Sắt, phải biết cách dùng mới hiệu quả

7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Sắt (Fe) là một vi chất dinh dưỡng rất cần trong quá trình tạo máu. Sắt trong cơ thể của mỗi người phụ thuộc vào lượng sắt trong chế độ ăn, khả năng hấp thu, dự trữ, nhu cầu và thải trừ. Sắt trong khẩu phần ăn có thể chia làm 2 nhóm: sắt trong thực phẩm nguồn gốc động vật có giá trị sinh học cao, nhất là các loại thịt, hấp thu vào khoảng 20 – 30%. Sắt từ nguồn thực phẩm thực vật ngũ cốc, đậu đỗ, rau quả thì giá trị sinh học thấp hấp thu kém hơn khoảng 2 – 20%.

Trên thị trường hiện nay, sắt II sulfat thường được phối hợp với acid folic, vitamin C, vitamin nhóm B... Sự phối hợp này làm tăng tác dụng của thuốc. Cụ thể, acid folic được thêm vào để hạn chế sự rối loạn tiêu hóa thường có liên quan với hầu hết các chế phẩm sắt uống và đề phòng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu folat. Sự phối hợp acid folic với sắt có tác dụng tốt đối với thiếu máu khi mang thai hơn là khi dùng một chất đơn độc. Vitamin C có tác dụng giúp tăng sự hấp thu sắt và cung cấp vitamin C cho cơ thể.

Một người bình thường không thiếu sắt, hấp thu khoảng 0,5 - 1mg sắt nguyên tố hàng ngày. Nhưng với những người như phụ nữ có thai, trẻ nhỏ và thiếu niên... có nhu cầu về sắt tăng thì phải bổ sung sắt.



Trong quá trình sử dụng một số người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón hay phân đen (nhưng không có ý nghĩa lâm sàng) hoặc có hiện tượng răng đen (nếu dùng thuốc nước). Vì vậy, đối với thuốc nước nên hút bằng ống hút. Ngoài ra, có thể hạn chế một số tác dụng không mong muốn ở đường tiêu hoá bằng cách uống liều thấp, sau tăng dần.

Thuốc được hấp thu tốt hơn nếu uống lúc đói, nên thường uống thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Uống thuốc với ít nhất nửa cốc nước. Không uống thuốc khi nằm. Không nhai viên thuốc khi uống. Trẻ em dưới 12 tuổi không dùng viên nén, viên nang mà dùng thuốc giọt hoặc siro.


Tránh dùng phối hợp sắt với kháng sinh ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin. Uống đồng thời với các thuốc kháng acid như calci carbonat, natri carbonat và magnesi trisilicat hoặc với nước chè có thể làm giảm sự hấp thu sắt. Sắt có thể chelat hóa với các tetracycline và làm giảm hấp thu của cả hai loại thuốc.
DS. Hoàng Thu Thủy​
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Sắt, phải biết cách dùng mới hiệu quả

Cách bổ sung sắt cho cơ thể

Sắt nằm trong nhóm khoáng chất cần thiết phải cung cấp đủ cho cơ thể, nhất là phụ nữ. Cũng như nhiều chất khoáng khác, sắt cũng đóng một vai trò quan trọng bổ sung nguyên liệu cho việc tạo máu. Ngoài ra, sắt còn là những cơ chất giúp máu chuyên chở, phân phối dưỡng khí tới khắp các bộ phận của cơ thể thông qua huyết sắc tố có gắn nguyên tử sắt +2 gắn kết với ôxy.

Mỗi khi sắt bị thiếu trong cơ thể dễ dẫn đến suy nhược, mệt mỏi, xanh xao hay hồi hộp, tim có tiếng thổi, khó thở khi gắng sức, đề kháng kém, thai phụ dễ bị sinh non…thiếu máu với các biểu hiện như mệt mỏi, mất khả năng tập trung, đau đầu, rụng tóc…

Một người phụ nữ có khoảng 2,5gram sắt, với nam giới là 4gram. Dù chiếm một tỷ lệ rất nhỏ nhưng nguyên tố vi lượng này lại rất cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Mỗi ngày, cơ thể mất một lượng sắt nhất định qua các tế bào chết, bong da, phân và nước tiểu, phụ nữ hành kinh... Vì thế, chúng ta cần bù đắp đủ một lượng nhỏ sắt bị mất đi mỗi ngày.



Cần thường xuyên bổ sung sắt một cách hợp lý thông qua khẩu phần ăn.

Nhu cầu sắt hàng ngày (khuyến cáo của RDI – Mỹ): Từ 3 – 6 tháng tuổi cần 6.6 mg/ngày, 6 – 12 tháng tuổi cần 8.8mg/ngày, 1 – 10 tuổi: 10mg/ngày. Nam 10 – 18 tuổi cần 12mg/ngày. Nam giới trưởng thành 10mg/ngày. Nữ giới trưởng thành 15mg/ngày. Nữ giới sau mãn kinh 10mg/ngày. Phụ nữ có thai 45mg/ngày.

Để phòng ngừa tình trạng thiếu sắt trong cơ thể cần chọn lựa các thực phẩm giàu sắt mà bổ sung hợp lý vào khẩu phần ăn thường ngày. Đó là các loại gồm thịt đỏ, cá, tiết bò, gan gia súc gia cầm các loại, lòng đỏ trứng gà, rau muống, mộc nhĩ, nấm hương, nghệ, đậu tương…Trong thịt, các nhà khoa học đã phát hiện ra có hai loại sắt mà cơ thể có thể hấp thu là heme và non-heme. Sắt heme có trong các sản phẩm động vật như thịt bò, thịt gà, cá… Sắt non-heme có trong các loại thực vật như đậu Hà Lan, đậu lăng và các loại gia vị…

Vitamic C có nhiều trong cam kích thích khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Bên cạnh đó, ăn nhiều rau xanh và hoa quả cũng tăng sự đồng hoá sắt từ các thức ăn khác.

Song khi thừa sắt cũng rất nguy hiểm, có thể gây các bệnh về tim và rối loạn hoạt động não. Do vậy, việc sử dụng viên sắt để uống cần có sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên tùy tiện dùng. Để an toàn cần có những thực đơn hợp lý trong các bữa ăn, khẩu phần ăn của từng đối tượng vì như đã nêu trên thì nhu cầu ở mọi lứa tuổi không giống nhau.

BS. Hoàng Tuấn Long​
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Sắt, phải biết cách dùng mới hiệu quả

Bổ sung sắt giúp trẻ thông minh

Tập san Journal of the American cho rằng, trẻ sẽ thông minh và kiểm soát vận động tốt hơn nếu thời kỳ bào thai mẹ có bổ sung đầy đủ sắt và acid folic.

Nghiên cứu trên 676 trẻ từ 7 - 9 tuổi tại Nepal, các nhà khoa học Hoa Kỳ đã đánh giá khả năng trí tuệ, kiểm soát vận động, khả năng quyết đoán sự việc và so sánh các yếu tố liên quan. Họ nhận thấy, nếu mẹ có bổ sung đầy đủ chất sắt và acid folic trong thai kỳ, trẻ sinh ra thường có kết quả đánh giá tốt hơn.

Theo thống kê, sự thiếu máu do thiếu sắt ảnh hưởng gần 1/4 trẻ em trên thế giới.
Lan Thu​
(Theo Journal of the American, 12/2010)​


 
4,074
0
36

Pham Lam

Active Member
Trả lời: Sắt, phải biết cách dùng mới hiệu quả

Híc, đang phải uống sắt theo đơn bác sỹ, em bị đầy bụng ko uống :(
 
Top