. Khiêm tốn là sự xác nhận bản thân, là biểu hiện của khả năng nhận thức đúng về mình. Cha mẹ nên bắt đầu từ nhận thức của trẻ, khắc phục hành vi hạ thấp người khác để đề cao bản thân trẻ.
2. An ủi và khích lệ trẻ
Khi đối kị với người khác, trong lòng trẻ sẽ vô cùng khó chịu, vì thế nếu cha mẹ muốn xoá bỏ trạng thái tâm lí này ở trẻ thì nên dùng tình cảm để khích lệ trẻ một cách từ từ. Điều này chứa đựng sự tin tưởng và cả tình yêu thương của cha mẹ đối với trẻ, là sự đồng thuận với thái độ sai lầm mà trẻ đã nhận ra. Trong quá trình giáo dục phẩm chất đạo đức cho trẻ, đặc biệt là khi trẻ phạm lỗi và đã biết lỗi của mình thì cha mẹ nên lấy thái độ khoan dung, độ lượng để có những an ủi đối với trẻ, từ đó củng cố thêm can đảm sửa chữa sai lầm cho trẻ. Tuyệt đối không trách mắng trẻ khi thấy trẻ kém hơn các bạn khác.
3. Hướng dẫn trẻ chuyển tính đối kị sang lòng ngưỡng mộ
Cha mẹ nên thường xuyên khích lệ trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể, cùng vui đùa, học tập với các bạn cùng tuổi. Hình thành cho trẻ thái độ cạnh tranh lành mạnh như: khâm phục người khác, học hỏi người khác để rồi vượt qua họ, đồng thời nhìn nhận những điểm chưa tốt của người khác để rút kinh nghiệm cho bản thân, tuyệt đối không được vui mừng trước thất bại của người khác.
Thông thường, khi gạt bỏ được tính đối kị thì trẻ sẽ chuyển sang ngưỡng mộ, đó là những lời khen ngợi, sự khâm phục người khác và là liều thuốc kích thích bản thân trẻ vươn tới.
4. Giáo dục trẻ không nên so bì một cách thiếu hiểu biết
Hình thành nên lòng tự trọng, khắc phục tâm lí tự ti cho trẻ. Cha mẹ cần dạy trẻ luôn bắt đầu từ điều kiện thực tế của bản thân, không nên đem mình ra so bì với người khác một cách thiếu hiểu biết. Cha mẹ cần giáo dục trẻ về tính khiêm tốn, hoà thuận để tính cách của trẻ phát triển theo hướng lành mạnh.
5. Hình thành tính nhẫn nại cho trẻ
Cha mẹ không nên yêu chiều trẻ quá mức, bởi điều này sẽ tạo điều kiện cho tính đối kị của trẻ phát triển. Những trẻ được cha mẹ chiều chuộng, thường coi mình cao hơn người khác, tự xem mình được người khác khen ngợi là lẽ đương nhiên, bởi vậy khi thấy người khác được khen thì tỏ vẻ khó chịu. Cha mẹ cần dạy trẻ tính kiên trì, nhẫn nại trên cơ sở của sự khoan dung, chịu đựng và thông cảm với người khác.
Cha mẹ dạy trẻ thử đặt mình vào địa vị của người khác để suy nghĩ và hiểu được tâm trạng, cách giải quyết vấn đề của người khác. Chuyển góc độ nhìn, trẻ sẽ học được suy xét vấn đề từ góc độ của người khác, đồng thời thừa nhận đối phương có quyền thể hiện suy nghĩ của bản thân. Như vậy, trẻ không chỉ hiểu được người khác mà còn học được cách trao đổi, chia sẻ với người khác.
6. Cha mẹ luôn chú ý đến cách xử sự của mình với người khác
Nhiều trẻ học tính đối kị từ chính cha mẹ của mình, vì vậy nếu muốn giáo dục trẻ xoá bỏ được tính này thì cha mẹ cần chú ý đến cách ứng xử hàng ngày của mình. Đặc biệt, cha mẹ cần mở rộng lòng khoan dung, thông cảm với người khác. Đây là cách tốt nhất để giáo dục trẻ.
[FONT="]Để biết thêm các thông tin liên quan khác các bạn vui long ghé thăm trang [/FONT][FONT="]http://www.mangthai.vn[/FONT][FONT="] đây là một trang web rất bổ ích cung cấp thông tin, hỗ trợ dịch vụ tuyên truyền, đào tạo các kiến thức làm cha mẹ chăm sóc và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.[/FONT]